Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 166 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
81Miễn bồi thườngViệc bên vi phạm pháp luật không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Việc miễn bồi thường thiệt hại vì một lí do nào đó phải được người bị thiệt hại đồng ý hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định miễn bồi thường thiệt hại. Trong vụ án hình sự, miễn bồi thường là không buộc người bị kết án hoặc bị đơn dân sự phải bồi thường những thiệt hại do tội phạm gây ra. Việc miễn bồi thường thiệt hại do tòa án quyết định theo yêu cầu hoặc được sự đồng ý của người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự. Người bị kết án hoặc bị đơn dân sự có thể được miễn bồi thường toàn bộ hay một phần thiệt hại do tội phạm gây ra. Những người được miễn trách nhiệm hình sự không phải là đương nhiên được miễn bồi thường thiệt hại, mà tùy từng trường hợp họ có thể được miễn hoặc phải bồi thường thiệt hại.Từ điển Luật học trang 304
82Miễn chấp hành hình phạtKhông buộc người phạm tội bị kết án phải chấp hành hình phạt đã tuyên nhưng chưa chấp hành. Thể hiện chính sách nhân đạo và để khuyến khích những người bị kết án cải tạo tốt, Bộ luật hình sự đã quy định: đối với người bị kết án chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì theo đề nghị của viện kiểm sát, tòa án có thể miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (Khoản 2 – Điều 51). Thủ tục miễn chấp hành hình phạt được quy định tại Điều 238 – Bộ luật tố tụng hình sự.Từ điển Luật học trang 304
83Miễn hình phạtTrường hợp phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được tòa án cho hưởng khoan hồng đặc biệt, không phải chịu hình phạt (Khoản 2 – Điều 48 – Bộ luật hình sự): “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nói ở Điều 38, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự” (Xt. Miễn trách nhiệm hình sự).Từ điển Luật học trang 304
84Miễn làm nghĩa vụ quân sựViệc cho những nam công dân, đang ở trong độ tuổi phải làm nghĩa vụ quân sự không phải làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ hay ngạch dự bị. Theo Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do bộ trưởng Bộ y tế và bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự.Từ điển Luật học trang 304
85Miễn nhiệmQuyết định cho một người thôi giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo yêu cầu chung hoặc theo người hữu quan đề nghị với lí do chính đáng. Điều 28 – Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 1994 quy định: “Đại biểu hội đồng nhân dân có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lí do sức khỏe hoặc vì lí do khác. Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xét và quyết định”. Miễn nhiệm được áp dụng đối với người được bầu, được cử hoặc bổ nhiệm. Thẩm quyền, trình tự miễn nhiệm được quyết định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức cơ quan nhà nước, công chức.Từ điển Luật học trang 305
86Miễn nhiệmlà việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.22/2008/QH12
87Miễn saiĐược miễn không phải đóng thuế thân dưới chế độ phong kiến, thực dân. Theo dụ ngày 14.8.1898 của vua Thành Thái thì các chánh tổng, phó tổng, lí trưởng, phó lí tại chức, thông lại, thơ lại, đội trưởng, lính lệ, lính trạm, lính thợ, lính khối xanh, lính thủy, ấm sinh, học sinh, tuần phu được Bộ lại xét và công nhận miễn sai tùy theo thâm niên và cống hiến. Đến năm 1942, các phó lí không được nằm trong diện xét miễn sai.Từ điển Luật học trang 305
88Miễn thi hành án"là trường hợp người phải thi hành khoản tiền phạt, án phí theo bản án, quyết định của Toà án nhưng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định và hướng dẫn của Thông tư này nên được Toà án có thẩm quyền quyết định miễn thi hành toàn bộ tiền phạt, án phí hoặc phần tiền phạt, án phí còn lại;"02/2005/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC
89Miễn tốLà một trong những hình thức kết thúc vụ án ở một giai đoạn tố tụng khi có những căn cứ luật định bằng cách quyết định thôi không truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.Từ điển Luật học trang 305
90Miễn trách nhiệm hình sựCho bị can, bị cáo không phải chiu trách nhiệm hình sự, theo Khoản 1 – Điều 48 – Bộ luật hình sự: - Nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. - Nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.Từ điển Luật học trang 305
91Miễn trừLà văn bản do Cục Hàng không Việt Nam ban hành cho phép một cá nhân, tàu bay hoặc tổ chức được miễn áp dụng một hoặc một số yêu cầu của Quy chế này khi xét thấy việc miễn trừ đó có thể duy trì được mức độ an toàn tương ứng vì lợi ích công cộng và bảo đảm an toàn hàng không.10/2008/QĐ-BGTVT
92Miễn trừ nghị viênQuyền bất khả xâm phạm về thân thể của nghị sĩ trong nhiệm kì: không bị bắt, không bị giam giữ, không bị truy tố nếu không có sự đồng ý của Nghị viện trừ trường hợp phạm tội quả tang. Từ này ít dùng ở Việt Nam, nhưng quyền trên có được quy định trong hiến pháp. Điều 40 – Hiến pháp năm 1946: “Nếu chưa được nghị viện nhân dân đồng ý, hay trong lúc nghị viện không họp mà chưa được Ban thường vụ đồng ý thì Chính phủ không được bắt giam và xét xử những nghị viên. Nghị viên không bị truy tố về lời nói hay biểu quyết trong nghị viện. Trong trường hợp phạm pháp quả tang. Chính phủ có thể bắt giam nghị viên ngay nhưng chậm nhất là 24 giờ phải thông tri cho Ban thường vụ. Ban thường vụ hoặc Nghị viện sẽ quyết định”. Điều 99 – Hiến pháp năm 1992 quy định: “Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp nếu không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội. Nếu vi phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định”.Từ điển Luật học trang 305
