Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 235 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
201 | Lưới tọa độ cấp 0 | Là lưới có độ chính xác cao nhất, được phân bố với mật độ khoảng 10.000 km2 – 15.000km2/điểm với khoảng cách trung bình giữa các điểm từ 100km – 150km. Trong một số trường hợp được xây dựng riêng cho các mục đích đặc biệt như nghiên cứu khoa học, an ninh quốc phòng có thể được phân bố với mật độ dày hơn. Lưới tọa độ cấp 0 được đo lặp với chu kỳ 15 năm/lần. Để phục vụ cho việc gắn kết lưới tọa độ quốc gia với ITRF theo quan điểm hệ tọa độ động, một số điểm trong lưới được đo lặp với chu kỳ 1 năm/lần. | 06/2009/TT-BTNMT |
202 | Lưới tọa độ quốc gia | Là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống nhất trong toàn quốc phục vụ cho các nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và các loại bản đồ chuyên đề khác. Lưới tọa độ quốc gia bao gồm: Lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới tọa độ hạng II và lưới tọa độ hạng III khác nhau về độ chính xác, mật độ phân bố điểm, mục đích sử dụng, phương pháp xây dựng và trình tự phát triển của lưới. Lưới tọa độ hạng I là mạng lưới hiện đang tồn tại nhưng không xây dựng lại do vậy trong phạm vi của quy chuẩn này chỉ đưa ra các quy định kỹ thuật cụ thể cho lưới tọa độ cấp 0, hạng II và hạng III. | 06/2009/TT-BTNMT |
203 | Luồng cảng biển | là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu thuyền ra, vào cảng biển an toàn. | 71/2006/NĐ-CP |
204 | Luồng chạy tàu thuyền | là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn | 23/2004/QH11 |
205 | Lượng danh định (Qn) | Là lượng hàng đóng gói sẵn được ghi trên nhãn hàng hóa. | 02/2008/QĐ-BKHCN |
206 | Lưỡng đầu chế | Chế độ chính trị trong đó có hai vị nguyên thủ cùng đứng đầu trông coi việc cai trị trên cùng một lãnh thổ (nếu hai vị ấy cùng làm vua thì gọi là lưỡng quốc vương). Trong lịch sử Việt Nam, ngay từ thời Bắc thuộc vào những năm 40 – 43, nhà nước độc lập đầu tiên ra đời dưới sự lãnh đạo của hai vị nữ nguyên thủ quốc gia Trưng Trắc – Trưng Nhị, đã xuất hiện chế độ lưỡng đầu chế. Vào thế kỷ thứ X, một lần nữa chế độ lưỡng đầu chế lại xuất hiện với hai vị nguyên thủ quốc gia họ Ngô là: Ngô Xương Vân (Nam Tấn Vương) và Ngô Xương Ngập (Thiên Sách Vương) từ năm 950 đến năm 954. Tuy nhiên, hai triều đại ấy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, chưa phải là một chế độ ổn định. Ba trăm năm sau, chế độ lưỡng đầu chế được tái lập một cách vững chắc, mang tính truyền thống, trải qua nhiều triều vua liên tiếp. Chế độ Thái thượng hoàng là chế độ độc đáo, riêng của nhà Trần, chưa hề có trong lịch sử các nước nào khác: sau 33 năm ở ngôi, vị vua khai nghiệp nhà Trần, đã truyền ngôi cho con rồi lên làm Thái thượng hoàng. Những vị vua kế tục đều noi theo lệ ấy. Tổng cộng thời gian các vua Trần trị vì mà bên trên còn có thái thượng hoàng là 102 năm. Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử kí toàn thư, tập II, trang 50: “Gia phải họ Trần… con đã lớn thì cho nối ngôi chính, còn cha lui ở Cung Thánh Từ, xưng là thượng hoàng cùng trông coi chính sự. Thực ra, truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi việc đều do thượng hoàng quyết định. Vua kế vị không khác gì hoàng thái tử”. | Từ điển Luật học trang 299 |
