Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 511 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
121Ngoại tệ tiền mặtlà đồng tiền hợp pháp của một quốc gia khác hoặc đồng tiền chung của nhiều quốc gia dưới dạng tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch và các công cụ thanh toán tương tự khác theo pháp luật quy định đang được lưu hành hợp pháp mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không cấm sử dụng trong giao dịch và được tổ chức tín dụng chấp nhận trong hoạt động đổi ngoại tệ.1216/2003/QĐ-NHNN
122Ngôi nhàlà công trình xây dựng có mái và kết cấu bao che, dùng để ở hoặc dùng vào mục đích khác.05/2006/QĐ-BXD
123Ngũ hình"Năm hình phạt của hình luật phong kiến, đều mang tính chất nhục hình, tàn bạo làm cho người phạm tội bị khổ nhục, đau đớn, được đặt ra từ các triều đại xa xưa của Trung Hoa và là được quy định trong bộ “Đường luật sớ nghị” của nhà Đường ban hành năm 653, được các bộ luật hình của các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn tham khảo. Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê) hoặc Bộ luật Gia Long triều Nguyễn, trong Điều 1 – Chương danh lệ quy định năm hình phạt (ngũ hình) là: 1. Xuy hình (đánh bằng roi) có 5 bậc: 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi, tùy theo tội mà thêm bớt. 2. Trượng hình (đánh bằng gậy) có 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tùy theo tội mà thêm bớt. 3. Đồ hình là tù khổ sai có thời hạn, người phạm tội phải đi làm những công việc phục dịch nặng nhọc đồng thời có kèm theo hình phạt trượng. 4. Lưu hình là bắt đi đày từ châu gần đến châu xa, có 3 bậc tùy theo tội mà tăng giảm: - Châu gần: đàn ông đánh 90 trượng, thích vào mặt 6 chữ, bắt đeo xiềng. Đàn bà đánh 50 roi, thích vào mặt 6 chữ, không phải đeo xiềng, bắt phải làm việc. - Châu ngoài: đánh 80 trượng, thích vào mặt 8 chữ, bắt đeo xiềng hai vòng, đày đi làm việc ở xứ Bố Chính (nay là Quảng Bình) - Châu xa: đánh 100 trượng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi làm việc ở các xứ Cao Bằng. Vì hình phạt lưu hình là đi đày chung thân, nên cho phép gia đình được đi theo phạm nhân. 5. Tử hình, có các hình thức: thắt cổ, chém; chém bêu đầu; lăng trì (loại hình phạt tàn khốc: phạm nhân phạm trọng tội bị mang ra pháp trường, trước tiên cắt chân tay, rồi xẻo thịt dần cho đến chết)."Từ điển Luật học trang 324
124Ngư trườnglà vùng biển có nguồn lợi thuỷ sản tập trung được xác định để tàu cá đến khai thác17/2003/QH11
125Ngư trường trọng điểm"là vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú, có mật độ tập trung cao của một hoặc nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế; có số lượng lớn tàu thuyền của nhiều địa phương tập trung đánh bắt theo mùa vụ."27/2005/QĐ-BTS
126Ngư trường truyền thốnglà ngư trường mà ngư dân địa phương từ trước tới nay thường xuyên đến khai thác thuỷ sản.27/2005/QĐ-BTS
127Ngừng đình cônglà việc tạm thời chấm dứt có thời hạn cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân và lợi ích công cộng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.12/2008/NĐ-CP
128Người bán dâm tái phạmlà người đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đã chấp hành xong biện pháp đưa vào Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính lại tiếp tục có hành vi bán dâm22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA
129Người bán đấu giálà doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định tại cỏc Điều 34, 35, 36 và 37 của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.46/2006/NĐ-CP
130Người bán hàng rong"Là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định và không gọi là "" thương nhân"" theo quy định của Luật Thương mại."46/2009/QĐ-UBND
131Người bán tài sảnlà chủ sở hữu tài sản hoặc là người được chủ sở hữu uỷ quyền bán hoặc là người có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.86-CP
132Người bào chữa"Căn cứ theo Điều 12 của Bộ luật hình sự, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ. Người bào chữa có thể là: luật sư; người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Những người sau đây không được bào chữa: a. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án, hoặc là người thân thích của những người này. b. Người tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một bị can, bị cáo. Người bào chữa do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ: a. Bị can, bị cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự. b. Bị can, bị cáo là người chưa thành niên; người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Trong những trường hợp này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Người bào chữa có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự."Từ điển Luật học trang 336
133Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự"là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người sau đây được Toà án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; b) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xoá án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an."24/2004/QH11
134Người bị hại"Người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; có quyền đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; tham gia phiên tòa; khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát; kháng cáo bản án và quyết định của tòa án về phần bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo. Trong trường hợp, người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền nói trên. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án; nếu từ chối khai báo mà không có lí do chính đáng thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 242 – Bộ luật hình sự. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa."Từ điển Luật học trang 336
135Người bị kết ánNgười bị tòa án kết tội và áp dụng hình phạt bằng một bản án. Bị cáo chỉ bị coi là người có tội và phải chịu hình phạt khi bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi kết tội bị cáo, tòa án áp dụng đối với họ một trong số các hình phạt chính và có thể áp dụng kèm theo hình phạt chính hoặc nhiều hình phạt bổ sung.Từ điển Luật học trang 337
136Người bị khiếu nạilà cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.44/2005/QĐ-BYT
137Người bị ký phátlà người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, séc theo lệnh của người ký phát.49/2005/QH11
138Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễmlà người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh03/2007/QH12
139Người bị tạm giam"Bị can, bị cáo bị những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam để kịp thời ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, tác động đến quyền tự do thân thể của con người, Khoản 1 – Điều 70 – Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rất cụ thể, chặt chẽ những điều kiện để tạm giam bị can, bị cáo và tại Khoản 2 không áp dụng tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kì nuôi con dưới 12 tháng; là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng, trừ trường hợp đặc biệt."Từ điển Luật học trang 338
140Người bị tạm giữ"Là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có quyết định tạm giữ nhưng chưa bị khởi tố (Điều 38 – Bộ luật tố tụng hình sự). Người bị tạm giữ có quyền được biết lí do mình bị tạm giữ, được giải thích quyền và nghĩa vụ, trình bày lời khai; đưa ra những yêu cầu, khiếu nại về việc tạm giữ và những quyết định khác có liên quan. Những người sau đây có quyền ra lệnh tạm giữ: 1. Trưởng công an, phó trưởng công an cấp huyện; thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên; thủ trưởng, phó thủ trương cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân. 2. Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới. 3. Người chỉ huy máy bay, tàu biển khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày đêm kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt, trong trường hợp cần thiết, cơ quan ra lệnh tạm giữ gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai và cũng không được quá 3 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người đã bị tạm giữ."Từ điển Luật học trang 339