Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 235 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
181Luật ngoại giao, lãnh sự"Các quy phạm pháp luật quy định thể thức bổ nhiệm và triệu hồi các đại diện ngoại giao, lãnh sự, chức năng của các đại diện ngoại giao, lãnh sự cũng như quyền ưu đãi, miễn trừ của họ, trách nhiệm của nước tiếp nhận về bảo đảm hoạt động bình thường của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự; trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và các thành viên của cơ quan này đối với nước tiếp nhận và việc giải quyết hậu quả pháp lí khi có vi phạm xảy ra. Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 1993 quy định về tổ chức, chức năng nhiệm vụ cũng như việc bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài. Pháp lệnh lãnh sự năm 1990 quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức cũng như việc bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài."Từ điển Luật học trang 293
182Luật phá sản doanh nghiệp"Đạo luật quy định thủ tục nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và tòa án có thẩm quyền thụ lí đơn; trình tự của việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hội nghị chủ nợ, tuyên bố phá sản doanh nghiệp; những vấn đề về thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Luật phá sản doanh nghiệp do Quốc hội Khóa IX thông qua ngày 30.12.1993, có hiệu lực kể từ ngày 1.7.1994 gồm 6 chương, 52 điều với những nội dung sau: Những quy định chung; Thủ tục nộp đơn và thụ lí đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; Xử lí vi phạm; Điều khoản thi hành. Tinh thần của luật được thể hiện rõ trong Lời nói đầu “để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và những người có liên quan, xác định trách nhiệm của doanh nghiệp mắc nợ, khi giải quyết việc phá sản doanh nghiệp góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo đảm trật tự, kỉ cương xã hội”."Từ điển Luật học trang 293
183Luật so sánhBộ môn khoa học pháp lí nghiên cứu so sánh, đối chiếu những quan điểm, phương pháp xây dựng luật, các chế định luật, các điều luật cụ thể của các ngành luật khác nhau, qua đó mà phát hiện ra những điểm tương đồng và khác biệt của các đối tượng so sánh, với mục đích tìm ra những quan điểm, phương pháp hoàn thiện về việc xây dựng, thi hành và bảo vệ luật. Hội luật so sánh được thành lập năm 1869, được đổi tên thành Hội khoa học pháp lí quốc tế và hoạt động dưới sự bảo trợ của UNESCO tại Đại hội quốc tế luật so sánh lần đầu tiên được tiến hành năm 1950 tại Pari. Việt Nam là hội viên của Hội luật so sánh quốc tế từ năm 1993.Từ điển Luật học trang 294
184Luật sư1. Thành viên của một đoàn luật sư, làm nghề giúp đỡ về mặt pháp lí cho cá nhân hoặc tổ chức theo hợp đồng hoặc theo chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp. Luật sư tham gia tố tụng để bào chữa cho bị can, để bênh vực bị cáo, các đương sự, thay mặt cho người bị hại trước các tòa án, và có thể làm một số dịch vụ pháp lí khác theo quy định của pháp luật. Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức và đủ các điều kiện về kiến thức pháp lí theo quy định của pháp luật, được một đoàn luật sư kết nạp có thể trở thành luật sư sau một thời gian tập sự. 2. Danh hiệu chỉ người đã làm nghề luật sư nhưng đã nghỉ việc. 3. Pháp lệnh mới về luật sư đang được soạn thảo và có một số điều khoản mới so với pháp lệnh hiện hành.Từ điển Luật học trang 294
185Luật tài nguyên nước"Văn bản được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 20.5.1998, có hiệu lực từ ngày 1.1.1999, gồm 10 chương, 75 điều: quy định những vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, đồng thời phòng chống tác hại do nước gây ra. Nguồn nước bao gồm nguồn nước mạch, nước ngầm và nước vùng nội thủy. Thuật ngữ nguồn nước trong luật về nước được hiểu là: nước và lòng bờ chứa nước tới mức cao nhất ở các nhánh sông, suối, hồ tự nhiên, nhân tạo, đầm, ao, kênh, rạch và nơi tập trung nước trên mặt đất. Luật tài nguyên nước tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước bằng việc nâng cao trách nhiệm pháp lí của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra; khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lí, đúng quy định của pháp luật."Từ điển Luật học trang 294
