Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 235 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
61Lệnh thanh toán giá trị thấplà Lệnh thanh toán Có với số tiền dưới mức quy đình về thanh toán giá trị cao.309/2002/QĐ-NHNN
62Lệnh thanh toán khẩnlà Lệnh thanh toán Có giá trị thấp nhưng được khách hàng yêu cầu chuyển khẩn.309/2002/QĐ-NHNN
63Lệnh thanh toán Nợlà Lệnh thanh toán của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận mở tại đơn vị nhận một khoản tiền xác định và ghi Có cho tài khoản của người phát lệnh mở tại đơn vị khởi tạo về khoản tiền đó.309/2002/QĐ-NHNN
64Lệnh ủy thác giao dịchlà yêu cầu bằng văn bản của khách hàng đối với thành viên kinh doanh thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch.158/2006/NĐ-CP
65Lệnh, quyết định của Chủ tịch nướcLà văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.17/2008/QH12
66Letter of Credit (L/C)Thư tín dụng44/2002/TTLT-BTC-BYT
67Lex foriThuật ngữ cổ La Mã trong tư pháp quốc tế, luật của tòa án thụ lí sự việc. Lex fori là nguyên tắc giải quyết khi có xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế, theo đó tòa án áp dụng pháp luật của nước mình để giải quyết những tranh chấp dân sự có nhân tố nước ngoài. Nguyên tắc này được ghi nhận trong pháp luật của mỗi nước và trong các điều ước quốc tế. Vd. Khoản 3 – Điều 22 – Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga: “Trong trường hợp nói ở các Khoản 1 và 2 trên đây, các cơ quan tư pháp của các nước kí kết chỉ áp dụng pháp luật của nước mình”.Từ điển Luật học trang 269
68Lex loci actusThuật ngữ cổ La Mã: nguyên tắc giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế. Theo nguyên tắc lex loci actus việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ pháp luật dân sự có nhân tố nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nơi thực hiện hành vi. Lex loci actus có ba dạng: 1. Lex loci contractus hoặc lex loci celebrationtis: luật của nơi kí kết hợp đồng. 2. Lex loci solutionis: luật của nơi thực hiện nghĩa vụ. 3. Lex loci regit actum: luật của nơi thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc lex loci actus được ghi nhận trong pháp luật của nhiều nước và trong các điều ước quốc tế. Điều 7 – Bộ luật dân sự Đức, Điều 17 – Bộ luật dân sự Italia năm 1942 quy định rằng người nước ngoài khi thực hiện hợp đồng về tài sản không thể viện cớ là do mình thiếu năng lực hành vi pháp lí trên cơ sở pháp luật của nước mình để trốn tránh nghĩa vụ hợp đồng. Nếu như người đó đủ năng lực hành vi theo pháp luật của nước kí kết hợp đồng.Từ điển Luật học trang 269
69Lex personalisThuật ngữ cổ La Mã trong tư pháp quốc tế: nguyên tắc giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong quan hệ pháp luật dân sự có nhân tố nước ngoài. Theo nguyên tắc lex personalis, pháp luật được áp dụng là pháp luật của nước mà đương sự có quốc tịch hoặc của nước mà họ có chỗ ở thường trú. Lex personalis thường được áp dụng để lựa chọn điều chỉnh các quan hệ dân sự như vấn đề phát sinh và đình chỉ năng lực pháp luật của cá nhân, năng lực hành vi, về quyền nhân thân của cá nhân như quyền đứng tên, quyền bảo vệ nhân phẩm, các vấn đề về kết hôn, li hôn, thừa kế tài sản. Khoản 1 – Điều 23 – Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí về dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên bang Nga quy định: “Việc kết hôn giữa công dân của nước bên kí kết này với công dân bên kí kết kia phải tuân theo những điều kiện kết hôn do pháp luật của nước kí kết mà họ là công dân quy định”.Từ điển Luật học trang 270
