Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 511 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
41Ngân hàng nước ngoàilà tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là hoạt động ngân hàng.22/2006/NĐ-CP
42Ngân hàng phát triển Châu Á"(A. Asian Development Bank; viết tắt ADB), thành lập năm 1965 theo Nghị quyết khóa họp lần thứ XXI của Ủy ban kinh tế xã hội Liên hợp quốc, khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAD) và hoạt động từ năm 1968, có khoảng 35 nước là thành viên. Việt Nam là thành viên của ADB từ năm 1976. Mục đích của ADB là thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại các nước đang phát triển thuộc Châu Á; thực hiện hợp tác trong khu vực và trợ giúp về kĩ thuật; phối hợp chính sách kinh tế của các nước đó. Bộ máy tổ chức của ADB gồm có: Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất; Hội đồng giám đốc là cơ quan điều hành giữa các kì họp của Hội đồng quản trị. Quyền biểu quyết ở ngân hàng tỉ lệ thuận với số lượng cổ phần đóng góp của các quốc gia thành viên (các nước tư bản phát triển chiếm gần 70% cổ phiếu biểu quyết). Trụ sở ADB đặt tại Manila (Philipin)."Từ điển Luật học trang 317
43Ngân hàng phục vụ người thụ hưởngLà ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng.1346/2001/QĐ-NHNN
44Ngân hàng phục vụ người trả tiềnlà ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi của người trả tiền.1346/2001/QĐ-NHNN
45Ngân hàng quốc tế và khôi phục phát triển"(A. International Bank for Reconstructions and Development; viết tắt IBRD), thành lập năm 1946 và trở thành một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc từ năm 1947. Chỉ những thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF mới có thể là thành viên của IBRD. Hiện nay IBRD có 15 quốc gia là thành viên, trong đó có Việt Nam. Mục đích của IBRD: thúc đẩy sự khôi phục và phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên bằng trợ giúp về tổ chức, cho vay vốn dài hạn để xây dựng cơ cấu kinh tế, phát triển việc khai thác và sản xuất, khuyến khích đầu tư tư bản nước ngoài và các nước thành viên, thúc đẩy thương mại quốc tế, vv. Ngân hàng IBRD chỉ cho các nước thành viên vay vốn. Tư nhân muốn vay phải được nhà nước bảo lãnh. Số phiếu biểu quyết của IBRD căn cứ vào số lượng cổ phần của từng nước; các nước phương Tây thường chiếm đa số phiếu do họ khống chế được đa số cổ phần. Trong bộ máy tổ chức của IBRD, Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất; Ban giám đốc gồm các giám đốc điều hành là cơ quan chấp hành. Chủ tịch IBRD đảm nhiệm công việc thường ngày. Trụ sở IBRD đặt tại Oasinhtơn (Hoa Kì)."Từ điển Luật học trang 317
46Ngân hàng thanh toánlà ngân hàng được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây viết tắt là UBCKNN) lựa chọn để trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) và thành viên của TTLKCK mở tài khoản thanh toán bằng tiền nhằm phục vụ việc thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK), Trung tâm giao dịch chứng khoán (sau đây viết tắt là TTGDCK) và cho các hoạt động thanh toán khác.87/2007/QĐ-BTC
47Ngân hàng thương mạiLà ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.59/2009/NĐ-CP
48Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài"Là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam."59/2009/NĐ-CP
49Ngân hàng thương mại cổ phầnLà ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.59/2009/NĐ-CP
50Ngân hàng thương mại liên doanhLà ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng thương mại liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.59/2009/NĐ-CP
51Ngân hàng thương mại Nhà nướcLà ngân hàng thương mại trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.59/2009/NĐ-CP
52Ngân sách Nhà nướclà toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.47-L/CTN
53Ngành sản xuất trong nướclà tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặc đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự được sản xuất ở trong nước với điều kiện các nhà sản xuất này không nhập khẩu và không có mối quan hệ liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.22/2004/PL-UBTVQH11
54Ngành Thống kêbao gồm cơ quan Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cụm từ này có thể được gọi tắt là “Ngành”, hoặc gọi tương đương là “Tổng cục Thống kê” hay ngắn gọn là “Tổng cục”.504/2006/QĐ-TCTK
55Ngày đăng ký cuối cùnglà ngày do tổ chức phát hành ấn định để xác định danh sách người sở hữu chứng khoán phục vụ cho việc thực hiện các quyền của người sở hữu chứng khoán.60/2004/QĐ-BTC
56Ngày định giálà ngày doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành xác định giá mua và giá bán các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị.102/2007/QĐ-BTC
57Ngày định giá kế tiếplà ngày định giá ngay sau ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được yêu cầu mua hoặc bán các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị từ bên mua bảo hiểm.102/2007/QĐ-BTC
58Ngày giao dịch chứng khoánLà ngày chứng khoán được giao dịch trên SGDCK/TTGDCK (đối với chứng khoán niêm yết) hoặc là ngày công ty chứng khoán gửi (thông báo) kết quả giao dịch lên TTGDCK (đối với chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết)17/QĐ-TTLK
59Ngày ký phátlà ngày mà người ký phát ghi trên séc để làm căn cứ tính thời hạn xuất trình của tờ séc. Ngày ký phát ghi trên séc có thể vào thời điểm thực tế tờ séc được ký phát hoặc sau thời điểm thực tế tờ séc được ký phát cho người được trả tiền.159/2003/NĐ-CP
60Ngày làm việclà tổng số ngày trong tuần trừ đi các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ Luật Lao động.08/2007/QĐ-UBND