Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 314 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
221Kiểm kê rừnglà việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về diện tích, trữ lượng và chất lượng các loại rừng tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần kiểm kê29/2004/QH11
222Kiểm nghiệm giống cây trồnglà quá trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng của mẫu giống ở phòng kiểm nghiệm.15/2004/PL-UBTVQH11
223Kiểm nghiệm thuốclà việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật không để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc đó.34/2005/QH11
224Kiểm sát"Hoạt động của hệ thống các cơ quan viện kiểm sát là một trong bốn hệ thống các cơ quan nhà nước được xác lập trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành kiểm sát được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 10.10.1992. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố bằng những công tác sau đây. 1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các văn bản pháp quy của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương; kiểm sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước nói trên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân. 2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 3. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của tòa án nhân dân. 4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân. 5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ và cải tạo. 6. Điều tra tội phạm trong những trường hợp do pháp luật tố tụng hình sự quy định."Từ điển Luật học trang 259
225Kiểm sát chung"Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các văn bản pháp quy (kiểm sát văn bản) do các cơ quan nhà nước từ cấp bộ trở xuống, nếu thấy văn bản nào là vi phạm pháp luật tức là không phù hợp với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của thủ tướng Chính phủ thì kháng nghị, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản ấy. Trong các hành vi chấp hành pháp luật, kiểm sát hành vi của các cơ quan nhà nước nói trên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang; công dân kháng nghị, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính đối với người vi phạm, áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật. Nếu có dấu hiệu phạm tội thì khởi tố về hình sự và trong trường hợp do pháp luật quy định, khởi tố về dân sự, áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản và bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra (Điều 8 – 10 – Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 10.10.1992). Công tác kiểm sát chung như trên do viện kiểm sát nhân dân địa phương tiến hành các công tác ấy đối với các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân ở địa phương mình (Điều 1 – Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân). Các viện kiểm sát quân sự thực hiện kiểm sát chung đối với các đối tượng quyết định trong Pháp lệnh về tổ chức viện kiểm sát quân sự (x. Viện kiểm sát quân sự)."Từ điển Luật học trang 260
226Kiểm sát điều tra"Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của các cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bằng các hoạt động: - Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra. - Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra. - Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra (vd. khám chỗ ở, khám người, đồ vật, thư tín, vv.); quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn (vd. bắt tạm giam, vv.); hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra. - Yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, thay đổi, xử lí điều tra viên vi phạm pháp luật; nếu hành vi của điều tra viên có dấu hiệu phạm tội thì khởi tố về hình sự. - Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, quyết định truy tố bị can. - Kiến nghị cơ quan tổ chức, đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Các hoạt động kiểm sát điều tra trên đây được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự."Từ điển Luật học trang 260
227Kiểm sát thi hành ánCông tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, tự kiểm tra việc thi hành và thông báo kết quả, cung cấp tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án. Trực tiếp kiểm sát tại cơ quan thi hành án cùng cấp hoặc cấp dưới của chấp hành viên và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án. Kháng nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, yêu cầu xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính người vi phạm pháp luật.Từ điển Luật học trang 261
228Kiểm sát văn bản"Một trong những mặt công tác của viện kiểm sát nhằm thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Theo Điều 8 – Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân ngày 10.10.1992, trong phạm vi trách nhiệm của mình, viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các văn bản pháp quy của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương; kiểm sát việc thi hành pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật, nhằm bảo đảm: 1. Các văn bản pháp quy của các cơ quan nói trên phù hợp với hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của chính phủ; quyết định, chỉ thị của thủ tướng Chính phủ. 2. Việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức đơn vị và công dân được nghiêm chỉnh và thống nhất. Khi tiến hành công tác kiểm sát văn bản, viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ quy định tại Điều 9 của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, trong đó có quyền kiểm sát tại chỗ tức là trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại cơ quan, tổ chức đơn vị hữu quan."Từ điển Luật học trang 261
