Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 511 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
81Nghĩa vụNhững hành vi mà một người phải thực hiện vì lợi ích của người khác. Có ba loại nghĩa vụ: a) Nghĩa vụ theo phong tục: nghĩa vụ do phong tục, tập quán của địa phương quy định. b) Nghĩa vụ về đạo đức, nhân văn: con phải có hiếu với cha mẹ, vợ chồng phải sống chung thủy với nhau, vv. c) Nghĩa vụ pháp lí: những nghĩa vụ đã được pháp luật quy định, nghĩa vụ của công dân do hiến pháp và các luật quy định. Vi phạm nghĩa vụ pháp lí thì tùy theo mức độ mà có thể bị xử lí theo kỉ luật hành chính hoặc theo các chế tài hình sự: phạt tù, tử hình, vv. hoặc theo các chế tài dân sự: phạt tiền, buộc bồi thường thiệt hại, vv.Từ điển Luật học trang 320
82Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốcNghĩa vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, tự do, an ninh của Tổ quốc, chống lại mọi hành động xâm lược, can thiệp của nước ngoài. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm các nghĩa vụ tham gia, xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, kĩ thuật của nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ bí mật quốc gia, tham gia xây dựng củng cố phát triển sức mạnh toàn diện của các lực lượng vũ trang, nghĩa vụ quân sự tại ngũ và ở ngạch dự bị trong các đơn vị chính quy, tham gia vào các lực lượng bán vũ trang. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mọi công dân không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, tín ngưỡng và các tổ chức của nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội và quần chúng, trừ nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của những nam công dân ở trong độ tuổi nhất định.Từ điển Luật học trang 320
83Nghĩa vụ công dân"Những việc mà hiến pháp hoặc luật quy định bắt buộc công dân phải thực hiện vì lợi ích chung của Tổ quốc. Các nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam do Hiến pháp quy định gồm có: nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ bí mật quốc gia, nghĩa vụ đóng thuế, vv. Điều 51 – Hiến pháp năm 1992 quy định “quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; nhà nước bảo đảm các quyền của công dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội”. Hoàn thành nghĩa vụ công dân vừa là trách nhiệm về đạo đức, vừa là trách nhiệm về pháp lí. Việc vi phạm nghĩa vụ công dân tùy theo mức độ lỗi nặng, nhẹ có thể bị xử phạt về hành chính hoặc bị truy tố trước pháp luật."Từ điển Luật học trang 321
84Nghĩa vụ dân sự"1. Theo Điều 285 – Bộ luật dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Vd. cha, mẹ phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên; người mắc nợ phải trả nợ, vv. 2. Theo Điều 286 – Bộ luật dân sự, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ: - Hợp đồng dân sự. - Hành vi dân sự đơn phương (vd. nhận con ngoài giá thú thì phát sinh nghĩa vụ đối với người con đó). - Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. - Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. - Thực hiện công việc không có ủy quyền. - Những căn cứ khác do pháp luật quy định (vd. nghĩa vụ của người giám hộ; nghĩa vụ của các chủ sở hữu liền kề…). 3. Người có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người khác (gọi là người thế nghĩa vụ), nếu được người có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ hoặc pháp luật quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. Vd. nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ hoặc chồng đã li hôn không được chuyển giao cho người thừa kế, nghĩa vụ xin lỗi hoặc cải chính công khai phải do đích thân người có nghĩa vụ thực hiện."Từ điển Luật học trang 321
85Nghĩa vụ dân sự liên đớiNghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ (Điều 304 – Bộ luật dân sự). Nghĩa vụ liên đới phát sinh do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì người này có quyền yêu cầu những người khác có nghĩa vụ liên đới phải thanh toán phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Trong trường hợp người có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ dân sự liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó, thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong những người có nghĩa vụ dân sự liên đới không phải thực hiện nghĩa vụ dân sự của riêng mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của mình.Từ điển Luật học trang 322
86Nghĩa vụ được bảo đảmlà một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.163/2006/NĐ-CP
87Nghĩa vụ nợ dự phònglà các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, hiện tại chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra một trong các điều kiện đã được xác định trước (ví dụ: khi người được bảo lãnh không trả được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ, bị phá sản ...).134/2005/NĐ-CP
