Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 235 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
41Lắp ráp CKDlà việc sử dụng các linh kiện đồng bộ từ nguồn nhập khẩu để lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh.20/2003/QĐ-BKHCN
42Lắp ráp IKDlà việc sử dụng các linh kiện không đồng bộ từ nguồn nhập khẩu và các linh kiện nội địa hóa để lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh.20/2003/QĐ-BKHCN
43Lấy mô, bộ phận cơ thể ngườilà việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.75/2006/QH11
44Lễ1. Nghĩa thông thường là: xử sự thể hiện sự tôn trọng, cung kính, theo những phép tắc khi tiếp xúc với người khác, người trên, ông bà, cha mẹ, vv. Các nguyên tắc, nghi thức cần phải tuân theo để bảo đảm sự trang trọng của một hoạt động: lễ quốc khánh, lễ chào cờ, lễ khai giảng năm học mới. 2. Nghĩa pháp lí: thuật ngữ đi cùng với nhạc (lễ nhạc), với hình (lễ và hình) được dùng từ thời xưa ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc, dưới thời nhà Chu (Xuân thu Chiến quốc) “lễ trị”, “lễ và hình” tồn tại song song. Lễ định ra những hành vi phải thực hiện trong xã hội, còn hình thì quy định những điều cấm đoán. Điều gì mà lễ không cho phép làm thì có hình pháp cấm đoán và chế tài. Nhưng để đảm bảo sự ổn định của xã hội, nhà Chu đề ra nguyên tắc “minh đức thận phạt” tức là làm sáng tỏ đức, thận trọng trong sử dụng hình phạt. Đó cũng là ý nghĩa của lễ trong việc giáo hóa người dân bằng lễ và nhạc của câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nội dung của lễ được cụ thể hóa trong quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ lễ. Vd. Bộ lễ triều Nguyễn theo Đại Nam hội điển: phụ trách lễ nghi, triều hội, tôn phong, quan hệ đối ngoại, văn hóa, giáo dục, thi cử, thưởng cho những người trung, hiếu, tiết, nghĩa. Pháp luật Việt Nam trong các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn xử phạt rất nghiêm khắc những hành vi “trái lễ”, vd. con bất hiếu với cha mẹ là phạm vào trong 10 tội ác bị hình phạt rất nghiêm khắc. (X. Thập ác).Từ điển Luật học trang 271
45Lệ(thuật ngữ dưới chế độ phong kiến ở Trung Hoa và Việt Nam) là các bản án quan trọng đã được tâu lên vua và được nhà vua công nhận có hiệu lực lâu dài và dùng để bổ sung cho các điều luật, hoặc làm sáng tỏ những điều mà pháp luật không quy định được rõ ràng. Bộ luật nhà Tống là “Tống hình thống” viết “phàm pháp luật không có ghi sau đó mới dụng lệ”, như vậy từ thời Tống, lệ cũng có hiệu lực như luật. Theo tinh thần của Bộ “Đại Thanh luật lệ” vai trò của lệ được nâng cao thêm: “hữu lệ bất dụng luật”. Cũng trên tinh thần, nội dung và ý nghĩa nói trên, Lê Quý Đôn đã lấy nhan đề quyển II Kiến văn tiểu lục là “Thể lệ thương”, trong đó nói rõ “công việc trị dân có thể lệ” và vua Trần Nhân Tông hạ lệnh cho các quan “khảo cứu điều lệ đời trước” biên tập bộ “Quốc triều thường lệ” 10 quyển, vv. Bộ luật Gia Long của nhà Nguyễn ban hành năm 1815 cũng lấy tên là “Hoàng Việt luật lệ” (mà tác giả người Pháp P.L.F.Philastre dịch là “Lois et Décrets de l'Empire de Hoàng Việt” trong đó gọi lệ là sắc lệnh, pháp lệnh). Một đặc điểm của luật Gia Long là đã bổ sung một số điều luật bằng nhiều lệ. Trong nền pháp chế của nước Việt Nam xưa, song song tồn tại với những quy định của nhà vua như luật, lệ, chỉ, dụ, lệnh còn có những quy định do cộng đồng người dân làng xã đặt ra trong các hương ước (cũng gọi là: hương khoản, hương lệ, khoản lệ, điều lệ của họ). Để thống nhất nền pháp chế của cả nước, khắc phục những biểu hiện không thuận chiều với “quốc pháp”, như “hương đẳng tiểu triều đình”, “pháp vua thua lệ làng”, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh thể chế hóa việc lập hương ước, tức là công nhận tác dụng to lớn và hiệu lực pháp luật của hương ước. Từ quá trình hình thành, phát triển của lệ xưa, ngày nay lệ còn được hiểu một cách thông tục là những quy định được đặt ra từ lâu mà mọi người đã quen xử sự thành nề nếp đời thường.Từ điển Luật học trang 272