229Kiểm sát việc giam giữ và cải tạo"Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc giam giữ và cải tạo. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Thường kì và bất thường, trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại cải tạo, hỏi người bị giam, giữ và cải tạo về việc giam, giữ, cải tạo. 2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan, đơn vị cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm giam, giữ và cải tạo; yêu cầu các cơ quan cùng cấp, cấp dưới quản lí nơi giam, giữ và cải tạo kiểm tra những nơi ấy và thông báo kết quả; yêu cầu cơ quan, người có trách nhiệm thông báo tình hình giam, giữ, cải tạo, vv. 3. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc giam, giữ, cải tạo. 4. Quyết định trả tự do cho người bị giam giữ và cải tạo không có căn cứ và trái pháp luật. 5. Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ văn bản, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật, xử lí người vi phạm pháp luật. Đối với quyết định ở điểm 4, cơ quan, đơn vị, người có trách nhiệm, dù không nhất trí, cũng phải thi hành ngay nhưng có quyền khiếu nại lên viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp. Cơ quan, đơn vị hữu quan phải trả lời trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng nghị nói ở điểm 5. Nếu không nhất trí, có quyền khiếu nại lên viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp. (Điều 22 – 24 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1992)."Từ điển Luật học trang 262
230Kiểm sát việc tuân theo pháp luật"Một trong hai chức năng của hệ thống các cơ quan viện kiểm sát đã được xác định trong Hiến pháp và trong Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân: chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chức năng thực hiện quyền công tố theo quy định của hiến pháp và pháp luật, nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được xử lí theo pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật bằng một số công tác đã được quy định cụ thể trong Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân ngày 10.10.1992."Từ điển Luật học trang 262
231Kiểm sát viên"Người được bổ nhiệm theo quy định pháp luật để làm nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố. Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của viện trưởng, chỉ tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của viện trưởng cấp mình và sự lãnh đạo thống nhất của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kiểm sát viên phải từ bỏ nhiệm vụ hoặc bị thay đổi nếu có căn cứ cho thấy có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Cơ quan tổ chức cá nhân hữu quan có trách nhiệm thực hiện các quyết định, kháng nghị, kiến nghị và yêu cầu của kiểm sát viên; nếu thấy là trái pháp luật, thì có quyền khiếu nại, tố cáo với viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp, cấp trên hoặc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 1, 4, 5, 7, 8 Pháp lệnh 26.5.1993 về kiểm sát viên và kiểm sát viên nhân dân). (Xt. Kiểm sát viên viện kiểm sát quân sự)."Từ điển Luật học trang 263
232Kiểm sát xét xử"Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử, thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm việc xét xử nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. Về kiểm sát xét xử hình sự, viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: thực hành quyền công tố trước tòa án nhân dân cùng cấp; yêu cầu tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm các bản án quyết định của tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Về kiểm sát xét xử dân sự, viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ quyền hạn: kiểm sát việc lập hồ sơ, yêu cầu tòa án nhân dân hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần thiết; khởi tố những vụ án dân sự mà pháp luật quy định, tham gia phiên tòa về những vụ án này và những vụ án mà viện kiểm sát nhân dân kháng nghị; tham gia tố tụng vào bất cứ giai đoạn nào của các vụ án khác, nếu thấy cần thiết; yêu cầu tòa án nhân dân cùng cấp áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự"Từ điển Luật học trang 263
233Kiểm soátXem xét để phát hiện, ngăn ngừa kịp thời việc làm sai trái với thỏa thuận, với quy định. Vd. kiểm soát vé vào cửa, vé lên tàu… Kiểm soát thường do các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền bố trí việc tiến hành ở các địa điểm dễ xảy ra vi phạm, hoặc ở một khâu trong quá trình hoạt động của các đối tượng cần kiểm soát. Vd. trạm kiểm soát thuế, trạm kiểm soát giao thông ở ngã tư đường, vv.Từ điển Luật học trang 264
234Kiểm soát bức xạlà việc thực hiện các biện pháp hành chính và kỹ thuật nhằm quản lý cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ, địa điểm cất giữ chất thải phóng xạ và công việc bức xạ.50-L/CTN
235Kiểm soát hải quanlà các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan29/2001/QH10
236Kiểm soát rủi rolà hoạt động quản lý rủi ro, bao gồm việc thực thi chính sách, tiêu chuẩn, thủ tục và những thay đổi để loại bỏ hoặc làm giảm thiểu những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh rủi ro.1700/QĐ-TCHQ
237Kiểm soát và điều chỉnh tin tức hàng không(Aeronautical information regulation and control) là hệ thống thông báo trước về những thay đổi quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bay, căn cứ vào những ngày có hiệu lực chung do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế quy định.21/2007/QĐ-BGTVT
238Kiểm soát viênlà cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng được phân cấp thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và phê duyệt các giao dịch trong phạm vi trách nhiệm được phân công.1498/2005/QĐ-NHNN
239Kiểm soát viên"Chức danh do đại hội đồng của công ti cổ phần (hoặc công ti trách nhiệm hữu hạn có trên 11 thành viên) bầu ra để kiểm tra sổ sách kế toán, tài chính của công ti. Mỗi công ti có 2 kiểm soát viên trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có trình độ chuyên môn về kế toán. Kiểm soát viên không thể đồng thời là thành viên của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) công ti; không thể là vợ, chồng của các thành viên của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc)"Từ điển Luật học trang 264
240Kiểm soát viên viện kiểm sát quân sựSĩ quan quân đội tại ngũ có đủ điều kiện do pháp luật quy định được tuyển chọn và bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương, viện kiểm sát quân sự khu và tương đương, viện kiểm sát quân sự khu vực. Viện kiểm sát quân sự thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các mặt công tác kiểm sát đối với các cơ quan, tổ chức đơn vị, thuộc đối tượng kiểm sát viên của viện kiểm sát quân sự. Kiểm sát viên viện kiểm sát quân sự làm nhiệm vụ do viện trưởng cấp mình phân công có các quyền hạn như kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân.Từ điển Luật học trang 263