207 | Luồng hàng hải | là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác. | 71/2006/NĐ-CP |
208 | Luồng hàng hải chuyên dùng | luồng ra, vào các cảng chuyên dùng do các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng để sử dụng vào mục đích riêng của cảng thuộc doanh nghiệp đó | 133/2003/QĐ-TTg |
209 | Luồng hàng hải công cộng | luồng hàng hải do Nhà nước đầu tư xây dựng để sử dụng cho mục đích chung | 133/2003/QĐ-TTg |
210 | Lượng hình | "Quyết định hình phạt đối với tội mà hội đồng xét xử đã kết luận là có đủ chứng cư trên cơ sở đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự để cân nhắc, đánh giá tính chất của tội phạm (mức độ nguy hiểm cho xã hội, hậu quả…), nhân thân bị cáo, các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 37 – Bộ luật hình sự). (Xt. Định tội danh; Cá thể hóa hình phạt)." | Từ điển Luật học trang 300 |
211 | Luồng nhánh cảng biển | là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn. | 71/2006/NĐ-CP |
212 | Luồng quá cảnh | là phần giới hạn thuộc khu vực hàng hải trên sông Tiền, từ vùng đón trả hoa tiêu của cảng biển Vũng Tàu đến biên giới trên sông giữa Việt Nam và Căm-pu-chia mà tàu thuyền nước ngoài được phép quá cảnh. | 160/2003/NĐ-CP |
213 | Luồng ra, vào cảng | "là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển từ phao số "" 0 "" vào đến cảng mà tàu thuyền được phép qua lại." | 160/2003/NĐ-CP |
214 | Lượng thực (Qr) | Là lượng hàng đóng gói sẵn chứa trong bao bì và được xác định thông qua kiểm tra đo lường. | 02/2008/QĐ-BKHCN |
215 | Lượng tối thiểu cho phép (Qmin) | Là hiệu số giữa lượng danh định (Qn) và lượng thiếu cho phép (T). | 02/2008/QĐ-BKHCN |
216 | Luồng vào cảng, bến | là luồng nối từ luồng chạy tầu thuyền đến vùng nước trước cầu cảng, bến thủy nội địa. | 07/2005/QĐ-BGTVT |
217 | Luồng vào khu tránh trú bão | là luồng nối từ vùng nước mà tàu hoạt động đến vùng nước đậu tàu. | 27/2005/QĐ-BTS |
218 | Lụt | là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường. | 08/2006/NĐ-CP |
219 | Lưu chiểu báo chí | là hoạt động xuất trình các sản phẩm báo chí của cơ quan báo chí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lưu giữ và kiểm tra trước khi phát hành. | 51/2002/NĐ-CP |
220 | Lưu cư | (cg. quyền lưu cư), quyền vẫn được ở nhà thuê mặc dầu hợp đồng thuê nhà đã hết hạn với điều kiện (Điều 499 – Bộ luật dân sự): - Bên thuê nhà có quyền lưu cư khi hợp đồng thuê nhà đã hết hạn. - Bên thuê phải có khó khăn về chỗ ở, tức là chưa có chỗ ở khác. Quy định này nhằm bảo đảm chỗ ở của công dân. Tuy nhiên nếu người thuê có chỗ ở khác thì không được lưu cư. Vd. Người thuê đã được nhà nước phân nhà ở nơi khác nhưng lại không chịu về nơi đó ở. - Việc kéo dài hợp đồng thuê nhà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê. Vd. Chủ nhà đòi lại diện tích để ở nhưng gia đình chỉ có ít người mà diện tích đang ở lại quá rộng rãi, trái lại, nếu chủ nhà lại ở quá chật mà người thuê lại ở rộng rãi thì phải trả lại nhà hoặc trả lại một phần diện tích cho chủ nhà để chủ nhà có diện tích hợp lí. Thời hạn lưu cư (Điều 490 – Bộ luật dân sự) là 3 tháng, trong thời hạn này người thuê nhà phải tích cực tạo điều kiện cho mình có chỗ ở khác để bảo đảm lợi ích hợp pháp của chủ nhà. | Từ điển Luật học trang 300 |