46Lệ phíMột khoản tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định mà người hữu quan phải nộp vào ngân sách nhà nước khi làm một thủ tục giấy tờ, khi sử dụng một công trình công cộng, v.v. Vd. lệ phí công chứng, lệ phí đăng kí hoặc sang tên xe máy, lệ phí giao thông… chính là khoản thu nhằm động viên một phần đóng góp cho ngân sách nhà nước. Khoản thu này thường có mức độ vừa đủ bù đắp chi phí trong việc thực hiện các hoạt động quản lí hành chính hoặc các dịch vụ cho chính người nộp. Có hai loại lệ phí chính: loại lệ phí chỉ đơn thuần là khoản thu đủ bù đắp những chi phí, như lệ phí chứng thư, và loại lệ phí vừa để bù đắp lệ phí lại vừa để động viên một phần cho ngân sách nhà nước như lệ phí trước bạ. Lệ phí phải được quy định bằng luật hoặc các văn bản hữu quan của Chính phủ.Từ điển Luật học trang 273
47Lệ phíLà khoản tiền theo quy định của pháp luật tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước.25/2009/QĐ-UBND
48Lệ phí Tòa án"Là số tiền mà đượng sự phải nộp cho Tòa án khi yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự. Bao gồm: Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, bao gồm: a) Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài; b) Lệ phí không công nhận bản án, quyết định dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; c) Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài. Lệ phí giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay. Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án, bao gồm: a) Lệ phí sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc do Tòa án thực hiện; b) Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án. c) Lệ phí cấp bản sao giấy chứng nhận xóa án tích; d) Lệ phí cấp bản sao các giấy tờ khác của Tòa án."10/2009/UBTVQH12
49Lễ tân ngoại giao"Nghi thức, thể thức mà nhà nước, cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các nhà ngoại giao phải theo trong giao tiếp quốc tế: thăm viếng của các người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ; cử đại diện ngoại giao, đại diện ngoại giao nhận nhiệm vụ và khi hết nhiệm kì về nước: dự quốc khánh nước sở tại, đại diện nước sở tại dự quốc khánh do đại diện nước hữu quan tổ chức ở nước mình, chiêu đãi, hội đàm, vv."Từ điển Luật học trang 272
50Lê triều hình luật"Bộ sách chép tay gồm 6 quyển mà nội dung chính là sách “Quốc triều hình luật” được chép vào các đời sau. (Xt. Quốc triều hình luật; Bộ luật Hồng Đức)."Từ điển Luật học trang 271
51Legis virtus haec est imperare, vetare, permittere, punire(thành ngữ trong luật cổ La Mã), pháp luật có các đức tính (hoặc thuộc tính) là truyền lệnh, cấm đoán, cho phép và trừng phạt. Đấy là những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với phong tục, đạo đức, lời khuyên, vv.Từ điển Luật học trang 269
