Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 507 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
481Hợp phápLà phù hợp với các quy định của pháp luật. Văn bản pháp quy do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và bảo đảm tính thống nhất, hiệu lực pháp lí của văn bản trong hệ thống pháp luật. Văn bản nào trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành. Khi ban hành quyết định quản lý hoặc thực hiện những hành vi quản lý khác, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tuân theo quy định của pháp luật, không được vượt ra khỏi phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định, phải thừa nhận và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các tổ chức, của cơ quan cấp dưới, thiết lập một chế độ trách nhiệm nghiệm ngặt, một chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát có hiệu quả để mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lí.Từ điển Luật học trang 236
482Hợp tác xãLà tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần cải thiện kinh tế, xã hội của đất nước (Điều 1 – Luật hợp tác xã, được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20.3.1996 và có hiệu lực kể từ ngày 1.1.1997). Hợp tác xã có tư cách pháp nhân. Điều kiện để trở thành thành viên của hợp tác xã được quy định trong Điều 22 – Luật hợp tác xã: “công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầu đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành điều lệ hợp tác xã, tự nguyện tham gia nhập hợp xã, tự nguyện tham gia nhập hợp tác xã”. Như vậy, khi tham gia hợp tác xã, người lao động vừa phải góp vốn, vừa phải trực tiếp lao động trong hợp tác xã. Vốn góp của xã viên, ít nhất phải bằng mức vốn tối thiểu được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc trong điều lệ của hợp tác xã. Xã viên có thể góp nhiều hơn mức tối thiểu này, nhưng không được vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, xã viên được chia lãi theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Xã viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi ro, thiệt hại và các khoản lỗ của hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp của mình.Từ điển Luật học trang 236
483Hợp tác xãlà tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước47-L/CTN
484Họp tham mưu, tư vấnlà cuộc họp để thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước nghe các ý kiến đề xuất và kiến nghị của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp dưới, của các chuyên gia, nhà khoa học nhằm có đủ thông tin, có thêm các cơ sở, căn cứ trước khi ra quyết định theo chức năng, thẩm quyền.114/2006/QĐ-TTg
485Hộp tiềnLà hộp tiền kim loại (tiền mới đúc) đóng gói theo quy định.60/2006/QĐ-NHNN
486Họp tổng kếthàng năm là cuộc họp để kiểm điểm, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm và bàn phương hướng nhiệm vụ công tác cho năm tới của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.114/2006/QĐ-TTg
487Hợp tửlà tế bào được tạo ra do sự thụ tinh của tinh trùng và trứng.16/2004/PL-UBTVQH11
488HS codeLà danh mã hàng hóa theo phân loại của Hệ thống Hải quan quốc tế41/QĐ-QLCL
489Hư quyền sở hữu (cg. Hư quyền)"Là quyền còn lại của chủ sở hữu đối với một tài sản mà họ cho người khác được hưởng hoa lợi. Người này có quyền khai thác tài sản, hưởng hoa lợi nhưng phải bảo quản, giữ nguyên bản chất của tài sản. Chủ sở hữu hư quyền vẫn có quyền bán, thế chấp tài sản, khởi kiện hoặc là người bị khởi kiện về quyền sở hữu đối với tài sản đó. Việc cho hưởng hoa lợi có thể được thực hiện đối với tài sản hữu hình hoặc tài sản thuộc sở hữu trí tuệ. Vd. Chủ sở hữu một ngôi nhà cho một người khác hưởng hoa lợi về ngôi nhà đó thì người này có thể cho thuê và hưởng tiền cho thuê; tác giả một cuốn tiểu thuyết có thể cho một người khác hưởng hoa lợi về quyền cho xuất bản và hưởng tiền nhuận bút, quyền về nhân thân vẫn thuộc về tác giả (tên của tác phẩm, tên tác giả, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm…)."Từ điển Luật học trang 239
