Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 740 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
681Công ty Tài chính Nhà nướclà Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.79/2002/NĐ-CP
682Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụnglà Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.79/2002/NĐ-CP
683Công ty thành viên hạch toán độc lậpBao gồm: công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thuộc tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con là chủ sở hữu.109/2008/NĐ-CP
684Công ty trách nhiệm hữu hạn"Là một công ty đối vốn. So với công ty cổ phần là một loại công ty đối vốn khác, công ty trách nhiệm hữu hạn, theo Luật công ty Việt Nam có các đặc điểm: 1. Số lượng thành viên tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động là 2. 2. Mỗi thành viên chỉ có một phần vốn góp. Vốn có thể góp bằng tiền, hiện vật, quyền sử dụng đất hay bản quyền sở hữu công nghiệp. Phần vốn góp của tất cả các thành viên phải đóng đủ ngay từ khi mới thành lập công ty, dù phần vốn góp đó được thể hiện bằng hình thức nào. Phần góp vốn này được ghi rõ trong điều lệ công ty. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào ra công chúng để thu hút vốn (xt. Chứng khoán). 4. Việc chuyển nhượng phần vốn góp chỉ được tự do thực hiện trong nội bộ công ty. Nếu chuyển ra ngoài công ty thì phải được sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 tổng số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân. Việc tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn phụ thuộc vào số lượng thành viên của nó. Khi công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở xuống, các thành viên tự thỏa thuận để phân công nhau đảm nhận các chức trách quản lý, kiểm soát công ty và cử một người trong số các thành viên làm giám đốc điều hành hoạt động của công ty. Khi công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 12 thành viên trở lên, cơ chế quản lý giống như công ty cổ phần, gồm có đại hội đồng, hội đồng quản trị; giám đốc và các kiểm soát viên."Từ điển Luật học trang 113
685Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên"là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty."60/2005/QH11
686Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lênlà công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp14/2003/QH11
687Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viênlà công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp14/2003/QH11
688Công ty trực thuộc công ty tài chínhLà công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Công ty Tài chính. b) Việc bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty thuộc quyền quyết định của Công ty Tài chính. c) Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty thuộc thẩm quyền quyết định của Công ty Tài chính.”81/2008/NĐ-CP
689Công ty trực thuộc của ngân hàng thương mại"Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có mà ngân hàng thương mại: a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; hoặc b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty đó; hoặc c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó."59/2009/NĐ-CP
690Công ty vô danhỞ Việt Nam, công ty này được gọi là công ty cổ phần. Ở pháp công ty cổ phần được gọi là công ty vô danh (société anonyme), bởi trong tên riêng của công ty không được nêu tên riêng của một thành viên nào của công ty như ở tên riêng của công ty hợp danh. Không có thành viên nào của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn về hoạt động của công ty như ở công ty hợp danh. Trách nhiệm của họ đối với hoạt động của công ty chỉ giới hạn trong cổ phần của họ.Từ điển Luật học trang 114
691Công ty xuyên quốcNhững công ty được hình thành theo pháp luật của một quốc gia, nhưng có chi nhánh đại diện hoạt động ở các quốc gia khác. Thể chế của các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia được xác định trên cơ sở pháp luật quốc gia nơi đăng ký thành lập.Từ điển Luật học trang 114
692Công ước ChicagoLà Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký tại Chigago ngày 7 tháng 12 năm 1944.10/2008/QĐ-BGTVT
693Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em"Được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 sau hơn 10 năm soạn thảo và hoàn chỉnh. Ngày 26/10/1990 Công ước được mở cho các nước ký nhận, kỷ niệm lần thứ 30 Tuyên ngôn về quyền trẻ em (1959 – 1989) và lần thứ 10 năm quốc tế thiếu nhi (1979 – 1989). Việt Nam đã tham gia và có những đóng góp tích cực, đã ký ngay trong ngày đầu tiên khi Công ước được mở cho các nước ký, là nước thứ 2 trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á đã phê chuẩn Công ước này (20/2/1990) mà không bảo lưu điều nào. Công ước gồm 3 phần chính: lời mở đầu nên bật những nguyên tắc cơ bản của Liện hợp quốc khẳng định thực tế cần phải chăm sóc, giúp đỡ và bảo vệ đặc biệt do trẻ em còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trách nhiệm hàng đầu của gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em; tầm quan trọng của các truyền thống, giá trị văn hóa và vai trò của hợp tác quốc tế trong việc thực hiện quyền trẻ em. Phần 1 gồm 41 điều quy định các quyền cụ thể của trẻ em như quyền được sống và phát triển, quyền có họ tên và quốc tịch, quyền được giữ gìn bản sắc, quyền được sống với cha mẹ, đoàn tụ gia đình, quyền tự do biểu đạt, tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, được bảo về đời tư, tự do giao kết, hội họp hòa bình, tiếp xúc thông tin nhiều chiều, được chăm sóc nuôi dưỡng, được nhận làm con nuôi, được giúp đỡ nhân đạo, hưởng an toàn xã hội, được học hành, được hưởng nền văn hóa của mình, sử dụng tiếng nói của mình, nghỉ ngơi, vui chơi, sinh hoạt văn hóa, quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột, vv. và trách nhiệm của quốc gia thành viên trong việc thực hiện các quyền này. Phần 2 và 3 quy định việc thực hiện Công ước. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của Công ước là loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có, những lợi ích của trẻ em phải được quan tâm đầu tiên, phải chú ý và ưu tiên trước hết cho trẻ em trong mọi vấn đề có liên quan."Từ điển Luật học trang 115
694Công ước Giơnevơ về bảo hộ thường dân trong chiến tranhThỏa thuận quốc tế giữa 62 nước tại Hội nghị Giơnevơ ngày 12/8/1949, gồm 4 phần, 159 điều với nội dung nhằm giảm bớt đau khổ cho thường dân trong chiến tranh: các bên xung đột không được tấn công quân sự vào dân thường, thành viên lực lượng vũ trang đã hạ vũ khí, bị bệnh hoặc bị loại ra ngoài vòng chiến đấu, những nhân viên và phương tiện dùng cho việc cứu thương. Các bên xung đột sẽ lập ra những khu y tế, an ninh, khu trung lập và thông báo cho nhau biết địa điểm những khu ấy để đưa những người bị thương, bị bệnh, bị tàn tật, phụ nữ có thai, trẻ em mồ côi vì chiến tranh dưới 15 tuổi vào chăm sóc. Những người ngoại quốc ở trên lãnh thổ của một bên xung đột có quyền yêu cầu và được tạo điều kiện để rời khỏi lãnh thổ. Cấm giết, làm bị thương, dùng làm vật thí nghiệm, tra trấn, dùng nhục hình, bắt làm con tin, tuyên án và thì hành án đối với các đối tượng đã nêu trong công ước. Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5/6/1957 với 2 điều trừ ngoại: 1. Khi nước cầm giữ thường dân yêu cầu một nước trung lập hoặc tổ chức đảm nhiệm công vụ do Công ước giao phó cho nước bảo hộ thì những yêu cầu đó được Việt Nam coi là hợp pháp, nếu yêu cầu đó được nước mà những thường dân đó trực thuộc chấp thuận. 2. Nước cầm giữ thường dân, giao thường dân cho một nước tham gia Công ước này không làm cho nước cầm giữ hết trách nhiệm trong việc áp dụng các điều khoản của Công ước đối với các thường dân đó.Từ điển Luật học trang 116
695Công ước Giơnevơ về quyền tác giả (cg. Công ước quốc tế về quyền tác giả)Công ước được ký năm 1952 trong khuôn khổ của UNESCO, được bổ sung tại Pari năm 1971 về bảo hộ quyền tác giả của công dân các nước tham gia công ước và đối với các tác phẩm lần đầu tiên công bố ở các nước tham gia công ước. Tác phẩm được bảo hộ bao gồm văn học, nghệ thuật (sân khấu, điện ảnh, hội họa, điêu khắc) các công trình khoa học. (Xt. Bảo hộ quốc tế quyền tác giả).Từ điển Luật học trang 116