52Lệnh1. Dưới chế độ phong kiến ở Trung Hoa và Việt Nam, lệnh cũng như lệ đều là những điều khoản được bổ sung vào các bộ luật cũ xuất xứ từ các bản án điển hình đã được nhà vua công nhận có hiệu lực lâu dài. Vd. ở Trung Hoa, Đường Cao Tổ (618 – 627) đã chế định ra bộ luật Vũ Đức gồm 500 điều ban hành năm 624, ngoài ra còn ban bố 30 quyển lệnh gồm các thể chế của quốc gia và pháp quy của chế độ… ở Việt Nam, trong bộ “Quốc triều hình luật” của triều Lê cũng có một số lệnh quy định về vấn đề hôn nhân, tài sản, thừa kế và hương hỏa (Quyển 3 Chương điền sản, các Điều 388, 389, 391, 396, 397…). Trong bộ luật Gia Long “lệ” cũng có nghĩa như “lệnh” trong Bộ luật Hồng Đức (Cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển 1, Vũ Văn Mậu. Nhà xuất bản đại học luật khoa Sài Gòn, 1971, trang 16 – 17). 2. Ở Việt Nam ngày nay theo Điều 106 – Hiến pháp năm 1992, lệnh ra văn bản do chủ tịch nước ban hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, (vd. Lệnh số 44L/CTN ngày 9.11.1995 của chủ tịch nước công bố Bộ luật dân sự được Quốc hội khóa IX, kì họp thứ 8 thông qua ngày 28.10.1995).Từ điển Luật học trang 273
53Lệnh chuyển tiền định kỳlà văn bản của Công dân Việt Nam yêu cầu Ngân hàng được phép chuyển một số ngoại tệ nhất định trên tài khoản của mình sang một tài khoản khác ở nước ngoài vào thời điểm nhất định trong năm. Khi chuyển ngoại tệ cho người thừa kế hoặc cho mục đích định cư ở nước ngoài, Công dân Việt Nam chỉ phải nộp hồ sơ xin phép chuyển ngoại tệ một lần đối với toàn bộ số ngoại tệ xin chuyển. Những lần chuyển tiếp theo thì thực hiện theo Lệnh chuyển tiền định kỳ đã được thoả thuận giữa Công dân Việt Nam và Ngân hàng được phép mà không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.1437/2001/QĐ-NHNN
54Lệnh giao dịchlà yêu cầu bằng văn bản để mua hoặc bán hàng hóa của thành viên kinh doanh nhằm thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.158/2006/NĐ-CP
55Lệnh phiếulà chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.17/1999/PL-UBTVQH10
56Lệnh tạm giam"Biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, phải do người có thẩm quyền ra lệnh bằng văn bản. Người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam là những người có quyền ra lệnh bắt người để tạm giam được quy định tại Điều 62 – Bộ luật tố tụng hình sự. Lệnh bắt để tạm giam phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ, của người bị bắt và lí do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu. Nếu lệnh bắt để tạm giam là của trưởng công an, phó trưởng công an cấp huyện; thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên; thủ trưởng, phó thủ trưởng của cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân thì lệnh này phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Người thi hành lệnh phải đọc và giải thích lệnh cho người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt."Từ điển Luật học trang 274
57Lệnh tạm giữBiện pháp ngăn chặn phải do người có thẩm quyền ra lệnh bằng văn bản áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, mục đích là để cơ quan điều tra xác minh sơ bộ và xem cần phải tạm giam hay trả tự do cho người bị bắt hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ là những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại Khoản 2 – Điều 63 – Bộ luật tố tụng hình sự. Lệnh tạm giữ phải ghi rõ lí do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Trong thời hạn 24 giờ lệnh tạm giữ phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không cần thiết thì viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.Từ điển Luật học trang 274
58Lệnh thanh toánlà lệnh của chủ tài khoản đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu tổ chức đó thực hiện giao dịch thanh toán.64/2001/NĐ-CP
59Lệnh thanh toán Cólà lệnh thanh toán của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người phát lệnh mở tại đơn vị khởi tạo một khoản tiền xác định để ghi Có cho tài khoản của người nhận mở tại đơn vị nhận lệnh về khoản tiền đó.309/2002/QĐ-NHNN
60Lệnh thanh toán giá trị caolà Lệnh thanh toán Có với số tiền bằng hoặc lớn hơn mức quy định về thanh toán giá trị cao.309/2002/QĐ-NHNN