Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 204 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
21Danh mục lưu vực sônglà tập hợp các lưu vực sông được phân loại dựa trên các tiêu chí về tầm quan trọng, quy mô diện tích lưu vực, chiều dài sông chính, địa điểm về mặt hành chính – lãnh thổ và các căn cứ khác.120/2008/NĐ-CP
22Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt NamLà quá trình tạo ra thuốc nổ, phụ kiện nổ, bao gồm cả việc chế tạo thuốc nổ ngay tại địa điểm sử dụng, quá trình tái chế, đóng gói dán nhãn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp nhưng không bao gồm việc chia nhỏ, bao gói nhằm tạo ra các lượng nổ theo nhu cầu tại nơi nổ mìn.39/2009/NĐ-CP
23D-ATIS(Datalink-AutomaticTerminal Information Service): Dịch vụ thông báo tự động tại khu vực sân bay (truyền dữ liệu bằng kỹ thuật số).12/2007/QĐ-BGTVT
24Dấu đặc biệtlà dấu được thiết kế để sử dụng nhân các sự kiện quan trọng, sử dụng tại các triển lãm tem quốc gia, quốc tế tổ chức tại Việt Nam.16/2005/QĐ-BBCVT
25Dầu thành phẩmlà các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hoả, dầu máy bay, dầu dieseel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, làm mát khác.103/2005/QĐ-TTg
26Dầu thôlà dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến.103/2005/QĐ-TTg
27Dây chuyền lạnhlà hệ thống thiết bị nhằm bảo quản và vận chuyển vắc xin, sinh phẩm y tế theo đúng nhiệt độ qui định từ nhà sản xuất cho đến nơi sử dụng.23/2008/QĐ-BYT
28Dạy nghềlà hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học76/2006/QH11
29Dây sau công tơlà dây dẫn được tính từ công tơ đến khu vực quản lý của bên mua điện.34/2006/QĐ-BCN
30Dây vào công tơ làdây dẫn được tính từ điểm đấu nối vào đường trục hoặc nhánh rẽ đến công tơ.34/2006/QĐ-BCN
31DCSlà hệ thống điều khiển tích hợp đặt tại nhà máy điện hoặc trạm điện.16/2007/QĐ-BCN
32DETRESFA(Distress phase): Giai đoạn khẩn nguy.63/2005/QĐ-BGTVT
33Di chúc"1. Theo Điều 649 – Bộ luật dân sự, di chúc là ý chí cuối cùng và sự định đoạt về tài sản của một người sau khi người đó chết. Hình thức của di chúc có thể là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. 2. Theo Điều 650 – Bộ luật dân sự, người lập di chúc phải là người thành niên; những người chưa thành niên đủ 15 tuổi những chưa đủ 18 tuổi cũng được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Theo Điều 651 – Bộ luật dân sự, người lập di chúc có các quyền sau đây: a. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. b. Phân định nguồn di sản cho từng người thừa kế. c. Dành một phần trong khối di sản để di tặng (x. Di tặng) hoặc thờ cúng. d. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản. đ. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. 4. Theo Điều 655 – Bộ luật dân sự, di chúc hợp pháp phải là di chúc có đủ những điều kiện sau đây: a. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. b. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Hình thức của di chúc không trái với những quy định của pháp luật. (X. Di chúc bằng văn bản; Di chúc miệng). 5. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Nhưng di chúc không có hiệu lực một phần hoặc toàn bộ trong những trường hợp được quy định tại Điều 670 – Bộ luật dân sự: a. Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. b. Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. c. Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Nói chung, việc thừa kế được thực hiện theo di chúc nhưng trong trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động mà không được hưởng di sản hoặc chỉ được hưởng quá ít thì Điều 672 – Bộ luật dân sự quy định là: khi chia di sản, vẫn phải chia cho mỗi người nói trên một phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (nếu di sản được chia theo pháp luật)."Từ điển Luật học trang 129
34Di chúc bằng văn bản"1. Di chúc phải làm thành văn bản theo hình thức do pháp luật quy định 2. Những hình thức di chúc bằng văn bản sau đây được coi là hợp pháp: a. Người lập di chúc tự tay viết và kí vào di chúc mà không cần có người làm chứng (Điều 658 – Bộ luật dân sự). b. Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết di chúc được (vd. Người không biết chữ, người bị cụt tay, liệt tay…) thì có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào di chúc (Điều 659 – Bộ luật dân sự). c. Điều 660 – Bộ luật dân sự quy định là người để lại di sản cũng có thể lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, theo thể thức sau đây: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực nói trên ghi chép nội dung đó. Người lập di chúc kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc rồi công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực kí vào bản di chúc. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không kí hoặc không điểm chỉ được, thì phải có người làm chứng và người này kí xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực nói trên chứng thực bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Công chứng viên có thể tiến hành việc lập di chúc như đã nói trên tại nhà ở của người để di sản. 3. Trong các trường hợp (a) và (b), việc chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không phải là bắt buộc nhưng người lập di chúc có thể yêu cầu các cơ quan đó chứng nhận, chứng thực. 4. Mọi người đều có thể làm chứng trong việc lập di chúc trừ những người được quy định tại Điều 657 – Bộ luật dân sự là: a. Người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người lập di chúc. b. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung di chúc. c. Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực về hành vi dân sự. 5. Theo Điều 662 – Bộ luật dân sự: công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được chứng nhận, chứng thực di chúc nếu họ là: a. Người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người lập di chúc. b. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. c. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung di chúc."Từ điển Luật học trang 130
35Di chúc miệngTrong trường hợp một người sắp chết do bệnh tật hoặc vì các nguyên nhân khác (vd. Bị tai nạn, bị gây thương tật) mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể lập di chúc miệng (Điều 654 – Bộ luật dân sự). Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còng sống, minh mẫn, thì di chúc miệng bị hủy bỏ.Từ điển Luật học trang 131
36Di chuyển trạmlà sự di chuyển toàn bộ trạm hoặc một số hạng mục công trình của trạm khỏi vị trí hiện đang hoạt động đến vị trí mới đã được lựa chọn.03/2006/QĐ-BTNMT
37Di cưlà sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.06/2003/PL-UBTVQH11
38Di sản"Tài sản mà người đã chết để lại, bao gồm: 1. Tài sản mà người đã chết chủ sở hữu, gồm có: a. Tài sản riêng như: tư liệu sinh hoạt (vd. Quần áo, chăn màn, giường tủ, máy thu thanh, máy thu hình, vv.); tư liệu sản xuất, vốn sản xuất hoặc kinh doanh hợp pháp; nhà ở; tài sản được thừa kế, tặng cho; tiền mua trái phiếu; tiền tiết kiệm gửi ngân hàng hoặc quỹ tín dụng; các thu nhập khác (vd. Tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền thưởng, tiền trúng xổ số, vv.). b. Phần tài sản của người đã chết trong khối tài sản chung với người khác (vd. Sở hữu chung một ngôi nhà, một cơ sở sản xuất, kinh doanh, vv.). c. Những quyền về tài sản do người chết để lại (vd. đòi nợ, đòi tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã cầm cố, đòi bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng,...) 2. Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (X. Thừa kế quyền sử dụng đất)."Từ điển Luật học trang 131
39Di sản chung của loài người"Thuật ngữ được Liên hợp quốc áp dụng trong thời gian chuẩn bị Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ III về Luật biển (Nghị quyết số 2749 ngày 17/12/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc) và được pháp điển hóa vào Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển. Theo quy định tại Điều 1 và Điều 136 của Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển: đáy biển, lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia và toàn bộ tài nguyên của đáy biển, lòng đất dưới đáy biển đó là di sản chung của loài người. Công ước còn quy định: không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của di sản chung của loài người; không một quốc gia nào, một cá nhân hoặc pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của di sản chung. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền nào, cũng như không một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận. Cơ quan quyền lực được thành lập theo quy định của Công ước về Luật biển sẽ là người thay mặt cho tất cả các quyền đối với các tài nguyên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia."Từ điển Luật học trang 132
40Di sản dùng vào việc thờ cúng1. Để đảm bảo việc thờ cúng mình và thờ cúng tổ tiên, người lập di chúc có quyền để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 673 – Bộ luật dân sự). 2. Phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia cho những người thừa kế và được giao cho một người được người lập di chúc chỉ định. Người được giao cho việc thờ cúng chỉ có quyền sử dụng, thu hoa lợi của tài sản đó để thực hiện việc thờ cúng như không có quyền sở hữu. 3. Khi người được giao việc thờ cúng chết thì việc giao cho ai tiếp tục việc thờ cúng được thực hiện theo quyết định của người để lại di sản (nếu có) hoặc theo sự thỏa thuận của những người thừa kế của người đó. 4. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã hết, thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lí di sản đó trong những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.Từ điển Luật học trang 132