Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 235 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
81 | Liên bang Đông Dương | "Hình thức tổ chức chính quyền của thực dân Pháp đối với các nước trên bán đảo Đông Dương; thành lập theo Sắc lệnh ngày 17.10.1887 của tổng thống Pháp, lúc đầu gồm Việt Nam và Campuchia. Việt Nam là một nước nhưng bị chia cắt thành ba kì với hai chế độ cai trị khác nhau. Nam Kỳ là đất thuộc địa đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của chính quyền Pháp do một thống đốc người Pháp đứng đầu. Bắc Kỳ và Trung Kỳ về danh nghĩa đặt dưới quyền cai trị của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam và dưới quyền “bảo hộ” của người Pháp nhưng thực chất cũng là thuộc địa. Đứng đầu Trung Kỳ, Bắc Kỳ là tổng trú sứ lưỡng kì (hai kì) nhưng về sau có khâm sứ và thống sứ ở Bắc Kỳ. Campuchia cũng bị đặt dưới sự cai trị trực tiếp của viên khâm sứ người Pháp, theo chế độ “bảo hộ”. Về sau, theo Sắc lệnh ngày 19.4.1899, Lào cũng bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương, về danh nghĩa là theo chế độ bảo hộ nhưng thực chất là thuộc quyền cai trị trực tiếp của chính quyền thực dân Pháp. Theo sắc lệnh ngày 20.10.1911 của tổng thống Pháp, Liên bang Đông Dương trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa của Pháp và do Toàn quyền Đông Dương người Pháp đứng đầu." | Từ điển Luật học trang 277 |
82 | Liên can | Người tham gia vào một vụ án cùng với người khác. Người liên can có thể là người đồng phạm với tư cách là người tổ chức, người xúi dục, người thực hiện, người giúp đỡ, người che giấu trong các vụ phạm tội. | Từ điển Luật học trang 277 |
83 | Liên đoàn các nước Arập | (A. Arabian League) là một tổ chức liên chính phủ khu vực, được thành lập năm 1945 với mục đích củng cố các mối quan hệ và sự hợp tác toàn diện giữa các nước thành viên, phối hợp hoạt động chung trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Liên đoàn các nước Arập hiện nay có 22 quốc gia thành viên. Bộ máy của Liên đoàn các nước Arập gồm có: 1. Hội đồng là cơ quan lãnh đạo cao nhất. 2. Ban tổng thư kí do tổng thư kí đứng đầu là cơ quan hoạt động thường trực. 3. Các cơ quan quân sự. 4. Hội đồng phòng thủ chung. 5. Ủy ban quân sự thường trực 6. Hội nghị tư vấn 7. Ban thư kí quân sự thường trực Trước đây trụ sở chính của ban thư kí Liên đoàn các nước Arập đặt tại Cairô (Ai Cập), nay đặt tại Tuyni (Tuynidi). | Từ điển Luật học trang 277 |
84 | Liên đới chịu trách nhiệm | (cg. trách nhiệm liên đới) là việc những người mà căn cứ vào nghĩa vụ trách nhiệm, do pháp luật quy định hoặc do có sự cam kết với nhau bằng văn bản, cùng chịu trách nhiệm về hình sự hoặc về dân sự, hoặc về kinh tế, hoặc về lao động, hoặc về hành chính. Vd. trong lĩnh vực hình sự mỗi người đồng phạm đã cùng nhau thực hiện một tội phạm đều phải chịu trách nhiệm liên đới: trả toàn bộ tiền, bồi thường và chịu mọi phí tổn, lệ phí về vụ án, sau đó được quyền đòi các người khác không có khả năng thanh toán trả lại cho mình số tiền mà mình đã bỏ ra thay họ… | Từ điển Luật học trang 278 |
85 | Liên hiệp hợp tác xã | Tổ chức kinh tế do các hợp tác xã tự nguyện thành lập, hoạt động theo các nguyên tắc của hợp tác xã, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các hợp tác xã thành viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khác của hợp tác xã thành viên. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của liên hiệp hợp tác xã được quy định trong điều lệ liên hiệp hợp tác xã do đại hội các thành viên thông qua. Việc thành lập, đăng kí kinh doanh, tổ chức và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. | Từ điển Luật học trang 278 |