88Nghĩa vụ quân sự"Nghĩa vụ của nam công dân Việt Nam phải vào phục vụ trong các đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghĩa vụ quân sự được chia làm 2 thời kì: phục vụ tại ngũ và phục vụ ở ngạch dự bị. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là hai năm: thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là 3 năm. Lứa tuổi bắt đầu được gọi vào phục vụ tại ngũ kể từ lúc 18 tuổi, hết thời hạn phục vụ tại ngũ, được chuyển sang phục vụ tại ngạch dự bị cho đến hết 45 tuổi thì được giải ngạch dự bị. Phụ nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình phải đăng kí nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện phục vụ tại ngũ, thì hết thời hạn tại ngũ, được chuyển sang ngạch dự bị cho đến hết 40 tuổi thì được giải ngạch dự bị. Những người trốn tránh hoặc bao che, hoặc cản trở việc thi hành nghĩa vụ quân sự, tùy theo lỗi nhẹ hay nặng có thể bị xử lí về mặt hành chính hoặc truy tố về hình sự."Từ điển Luật học trang 322
89Nghĩa vụ thanh toán rònglà số tiền, chứng khoán mà bên thanh toán giao dịch có nghĩa vụ phải thanh toán thực căn cứ vào kết quả bù trừ giao dịch chứng khoán.87/2007/QĐ-BTC
90Nghĩa vụ trả nợ hàng năm (DS)là tổng nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của nợ nước ngoài trong năm, theo số liệu do Bộ Tài chính công bố.231/2006/QĐ-TTg
91Nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Chính phủ (DS GD)là tổng nghĩa vụ trả gốc và lãi đối với các khoản nợ (bao gồm cả nợ trong nước và nợ nước ngoài) của Chính phủ trong năm theo số liệu do Bộ Tài chính công bố.231/2006/QĐ-TTg
92Nghĩa vụ trong tương lailà nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết.163/2006/NĐ-CP
93Nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại"Cùng với việc hưởng di sản do người chết để lại, người thừa kế phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản của người để lại tài sản. Theo Điều 686 – Bộ luật dân sự, những nghĩa vụ về tài sản đó có thể là: trả tiền mua tài sản mà người đã chết đã mua; giao tài sản mà người chết đã bán; trả nợ; bồi thường thiệt hại do người để lại di sản đã gây ra, vv. Nghĩa vụ về tài sản được thực hiện kể từ thời điểm mở thừa kế và được thanh toán trước khi chia di sản. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mọi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người đã chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận. Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản do người đã chết để lại như người thừa kế là cá nhân."Từ điển Luật học trang 323
94Nghiện chất dạng thuốc phiệnlà nghiện thuốc phiện và những chất tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp có tác dụng dược lý giống như thuốc phiện.108/2007/NĐ-CP
95Nghiên cứu khả thilà sự đánh giá chi tiết tính hợp lý về công nghệ và khả năng phát triển của dự án khai thác mỏ làm cơ sở để tiếp tục xem xét dự án đầu tư trong tương lai. Cơ sở để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là kết quả khảo sát hoặc thăm dò với những thông tin cơ bản về địa chất, kỹ thuật, môi trường, pháp lý và kinh tế thu nhập được tính đến thời điểm lập báo cáo.06/2006/QĐ-BTNMT
96Nghiên cứu khái quátlà là sự đánh giá ban đầu về khả năng phát triển dự án khai thác mỏ dựa theo kết quả khảo sát hoặc thăm dò khoáng sản trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật với các mỏ có đặc điểm cấu tạo địa chất và điều kiện kỹ thuật khai thác tương tự. Mục tiêu của nghiên cứu khái quát là xác định cơ hội đầu tư.06/2006/QĐ-BTNMT
97Nghiên cứu khoa học"là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng"21/2000/QH10
98Nghiên cứu tiền khả thilà những đánh giá sơ bộ về khả năng phát triển của dự án khai thác mỏ làm cơ sở để tiếp tục xem xét dự án đầu tư trong tương lai. Cơ sở để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là kết quả khảo sát hoặc thăm dò với những thông tin cơ bản về địa chất, kỹ thuật, môi trường, pháp lý và kinh tế thu thập được tính đến thời điểm lập báo cáo.06/2006/QĐ-BTNMT
99Nghiên cứu, phát triển công nghệ vật liệu nổ công nghiệplà toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới hoặc chỉ một trong những bước của quá trình để xác định thành phần, hoàn thiện quy trình công nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất, xác định khả năng ứng dụng của sản phẩm.39/2009/NĐ-CP
100Nghiệp vụ chiết khấulà việc Ngân hàng Nhà nưước mua các giấy tờ có giá ngắn hạn, còn thời hạn thanh toán và thuộc sở hữu của các ngân hàng. Các giấy tờ có giá này đưược các ngân hàng mua hoặc đấu thầu trên thị trưường sơ cấp.906/2002/QĐ-NHNN