490Huấn lệnh kiểm soát không lưulà huấn lệnh của cơ quan kiểm soát không lưu cấp cho tầu bay để thực hiện chuyến bay theo điều kiện do cơ quan kiểm soát không lưu quy định, có thể đi kèm các từ “lăn”, “cất cánh”, “khởi hành”, “đường dài”, “tiếp cận”, “hạ cánh”, để chỉ các phần của chuyến bay mà huấn lệnh đề cập đến.63/2005/QĐ-BGTVT
491Hung tánglà hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng.35/2008/NĐ-CP
492Hướng dẫn du lịchlà hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.44/2005/QH11
493Hướng dẫn phân loại, lập hồ sơ"Là bản hướng dẫn phân chia tài liệu của phông hoặc khối tài liệu đưa ra chỉnh lý thành các nhóm lớn, nhóm vừa, nhóm nhỏ theo một phương án phân loại nhất định và phương pháp lập hồ sơ; được dùng làm căn cứ để những người tham gia chỉnh lý thực hiện việc phân loại tài liệu, lập hồ sơ và hệ thống hoá hồ sơ toàn phông được thống nhất."128/QĐ-VTLTNN
494Hướng dẫn sử dụng, bảo quản hàng hoá"là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hoá; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại."89/2006/NĐ-CP
495Hương hỏa"Trước Cách mạng tháng Tám, các bộ luật dân sự Bắc Kỳ và Trung Kỳ quy định hương hỏa là phần tài sản mà chủ sở hữu để lại để dùng vào việc thờ cúng mình và thờ cúng tổ tiên. Hương hỏa có thể gồm có: động sản và bất động sản. Tài sản được để lại làm hương hỏa không được quá một phần năm số tài sản của người lập hương hỏa. Việc hương hỏa phải lập thành văn bản và muốn cho việc lập hương hỏa có giá trị đối với người thứ ba thì văn bản phải được đăng kí vào sổ địa bạ. Việc hương hỏa chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến cho nên hương hỏa chỉ được giao cho người con trai cả của người đó (tức là cháu đích tôn). Nếu chi trưởng nam không có con trai, cháu trai thì hương hỏa sẽ giao cho con trai thứ của người lập hương hỏa. Người được giao hương hỏa phải giữ gìn của hương hỏa, được hưởng hoa lợi và phải dùng của hương hỏa và hoa lợi để làm nhiệm vụ thờ cúng và tu sửa phần mộ. Trong những trường hợp sau đây thì hương hỏa sẽ bị tiêu diệt: a) khi trong họ không còn người đàn ông nào là người thừa kế nữa; b) khi hội đồng gia tộc quyết định cải dụng của hưởng hỏa; c) khi toàn bộ của hương hỏa bị phá hủy."Từ điển Luật học trang 239
496Hương ước"(cg. Hương khoản; khoản ước, tục lệ; hương tục; hương lệ; cựu khoản; lệ làng..) Là một loại luật pháp nằm trong hệ thống luật chung của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hương ước do một nhóm người có học vấn – các nhà nho, soạn thảo và được toàn dân làng tán thành, có giá trị trong phạm vi địa phương làng, xã, thôn…. Nơi ban hành hương ước. Nội dung các hương ước bao gồm các quy phạm điều chỉnh các loại quan hệ trong nông thôn như: tổ chức hội đồng tộc biểu; lí, phó trưởng; việc chi thu, việc bổ sưu thuế; việc kiện cáo, hòa giải, canh giữ trong làng, canh giữ ngoài đồng, bắt trộm cướp; việc cứu hỏa; giữ gìn vệ sinh; bảo vệ đường sá, cầu cống, đê điều, việc bảo vệ hoa màu; việc giáo dục, cưới hỏi, ma chay, hội hè, khao vọng; việc bảo vệ đất công, ruộng công cùng các nguồn lợi công khác cho làng; việc thi hành nghĩa vụ binh dịch, khuyến học, vv. Có địa phương, cứ đến ngày đầu năm, dân làng tổ chức lễ hội ăn thề. Mọi người dân trong làng đều phải thề trước thần linh nguyện sẽ triệt để tôn trọng và bảo vệ hương ước. Đến ngày lễ làng vào giữa năm, các thôn đem hương ước đọc cho mọi người dân để nhớ và tuân theo. Hương ước ở Việt Nam xuất hiện ít nhất từ thế kỉ 14, có nhiều tác dụng trong việc tạo nên các truyền thống tốt của dân tộc Việt