70Lex rei sitaeThuật ngữ La Mã trong tư pháp quốc tế: nguyên tắc theo đó quan hệ pháp luật về tài sản có nhân tố nước ngoài được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản, động sản, và bất động sản tọa lạc. Pháp luật của nước nơi có tài sản quy định cả những điều kiện phát sinh, chuyển nhượng và chấm dứt quyền tài sản. Nguyên tắc lex rei sitae được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và cả trong các điều ước quốc tế. Vd. Khoản 3 – Điều 32 – Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga quy định: “Đối với hình thức hợp đồng về bất động sản thì phải tuân theo pháp luật của nước kí kết nơi có bất động sản”. Theo thông lệ quốc tế, đối với các đồ vật riêng biệt, luật pháp của nước nơi có tài sản tọa lạc được áp dụng. Đối với một số động sản hữu hình như tàu biển, máy bay, hoặc đối với các tài sản vô hình như “trái quyền” không thể định rõ cư sở (domicile) các tài sản đó theo thông lệ quốc tế thì lấy luật pháp của nơi có “cư sở pháp định” là hải cảng, cảng hàng không, căn cứ tàu biển, máy bay hoặc cư sở của người thụ trái để áp dụng.Từ điển Luật học trang 270
71Lex societatisThuật ngữ tiếng La Mã trong tư pháp quốc tế: nguyên tắc về luật quốc tịch của pháp nhân, theo đó, quan hệ pháp luật dân sự có nhân tố nước ngoài với tư cách là một pháp nhân, được điều chỉnh theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch. Lex societatis được áp dụng để lựa chọn pháp luật điều chỉnh các vấn đề về quy chế pháp nhân (vấn đề tư cách pháp nhân của một tổ chức, phạm vi năng lực pháp luật, sự phát sinh và đình chỉ hoạt động của pháp nhân, vấn đề xác định pháp luật về thanh lí tài sản). Trong lí luận pháp lí và pháp luật của các nước có sự khác nhau về dấu hiệu xác định quốc tịch của pháp nhân. Ở các nước Châu Âu lục địa, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi mà pháp nhân có trụ sở chính. Ở các nước Trung Đông, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo địa điểm, nơi pháp nhân tiến hành hoạt động kinh doanh chủ yếu.Từ điển Luật học trang 271
72Lex voluntatis"Thuật ngữ La Mã trong tư pháp quốc tế: nguyên tắc lựa chọn luật theo ý của mình, tức là khi có xung đột pháp luật thì quan hệ pháp luật dân sự có nhân tố nước ngoài được điều chỉnh theo pháp luật của nước mà các bên kí kết hợp đồng lựa chọn. Theo lí luận và thực tiễn về tư pháp quốc tế, thì ý chí của các bên kí kết hợp đồng là căn cứ để giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật trong hợp đồng có nhân tố nước ngoài. Lex voluntatis được coi như một trong những nguyên tắc giải quyết việc xung đột pháp luật của một quốc gia như: Luật về pháp luật quốc tế của Nhật Bản năm 1898; Mục 7 – Bộ luật dân sự của Hi Lạp năm 1940; Điều 25 – Bộ luật dân sự Italia năm 1942; Điều 35 – Bộ luật dân sự Ai Cập năm 1948; Điều 19 – Bộ luật dân sự Xyri năm 1949, vv."Từ điển Luật học trang 271
73Li hônSự chấm dứt quan hệ hôn nhân, do tòa án công nhận hoặc quyết định. Vợ hoặc chồng có thể xin li hôn. Tuy nhiên, nếu vợ đang có thai thì chồng chỉ có thể xin li hôn sau khi vợ đã sinh con được 1 năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin li hôn của người vợ (Điều 41 – Luật hôn nhân và gia đình ngày 2.12.1986). Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin li hôn, nếu hòa giải không thành và thấy rằng hai bên không còn tình yêu đối với nhau nữa, thì tòa án công nhận thuận tình li hôn. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin li hôn, nếu hòa giải không thành thì tòa xét xử. Nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không bảo đảm thì tòa án xử cho li hôn. Khi li hôn, việc chia tài sản do hai bên thỏa thuận và phải được tòa án công nhận. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tòa án quyết định. Về nguyên tắc, việc chia tài sản khi li hôn phải theo những quy định sau đây: - Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy. - Tài sản của vợ chồng được chia đôi nhưng có xem xét một cách hợp lí đến tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên. - Trong trường hợp vợ chồng còn sống chung với gia đình mà tài sản của bản thân vợ chồng không xác định đượ c thì vợ hoặc chồng được chia một phần tài sản trong số tài sản chung của gia đình, căn cứ vào công sức của người được chia đóng góp vào việc duy trì khối tài sản chung, cũng như vào đời sống chung của gia đình. Lao động trong gia đình được coi như lao động sản xuất. - Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp. Khi li hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình. Vợ chồng đã li hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền lợi đối với con chung. Việc giao con chưa thành niên cho ai nuôi dưỡng, trông nom, giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ, người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và đóng góp phí tổn nuôi dưỡng.Từ điển Luật học trang 275
