Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 166 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
41Mạng viễn thông cố định hàng khônglà hệ thống toàn cầu các mạng viễn thông cố định hàng không, thuộc dịch vụ thông tin cố định hàng không, để trao đổi điện văn, dữ liệu kỹ thuật số giữa các đài cố định hàng không có cùng hoặc tương thích về đặc tính thông tin.14/2007/QĐ-BGTVT
42Mạng viễn thông cố định hàng không (AFTNHệ thống viễn thông toàn cầu cung cấp một phần dịch vụ thông tin hàng không cố định bao gồm việc trao đổi các điện văn hoặc các dữ liệu giữa các trạm thông tin mặt đất với nhau.12/2007/QĐ-BGTVT
43Mặt chủ quan của tội phạmBiểu hiện trạng thái tâm lí của chủ thể đối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra. Những dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: dấu hiệu lỗi, dấu hiệu động cơ, dấu hiệu mục đích.Từ điển Luật học trang 301
44Mắt cualà chồi ngủ nằm ở gốc cành, đây chính là mắt sinh ra thế hệ sau của cành giống.05/2000/QĐ-BNN-KHCN
45Mật độ xây dựnglà tỷ số của diện tích xây dựng công trình trên diện tích lô đất (%): Diện tích xây dựng công trình (m2) nhân (x) với 100% chia (:) cho Diện tích lô đất (m2)26/2004/QĐ-BXD
46Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) của một khu vực đô thịLà tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).04/2008/QĐ-BXD
47Mật độ xây dựng thuần (net-tô)Là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngòai trời (trừ sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất), bể cảnh…).04/2008/QĐ-BXD
48Mặt khách quan của tội phạmBiểu hiện bên ngoài của tội phạm tác động, gây thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ. Những dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm gồm: - Hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội. - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả gây ra. - Phương pháp, phương tiện, công cụ, thủ đoạn để thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Thời gian, không gian nơi xảy ra hành vi nguy hiểm cho xã hội.Từ điển Luật học trang 301
49Mật mãlà quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin với mục đích giữ bí mật nội dung thông tin đó.73/2007/NĐ-CP
50Mật mã dân sựlà mật mã dùng đề bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.73/2007/NĐ-CP
51Mất năng lực hành vi dân sựLà trường hợp một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.33/2005/QH11
52Mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sảnlà vùng nước biển được quy hoạch để nuôi trồng thuỷ sản17/2003/QH11
53Mặt trận dân chủ Đông Dương"Tổ chức tập hợp các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các đoàn thể, các nhóm chính trị tán thành cải cách dân chủ và tiến bộ. Mặt trận dân chủ Đông Dương do hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 7.1936 chủ trương thành lập nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, tay sai của chủ nghĩa phát xít, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình; lợi dụng khả năng hoạt động hợp pháp và bán hợp pháp để tuyên truyền tổ chức quần chúng; củng cố, phát triển tổ chức của Đảng và Mặt trận dân chủ, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng. Lúc mới thành lập, Mặt trận có tên gọi là Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương."Từ điển Luật học trang 301
54Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam"Tổ chức tập hợp các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo, các giới toàn Miền Nam nhằm đấu tranh đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai; xây dựng Miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 20.12.1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh."Từ điển Luật học trang 302
55Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương"Tổ chức tập hợp các giai cấp, các đảng phái, trong đó lực lượng chính là công nhân và nông dân, liên minh hoặc trung lập giai cấp tư bản bản xứ và trung; tiểu địa chủ dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương do Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11.1939 họp tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định chủ trương thành lập dựa trên sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” đề ra chính sách chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi và tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày để tập trung lực lượng đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai."Từ điển Luật học trang 302
56Mặt trận nhân dân phản đế Đông DươngTên gọi ban đầu của Mặt trận dân chủ Đông Dương.Từ điển Luật học trang 302
57Mặt trận thống nhất dân chủ Đông DươngX. Mặt trận dân chủ Đông Dương.Từ điển Luật học trang 302
58Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"Tổ chức liên minh chính trị rộng lớn nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ; nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp, pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước (Điều 9 – Hiến pháp năm 1992). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên trên cơ sở hiệp thương dân chủ, hợp tác, bình đẳng, đoàn kết chân thành và tôn trọng lẫn nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Ở mỗi cấp Mặt trận Tổ quốc, Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo thông qua việc trình bày các chủ trương đường lối chính sách để hiệp thương cùng tổ chức thực hiện đồng thời lắng nghe ý kiến phản ánh và kiến nghị của các tổ chức thành viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với nhà nước trên cơ sở hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau trong việc thực hiện trách nhiệm và quyền han của mình theo quy định của hiến pháp, pháp luật."Từ điển Luật học trang 302
59Mặt trận Việt minh(tên gọi tắt của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh), tổ chức liên minh các lực lượng chống đế quốc do Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng năm 1941 chủ trương thành lập nhằm mục tiêu trọng tâm là giải phóng dân tộc, khởi nghĩa vũ trang từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Chương trình Việt Minh phù hợp với nguyện vọng giành độc lập, tự do của nhân dân ta, do đó được mọi người Việt Nam hoan nghênh và ra sức phấn đấu để thực hiện. Vì vậy, Việt Minh phát triển rất nhanh chóng.Từ điển Luật học trang 303
60Mẫu ban đầulà phần nhỏ nhất có thể lấy ra từ mỗi đơn vị bao gói.18/2004/QĐ-BTS