Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 511 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
61Ngày sản xuấtlà mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của hàng hoá đó.89/2006/NĐ-CP
62Ngày thanh toánlà ngày mà thành viên lưu ký bên mua hoặc thành viên lưu ký bên bán chứng khoán được nhận chứng khoán hoặc tiền theo quy định của UBCKNN.60/2004/QĐ-BTC
63Ngay tình"Là thái độ trung thực, không có ý đồ làm trái pháp luật hoặc trốn tránh pháp luật. Theo Điều 195 – Bộ luật dân sự, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Theo Điều 147 – Bộ luật dân sự, trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được chuyển cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực; nếu tài sản giao dịch bị tịch thu sung công quỹ nhà nước hoặc trả lợi cho người có quyền nhận thì người thứ ba có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với mình phải bồi thường thiệt hại."Từ điển Luật học trang 316
64Ngày ưu tiênLà ngày đưa đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đến Cục sở hữu trí tuệ. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực kể từ ngày ưu tiên (Điều 790 – Bộ luật dân sự). Người nộp đơn có thể yêu cầu công nhận ngày ưu tiên sớm hơn ngày nộp đơn hợp lệ trong những trường hợp: a) Đối với sáng chế được trưng bày tại một triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận chính thức ở một nước là thành viên Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì ngày ưu tiên là ngay trưng bày sáng chế tại triển lãm, nếu đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được nộp cho Cục sở hữu trí tuệ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày trưng bày sáng chế đó. b) Đối với đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế của tổ chức, cá nhân thuộc những nước thành viên của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như của các tổ chức, cá nhân thuộc những nước khác có chỗ ở thường xuyên hay cơ sở công nghiệp, thương mại hoạt động thực sự ở một trong những nước thành viên của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì ngày ưu tiên là ngày đơn đầu tiên nộp cho một trong những nước nói trên, nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được nộp cho Cục sở hữu trí tuệ. Nếu trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà một tổ chức hoặc cá nhân đã sử dụng hoặc chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp một cách độc lập với người nộp đơn, thì mặc dù văn bằng bảo hộ đã được cấp, vẫn có quyền sử dụng các đối tượng đó, nhưng không được mở rộng khối lượng, phạm vi áp dụng và không được chuyển giao quyền sử dụng cho người khác.Từ điển Luật học trang 316
65Nghề truyền thốnglà nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.116/2006/TT-BNN
66Nghị ánLà sau khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa và bị cáo được nói lời cuối cùng, hội đồng xét xử rút vào phòng riêng cách li với bên ngoài để thảo luận và sau đó, ra một bản án hoặc quyết định đối với bị cáo, đương sự trong vụ án. Theo Điều 196 – Bộ luật tố tụng hình sự, chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án. Các thành viên của hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được để vào hồ sơ. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa và phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận.Từ điển Luật học trang 318
67Nghị định"Là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành để quy định các vấn đề sau: 1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; 3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; 4. Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội."17/2008/QH12
68Nghị định thư"Văn kiện bổ sung của các hiệp định, công ước quốc tế. Một hiệp định, công ước quốc tế có thể có một hoặc nhiều nghị định thư kèm theo. Vd. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam có 2 nghị định thư kèm theo: Nghị định thư về việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ; Nghị định thư về ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát. Nghị định thư cũng có thể là thỏa thuận quốc tế về các vấn đề trong phạm vi nhất định như Nghị định thư Giơnevơ năm 1925 về việc cấm sử dụng trong chiến tranh các chất gây ngạt, các chất độc và các loại vũ khí vi trùng."Từ điển Luật học trang 318
69Nghị quyếtQuyết định của cơ quan theo chế độ hội nghị sau khi đã thảo luận và biểu quyết đúng thể thức được pháp luật quy định. Nghị quyết được thông qua theo đa số (quá nửa tổng số thành viên) hay đa số tuyệt đối (hai phần ba tổng số thành viên của cơ quan) do pháp luật quy định. Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội (Điều 88 – Hiến pháp năm 1992), quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành (Điều 93 – Hiến pháp năm 1992). Nghị quyết của Quốc hội về bãi miễn đại biểu Quốc hội, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kì của Quốc hội, sửa đổi Hiến pháp, phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (Điều 88, 147 – Hiến pháp năm 1992).Từ điển Luật học trang 319
70Nghị quyết của Quốc hội"Là văn bản do Quốc hội ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội."17/2008/QH12
71Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội"Là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội."17/2008/QH12
72Nghị quyết liên tịch"Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị xã hội để cụ thể hóa mối quan hệ phối hợp công tác giữa các chủ thể đã được quy định trong các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Vd. Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cụ thể hóa Luật công đoàn và Nghị định số 133 ngày 20.4.1991 về việc xử lí các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ có liên quan đến chức năng của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Quy chế ngày 24.4.1996 giữa Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cụ thể hóa các Điều 9, 111, 112, 125 – Hiến pháp năm 1992 về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia quản lí nhà nước. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị xã hội còn có một hình thức nữa là thông tư liên tịch. Điều 73 – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12.11.1996 không quy định sự khác nhau giữa nghị quyết liên tịch với thông tư liên tịch. (Xt. Thông tư liên tịch)."Từ điển Luật học trang 319
73Nghị sĩNgười được bầu làm đại biểu của nghị viện (thượng nghị viện, hạ nghị viện – cơ quan lập pháp ở các nước dân chủ tư sản). Thượng nghị sĩ là đại biểu của thượng nghị viện. Hạ nghị sĩ là đại biểu của hạ nghị viện.Từ điển Luật học trang 320
74Nghi thức đón, tiễn chuyến bay chuyên cơLà các nghi thức được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay và các bãi hạ cánh ngoài sân bay trong việc đón, tiễn các đoàn khách cấp cao của Việt Nam và các đoàn khách cấp cao nước ngoài đi, đến, quá cảnh Việt Nam.03/2009/NĐ-CP
75Nghị trưởngNgười đứng đầu viện dân biểu do thực dân Pháp lập ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nghị trưởng do các đại biểu trong viện (các nghị viện) bầu.Từ điển Luật học trang 320
76Nghị viênNgười được bầu làm đại biểu ở viện dân biểu do thực dân Pháp lập ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nghị viên còn được dùng trong Hiến pháp năm 1946, chỉ đại biểu được bầu vào Quốc hội khóa I của Việt Nam, trong khi từ “đại biểu Quốc hội” cũng đã được dùng trong ngôn ngữ thông thường và trên văn bản nhà nước.Từ điển Luật học trang 320
77Nghị viện"Cơ quan lập pháp của các nước phương Tây gồm hai viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện, và có tên gọi cụ thể khác nhau ở một số nước (xt. Thượng nghị viện; Hạ nghị viện). Quốc hội khóa I của Việt Nam lấy tên là Nghị viện nhân dân ghi trong Hiến pháp năm 1946. Nhưng ngay kì họp thứ nhất (3.1946) và thứ hai (11.1946) từ “Quốc hội” đã được dùng khi nói và trên văn bản chính thức."Từ điển Luật học trang 320
78Nghĩa trangLà nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.35/2008/NĐ-CP
79Nghĩa trang liệt sỹLà nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các liệt sỹ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.35/2008/NĐ-CP
80Nghĩa trang quốc giaLà nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các danh nhân văn hóa, các nhà khoa học... có công với đất nước.35/2008/NĐ-CP