74Lí luận về nhà nước và pháp luật"1. Hệ thống tri thức cơ bản về nhà nước: nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức của nhà nước (hình thức chính thể: quân chủ cộng hòa…; hình thức kết cấu: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang); các kiểu nhà nước (các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa) và về pháp luật: nguồn gốc, bản chất, vai trò của pháp luật, hình thức của pháp luật (pháp luật tập quán, pháp luật tiền lệ, văn bản pháp luật), các kiểu pháp luật (các pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa). Lí luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, xem xét nhà nước và pháp luật một cách khách quan, toàn diện, gắn với các hiện tượng khác của xã hội (cơ sở kinh tế, giai cấp…) để tìm ra mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Lí luận về nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về những vấn đề chung, cơ bản nhất của nhà nước, của pháp luật nói chung và của từng kiểu nhà nước. Kiểu pháp luật, đặc biệt nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật xã hội chủ nghĩa, để phân biệt với hệ thống tri thức về từng ngành luật [luật nhà nước (luật hiến pháp), luật hình sự…]. 2. Môn học có tính chất cơ sở ở các trường chuyên luật để trang bị những khái niệm cơ bản và phương pháp luận trước khi học những môn khoa học khác mà đối tượng là một ngành luật. Lí luận về nhà nước và pháp luật vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu dựa trên các nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các công trình khoa học đều tham khảo các học thuyết, các công trình thực tiễn của các nước khác. (Xt. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật)."Từ điển Luật học trang 275
75Lịch sử đơn vị hình thành phôngLà bản tóm tắt lịch sử tổ chức và hoạt động của đơn vị hình thành phông hoặc khối tài liệu.128/QĐ-VTLTNN
76Lịch sử nhà nước và pháp luật1. Hệ thống tri thức về quá trình phát sinh, phát triển của nhà nước và pháp luật của một nước (thời điểm, bối cảnh lịch sử của việc ra đời, các giai đoạn, thời kì phát triển và các kiểu nhà nước, kiểu pháp luật tương ứng đã qua). Các tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật được xác định dựa trên việc nghiên cứu các sự kiện, các tư liệu lịch sử liên quan đến nhà nước và pháp luật, các văn bản về tổ chức nhà nước, các văn bản pháp luật… để rút ra các nhận định khoa học thích hợp. 2. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là một môn học trong các trường chuyên luật. Những tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam chứng minh những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cho thấy những đặc điểm có tính chất dân tộc của nhà nước và pháp luật Việt Nam.Từ điển Luật học trang 276
77Lịch sử phôngLà bản tóm tắt tình hình, đặc điểm của phông tài liệu.128/QĐ-VTLTNN
78Lịch trình chạy xelà thời gian xác định cho một hành trình chạy xe, từ khi xuất phát đến khi kết thúc của một chuyến xe buýt, có quy định thời gian dừng lại tại các trạm để đón, trả khách.18/2006/QĐ-UBND-TG
79Lịch vệ tinh chính xác: (Precise Ephemeris hoặc Precise Ephemerides)Là tập dữ liệu chứa thông tin tham số quỹ đạo chính xác của vệ tinh do các trạm theo dõi vệ tinh trên mặt đất xác định thông qua việc xử lý tổng hợp và được cung cấp trên mạng sau một khoảng thời gian nhất định.06/2009/TT-BTNMT
80Lịch vệ tinh quảng bá: (Broadcast Ephemeris hoặc Broadcast Ephemerides)Là tệp dữ liệu chứa thông tin dự báo tham số quỹ đạo của vệ tinh ở một quãng thời gian nào đó được phát cùng với tín hiệu vệ tinh mà máy thu có thể thu được.06/2009/TT-BTNMT