Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 209 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
61Pháp chế"1. Toàn bộ pháp luật của một nhà nước, một thời kỳ của một nhà nước hay toàn bộ pháp luật về một lĩnh vực của đời sống. 2. Thành tố ghép để đặt tên cơ quan, cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, tuyên truyền, thi hành pháp luật. Vd. Ủy ban pháp chế của Chính phủ (trước khi thành lập Bộ tư pháp), Vụ Pháp chế của Bộ thương mại, cán bộ pháp chế. Điều 12 - Hiến pháp năm 1992: ""Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa"". Pháp chế xã hội chủ nghĩa vừa là nguyên tắc cơ bản về hoạt động của các cơ quan nhà nước, vừa là nguyên tắc xử sự của công dân (cá nhân và tổ chức)."Từ điển Luật học trang 364
62Pháp điển hóaLàm thành một pháp điển (bộ luật) tức là tập hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật hiện hành, xem xét nội dung, loại bỏ các điều kiện không còn phù hợp, mâu thuẫn, chống chéo, bổ sung những điều còn thiếu, những điều cần dự liệu đáp ứng yêu cầu phát triển của các quan hệ xã hội để ban hành thành một bộ luật. Nhà nước pháp điển hóa Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật dân sự, Luật Lao động và ban hành các bộ luật hữu quan. Pháp điển hóa là hoạt động lập pháp khác với hệ thống hóa pháp luật (hệ thống hóa pháp luật là một hoạt động có tính chất chuyên môn, hành chính). Xt. Hệ thống hóa pháp luật)Từ điển Luật học trang 364
63Pháp lệnhLà văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật.17/2008/QH12
64Pháp luật"1. Nghĩa rộng: những quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra để hướng dẫn cách xử sự bắt buộc mọi người, mọi tập thể, tổ chức và là căn cứ để xử lý những xử sự không đúng với các quy định ấy. Điều 12 - Hiến pháp năm 1992 quy định: ""Nhà nước quán lý xã hội bằng pháp luật ... Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ tranh nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật ... Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật"". Những quy định của pháp luật có thể là xử sự được làm (một quyền) xử sự bắt buộc phải làm (nghĩa vụ) xử sự không được làm (điều cấm), xử sự được lựa chọn, được thỏa thuận với nhau. 2. Nghĩa hẹp: những quy phạm do Quốc hội ban hành theo hình thức hiến pháp, luật (đạo luật, bộ luật), nghị quyết và do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành dưới hình thức pháp lệnh, nghị quyết. Những quy định của các cơ quan khác gọi là pháp quy (x.Pháp quy)."Từ điển Luật học trang 364
65Pháp luật quân sựTổng thể các văn bản pháp luật và dưới luật được ban hành áp dụng cho việc xây dựng nền quốc phòng và các lực lượng vụ trang, thuộc các lĩnh vực: trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền và quyền lợi của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quần chúng và nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố, phát triển sức mạnh của nền quốc phòng, tổ chức và biên chế của các đơn vị quân đội, các chế độ phục vụ, công tác, chiến đấu, các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với quân nhân và hậu phương quân đội. Cùng với việc xây dựng quân đội cách mạng chính quy hiện đại, pháp luật quân sự ngày càng nhiều và trở thành một ngành luật có đối tượng điều chỉnh và nằm trong hệ thống pháp luật của nhà nước.Từ điển Luật học trang 365
66Pháp luật thực định"(cg. Pháp luật thực tại, pháp luật hiện định), toàn bộ pháp luật thành văn có hiệu lực thực tế của một quốc gia hay cộng đồng quốc tế vào một thời ký nhất định. Vd. Pháp luật thực định thời Lê. Ở phương Tây, khái niệm này được sử dụng nhiều. Ở Việt Nam, thường dùng thuật ngữ ""pháp luật hiện hành"""Từ điển Luật học trang 365
67Pháp luật tự nhiên"(Ph. Droit naturel; cg. Tự nhiên pháp), hệ thống pháp luật căn cứ trên những quy tắc tiêu chuẩn về công bằng bác ái, lẽ phải và lương tri, tôn trọng nhân cách và các quyền cơ bản của con người, nêu ra từ thời La Mã. Pháp luật tự nhiên là pháp luật lí tưởng không thể có trong thực tế."Từ điển Luật học trang 365