186Luật thị trường chứng khoánLuật quy định về: - Nghĩa các thuật ngữ: chứng khoán, người môi giới, người bảo lãnh, người mua bán… - Các mục tiêu hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của thị trường chứng khoán. - Việc phát hành, mua bán chứng khoán. - Dự trù các biện pháp khen thưởng, báo cáo công khai. - Các điều kiện phổ biến tin tức. - Các điều cấm kị trên thị trường chứng khoán. - Các biện pháp bảo vệ các cổ đông.Từ điển Luật học trang 295
187Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp"Văn bản quy định những vấn đề về hộ nộp thuế nông nghiệp, đất chịu thuế, đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp; về căn cứ tính thuế, biểu thuế, kê khai tính thuế, lập sổ thuế, thu, nộp, giảm, miễn thuế và các vấn đề về xử lí vi phạm và tổ chức thực hiện. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả; thực hiện công bằng hợp lí trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Luật này được Quốc hội Khóa X thông qua năm 1993."Từ điển Luật học trang 295
188Luật thương mại"Ngành luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa (dịch vụ thương mại) và hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam giữa thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan, trừ những quan hệ phát sinh trong việc buôn bán hàng rong, quà vặt có vốn kinh doanh, doanh thu, thu nhập thấp do quy chế riêng của chính phủ ban hành trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại (Điều 1,2, Khoản 2 – Điều 5 – Luật thương mại đã được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 10.5.1997 có hiệu lực từ ngày 1.1.1998). Các quan hệ về thương mại là những quan hệ dân sự. Có một số nước không có luật thương mại thành ngành luật riêng mà các quan hệ thương mại đều do luật dân sự điều chỉnh. Ở Việt Nam, đối với những quan hệ có tính chất thương mại không có quy định trong Luật thương mại ngày 10.5.1997 thì áp dụng Bộ luật dân sự và các Pháp lệnh có liên quan (Điều 3 – Luật thương mại). (Xt. Hành vi thương mại; Hoạt động thương mại; Sản nghiệp thương mại)."Từ điển Luật học trang 295
189Luật tố tụng dân sựTổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ giữa cơ quan xét xử, viện kiểm sát nhân dân các cấp, đương sự và những người tham gia khác trong quá trình hòa giải, điều tra và xét xử những vụ án dân sự. Các quy phạm của Luật tố tụng dân sự quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xét xử và những vấn đề khác nhằm giải quyết đúng đắn các vụ tranh chấp dân sự.Từ điển Luật học trang 296
190Luật tư(cg. luật tư pháp hay tư pháp), tổng thể các ngành luật, các chế định điều chỉnh các quan hệ pháp lí giữa tư nhân với tư nhân trong một nước, trong quan niệm của các nước phương Tây và một số nước. Vd. các chế định về hôn nhân, gia đình, về tài sản và sở hữu tài sản, về hộ tịch và quốc tịch, về các hợp đồng dân sự, thương mại. Tư pháp còn được dùng thống nhất để chỉ tổng thể pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa công dân nước này với công dân nước khác (x. Tư pháp quốc tế)Từ điển Luật học trang 296
191Luật tụcTập tục, phong tục, tập quán của một cộng đồng, được hình thành tự phát và được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, tuân theo trong quan hệ với nhau. Luật tục thể hiện bao quát, phong phú các mối quan hệ xã hội truyền thống, ít thay đổi và hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của một số nước phương Tây. Ở Việt Nam, luật tục về căn bản đã nhường bước cho luật thành văn từ triều Lý. Tuy nhiên, những phong tục tập quán tốt đẹp vẫn được duy trì, vận dụng phù hợp với xã hội mới.Từ điển Luật học trang 296
192Luật về sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam"Đạo luật quy định về các vấn đề tuyển chọn; hệ thống cấp bậc quân hàm, chức vụ; thẩm quyền phong hay giáng quân hàm, chức vụ; nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền và quyền lợi; thời gian phục vụ tại ngũ, phục vụ ở ngạch dự bị của sĩ quan quân đội. Luật quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thông qua ngày 29.4.1958 khi Nhà nước cách mạng Việt Nam có chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành quân đội cách mạng chính quy, nhân dân và hiện đại."Từ điển Luật học trang 296
193Luật về Sở giao dịch chứng khoánMột bộ phận cấu thành của Luật thị trường chứng khoán, bao gồm các quy định về: - Các chức năng của sở giao dịch. - Những quy chế hoạt động. - Tiêu chuẩn các hội viên. - Các điều kiện gia nhập tổ chức chứng khoán. - Tỉ lệ hoa hồng cho những người môi giới. - Các chế độ khuyến khích giảm phí trung gian. - Các điều khoản khác.Từ điển Luật học trang 297