Nam. Lo sợ các tác dụng tích cực của hương ước, chính quyền thực dân Pháp mưu toan xóa bỏ hương ước nhưng không được, đến những năm 30 của thế kỉ XX, thực dân Pháp chủ trương cải lương sửa đổi hương ước, hạn chế việc thực hiện các quy phạm tiến bộ, khuyến khích các quy phạm gây nên các hủ tục, tệ nạn trong nông thôn như: tế lễ, khao vọng quanh năm, tranh giành ngôi thứ ở chốn đình trung, mua quan bán tước, phá hoại tình đoàn kết xóm làng gây chia rẽ, hiềm khích trong nông thôn để nhân dân quên đi kẻ thù chính của họ là bọn cướp nước và bán nước."Từ điển Luật học trang 240
497Hưu tríMột chế độ bảo đảm vật chất cho người lao động khi hết tuổi lao động. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật lao động. Người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức hưởng chế độ hưu trí hàng tháng và mức trợ cấp một lần phụ thuộc vào mức và thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng ngoài lương hưu hàng tháng còn được hưởng một số quyền lợi sau đây: được trợ cấp một lần khi về hưu đối với những người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm, được bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội trả và khi chết được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật lao động. Chế độ hưu trí được quy định trong Chương XII – Bộ luật lao động và các văn bản của chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động.Từ điển Luật học trang 241
498Hủy án (cg. Tiêu án)Khi phát hiện bản án đã tuyên có sai sót thì bản án đó có thể bị hủy theo quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Có hai trường hợp hủy án sau: - Hủy án để điều tra lại hoặc xét xử lại. - Hủy án và đình chỉ vụ án. Về thẩm quyền hủy án, có phân biệt: - Án bị hủy ở cấp phúc thẩm. - Án bị hủy ở cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Theo Điều 220 – Bộ luật tố tụng hình sự, tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định: - Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại. - Hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Theo Điều 254 – Bộ luật tố tụng hình sự, hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định: - Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại. Theo Điều 268 – Bộ luật tố tụng hình sự, hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định: - Hủy bản án, hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại - Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.Từ điển Luật học trang 237
499Hủy bỏ điều ước quốc tếLà một phương thức chấm dứt hiệu lực của một điều ước quốc tế được thể hiện bằng tuyên bố đơn phương của một văn bản đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế. Việc hủy bỏ điều ước quốc tế là dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của các bên tham gia khác và thường xảy ra trong những trường hợp đặc biệt. Cơ sở hủy bỏ điều ước quốc tế là: a) Bên kia đã chấm sứt sự tồn tại của họ. b) Có sự vi phạm nghiêm trọng điều ước từ phía bên kí kết. c) Hoàn cảnh đã thay đổi về cơ bản so với khi kí kết. d) Điều ước quốc tế đã kí kết không có khả năng thực hiện được. đ) Điều ước quốc tế đã kí kết bị coi là vô hiệu. Việc hủy bỏ điều ước quốc tế chỉ xảy ra đối với điều ước hai bên. Còn việc tuyên bố đơn phương của bên tham gia điều ước quốc tế nhiều bên được gọi là “rút khỏi điều ước quốc tế”. Trong trường hợp này, điều ước quốc tế nhiều bên vẫn có hiệu lực đối với các bên tham gia khác. Ở Việt Nam, căn cứ theo Khoản 13 – Điều 84 – Hiến pháp năm 1992, quyền tuyên bố “hủy bỏ các điều ước đã kí kết” thuộc quyền của Quốc hội theo đề nghị của chủ tịch nước.Từ điển Luật học trang 237
500Hủy bỏ giếnglà việc gia cố các nút xi măng, đặt nút cơ học, cắt bỏ và thu hồi một số đoạn ống trong giếng khoan, thu dọn các vật cản xung quanh miệng giếng.37/2005/QĐ-BCN