Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 314 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
61Khai thác thông tin sở hữu trí tuệlà việc sử dụng thông tin về các đối tượng sở hữu trí tuệ trong các cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu trí tuệ, bao gồm: Tra cứu thông tin, xây dựng các gói thông tin theo các lĩnh vực kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai, xác lập, bảo hộ, khai thác, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu trí tuệ, ... .102/2006/TTLT-BTC-BKHCN
62Khai thác thuỷ sảnlà việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác17/2003/QH11
63Khám chỗ ở, địa điểm"Một hoạt động tố tụng do điều tra viên tiến hành khi có căn cứ để nhận định tại chỗ ở, địa điểm có mặt của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám chỗ ở, địa điểm được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã. Theo Điều 118 - Bộ luật tố tụng hình sự, khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản. Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến. Khi tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, đang được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong"Từ điển Luật học trang 246
64Khám nghiệm hiện trường"Một dạng hoạt động tố tụng đồng thời là biện pháp nghiệp vụ cấp bách do cơ quan điều tra tiến hành. Theo Điều 125 – Bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa với vụ án. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trước khi tiến hành, điều tra viên phải báo cho viện kiểm sát cùng cấp biết. Khi khám nghiệm phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham gia việc khám nghiệm. Khi khám nghiệm hiện trường, điều tra viên chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ nguyên hiện trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra."Từ điển Luật học trang 247
65Khám nghiệm tử thiHoạt động điều tra hình sự. Theo Điều 126 – Bộ luật tố tụng hình sự, khi phát hiện tử thi, điều tra viên tiến hành khám nghiệm, có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân. Việc khai quật tử thi phải được tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia. Khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến. Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được báo trước cho viện kiểm sát cùng cấp biết.Từ điển Luật học trang 247
66Khám người"Hoạt động tố tụng do điều tra viên tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Theo Điều 7 – Bộ luật tố tụng hình sự, khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án; nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Có thể tiến hành khám người mà không cần lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật cần thu giữ."Từ điển Luật học trang 247
67Khâm sứChức danh quan cai trị được đặt ra theo Sắc lệnh ngày 27.1.1886 của tổng thống Pháp để cai trị xứ Trung Kỳ hồi thuộc Pháp. Theo Nghị định ngày 18.2.1899 của Toàn quyền Đông Dương và Sắc lệnh ngày 20.10.1911 của tổng thống Pháp, khâm sứ Trung Kỳ có những quyền rất lớn đối với nhà vua và triều đình Huế. Trong số các vấn đề thuộc quyền Nam Triều giải quyết có thể phân biệt 3 loại khác nhau. Loại một gồm những vấn đề thuộc quyền nhà vua quyết định nhưng lại bắt buộc có sự thỏa thuận của viên khâm sứ. Thiếu sự thỏa thuận này, mọi quyết định của nhà vua sẽ bị coi là vô hiệu, dù đó là quyết định ban bố một bản lập pháp hay lập quy. (Đó là chưa kể đến sự chuẩn y của viên Toàn quyền Đông Dương đứng ở cấp bậc cao hơn nữa). Loại hai gồm các vấn đề mà hoàng đế chỉ có thể giải quyết sau khi hỏi ý kiến của Hội đồng thượng thư (Hội đồng thượng thư này do khâm sứ Trung Kỳ giữ quyền chủ tịch). Loại ba gồm các vấn đề không quan trọng của các vị thượng thư có thể tự mình giải quyết được. Nhưng khâm sứ Trung Kỳ lại có “quyền duyệt chiếu”. Mọi nghị định, thông tư của tất cả các vị thượng thư mà không có sự duyệt chiếu, thì tất cả những văn bản đều không được áp dụng. Ngoài ra khâm sứ còn có những “vòi bạch tuộc” bám chắc tất cả các bộ của Nam Triều là các vị cố vấn chuyên môn người Pháp có nhiệm vụ giúp ý kiến và giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng của các bộ. Ở các tỉnh, tay chân của khâm sứ còn là các viên công sứ Pháp nữa.Từ điển Luật học trang 249
68Khám xétMột hoạt động điều tra được tiến hành ngay sau khi khởi tố vụ án theo lệnh của người có thẩm quyền quy định tại Điều 115 – Bộ luật tố tụng hình sự, để tìm kiếm và thu hồi công cụ phạm tội, tiền bạc và đồ vật do phạm tội mà có, cũng như mọi đồ vật và tài liệu khác có thể có ý nghĩa đối với vụ án. Có thể tiến hành khám xét để phát hiện những người đang bị truy nã và phát hiện tử thi. Trong trường hợp không thể trì hoãn, người có thẩm quyền có thể ra lệnh khám xét mà không có sự phê chuẩn của viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành, nhưng sau khi khám xong, trong thời gian 24 giờ người ra lệnh khám phải báo cáo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp. Đối tượng khám xét có thể là khám người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm. Việc khám xét phải tuân thủ những yêu cầu chặt chẽ về thủ tục tiến hành được quy định tại các Điều 115 – 124 – Bộ luật tố tụng hình sự.Từ điển Luật học trang 248
