Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 511 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
181 | Người giải quyết khiếu nại | là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. | 04/2005/NĐ-CP |
182 | Người giải quyết tố cáo | là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. | 04/2005/NĐ-CP |
183 | Người giám định | "(cg. giám định, giám định viên) người có chuyên môn sâu về một lĩnh vực, một vấn đề được các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trưng cầu để xem xét và đưa ra kết luận về những điểm nhất định cần làm rõ trong một vụ án hình sự, dân sự, tai nạn lao động mà việc quan sát xét hỏi một cách bình thường hoặc dựa vào các chứng cứ khác đã có chưa đủ để xác định sự thật. Người giám định từ chối kết luận mà không có lí do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự, bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Về hình sự, có những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định: nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội đối với sức khỏe của nạn nhân và mức bồi thường cho nạn nhân; tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo để xác định năng lực trách nhiệm hình sự nếu có sự nghi ngờ họ mắc bệnh tâm thần; tình trạng tâm thần của người làm chứng, người bị hại để xem xét khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn của họ (Điều 44 – Bộ luật tố tụng hình sự), vv. Về dân sự, nhiều việc cần trưng cầu người giám định như giám định vân tay, chữ kí, chứng từ, giám định kế toán, giám định hàng hóa… Các đương sự, những người có liên quan trong vụ kiện dân sự có thể đề nghị tòa án trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm sự vô tư, người giám định phải từ chối việc giám định hoặc sẽ bị thay trong một số trường hợp bản thân là người bị hại, là đương sự, là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, là người làm chứng, người phiên dịch trong vụ án, vv. (Điều 28 – Bộ luật tố tụng hình sự). (Xt. Kết luận giám định)." | Từ điển Luật học trang 341 |
184 | Người giám sát an toàn điện | là người có kiến thức về an toàn điện được chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác. | 12/2008/QĐ-BCT |
185 | Người giúp sức | Là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Theo Điều 17 – Bộ luật hình sự thì hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm. Người giúp sức, cũng như người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, đều là những người đồng phạm. Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trường hợp hình sự riêng cho người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó. | Từ điển Luật học trang 342 |
186 | Người gốc Việt | Người sinh ra ở nước ngoài, mang quốc tịch của nước ngoài, nhưng có bố đẻ hoặc mẹ đẻ, hoặc cả bố mẹ đẻ, hoặc ông bà, tổ tiên đều là người Việt Nam. Người gốc Việt được chính phủ Việt Nam tạo điều kiện dễ dàng trong tìm hiểu, nghiên cứu cội nguồn dân tộc, dòng họ, quê hương và có những ưu tiên, ưu đãi nhất định khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 342 |
187 | Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài | là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. | 24/2008/QH12 |
188 | Người gửi hàng | là người ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức. | 125/2003/NĐ-CP |
189 | Người gửi tiền | là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. | 1160/2004/QĐ-NHNN |
190 | Người hành nghề chứng khoán | là người làm việc tại các vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong công ty chứng khoán và có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. | 27/2007/QĐ-BTC |
191 | Người hành nghề kinh doanh chứng khoán | là cá nhân được ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép tham gia các hoạt động kinh doanh chứng khoán. | 48/1998/NĐ-CP |
192 | Người học nghiện ma túy | là người học sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. | 48/2006/QĐ-BGDĐT |
193 | Người khai hải quan | bao gồm chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải uỷ quyền | 29/2001/QH10 |
194 | Người khiếu nại | là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. | 44/2005/QĐ-BYT |
195 | Người khởi tạo | là bên, hoặc người đại diện của bên đó, đã tạo ra hoặc gửi đi chứng từ điện tử trước khi lưu trữ nó. Người khởi tạo không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử. | 57/2006/NĐ-CP |
196 | Người khởi tạo thông điệp dữ liệu | là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một thông điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu đó được lưu giữ nhưng không bao hàm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu. | 51/2005/QH11 |
197 | Người không có nơi cư trú nhất định | "là người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú và thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định; người có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nhưng không sinh sống tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định." | 43/2005/NĐ-CP |
198 | Người không cư trú | "là các đối tượng không được quy định là người cư trú. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây: a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế); c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam; d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài; đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này; e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ; g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài; h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam." | 28/2005/PL-UBTVQH11 |
199 | Người không được quyền hưởng di sản | "Người thuộc diện thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật nhưng không xứng đáng được hưởng phần thừa kế, quy định tại Điều 646 – Bộ luật dân sự: 1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hoặc hành hạ, ngược đãi, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản. 2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản (như cha mẹ không nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động để nuôi mình; con không nuôi dưỡng cha mẹ; ông bà không nuôi dưỡng cháu chưa thành niên không còn cha mẹ; cháu đã thành niên không nuôi dưỡng ông, bà trong trường hợp ông, bà không còn con). 3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. 4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Tuy nhiên, người đó vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Việc không cho hưởng di sản được giải quyết sau khi mở thừa kế. Trong trường hợp có tranh chấp thì do tòa án xét xử." | Từ điển Luật học trang 343 |
200 | Người không quốc tịch | là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài. | 68/2002/NĐ-CP |