Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 250 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
81Giải pháp (thuật ngữ công pháp quốc tế)Là việc tước bỏ, buộc phải giao nộp vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh của quân đội chiến bại hoặc các lực lượng vũ trang chống đối trong nước sau khi kí kết hòa ước. Sau Chiến tranh thế giới II (1936 – 1945), toàn bộ vũ khí, trang bị, máy bay, hạm đội nổi, tàu ngầm của quân đội phát xít Đức bị giải giáp và chia đều cho ba nước Mĩ, Anh, Liên Xô. Ở Việt Nam, việc giải pháp quân đội phát xít Nhật từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc do quân đội Tưởng Giới Thạch đảm nhiệm, từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam do quân đội Anh đảm nhiệm.Từ điển Luật học trang 169
82Giải pháp hữu ích"1. Giải pháp hữu ích là giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (Điều 783 – Bộ luật dân sự). Đối tượng của giải pháp hữu ích có thể là cơ cấu, chất hoặc phương pháp. 2. Một giải pháp được công nhận là mới nếu trước ngày ưu tiên của đơn xin bảo hộ, giải pháp đó chưa được sử dụng công khai hoặc công bố công khai ở Việt Nam dưới bất kì hình thức nào (các loại ấn phẩm, băng ghi âm, ghi hình, trưng bày triển lãm, vv.) đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được và không trùng với một trong những giải pháp của đơn xin bảo hộ giải pháp hữu ích hoặc sáng chế có ngày ưu tiên sớm hơn nộp tại Cục sở hữu trí tuệ. Giải pháp không bị coi là mất tính mới nếu đã bị người khác công bố mà không được phép của chủ giải pháp trong vòng 6 tháng trước ngày nộp đơn xin bảo hộ. 3. Bảo hộ sở hữu giải pháp hữu ích (x. Quyền sở hữu công nghiệp; Văn bằng bảo hộ, Quyền tác giả)."Từ điển Luật học trang 170
83Giải phóng hàngLà việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của người khai hải quan.52/2007/QĐ-BTC
84Giải quyết khiếu nạilà việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.04/2005/NĐ-CP
85Giải quyết tố cáolà việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.04/2005/NĐ-CP
86Giải thể trạmlà ngừng hẳn toàn bộ công việc quan trắc và chấm dứt mọi hoạt động khác của trạm.03/2006/QĐ-BTNMT
87Giải thíchThu thập chính xác thông tin từ các nguồn, giải thích và hiểu một tài liệu nào đó.30/2009/TT-BLĐTBXH
88Giải thích pháp luậtLà làm rõ, phân tích tinh thần, nội dung của một văn bản pháp luật, giải nghĩa thuật ngữ dùng trong văn bản pháp luật nếu thấy cần, để bảo đảm việc hiểu đúng, hiểu một cách thống nhất văn bản, thuật ngữ đó. Làm rõ điều nào, điểm nào, từ nào trong một văn bản pháp luật mà có sự hiểu không đúng, không thống nhất khi thi hành hoặc có đề nghị của cơ quan, của người thi hành pháp luật. Nguyên tắc chung là cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền ra văn bản thì có quyền giải thích văn bản ấy. Riêng giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh thuộc nhiệm vụ, quyền hạn hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điểm 3 – Điều 91- Hiến pháp năm 1992).Từ điển Luật học trang 170
89Giải trình tổ chức bảo dưỡnglà tài liệu trong đó chứa đựng các nội dung mà Điều 18 quy định, để chứng minh rằng tổ chức bảo dưỡng tầu bay tuân thủ QCHK-145.16/2006/QĐ-BGTVT
90Giải trình tổ chức bảo dưỡng tầu baylà tài liệu trong đó chứa đựng các nội dung mà Điều 18 quy định, để chứng minh rằng tổ chức bảo dưỡng tầu bay tuân thủ QCHK-145.16/2006/QĐ-BGTVT
91Giải trừ quân bị (thuật ngữ công pháp quốc tế)Việc giảm bớt quân số, số lượng, chủng loại vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh, ngân sách quốc phòng. Việc giải trừ quân bị, ngăn chặn chạy đua vũ trang là những mục tiêu đấu tranh của nhân dân nhiều nước trên thế giới nhằm bảo vệ hòa bình và cải thiện dân sinh.Từ điển Luật học trang 170