69Kháng án"(Cg. kháng án khuyết tịch; chống án vắng mặt), quyền xin kháng án của bị cáo khi bị tòa án kết án vắng mặt. Luật giao quyền này cho bị cáo để tôn trọng các nguyên tắc của thủ tục tố tụng hình sự, nhất là nguyên tắc trực tiếp dùng lời nói và tranh luận tại phiên tòa. Bị cáo có thể chống án vắng mặt ở các cấp sơ thẩm cũng như ở cấp phúc thẩm. Sau khi nhận được đơn chống án vắng mặt, tòa án đã xét xử vụ án lần trước sẽ đưa vụ án ra xét xử lại tại một phiên tòa thứ hai. Thủ tục áp dụng trong phiên tòa này giống như thủ tục đã áp dụng lần trước (tùy trường hợp đây là một vụ án sơ thẩm hoặc phúc thẩm). Bộ luật tố tụng hình sự không sử dụng thuật ngữ “kháng án” và không có quy định riêng về việc “kháng án”, mà coi yêu cầu của người bị kết án vắng mặt như là một hình thức kháng cáo."Từ điển Luật học trang 248
70Kháng cáo"Quyền theo luật định của những người tham gia tố tụng được đề nghị tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết định của tòa án sơ thẩm đang còn trong thời gian kháng cáo. Thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án mà Bộ luật hình sự quy định cho phép những người có quyền kháng cáo được gửi đơn kháng cáo. Trường hợp tòa án xét xử vắng mặt bị cáo hoặc đương sự thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lí do chính đáng. Tòa án cấp phúc thẩm xét lí do kháng cáo quá hạn và ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Những người có quyền kháng cáo được quy định tại Điều 205 – Bộ luật tố tụng hình sự; thủ tục kháng cáo được quy định tại Điều 207 – Bộ luật tố tụng hình sự."Từ điển Luật học trang 249
71Kháng nghịViệc người có thẩm quyền, bằng văn bản của mình gửi đến tòa án cấp có thẩm quyền làm ngừng hiệu lực phán quyết của tòa án trong bản án hoặc quyết định để xét xử theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhằm làm cho vụ án được xét xử chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để xét xử được quy định tại Điều 206, 207, 208, 210, 211, 212, 213 – Bộ luật tố tụng hình sự. Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại các Điều 242, 244, 245, 246, 247 – Bộ luật tố tụng hình sự. Việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định tại Điều 261, 263, 264, 265 – Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 228 – Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án tử hình.Từ điển Luật học trang 249
72Khảo nghiệm đánh giá rủi roLà hoạt động đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gen trong điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm mục đích cung cấp số liệu cho việc đánh giá định lượng rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gen.69/2009/TT-BNNPTNT
73Khảo nghiệm DUSLà quá trình đánh giá tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability) của giống mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng.52/2003/QĐ-BNN
74Khảo nghiệm quốc gia (Official Testing)Là hình thức khảo nghiệm do các cơ quan chuyên môn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận hoặc chỉ định (gọi tắt là cơ quan khảo nghiệm) tiến hành đối với các giống cây trồng mới của mọi tổ chức, cá nhân theo quy phạm thống nhất.52/2003/QĐ-BNN
75Khảo nghiệm tác giả (Breeder Testing)Là hình thức khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân tự thực hiện theo quy phạm thống nhất, dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.52/2003/QĐ-BNN
76Khảo nghiệm VCULà quá trình đánh giá giá trị canh tác và sử dụng (Value of Cultivation and Use) của giống mới theo Quy phạm khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng. Giá trị canh tác và sử dụng của giống mới là các đặc tính liên quan đến năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, khả năng sản xuất hạt giống...52/2003/QĐ-BNN
77Khảo sát địa kỹ thuậtlà một phần của công tác khảo sát xây dựng thực hiện nhằm đánh giá điều kiện địa chất công trình, dự báo sự biến đổi và ảnh hưởng của chúng đối với công trình xây dựng trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Khảo sát địa kỹ thuật bao gồm khảo sát địa chất công trình và quan trắc địa kỹ thuật.06/2006/TT-BXD
78Khảo sát khoáng sảnlà hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản47-L/CTN
79Khen thưởnglà việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.04/2007/QĐ-BTM
80Khí cầu thả tự do không người láilà phương tiện bay tự do không người lái nhẹ hơn không khí không có động cơ, được phân loại thành nặng, trung bình và nhẹ.63/2005/QĐ-BGTVT