86 | Liên hợp quốc | "(A. Organisation Nation Union, viết tắt ONU), tổ chức quốc tế được thành lập sau Chiến tranh thế giới II, thay thế cho Hội quốc liên ra đời năm 1920. Liên hợp quốc lấy ngày 20.10 là Ngày hiến chương Liên hợp quốc (có hiệu lực từ ngày 20.10.1945) làm ngày kỉ niệm thành lập hàng năm của tổ chức. Đến năm 1995 đã có 186 nước là thành viên của Liên hợp quốc. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977. Liên hợp quốc được thành lập nhằm các mục đích: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia. Liên hợp quốc hoạt động theo nguyên tắc: 1. Bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả quốc gia thành viên. 2. Các quốc gia thành viên phải làm tròn nhiệm vụ mà họ đảm nhận theo theo Hiến chương Liên hợp quốc. 3. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. 4. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 5. Các thành viên phải giúp đỡ Liên hợp quốc trong mọi hành động theo đúng Hiến chương và không giúp đỡ bất cứ một quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc cưỡng chế. 6. Liên hợp quốc đảm bảo để các nước không phải là thành viên Liên hợp quốc cùng hành động theo các nguyên tắc này vì đó là điều cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. 7. Liên hợp quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. Các cơ quan chính của Liên hợp quốc là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế, Ban thư kí. Liên hợp quốc có các tổ chức chuyên môn: Tổ chức lao động quốc tế; Tổ chức hàng hải quốc tế; Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế; Liên minh bưu chính thế giới; Liên minh viễn thông quốc tế; Tổ chức khí tượng thế giới; Tổ chức y tế thế giới; Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên hợp quốc; Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới; Tổ chức nông nghiệp Liên hợp quốc; Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế; Quỹ tiền tệ quốc tế; Nghiệp đoàn tài chính quốc tế; Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế; Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc; Hội phát triển quốc tế. Trong những năm 1950 Liên hợp quốc bị các nước Mĩ, Anh, Pháp thao túng. Sau những năm 1950, do sự lớn mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là kể từ khi chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ, bắt đầu bằng sự thất bại của thực dân Pháp ở Việt Nam (1954) nhiều nước vốn là thuộc địa cũ đã tự giải phóng và được kết nạp làm thành viên Liên hợp quốc, do đó vai trò và tác dụng của Liên hợp quốc đã được phát huy hơn trước. Hiện nay đang có phong trào đòi cải tổ Liên hợp quốc theo hướng dân chủ hóa để đảm bảo quyền và quyền lợi của đại đa số thành viên của tổ chức này." | Từ điển Luật học trang 278 |
87 | Liên kết đào tạo | là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. | 42/2008/QĐ-BGDĐT |
88 | Liên kết độc quyền về giá | là thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ấn định một mức giá để chiếm lĩnh thị trường, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. | 40/2002/PL-UBTVQH10 |
89 | Liên kết GDQP-AN | Là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện chương trình GDQP-AN, công nhận kết quả học tập hoặc cấp chứng chỉ GDQP-AN của các cơ sở giáo dục đại học. | 57/2008/QĐ-BGDĐT |
90 | Liên lạc chiều địa - không | là liên lạc một chiều từ các đài hoặc điểm trên mặt đất với các tầu bay. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
91 | Liên lạc chiều không - dịa | là liên lạc một chiều từ các tầu bay với các đài hoặc điểm trên mặt đất. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
92 | Liên lạc chiều không - địa | là liên lạc một chiều từ tàu bay tới đài hoặc điểm trên mặt đất. | 32/2007/QĐ-BGTVT |