93Miễn trừ ngoại giao"Quyền bất khả xâm phạm về một số đối tượng và quyền được miễn làm một số nghĩa vụ mà nước chủ nhà dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, các viên chức ngoại giao, nhân viên các cơ quan ngoại giao đóng tại nước mình (quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao): - Cơ quan đại diện ngoại giao có quyền bất khả xâm phạm về trụ sở, về hồ sơ lưu trữ, về thư tín ngoại giao, có quyền tự do liên lạc bằng các phương tiện hợp pháp của nước mình, được miễn thuế (tất cả các thứ thuế và lệ phí trừ tiền trả cho các dịch vụ cụ thể) (Điều 20 – 28 Công ước Viên năm 1961). - Viên chức ngoại giao có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nhà ở, thư tín, tài liệu, phương tiện đi lại, có quyền tự do đi lại trừ những vùng lãnh thổ có quy định riêng về lí do an ninh, bí mật quốc gia, được miễn thuế… (Điều 29 – 35 – Công ước Viên năm 1961). - Thành viên gia đình viên chức ngoại giao cũng được hưởng các quyền trên. Nhân viên hành chính, kĩ thuật của cơ quan ngoại giao và thành viên thành viên gia đình được các quyền trên nhưng hẹp hơn (Điều 37 – Công ước viên năm 1961). Các quyền trên đây được ghi trong pháp luật của Nhà nước Việt Nam; Pháp lệnh về hải quan năm 1990; Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện quốc tế tại Việt Nam năm 1993…"Từ điển Luật học trang 306
94Miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế(gọi tắt là miễn trừ quốc gia), xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế “chủ quyền quốc gia”. Trên cơ sở bình đẳng giữa các quốc gia thì mỗi một quốc gia không thể thực hiện quyền lực của mình trong quan hệ với quốc gia khác: “Không ai có quyền lực đối với người ngang hàng với mình”, vì vậy các cơ quan và tài sản của một nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ. Trong lí luận cũng như trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thường nói đến các dạng miễn trừ quốc gia, chủ yếu là miễn trừ tư pháp. Miễn trừ quốc gia tư pháp được thể hiện ở chỗ một quốc gia không thể là bị đơn trước tòa của một quốc gia khác, tài sản của quốc gia đó không thể là đối tượng để đảm bảo vụ kiện, vd. không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế như trưng thu, trưng dụng, tạm giữ, vv. để giữ tàu bè của một quốc gia nhằm mục đích thực hiện các biện pháp sơ bộ để giải quyết vụ kiện hoặc để thi hành một bản án của tòa án, một quyết định của trọng tài. Tuy nhiên, nguyên tắc miễn trừ quốc gia không loại trừ trường hợp quốc gia đứng tư cách nguyên đơn trong một vụ kiện tại tòa án của một quốc gia khác. Nguyên tắc miễn trừ quốc gia được ghi nhận trong pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 84 – Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989: “Vụ án dân sự có liên quan đến nhà nước nước ngoài được hưởng quy chế ngoại giao được giải quyết bằng con đường hưởng quy chế ngoại giao đồng ý tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam”.Từ điển Luật học trang 306
95Miễn trừ tư pháp"Nguyên tắc của luật quốc tế hình thành trên cơ sở bình đẳng chủ quyền quốc gia. Khác với các thể nhân và pháp nhân, quốc gia là một thực thể có chủ quyền, do đó khi tham gia vào các quan hệ dân sự, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Điều đó có nghĩa là một quốc gia không phải chịu sự tài phán của quốc gia khác. Quốc gia không thể bị gọi ra trước tòa án của một quốc gia khác với tư cách là bị đơn nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia đó. Về nội dung, quyền miễn trừ tư pháp bao gồm: miễn trừ xét xử của tòa án nước ngoài; miễn trừ đảm bảo sơ bộ án và miễn trừ khỏi việc thi hành cưỡng chế các bản án của tòa án nước ngoài và các quyết định của trọng tài nước ngoài. Quyền miễn trừ tư pháp còn được áp dụng đối với những người có chức phận ngoại giao. Tuy nhiên, theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao thì những người sau không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong các trường hợp như: các vụ kiện về tài sản, liên quan tới bất động sản của cá nhân nằm trên lãnh thổ của nước sở tại, nếu viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không nhân danh nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện; một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh nước cử đi; một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ. Việt Nam là thành viên của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao từ năm 1980 và đã kí kết nhiều hiệp định lãnh sự với các nước hữu quan trong đó có nhiều quy phạm đề cập đến vấn đề miễn trừ tư pháp."Từ điển Luật học trang 307
96Minh bạch tài sản, thu nhậplà việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận.55/2005/QH11
97Minh oanViệc tòa án công bố bằng bản án người trước đây đã bị buộc tội hoặc đã bị xử phạt là người không có tội. Người được minh oan phải được trả lại tự do ngay sau khi bản án minh oan được công bố, nếu không bị tạm giam hoặc giam giữ vì một tội khác. Mọi quyền lợi của người bị kết tội oan phải được khôi phục đầy đủ. Nếu người bị kết tội oan đã chết thì việc công bố bản án minh oan vẫn phải tiến hành và trả lại mọi tài sản của người đó cho thân nhân họ nếu có sự việc xử lí tài sản khi họ bị kết tội.Từ điển Luật học trang 308
98MM(Middle Marker): Đài chỉ mốc vô tuyến giữa.14/2007/QĐ-BGTVT
99là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.75/2006/QH11
100Mô đun chương trìnhlà một phần của chương trình được viết và kiểm tra riêng biệt, sau đó được tổ hợp với các mô đun khác để tạo thành chương trình hoàn chỉnh.1630/2003/QĐ-NHNN