194Luật vũ trụ quốc tếToàn bộ các quy phạm pháp luật nhằm quy định việc hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, mặt trăng và các hành tinh khác cũng như quy định chế độ pháp lí của các khách thể này. Hiệp định quốc tế ngày 27.1.1967 quy định về những nguyên tắc hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, Mặt Trăng và các hành tinh khác.Từ điển Luật học trang 297
195Lục bộSáu cơ quan trung ương của nhà nước phong kiến xưa kia, làm chức trách của cơ quan chấp hành trung ương và cơ quan tư vấn cho nhà vua, dưới sự điều khiển trực tiếp của nhà vua. Quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi bộ đại thể đều giống nhau qua các triều đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn: - Bộ lại phụ trách việc tuyển bổ, khảo hạch, thăng, giáng quan lại, phong tước vụ, vv. - Bộ lễ phụ trách lễ nghi, tế tự, thiên văn, tôn giáo, âm nhạc, đối ngoại, giáo dục, thi cử. - Bộ hộ quản lí ruộng đất, thuế khóa, kho tàng, dân số và cấp phát lương bổng. - Bộ binh quản lí quân đội, quân trang, vũ khí, phòng thủ biên cương. - Bộ hình phụ trách tư pháp và xét xử. - Bộ công phụ trách xây dựng, giao thông, bảo vệ đê điều, rừng… Đứng đầu mỗi bộ là quan thượng thư. Tổ chức các bộ khác nhau tùy từng triều đại. Triều Lê Thái Tổ chỉ có 2 bộ: Bộ lễ và Bộ lại. Triều Lê Thánh Tông có đủ sáu bộ. Bên cạnh mỗi bộ lại có một khoa làm nhiệm vụ giám sát bộ đó. Thời Lê Mạt, Chúa Trịnh Cương đặt ra ở phủ chúa Lục cung làm chức vụ của Lục bộ và Lục phiên làm chức vụ của Lục khoa ở triều đình. Triều Nguyễn, trước năm 1933 vẫn có đủ sáu bộ nhưng từ 1933 chỉ còn 5 bộ là: Bộ lại, Bộ quốc gia giáo dục, Bộ tài chính và cứu tế xã hội, Bộ hình, Bộ công chính kiêm mĩ thuật lễ nghi. Các vị đứng đầu Bộ thượng thư do nhà vua lựa chọn trong số những người được chính phủ Pháp đô hộ và triều đình “tín nhiệm” trong quan trường hoặc ở ngoài quan trường (vd. ông Phạm Quỳnh là một nhà báo, chủ bút tạp chí “Nam phong” được cử giữ chức Thượng thư Bộ quốc gia giáo dục”.Từ điển Luật học trang 297
196Lục khoa"Sáu cơ quan trung ương đặt bên cạnh sáu bộ từ triều Lê Nghi Dân (1459): Trung thư khoa, Hải khoa; Đông khoa; Tây khoa; Nam khoa và Bắc khoa. Đến đời Lê Thánh Tông (1465) lại đặt tên sáu khoa như tên sáu bộ: Lại khoa; Hộ khoa; Lễ khoa; Binh khoa; Hình khoa; Công khoa. Thời Nghi Dân không có sử liệu về quan chức đứng đầu các khoa. Cùng với việc đặt tên các khoa như tên các bộ, Lê Thánh Tông đặt viên quan đứng đầu các khoa là đô cấp sự trung, viên quan thứ nhì là cấp sự trung. Đầu năm 1471 đời Lê Thánh Tông quy định khoa kiểm soát công việc của bộ (viện) cùng tên: “Bộ lại, nếu cất nhắc người bất tài thì Lại khoa có quyền bắt bẻ, cải chính… Hình khoa kết luận về những việc xét hỏi kiện sai hay đúng của Bộ hình, Công khoa…” (Định Gia Trinh. Sơ thảo nhà nước về pháp quyền Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội 1968, tập I, trang 151). Thời Nguyễn Sơ, bên cạnh sáu bộ cũng có sáu khoa do cấp sự trung đứng đầu, và có thêm sáu tự do tự khanh đứng đầu chuyên trách từng việc và chịu trách nhiệm trước nhà vua (Đại nam hội điển tái yếu)."Từ điển Luật học trang 298
197Lực lượng của khu vực phòng thủlà tổng hợp các lực lượng, được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất của cấp ủy, chính quyền và người chỉ huy quân sự, công an của từng địa phương, bao gồm: lực lượng của các tổ chức quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực, công an đóng quân trên địa bàn.152/2007/NĐ-CP
198Lục sự1. Nghiệp vụ bảo đảm toàn bộ hoạt động hành chính của các tòa án sơ thẩm, phúc thẩm, thương mại… ở nhiều nước phương Tây và ở các tòa án Việt Nam thời thuộc Pháp, bao gồm việc quản lí, ghi chép các tài liệu về các vụ án (biên bản hỏi cung, lấy lời khai, biên bản phiên tòa…), giữ các sổ sách của tòa án, tang vật, phiên dịch, cấp phát các bản sao, trích lục án văn… 2. Chức danh của các viên chức làm nghiệp vụ nói trên: chánh lục sự, lục sự, thư kí lục sự thời thuộc Pháp. Dưới triều Nguyễn, lục sự là thuộc viên của Đô sát viện. Từ lâu chế định lục sự đã bị bãi bỏ. Các phần việc của lục sự do các thư kí phiên tòa đảm nhiệm.Từ điển Luật học trang 298
199Lưới điệnlà hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối28/2004/QH11
200Lưới độ cao quốc giaLà lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc11/2008/QĐ-BTNMT