Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 235 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
141Lớp lótlà các lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành bao quanh ô chôn lấp chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nước rác vào tầng nước ngầm.01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD
142Lớp thanlà đơn vị không gian chứa than nhỏ nhất tạo nên vỉa than, gồm toàn vật chất than và các chất vô cơ lẫn trong than không thể tách ra khỏi lớp than, được thành tạo từ các vật liệu ban đầu tạo than, tích tụ và biến đổi thành than trong cùng môi trường địa chất.25/2007/QĐ-BTNMT
143LPGlà khí dầu mỏ hoá lỏng.28/2006/QĐ-BCN
144là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống.08/2006/NĐ-CP
145Lữ hànhlà việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.44/2005/QH11
146Lũ lên (hoặc xuống) nhanhLũ được coi là lên (hoặc xuống) nhanh khi cường suất lũ lên (hoặc xuống) vượt quá cường suất lũ lên (hoặc xuống) trung bình nhiều năm tại trạm đang xét.18/2008/QĐ-BTNMT
147Lũ quétlà lũ xảy ra ở miền núi khi có mưa với cường độ lớn tạo dòng chảy xiết, sức tàn phá lớn và xảy ra bất ngờ.08/2006/NĐ-CP
148Lựa chọn nhà đầu tưlà quá trình đấu thầu hoặc chỉ định thầu để xác định nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và có đề xuất về mặt kỹ thuật, về mặt tài chính là khả thi và hiệu quả nhất để thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất.03/2009/TT-BKH
149Lừa đảoDùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, dùng mọi phương pháp giấu diếm nội dung, nói sai sự thật làm cho người có tài sản hoặc có trách nhiệm về tài sản vì tin nhầm, tưởng giả là thật, tưởng kẻ gian là người ngay nên đã giao tài sản cho kẻ lừa đảo mà không hay biết. Bộ luật hình sự phân biệt hai tội danh: - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134). - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân (Điều 157). Trừ khách thể bị xâm phạm có khác nhau (một bên là tài sản xã hội chủ nghĩa, một bên là tài sản của công dân) còn các dấu hiệu của hai tội phạm này về mặt khách quan, chủ thể và chủ quan cũng như tình tiết tăng nặng chuyển khung đều giống nhau. Về hình phạt có khác nhau về mức tối thiểu: nếu là tài sản của công dân thì nhẹ nhất là 3 tháng tù, nếu là tài sản xã hội chủ nghĩa thì nhẹ nhất là 6 tháng tù, còn mức hình phạt cao nhất đều là tử hình.Từ điển Luật học trang 299
150Luân chuyển cán bộ, công chứclà việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.22/2008/QH12
151Luân kỳ khai thác gỗ, lâm sảnlà khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác chính kế tiếp nhau.40/2005/QĐ-BNN
152Luận tội"Lời trình bày của kiểm sát viên sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa hình sự, chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa. Theo Điều 191 – Bộ luật tố tụng hình sự, kiểm sát viên có thể đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị hội đồng xét xử tuyên bố không có tội. Luận tội là một phần của giai đoạn tranh luận tại phiên tòa. Để tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, Điều 191 – Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa, cụ thể là sau khi kiểm sát viên luận tội: - Bị cáo được quyền trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo, bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. - Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Điều 192 – Bộ luật tố tụng hình sự quy định về quyền đối đáp của những người tham gia tranh luận tại phiên tòa"Từ điển Luật học trang 282
153Luật1. Theo nghĩa hẹp: luật là một quy phạm hoặc hệ thống quy phạm có giá trị sau Hiến pháp do Quốc hội biểu quyết thông qua để cụ thể hóa một vấn đề của Hiến pháp hay để quy định một vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội (Điều 84 – Hiến pháp năm 1992). Văn bản như trên kèm tên về nội dung của văn bản (cũng gọi là đạo luật), vd. Luật quốc tịch, Luật đất đai… Một ngành luật trong hệ thống pháp luật của một nước, vd. Luật hình sự Việt Nam. Khoa học về một ngành luật, môn học, vd. Luật hành chính, Luật dân sự. 2. Theo nghĩa rộng: luật là tất cả mọi quy tắc, bao gồm cả pháp luật, pháp quy, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra.Từ điển Luật học trang 282
154LuậtLà văn bản do Quốc hội ban hành để quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.17/2008/QH12
