Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 314 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
241Kiểm toánHoạt động kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhằm phục vụ yêu cầu của quản lí và kinh doanh. Sau khi có xác nhận của kiểm toán viên, các tài liệu kế toán là căn cứ cho việc quản lí, điều hành hoạt động của các đơn vị, là căn cứ để các cơ quan quản lí nhà nước xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị cho cơ quan thuế tính toán số thuế và các khoản nộp khác đối với ngân sách, cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, các khách hàng xử lí các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị. Có 3 hình thức tổ chức kiểm toán: kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước.Từ điển Luật học trang 264
242Kiểm toán báo cáo tài chínhlà loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính.37/2005/QH11
243Kiểm toán chất thảiLà một công cụ hữu ích được sử dụng để xác định loại và khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp giảm lượng thải hoặc tái sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường.52/2008/QĐ-BCT
244Kiểm toán độc lậplà việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.105/2004/NĐ-CP
245Kiểm toán hoạt độnglà loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.37/2005/QH11
246Kiểm toán Nhà nướclà cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.37/2005/QH11
247Kiểm toán nội bộ"là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, thông qua đó đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật."37/2006/QĐ-NHNN
248Kiểm toán tuân thủlà loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.37/2005/QH11
249Kiểm toán viênNgười thực hành việc kiểm toán theo quy định của pháp luật. Kiểm toán viên có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú ở Việt Nam, có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, được phép đăng kí hành nghề tại một tổ chức kiểm toán ở Việt Nam. Kiểm toán viên có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong pháp luật.Từ điển Luật học trang 265
250Kiểm toán viênlà người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 13, Điều 14 của Nghị định này.105/2004/NĐ-CP
251Kiểm toán viên hành nghềlà kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề tại một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và được phép ký tên trên báo cáo kiểm toán.105/2004/NĐ-CP
252Kiểm traXem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét… Cơ quan ra văn bản nào có nhiệm vụ và quyền kiểm tra việc thi hành các văn bản ấy. Vd. cấp bộ đối với các quyết định, thông tư, chỉ thị của bộ. (Điều 116 – Hiến pháp năm 1992). Ủy ban nhân dân đối với các quyết định, chỉ thị của mình (Điều 41 – Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 1994). Kiểm tra cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên.Từ điển Luật học trang 265
253Kiểm tra an ninh hàng khônglà việc thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp các biện pháp soi chiếu và trực quan để kiểm tra người, phương tiện, đồ vật nhằm nhận biết và phát hiện vũ khí, chất nổ và các vật phẩm nguy hiểm khác.06/2007/QĐ-BGTVT
254Kiểm tra an ninh tàu baylà việc xem xét bên trong và bên ngoài của tàu bay nhằm phát hiện vũ khí, chất nổ hoặc vật phẩm nguy hiểm khác.06/2007/QĐ-BGTVT
255Kiểm tra hải quanlà việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện29/2001/QH10
256Kiểm tra kế toánlà xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán03/2003/QH11
257Kiểm tra lý lịchlà việc thẩm tra nhân thân của một người, bao gồm tiền án, tiền sự nếu có, để đánh giá sự thích hợp của người đó đối với việc ra, vào khu vực hạn chế hoặc thực hiện công việc bảo đảm an ninh hàng không.06/2007/QĐ-BGTVT
258Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóalà việc cơ quan nhà nước xem xét, đánh giá lại chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã được áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng khác của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh05/2007/QH12
259Kiểm tra sức khỏeLà hoạt động chuyên môn của bác sĩ, cán bộ y tế nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe và Bệnh tật của vận động viên, huấn luyện viên trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.44/2005/QĐ-UBTDTT
260Kiểm tra trực quanlà việc nhân viên an ninh hàng không trực tiếp sử dụng tay, mắt và các giác quan khác để kiểm tra người, phương tiện, đồ vật nhằm nhận biết và phát hiện vũ khí, chất nổ và các vật phẩm nguy hiểm khác.06/2007/QĐ-BGTVT