68Pháp luật và tập tục chiến tranh"Một bộ phận của công pháp Quốc tế do nhiều nước cùng nhau thỏa thuận ký kết trong các hiệp ước quốc tế hoặc được nhiều nước mặc nhiên thừa nhận với những nội dung: cách thức bắt đầu tiến hành và kết thúc chiến tranh, quyền, trách nhiệm, các bên tham chiến trước, trong và sau khi kết thúc chiến tranh; những loại vũ khí bị cấm sử dụng, vấn đề bảo vệ nạn nhân chiến tranh, quyền lợi nghĩa vụ các nước trung lập, các nước không tham chiến, quyền lợi và trách nhiệm phải bồi thường, đền bù thiệt hại chiến tranh, tội phạm và và hình phạt đối với những quốc gia, tiến hành chiến tranh xâm lược và kẻ phạm tội ác chiến tranh. Nhân đạo là nguyên tắc của pháp luật và tập tục chiến tranh: không tấn công dân thường, không triệt hạ các mục tiêu dân sự, không giết hại những người đã hạ vũ khí, cứu chữa những người của đối phương đã bị thương, bị loại ra vòng chiến đấu, áp dụng mọi biện pháp để giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do chiến tranh gây ra, cấm dùng các loại vũ khí giết người hàng loạt hoặc gây đau đớn không cần thiết cho nạn nhân, cấm dùng chất đốc, hơi ngạt, và vi trùng, vv. Pháp luật và tập tục chiến tranh hiện đang được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình, tính chất và quy mô của các cuộc chiến tranh hiện đại với sự xuất hiện, cách chế tạo, thử nghiệm sử dụng các loại vũ khí mới về giết người hàng loạt, những tội ác chiến tranh dưới các dạng mới như tội ác hủy diệt môi trường, môi sinh, tội ác diệt chủng, v.v"Từ điển Luật học trang 365
69Pháp lý"1.Lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, nói một cách khái quát. Vd. Pháp lý của Hiệp nghị Giơnevơ là các quyền dân tộc cơ bản, quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. 2. Lý luận, luận điểm cơ bản đối với pháp luật của một chế độ: pháp luật tư sản; pháp lý xã hội chủ nghĩa."Từ điển Luật học trang 366
70Pháp nhân"1. Theo Điều 94 - Bộ luật dân sự, pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau đây: a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. Vd. Nhà nước thành lập một cơ quan nhà nước; nhà nước cho phép thành lập một hội, một công ty; nhà nước công nhận Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận có tư cách pháp nhân. b) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Vd. nhà nước quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của một cơ quan nhà nước; điều lệ của hội, của công ty quy định về mục đích, nội dung hoạt động và tổ chức của hội, của công ty ... c) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Vd. Tài sản, vốn do nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước được sử dụng, định đoạt theo quy định của pháp luật; vốn và tài sản khác của hội, của công ty ... d) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Vd. cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, công ty được ký hợp đồng của mình. 2. Các loại pháp nhân: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang. b) Tổ chức chính trị (Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam); tổ chức chính trị xã hội (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam). c) Tổ chức kinh tế. d) Tổ chức xã hội (Hội chữ thập đỏ Việt Nam, các hội từ thiện), tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hội Nhà báo Việt Nam, Hội y học Việt Nam, vv). đ) Quỹ xã hội, quỹ từ thiện. e) Các tổ chức khác có đủ điện kiện là pháp nhân. 3. Pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của cơ quan nhà nước là thủ trưởng cơ quan. Người đại diện của các tổ chức khác là người được điều lệ quy định là đại diện của tổ chức đó."Từ điển Luật học trang 366
71Pháp nhân nước ngoàilà pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.138/2006/NĐ-CP
72Pháp quyNhững quy định do hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (chính phủ và một số cơ quan theo quy định của hiến pháp và luật) đặt ra để thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo hiến pháp và luật tổ chức của mình, hoặc để cụ thể hóa một vấn đề được luật pháp giao. Vd. Nghị định số 49/CP ngày 26.7.1995 của chính phủ là pháp quy về xử phạt hành chính các vi phạm trật tự an toàn giao thông đô thị. Pháp quy không được trái với những quy định của hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội.Từ điển Luật học trang 367
73Pháp quyền"Pháp luật (theo nghĩa rộng) nặng về tính hệ thống, bản chất theo góc độ khái quát triết học. Lý luận chung về nhà nước và pháp quyền: pháp quyền tư sản; pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, dùng kết hợp với từ ""nhà nước"" trong khái niệm nhà nước pháp quyền. (Xt. Nhà nước pháp quyền)."Từ điển Luật học trang 367
