Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 235 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
21Làn đườnglà một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn26/2001/QH10
22Lằn phuilà rãnh đào dưới lòng đường, lề đường, vỉa hè để lắp đặt công trình ngầm.185/2006/QĐ-UBND
23Lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tếMột hành vi phi pháp trong đó đương sự dùng những thủ đoạn như: thay đổi nơi cư trú chính thức, thay đổi quốc tịch, hay một thủ đoạn khác nhằm tạo điều kiện cho phép hợp pháp hóa việc áp dụng luật của một nước nào đó có lợi cho việc giải quyết quyền lợi cá nhân của mình, vd. để thành lập công ti cổ phần, nhà tư bản thường tìm nơi đăng kí thành lập ở nước quy định mức thuế và lệ phí thấp, vv.Từ điển Luật học trang 268
24Làng nghềlà một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.116/2006/TT-BNN
25Làng nghề truyền thốnglà làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.116/2006/TT-BNN
26Lãng phílà việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.48/2005/QH11
27Lãnh đạo BộLà Bộ trưởng và các Thứ trưởng5163/QĐ-BCT
28Lãnh đạo đơn vịLà Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng đơn vị.5163/QĐ-BCT
29Lãnh hải"Một vùng biển ven bờ có chiều rộng nhất định nằm tiếp liền và ngoài đường cơ sở được tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất ở lục địa cũng như ở các đảo. Lãnh hải của các quốc gia quần đảo bắt đầu từ phía ngoài vùng quần đảo. Chiều rộng của lãnh hải do quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo tự quy định nhưng phải phù hợp với pháp luật quốc tế. Đa số các quốc gia trên thế giới có lãnh hải rộng từ 3 – 12 hải lí. Điều 3 – Công ước của Liên hợp quốc về luật biển quy định “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lí kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng công ước”. Quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo thực hiện chủ quyền hoàn toàn đối với lãnh hải, vùng trời trên lãnh hải cũng như đối với đáy và lòng đất dưới đáy lãnh hải."Từ điển Luật học trang 267
30Lãnh sự"Quan chức của một nước được cử sang một nước khác hay một khu vực hành chính (thủ đô, thành phố) của nước khác (khu vực lãnh sự) theo sự thỏa thuận giữa hai nước, có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của nước mình và người nước mình cư trú trong khu vực lãnh sự của nước sở tại, đảm đương những công việc như quản lí hộ tịch, cấp hộ chiếu, visa, chứng nhận chữ kí, cấp công chứng thư, vv. và góp phần thúc đẩy phát triển mối quan hệ chính trị, khoa học, văn hóa, vv. giữa hai nước (Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự; Pháp lệnh lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). (Xt. Cơ quan đại diện ngoại giao)"Từ điển Luật học trang 267
31Lãnh sự danh dựLà viên chức lãnh sự không chuyên nghiệp và không phải là cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam, bao gồm Tổng Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự.33/2009/QH12
32Lãnh thổ"là đối với một Bên, lãnh thổ của Bên đó, gồm lãnh hải của Bên đó; và khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Bên đó thực hiện chủ quyền hoặc quyền thực thi pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế"Khongso
33Lãnh thổ bị chiếm đóngNhững khu vực, vùng, thành phố hay toàn bộ lãnh thổ quốc gia bị quân đội nước ngoài chiếm đóng và đặt dưới sự điều hành của nước chiếm đóng thông qua bộ máy cai trị. Công pháp quốc tế xác nhận sự chiếm đóng chỉ là sự có mặt tạm thời của quân đội quốc gia nước này trên lãnh thổ quốc gia nước kia trong tình trạng xảy ra xung đột quân sự. Bên chiếm đóng chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn trật tự giao thông, sinh hoạt bình thường cho nhân dân nơi bị chiếm đóng, có quyền ra những mệnh lệnh và áp dụng các biện pháp cưỡng bức để đảm bảo thực hiện quyền lực của mình nhưng không được khủng bố, đàn áp, xử phạt người không qua xét xử, không được đuổi dân khỏi vùng chiếm đóng, không được đưa dân nước mình đến vùng ấy, phải tôn trọng Công ước Giơnevơ ngày 12.8.1949 về bảo hộ thường dân trong chiến tranhTừ điển Luật học trang 267
34Lãnh thổ quốc giaMột phần của Trái Đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, tối cao của một quốc gia, bao gồm vùng đất, vùng trời bên trên và lòng đất bên dưới. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.Từ điển Luật học trang 268
35Lao động cải tạoViệc tập trung lao động bắt buộc, theo sự hướng dẫn và quản lí của nhà nước đối với những người vi phạm pháp luật nhằm mục đích giáo dục, cải tạo, sửa chữa những sai lầm. Luật hành chính có quy định về 2 hình thức lao động cải tạo: lao động cải tạo trong các trường giáo dưỡng và lao động cải tạo trong các cơ sở giáo dục.Từ điển Luật học trang 268
36Lao động công íchLao động của công dân thực hiện vì lợi ích chung của nhà nước, của tập thể và không đòi hỏi có sự trả lương. Có hai loại lao động công ích: 1. Lao động công ích bắt buộc là lao động của những công dân đã đến tuổi lao động phải tham gia theo quy định của pháp luật với một số ngày nhất định trong năm. Nếu người có nghĩa vụ lao động công ích không thể trực tiếp tham gia được thì có thể đóng góp một khoản tiền theo quy định vào công quỹ. 2. Lao động công ích tự nguyện là lao động của những công dân chưa đến tuổi lao động hoặc đã quá tuổi làm nghĩa vụ lao động công ích.Từ điển Luật học trang 268
37Lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệpLà số người trong độ tuổi (nam từ 18 đến 60 tuổi, nữ từ 18 đến 55 tuổi), có khả năng lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong xã (bao gồm cả người tranh thủ lúc nông nhàn đi ra ngoài làm việc, đến thời vụ lại về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại xã).54/2009/TT-BNNPTNT
38Lập hồ sơlà việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.110/2004/NĐ-CP
39Lập pháp"1. Nghĩa rộng: quyền của quốc hội quyết định những vấn đề chung, quan trọng của cả nước bằng hình thức hiến pháp, luật (các đạo luật, bộ luật, nghị quyết), một trong ba mặt của quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp). 2. Nghĩa hẹp: chế định ra pháp luật, sửa đổi luật. (X. Quyền lập pháp; Ban hành văn bản pháp luật)."Từ điển Luật học trang 268
40Lập quy"(cq. quyền lập quy), hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội và các văn bản của cấp trên đặt ra những quy định gọi chung là pháp quy. Lập quy phải theo đúng thẩm quyền và trình tự để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, trái luật (x. Quyền lập hiến; Quyền lập pháp; Pháp quy)."Từ điển Luật học trang 269