Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 511 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
461Nợ gốc của một giao dịch hoán đổi lãi suấtlà số tiền mà các bên thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất thỏa thuận làm cơ sở để tính số lãi thả nổi, số lãi cố định và số lãi ròng hoán đổi lãi suất.1133/2003/QĐ-NHNN
462Nô lệ"Người bị mất hết quyền làm người, quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Ở La Mã thời kì cổ đại, nô lệ là người bị bắt làm tù binh trong các cuộc chiến tranh hoặc là người bị vỡ nợ rồi bị biến thành nô lệ của chủ nợ. Trong xã hội của chế độ nô lệ người dân trong nước được chia làm ba hạng (giai cấp): 1) chủ nô; 2) những người tự do; 3) những người nô lệ. Không những bản thân nô lệ và cả vợ và con của nô lệ đều thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Nô lệ được xem là công cụ, súc vật biết nói. Chủ nô có quyền đem bán, cho, thậm chí đem giết đi cũng không bị coi là phạm tội."Từ điển Luật học trang 357
463Nợ nước ngoài của Chính phủlà số dư mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ.134/2005/NĐ-CP
464Nợ nước ngoài của khu vực côngbao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp vay nước ngoài.134/2005/NĐ-CP
465Nợ nước ngoài của khu vực tư nhânlà nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân).134/2005/NĐ-CP
466Nợ nước ngoài của quốc gialà số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân.134/2005/NĐ-CP
467Nợ quá hạn thanh toánlà nợ chưa được khách nợ thanh toán cho chủ nợ khi đã quá thời hạn phải thanh toán theo thoả thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc đã quá thời hạn phải thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.104/2007/NĐ-CP
468Noãnlà tế bào trứng.75/2006/QH11
469NOF(International NOTAM Office): Phòng NOTAM quốc tế.21/2007/QĐ-BGTVT
470Nội các(cg. chính phủ), tổ chức hành pháp ở các nước theo chế độ đại nghị gồm thủ tướng và các bộ trưởng là người của các đảng chính trị thỏa thuận hợp tác với nhau và cùng phải chịu trách nhiệm chính trị. Khi thủ tướng từ chức hay khi nghị viện không tín nhiệm thì cả nội các giải tán và thành lập nội các mới. Từ này ít dùng trên các hiến pháp mà thường dùng từ “chính phủ” vì tổ chức chính phủ mỗi nước có chi tiết khác nhau không hoàn toàn theo định nghĩa nói trên.Từ điển Luật học trang 357
471Nơi cư trúLà nơi một người thường xuyên sinh sống và được xác định bằng việc đăng kí hộ khẩu thường trú (Điều 48 – Bộ luật dân sự). Nơi cư trú khác với nơi tạm trú là nơi người đó có thể đến để làm việc, đi thăm bạn bè hoặc người thân, đi du lịch, vv. Việc xác định nơi cư trú rất quan trọng vì: a) Qua việc nắm tình hình nhân dân nơi cư trú, nhà nước xây dựng được kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. b) Mỗi công dân đều thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình ở nơi cư trú. c) Trong quan hệ dân sự, nói chung, nơi cư trú được xác định là nơi giao kết hợp đồng, nơi thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. d) Nơi cư trú cũng là căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử về dân sự của tòa án vì, nói chung, tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi cư trú của bị đơn. Mỗi người chỉ có một nơi cư trú là nơi họ đăng kí hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, trong trường hợp một người không có hộ khẩu thường trú ở một nơi nào, thì Điều 48 – Bộ luật dân sự quy định: a) Trong trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú và không có nơi thường xuyên sinh sống, thì nơi cư trú của người đó là nơi tạm trú và có đăng kí tạm trú. b) Khi không xác định được nơi một người thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc có phần lớn tài sản, nếu tài sản của người đó có ở nhiều nơi. Nơi cư trú của pháp nhân là nơi pháp nhân có trụ sở. Trong trường hợp pháp nhân có chi nhánh thực hiện những việc được pháp nhân giao cho thì trụ sở của pháp nhân trong những hoạt động của chi nhánh. Cá nhân, pháp nhân có quyền thay đổi nơi cư trú của mình và phải đăng kí hộ khẩu ở nơi mới đến.Từ điển Luật học trang 358
472Nơi cư trú của cá nhânlà nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.33/2005/QH11
473Nơi đường giao nhau cùng mứclà nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.23/2008/QH12
474Nội quyVăn bản quy định các quy tắc xử sự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức, một địa điểm, có hiệu lực bắt buộc mọi người phải tuân theo khi bước vào khu vực đó hoặc khi tiếp xúc với công việc đó như nội quy của thư viện, nội quy nơi vui chơi, giải trí, nội quy nhà nghỉ, nội quy bệnh viện, nội quy về phòng gian, bảo mật, nội quy trường bắn, vv. Nội quy phải được niêm yết công khai. Nội dung nội quy không được trái với văn bản hữu quan của cấp trên về pháp luật.Từ điển Luật học trang 357
475Nội quy lao độngVăn bản của các doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên, có các nội dung chủ yếu gồm: a) Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. b) Trật tự trong doanh nghiệp. c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc. d) Việc bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp. đ) Các hành vi vi phạm kỉ luật lao động, các hình thức xử lí kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất (Điều 82 – Bộ luật lao động 1994). Người sử dụng lao động căn cứ vào các quy định của Bộ luật lao động để dự thảo các nội dung nói trên sau khi tham khảo các ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp và đăng kí bản nội quy lao động ở cơ quan lao động cấp tỉnh. Nội quy lao động có hiệu lực từ ngày được cơ quan lao động thông báo đã đăng kí, hoặc sau 10 ngày kể từ ngày nộp văn bản để đăng kí mà cơ quan lao động không có thông báo (Điều 82 – Bộ luật lao động năm 1994). Nội quy lao động phải được thông báo đến từng người và niêm yết những điểm chính ở các nơi cần thiết trong doanh nghiệp. Việc xử lí những vi phạm nội quy lao động phải tuân theo các quy định từ Điều 84 đến Điều 94 – Bộ luật lao động năm 1994.Từ điển Luật học trang 357
476Nồng độ giới hạn cho phép tiếp xúc ngắn (Nồng độ STEL)Là nồng độ mà người tiếp xúc liên tục trong thời gian 15 phút không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đơn vị đo: ppm hoặc mg/m3 không khí (1 ppm = 10-6 mg/m3 không khí).09/2008/QĐ-BXD
477Nồng độ trung bình cho phép tiếp xúc trong 8 giờ (Nồng độ TWA)Nồng độ trung bình mà người tiếp xúc trong thời gian 8 giờ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đơn vị đo: ppm hoặc mg/m3 không khí (1 ppm = 10-6 mg/m3 không khí).09/2008/QĐ-BXD
478Nông thônlà phần địa giới hành chính không thuộc khu vực nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn.34/2006/QĐ-BCN
479NOTAM(Notice To Airmen): Điện văn thông báo hàng không.12/2007/QĐ-BGTVT
480NOTAM nhắc lại(Trigger NOTAM) là NOTAM nhắc nhở người sử dụng về tập tu chỉnh AIP hoặc tập bổ sung AIP được phát hành theo chu kỳ AIRAC.21/2007/QĐ-BGTVT