Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 250 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
101Giám đốc doanh nghiệp"đối với doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Giám đốc (Tổng giám đốc) doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trước pháp luật; đối với Hợp tác xã là Chủ nhiệm hợp tác xã ; đối với Hộ kinh doanh cá thể là cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh."69/2004/QĐ-BTC
102Giám đốc thẩmlà xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án.19/2003/QH11
103Giám đốc thẩmXét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lí vụ án. Cụ thể là khi có một trong những căn cứ sau đây thì có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: 1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên toàn phiến diện hoặc không đầy đủ. 2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. 3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoạt động xét xử. 4. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự. Người bị kết án, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều có quyền phát hiện các vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Về quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau: 1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án các cấp. 2. Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao và phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới. 3. Chánh án Tòa án quân sự cấp cao và viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự cấp dưới. 4. Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và viện trưởng viện kiểm sát cấp tỉnh, chánh án tòa án quân sự cấp quân khu và viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới. Những người đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó.Từ điển Luật học trang 172
104Giám hộ"Theo Điều 67 Bộ luật dân sự thì: 1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người sau đây: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định cha, mẹ, hoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi về dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có yêu cầu. b) Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình. 2. Người giám hộ là cá nhân phải có đủ những điều kiện sau đây: a) Đủ 18 tuổi trở lên. b) Có năng lực hành vi đầy đủ. c) Có điều kiện cần thiết thực hiện việc giám hộ. 3. Những người sau đây là người giám hộ đương nhiên, tức là người mà pháp luật quy định là phải có trách nhiệm giám hộ. a) Đối với những người chưa thành niên nói ở mục 1a thì người giám hộ đương nhiên được quy định tại Điều 70 – Bộ luật dân sự là anh cả, chị cả nhưng nếu anh cả, chị cả không có điều kiện giám hộ thì người tiếp sau làm giám hộ, trừ phi giữa anh chị em có có thỏa thuận khác; nếu không có anh chị em ruột hoặc những người này không có điều kiện làm giám hộ thì ông, bà nội; ông, bà ngoại làm giám hộ. b) Đối với những người mắc bệnh tâm thần nói ở mục 1b thì người giám hộ đương nhiên được quy định ở Điều 171 – Bộ luật dân sự là: - Chồng là người giám hộ hoặc vợ là người giám hộ nếu vợ hoặc chồng là người cần được giám hộ. - Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự thì con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ. - Nếu người cần được giám hộ chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải là người giám hộ. 4. Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì Điều 72 – Bộ luật dân sự quy định là những người thân thích của người cần được giám hộ cử một trong số họ làm người giám hộ. Nếu không có ai trong số những người thân thích có đủ điều kiện làm người giám hộ thì họ có thể cử một người khác làm người giám hộ. Nếu những người thân thích cũng không cử được người giám hộ thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cùng các tổ chức xã hội tại cơ sở cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức từ thiện đảm nhiệm việc giám hộ. Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên và cũng không cử được người giám hộ thì cơ quan lao động, thương binh và xã hội nơi cư trú của người cần được giám hộ đảm nhận việc giám hộ. 5. Việc cử người giám hộ phải lập thành văn bản, được người cử làm giám hộ đồng ý và được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ công nhận. 6. Người giám hộ có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 78 – Bộ luật dân sự là: a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, vay mượn, cho vay, cầm cố thế chấp, đặt cọc tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú. b) Chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên được giám hộ; chăm sóc, bảo đảm việc chữa bệnh cho người được giám hộ mắc bệnh tâm thần. c) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự và trong các vụ kiện dân sự. d) Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ."Từ điển Luật học trang 173
105Giám hộlà việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).33/2005/QH11
106Giám sát"Là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh. Trong cơ chế nhà nước của dân, do dân và vì dân, giám sát là quyền của nhân dân đối với các hoạt động của nhà nước: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân” (Điều 8 – Hiến pháp năm 1992); là quyền của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; “Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam … giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước” (Điều 9 – Hiến pháp năm 1992). Giám sát cũng là quyền của công đoàn đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế (Điều 10 – Hiến pháp năm 1992); của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội và của các ủy ban của Quốc hội (Điều 84, 91 – Hiến pháp năm 1992), của hội đồng nhân dân các cấp đối với Ủy ban nhân dân cùng cấp, hội đồng nhân dân cấp dưới các cơ quan chuyên môn, vv."Từ điển Luật học trang 174
107Giám sátlà việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội05/2003/QH11
108Giám sát an ninh hàng khônglà việc sử dụng nhân viên an ninh hàng không và thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi người, phương tiện nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.06/2007/QĐ-BGTVT
109Giám sát ảnh hưởng nổ mìnlà việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để đo, phân tích và đánh giá mức độ chấn động, mức độ tác động sóng không khí do nổ mìn gây ra.39/2009/NĐ-CP
110Giám sát bệnh truyền nhiễmlà việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm03/2007/QH12
111Giám sát dịch tễ học HIV/AIDSlà việc thu thập thông tin định kỳ và hệ thống về các chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của các nhóm đối tượng có nguy cơ khác nhau để biết được chiều hướng và kết quả theo thời gian nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.64/2006/QH11
112Giám sát doanh nghiệplà việc theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, hoạt động công ích, chấp hành chính sách pháp luật.224/2006/QĐ-TTg
113Giám sát hải quanlà biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan29/2001/QH10
114Giám sát tác giảlà công việc kiểm tra, giải thích hoặc xử lý những vướng mắc, thay đổi, phát sinh tại hiện trường nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế và bảo vệ quyền tác giả thiết kế của tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật thực hiện tại hiện trường trong quá trình xây dựng.18/2003/QĐ-BXD
115Giám sát thi côngcông là hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường của chủ đầu tư để quản lý khối lượng và chất lượng các công tác xây lắp của nhà thầu theo hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của ngành, Nhà nước.35/1999/QĐ-BXD
116Giám sát trọng điểm HIV/AIDSlà việc thu thập thông tin thông qua xét nghiệm HIV theo định kỳ và hệ thống trong các nhóm đối tượng được lựa chọn để theo dõi tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV qua các năm nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.64/2006/QH11
117Giám sát trong hoạt động kiểm định giống cây trồng nông nghiệp
118Giám sát tự động phụ thuộclà kỹ thuật giám sát mà trong đó tầu bay tự động cung cấp qua đường truyền dữ liệu các số liệu từ các hệ thống định vuị và dẫn đường trên tầu bay, bao gồm nhận dạng tầu bay, vị trí theo không gian bốn (4) chiều và các số liệu thích hợp khác.63/2005/QĐ-BGTVT
119Giảm thi hành ánlà trường hợp người phải thi hành khoản tiền phạt, án phí theo bản án, quyết định của Toà án nhưng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định và hướng dẫn của Thông tư này nên được Toà án có thẩm quyền quyết định giảm thi hành một phần tiền phạt, án phí.02/2005/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC
120Giám thị trại giamCán bộ được giao nhiệm vụ, quyền hạn trông coi trật tự, kỉ luật của các trại giam, giữ, giáo dục những người bị giam giữ, theo quy chế của trại giam: “Giám thị trại giam chỉ huy cán bộ, chiến sĩ (thuộc lực lượng bảo vệ trại giam) và chịu trách nhiệm về việc quản lý, giam giữ, giáo dục người chấp hành hình phạt tù ở trại giam, theo quy định của pháp luật”.Từ điển Luật học trang 175