93 | Liên lạc dữ liệu | là liên lạc sử dụng cho trao đổi điện văn qua đường truyền dữ liệu. | 32/2007/QĐ-BGTVT |
94 | Liên lạc đường truyền dữ liệu giữa người lái và kiểm soát viên không lưu | là liên lạc giữa người lái và kiểm soát viên không lưu, sử dụng đường truyền dữ liệu cho liên lạc kiểm soát không lưu (ATC). | 63/2005/QĐ-BGTVT |
95 | Liên lạc đường tuyến dữ liệu | là liên lạc sử dụng cho trao đổi các điện văn qua đường truyền dữ liệu. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
96 | Liên lạc không - địa | là liên lạc hai chiều giữa các tàu bay với các đài hoặc các địa điểm trên mặt đất. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
97 | Liên minh hợp tác xã | Tổ chức phi chính phủ do các hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã tự nguyện thành lập, có chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên, tuyên truyền, vận động, phát triển hợp tác xã, tư vấn, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các thành viên, đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt động phối hợp giữa các thành viên trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Có hai loại liên minh hợp tác xã: liên minh hợp tác xã theo ngành và liên minh của tất cả các hợp tác xã thuộc các ngành kinh tế. Liên minh hợp tác xã được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, tên gọi và tài chính của liên minh hợp tác xã do điều lệ của Liên minh hợp tác xã quy định. | Từ điển Luật học trang 279 |
98 | Liên minh viễn thông quốc tế | "(A. International Telecommunication Union; viết tắt ITU), tổ chức liên chính phủ thành lập năm 1932. Năm 1947 trở thành cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Việt Nam là thành viên của Liên minh viễn thông quốc tế. Mục đích của Liên minh viễn thông quốc tế: 1. Điều chỉnh, phối hợp và kế hoạch hóa tất cả các hình thức viễn thông quốc tế (bao gồm cả liên lạc vô tuyến vũ trụ). 2. Duy trì và sử dụng hợp lí tất cả các hình thức viễn thông, tạo điều kiện để phát triển các phương tiện kĩ thuật. 3. Khai thác tốt nhất để nâng cao hiệu suất lao động viễn thông, tăng cường và mở rộng việc sử dụng viễn thông… Về bộ máy tổ chức: Hội nghị toàn thể là cơ quan cao nhất; Hội đồng hành chính đảm nhiệm chức năng hành chính của Liên minh viễn thông quốc tế trong thời gian giữa các kì họp của Hội nghị toàn thể. Liên minh viễn thông quốc tế có 4 cơ quan thường trực: Ủy ban quốc tế và đăng kí tần số; Ủy ban tư vấn quốc tế về vô tuyến điện; Ủy ban tư vấn quốc tế về điện báo, điện thoại và Ban tổng thư kí. Trụ sở của Liên minh viễn thông quốc tế đặt tại Giơnevơ (Thụy Sĩ)." | Từ điển Luật học trang 280 |
99 | Liên quan nhân quả | (cg. quan hệ nhân quả) là một khái niệm thuộc phạm trù pháp luật hình sự được dùng để mô tả, xem xét mối liên quan giữa nhân – nguyên nhân là hành vi phạm tội với quả – hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Giữa nguyên nhân với hậu quả có mối liên quan nhân quả khi đã khẳng định được rằng hậu quả xảy ra là sự kiện tất yếu không thể tránh khỏi. Một người bị phán xử là đã phạm tội khi giữa hành vi phạm tội do họ thực hiện với hậu quả xảy ra có mối liên quan (quan hệ) nhân quả. Nếu không có mối liên quan nhân quả, thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng có thể bị xử lí về kỉ luật hành chính hoặc nếu phải chịu trách nhiệm hình sự thì theo một tội khác. Vd. một quân nhân giữ gìn vũ khí không đúng quy định để một người khác sử dụng làm súng nổ chết người. Quân nhân đó sẽ bị kỉ luật về vi phạm các quy định về giữ gìn vũ khí. Người sử dụng súng làm súng nổ gây chết người sẽ bị truy tố, xét xử về tội vô ý làm chết người. | Từ điển Luật học trang 280 |
100 | Liều chiếu xạ | là đại lượng đo mức độ chiếu xạ. | 18/2008/QH12 |