696Công ước Giơnevơ về thương – bệnh binh"Thỏa thuận quốc tế giữa 61 nước về cải thiện tình cảnh những người bị thương, bị bệnh tại chiến trường ký tại Giơnevơ ngày 12.8.1949 gồm 10 chương, 64 điều, với những nội dung cam kết; đối xử nhân đạo, chăm sóc y tế, chôn cất tử tế những người bị chết của đối phương còn để lại trên chiến trường, cung cấp tin tức về họ cho những người, tổ chức, nước hữu quan. Nhân viên y tế, những người và phương tiện dùng cho việc tìm kiếm, chuyên chở cứu hộ thương, bệnh binh nếu mang dấu hiệu chữ thập đỏ, lưỡi liềm đỏ, sư tử và mặt trời đỏ trên nền trắng sẽ được bảo hộ, không bị tấn công. Cố ý giết, làm bị thương, đối xử vô nhân đạo, dùng làm vật thí nghiệm làm dụng dấu hiệu chữ thập đỏ bị coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước và phải bị xử phạt. Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5.6.1957 với điều trừ ngoại rằng: khi nước cầm giữ thương, bệnh binh yêu cầu các nước trung lập hoặc tổ chức nào khác đảm nhiệm những nhiệm vụ do Công ước giao phó cho nước bảo hộ, thì hành động đó được Việt Nam coi là hợp pháp nếu yêu cầu đó được nước mà các thương, bệnh binh ấy trực thuộc chấp thuận."Từ điển Luật học trang 117
697Công ước Giơnevơ về thương – bệnh binh hải quânThỏa thuận quốc tế của 61 nước cả thiện tình cảnh những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển, bao gồm cả trường hợp máy bay bị bắt buộc hạ cánh hoặc rơi xuống biển. Giết, làm bị thương, đối xử vô nhân đạo, bỏ mặc không cứu vớt, lạm dụng dấu hiệu hồng thập tự đều bị nghiêm cấm và bị xử phạt. Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5.6.1967 với điều trừ ngoại: khi nước cầm giữ thương, bệnh binh và những người bị đắm tàu yêu cầu nước trung lập hoặc một tổ chức những công vụ mà công ước giao phó cho nước bảo hộ, Việt Nam coi là hợp pháp, khi nước mà các thương, bệnh binh và những người bị đắm tàu thuộc các lực lượng hải quân ấy trực thuộc chấp thuận.Từ điển Luật học trang 117
698Công ước Giơnevơ về tù binhThỏa thuận quốc tế giữa 60 nước về đối xử nhân đạo đối với tù bình kí tại Giơnevơ ngày 12.8.1949 có 6 phần, 143 điều. Các nước ký kết công ước cam kết: tù bình được nới nhẹ khỏi những điều kiện ngặt nghèo của cuộc sống bị giam giữ, tập trung, được chăm sóc về ăn ở, chữa bệnh, được trao đổi thư từ, cầu nguyện, làm lễ theo nghi thức tôn giáo của họ. Khi phạm tội, phạm kỷ luật được xét xử theo nguyên tắc pháp lý chung. Việt Nam gia nhập công ước vào ngày 5.6.1957 với 3 điều trừ ngoại: 1. Khi nước cầm giữ tù binh yêu cầu nước trung lập hoặc tổ chức đảm nhiệm những công vụ do Công ước giao phó cho những bảo hộ, Việt Nam coi là hợp pháp, nếu yêu cầu đó được nước mà những tù binh ấy trực thuộc chấp thuận. 2. Việc nước cầm giữ tù binh giao tù binh cho một nước tham gia Công ước này, không làm cho nước cầm giữ tù binh hết trách nhiệm trong việc áp dụng những điều khoản của Công ước đối với tù binh. 3. Những tù binh bị truy tố và bị kết án về những tội ác chiến tranh theo những nguyên tắc do Tòa án quốc tế Nuyrămbe đề ra không được hưởng những điều khoản của Công ước.Từ điển Luật học trang 117
699Công ước ngăn ngừa, xử phạt tội ác diệt chủngThỏa thuận quốc tế được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 9.12.1948 với nội dung xác nhận rằng diệt chủng là tội ác được thực hiện bằng các hành vi như: giết, xâm phạm đến sự toàn vẹn thể chất hoặc tinh thần của các thành viên trong tập thể, cố ý bắt các tập thể phải sống trong những điều kiện dẫn đến việc biến mất cả cộng đồng, thực hiện các các biện pháp cản trở việc sinh đẻ của cộng đồng, cưỡng bức chuyển trẻ em từ cộng đồng này sang cộng đồng khác. Người thực hiện, người đề ra chủ trương, cổ vũ, mưu toan thực hành dù là người lãnh đạo nhà nước, là quan chức hay thường dân mà phạm tội ác diệt chủng đều bị đưa ra xét xử và trừng trị. Hầu hết các thành viên Liên hợp quốc đã tham gia Công ước. Chỉ riêng có Hoa kỳ cho đến nay vẫn đứng ngoài Công ước.Từ điển Luật học trang 118
700Công ước quốc tếMột trong những tên gọi phổ biến của các văn kiện điều ước quốc tế nhiều bên. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, thỏa thuận, công hàm trảo đổi và các văn kiện pháp lý khác ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế. Pháp luật không phân biệt sự pháp lý nào giữa công ước với các điều ước quốc tế tùy thuộc vào tính chất và nội dung của vấn đề kí kết (kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật) giữa các bên kí kết mà xác định các hình thức văn bản. Thông thường đa số các điều ước được kí kết về các vấn đề chuyên môn thuộc các lĩnh vực kinh tế, pháp lí, xã hội và nhân văn ….Từ điển Luật học trang 118