155Luật 10.59Đạo luật do chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành để trả thù, giết hại những người đã tham gia kháng chiến chống Pháp còn ở lại Miền Nam Việt Nam sau khi Miền Nam được đặt dưới quyền quản lí tạm thời của Pháp theo Hiệp định Giơnevơ 1954 về đình chỉ chiến sự giữa Pháp và Việt Nam. Luật 10.59 được ban hành còn nhằm mục đích là chia cắt vĩnh viễn Việt Nam. Dựa vào Luật 10.59 chính quyền Ngô Đình Diệm đã mở những đợt “tố cộng”, “diệt cộng” lê máy chém khắp nơi khủng bố những người kháng chiến cũ và còn nhằm đàn áp tất cả những ai chống lại chế độ độc tài, gia đình trị của họ Ngô. Luật 10.59 đã khơi sâu lòng căm thù của nhân dân lao động, sự bất mãn của quan chức, quân đội ngụy quyền và dẫn đến hậu quả là anh em Ngô Đình Diệm đã bị chính quân đội của y làm đảo chính và giết chết vào tháng 11.1961.Từ điển Luật học trang 291
156Luật bảo vệ môi trườngVăn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27.12.1993 gồm 7 chương, 55 điều để điều chỉnh các hoạt động của nhà nước, của xã hội và của công dân trong việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam, tức là bảo vệ các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất bao quanh con người, nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là nghĩa vụ trách nhiệm của toàn Đảng và toàn dân. Luật bảo vệ môi trường góp phần nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang và mọi công dân trong việc bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu dài của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.Từ điển Luật học trang 282
157Luật bảo vệ và phát triển rừng"Đạo luật quy định việc quản lí, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng do Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 12.8.1991, gồm 9 chương, 54 điều: những quy định chung; quản lí nhà nước về rừng và đất trồng rừng; bảo vệ rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng và đất trồng rừng; quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng; quan hệ và hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng; tổ chức kiểm lâm; khen thưởng và xử lí vi phạm; điều khoản cuối cùng"Từ điển Luật học trang 283
158Luật biển quốc tếNgành luật thuộc công pháp quốc tế, bao gồm những quy phạm pháp lí về chế độ pháp lí đối với các vùng biển, thềm lục địa, đáy biển, sử dụng biển, môi trường biển, quan hệ giữa các chủ thể pháp luật quốc tế trong việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển cả, thềm lục địa và đáy biển, giao thông, vận tải trên biển, vv. cũng như việc bảo vệ môi trường sinh thái của biển. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 quy định chế độ pháp lí ở các vùng biển, thềm lục địa, đáy biển, các hải đảo, vv. và việc sử dụng, bảo vệ các vùng biển, thềm lục địa, hải đảo giữa các chủ thể pháp luật quốc tế. Ngày 12.11.1982 chính phủ Việt Nam đã ra tuyên bố tham gia Công ước quốc tế về luật biển và ngày 23.6.1994 Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn.Từ điển Luật học trang 283
159Luật công"(cg. công pháp). Các nhà luật học phương Tây và nhiều nước khác đã căn cứ vào nội dung của hai loại định chế pháp lí: định chế luật công hay định chế công pháp (institutions publiques) và định chế luật tư hay định chế tư pháp (institutions privées) để phân loại các môn luật học ra làm hai ngành. Một ngành mệnh danh là luật công hoặc công pháp (droit public) một ngành mệnh danh là luật tư hoặc tư pháp (droit privé). Ngành luật công bao gồm tất cả các môn luật học liên quan đến cách tổ chức nội bộ của quốc gia, đến quan hệ giữa quốc gia với tư nhân, hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác. Ngành luật công gồm có môn hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật kinh tế, tài chính, công pháp quốc tế… Một số nước khác lại quan niệm tất cả các môn luật đều là luật công, không có khái niệm ngành luật tư, bởi vì tất cả các môn luật hình thành nền pháp chế của một nước đều do nhà nước ban hành, bảo vệ lợi ích của cả quốc gia, xã hội và công dân; trong mọi quan hệ giữa các công dân với nhau đều tồn tại lợi ích của nhà nước."Từ điển Luật học trang 283
160Luật công đoàn"Đạo luật quy định vị trí pháp lí của công đoàn; quyền thành lập và gia nhập công đoàn của người lao động trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội; tư cách đại diện của công đoàn trong các quan hệ pháp luật; quyền và nghĩa vụ của công đoàn trong quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Luật công đoàn cũng quy định nghĩa vụ của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công đoàn. Luật công đoàn do Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 30.6.1990, gồm 4 chương, 19 điều với những nội dung sau đây: những quy định chung; quyền và trách nhiệm của công đoàn; những bảo đảm hoạt động của công đoàn; điều khoản cuối cùng."Từ điển Luật học trang 284