92Giảm án (cg. Giảm hình phạt)Giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho người phạm tội đã bị tòa án tuyên phạt. Người bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và đã cải tạo tốt thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức xã hội có trách nhiệm trực tiếp giám sát việc chấp hành hình phạt, tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành phạt cho người đó. 1. Đối với hình phạt chính: theo Điều 49 – Bộ luật hình sự, người bị kết án cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỉ luật của quân đội hoặc tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và đã chứng tỏ quyết tâm cải tạo, thì theo đề nghị của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm trực tiếp giám sát việc chấp hành hình phạt, tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với các hình phạt 20 năm tù trở xuống, 10 năm đối với tù chung thân. Một người có thể được giảm nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn thực sự chấp hành hình phạt là một nửa thời hạn hình phạt đã tuyên. Người bị xử phạt tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 20 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời gian thực sự chấp hành hình phạt là 15 năm. 2. Đối với hình phạt bổ sung: người bị kết án bị cấm cư trú hoặc bị quản chế, nếu đã chấp hành được một nữa thời hạn hình phạt và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của chính quyền địa phương, tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần hình phạt còn lại. 3. Giảm hình phạt trong trường hợp đặc biệt: đối với người bị kết án mà có lí do đáng được khoan hồng thêm như: đã lập công, đã quá già yếu, hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì tòa án có thể xét giảm án vào thời gian sớm hơn hoặc với mức giảm cao hơn so với thời gian và mức quy định.Từ điển Luật học trang 170
93Giám địnhTrong tố tụng hình sự, giám định là việc nghiên cứu các vật chứng, chứng từ, tử thi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm thể chất của người sống có ý nghĩa đối với vụ án, do người có hiểu biết chuyên môn tiến hành theo yêu cầu của cơ quan điều tra bằng quyết định trưng cầu giám định. Thủ tướng cơ quan điều tra khi xét thấy cần thiết thì trưng cầu giám định. Có một số trường hợp quy định tại Khoản 5 – Điều 44 – Bộ luật tố tụng hình sự, bắt buộc phải trưng cầu giám định, đó là khi cần xác định: 1. Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động. 2. Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ. 3. Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự, tại các Điều 130 – 133, còn quy định cụ thể về việc trưng cầu giám định, tiến hành giám định, nội dung kết luận giám định, quyền bị can đối với quyết định giám định.Từ điển Luật học trang 171
94Giám địnhlà việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm05/2007/QH12
95Giám định bảo hiểm y tếlà hoạt động chuyên môn do tổ chức bảo hiểm y tế tiến hành nhằm đánh giá sự hợp lý của việc cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế, làm cơ sở để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.25/2008/QH12
96Giám định chất lượng công trìnhlà những hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng, công trình xây dựng, trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật và kết quả kiểm định chất lượng để đánh giá, kết luận về chất lượng của sản phẩm, công trình xây dựng.35/1999/QĐ-BXD
97Giám định công nghệlà hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công nghệ được quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ80/2006/QH11
98Giám định công nghệ dự án đầu tưlà hoạt động kiểm tra và đánh giá để xác định mức độ đạt được về mặt công nghệ của Dự án đầu tư đã triển khai trong thực tế tại thời điểm giám định so với nội dung công nghệ nêu trong Dự án đầu tư đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư/quyết định đầu tư.14/2006/TT-BKHCN
99Giám định công nghệ Hợp đồng chuyển giao công nghệlà hoạt động kiể?m tra và đánh giá để xác định mức độ đạt được của công nghệ đã chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong thực tế tại thời điểm giám định so với các nội dung của Hợp đồng đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đăng ký.14/2006/TT-BKHCN
100Giám định tư pháp xây dựngLà việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn liên quan đến hoạt động xây dựng, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, sản phẩm xây dựng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (sau đây gọi chung là người trưng cầu giám định) nhằm phục vụ giải quyết các vụ án và vụ việc dân sự.35/2009/TT-BXD