74Pháp trị"Là dùng pháp luật để cai trị. Khái niệm pháp trị, tư tưởng pháp trị là của những người thuộc phái ""Pháp gia"" xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, lấy pháp luật làm căn bản trong việc trị nước, an dân. Họ cho rằng bản tính con người là yếu hèn dễ phạm sai lầm, cho nên phải căn cứ vào pháp luật là những quy tắc được đặt ra và áp dụng cho mọi người không phân biệt quý tộc hay thường dân để giáo hóa họ. Chủ trương của phái Pháp gia với Quản Trọng, Tử Sản, Thận Đáo, Thương Ưởng, Thân Bất Hại và Hàn Phi là: nhà cầm quyền không cần chú trọng nhiều đến việc tu nhân, tích đức, mà chỉ cần đặt ra pháp luật cho rõ ràng và ban bố cho mọi người biết để nghiêm chỉnh tuân theo. Vd. pháp gia Tử Sản tướng quốc nước Trịnh soạn thảo Bộ kinh thư (năm 535 tCn) đem khắc vào cái đỉnh bằng đồng gọi là đỉnh hình, công bố cho mọi người biết để ai vi phạm đều bị trừng trị ... Luật học của nhiều nước phương Tây và của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám cũng có khái niệm pháp trị với hai nghĩa khác nhau. Vd. Theo từ vựng pháp lý của Association Henri Capitant, nguyên tắc pháp trị (principe de la légalité) là nguyên tắc mà các nhà cầm quyền phải tuân theo, nguyên tắc đó thể hiện tính chất tối thượng của pháp luật, hành pháp phải phục tùng luật pháp. Hoặc nguyên tắc pháp trị trong lĩnh vực hình luật là nguyên tắc đòi hỏi hệ thống trừng trị phải được tổ chức và thực hiện theo những quy tắc do quyền lập pháp quy định. Ở Việt Nam ngày nay, nhà nước là của nhân dân, do dân, vì dân, pháp luật cũng là của dân, do dân, vì dân, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được thể hiện một cách triệt để ở chỗ các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm hiến pháp và pháp luật."Từ điển Luật học trang 367
75Pháp trường"Nơi thi hành hình phạt tử hình. Việc thi hành hình phạt tử hình phải theo các quy định của Điều 229 - Bộ luật tố tụng hình sự như sau: - Chánh án tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành và thành lập hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện tòa án, việc kiểm sát và công an. - Phải kiểm tra căn cước người bị kết án, giao cho người đó đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định bác đơn xin ân giảm tử hình nếu họ có đơn xin chủ tịch nước ân giảm; phải lập biên bản ghi lại các việc như trên; ghi lời nói, thư từ, đồ vật của người bị tử hình gửi lại cho thân nhân. (Xt. Thi hành án)."Từ điển Luật học trang 368
76Pháp việnLà thuật ngữ cũ để chỉ tòa án cấp cao, vd. Tối cao pháp viện.Từ điển Luật học trang 369
77Pháp yMột bộ phận của y học vận dụng vào một số vấn đề về pháp luật, về tội phạm học nhằm mục đích giúp các cơ quan điều tra, truy tố xét xử, xác định sự thật trong những vụ án nhất định (nhất là trong các vụ giết người, tai nạn lao động). Những bác sĩ có học về pháp y sẽ được cử làm giám định pháp y, giám định y khoa theo quy định của pháp luật và tiến hành công việc của cơ quan có thẩm quyền như mổ tử thi, khai quật tử thi, xem xét vết thương, đường đạn trên thi thể nạn nhân, xác định nguyên nhân chết ... Điều 44 - Bộ luật tố tụng hình sự quy định những trường hợp phải trưng cầu giám định.Từ điển Luật học trang 369
78PhạtChế tài được sử dụng để xử lý đối với người vi phạm pháp luật. Mục đích của việc phạt là buộc người vi phạm không được tái diễn hành động phạm pháp, phải khôi phục lại nguyên trạng, phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra. Hình thức phạt có thể là phạt về hành chính, về kỉ luật, về trách nhiệm dân sự, về hình sự. Mức độ xử phạt được quyết định theo nguyên tắc: hình thức và mức độ xử phạt tương ứng với hình thức, mức độ vi phạm. Việc xử phạt phải có căn cứ pháp lý nghĩa là có điều quy định tương ứng của luật hoặc có sự cam kết của hợp đồng, phải xác định được lỗi của người vi phạm. Sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng không thể dùng làm căn cứ để xử phạt.Từ điển Luật học trang 369
79Phát hành báo chílà việc lưu hành các sản phẩm báo chí đến người sử dụng báo chí thông qua các phương tiện khác nhau.51/2002/NĐ-CP
80Phát hành chứng khoán ra công chúnglà việc chào bán một đợt chứng khoán có thể chuyển nhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành.144/2003/NĐ-CP