Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 740 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
21Các trầm tích Đệ tứlà các tích tụ bở rời có nguồn gốc được xác định bởi đặc điểm thạch học, tổ hợp cổ sinh đặc trưng, chỉ tiêu hóa lý môi trường, có tuổi và vị trí phân bố xác định.13/2008/QĐ-BTNMT
22Cách chứclà việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.22/2008/QH12
23Cách ly y tếlà việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh03/2007/QH12
24Cải lương hương chính"Những thay đổi trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã do thực dân Pháp và Nam Triều tiến hành trước Cách mạng tháng Tám. Cải lương hương chính được tiến hành nhiều lần ở cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với ít nhiều chi tiết nhưng tựu trung đều nhằm nắm chắc hơn chính quyền cấp xã. Ở Bắc kỳ: năm 1921, thay thế Hội đồng kì mục (cũng gọi là kì dịch) truyền thống có tính chất tự trị của làng xã bằng Hội đồng tộc biểu do các họ (tộc) hoặc giáp cử ra chọn trong các người ""có tài sản"" (Điều 2 - Nghị định của thống sứ Bắc kỳ) và do chánh, phó hương hội đứng đầu. Năm 1927 lập lại Hội đồng kì mục. Bên cạnh Hội đồng tộc biểu, đặt thêm chức hộ lại (giữ sổ sách hộ tịch), chưởng bạ (giữ sổ sách địa bạ). Năm 1941 củng cố Hội đồng kì mục đứng đầu là tiên chỉ, thứ chỉ với hội viên là những người nho học, tây học, quan lại, công chức,... Ở Trung kỳ: năm 1942 (theo Dụ của Bảo Đại) lập Hội đồng hào mục mà những hội viên cũng giống như ở Bắc Kỳ, cũng do tiên chỉ làm trưởng ban thường trực, có lí trưởng là chức dịch, và các người thừa hành khác (hương bộ, hộ lại). Hương bản (thủ quỹ), hương kiểm (trương tuần), hương mục (trông coi cầu cống, đường xá). Ở Nam Kỳ: các năm 1927 và 1944, Hội đồng kì mục do hương cả, hương sư, hương chủ đứng đầu, và ba người chức dịch là: hương thân giữ mối liên hệ với chính quyền cấp trên, xã trưởng giữ triện, thu thuế ..., hương hào coi việc tuần phòng. Hội đồng kì mục (kì hào) đều giống nhau về thành phần (phải là những người có tài sản, đã làm viên chức, làm chức dịch ở xã,...), về quyền hạn (bàn và quyết định một số công việc chung của xã). Việc hành chính ở xã nằm trong tay các chức dịch (lí trưởng, ...) mà trên văn bản được gọi là ""trung gian giữa cấp trên và xã""."Từ điển Luật học trang 68
25Cải tánglà thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.35/2008/NĐ-CP
26Cải tạo không giam giữHình phạt chính được quy định tại Điều 24 - Bộ luật hình sự. Hình phạt này nặng hơn hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo. Hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 2 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng. Nếu người bị kết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, một ngày bị tạm giam được trừ ba ngày cải tạo không giam giữ. Toà án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% - 20% để sung công quỹ nhà nước. Đối với người phạm tội là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp điều luật quy định hình phạt cải tạo không giam giữ thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỉ luật của quân đội quy định ở Điều 70 - Bộ luật hình sự. Cũng với các điều kiện như trên về thời gian áp dụng, về trừ thời gian đã bị tạm giam.Từ điển Luật học trang 69
27Cải tiếnlà sự thay đổi của trang thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không hoặc bộ phận của trang thiết bị đó phù hợp với tiêu chuẩn đã phê chuẩn.39/2005/QĐ-BGTVT
28Cải tiến công nghệlà thay đổi (thêm, bớt) một công đoạn, một bộ phận, một chi tiết, một phương pháp của thiết bị công nghệ so với hiện trạng ban đầu để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.1810/2007/QĐ-UBND
29Cải tiến tầu baylà sự thay đổi kết cấu tầu bay hoặc thiết bị tầu bay phù hợp với tiêu chuẩn được phê chuẩn.16/2006/QĐ-BGTVT
30Cai trị"Cai trị theo nghĩa rộng của luật hành chính là một chức trách của nhà nước do Chính phủ thực hiện nhằm bảo đảm việc chấp hành pháp luật và hoạt động bình thường, liên tục của các công sở. Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám, cai trị là dùng quyền hành và các biện pháp cưỡng chế để buộc người dân phải phục tùng chính quyền. Vd. Thực dân Pháp đã cai trị Việt Nam bằng những chính sách rất dã man, tàn bạo; Công sứ người Pháp là chức quan cai trị ở các tỉnh. Ngày nay, thường dùng từ quản lí."Từ điển Luật học trang 68
31Cầm cố giấy tờ có giálà việc Ngân hàng Nhà nước nhận và thực hiện phong toả giấy tờ có giá của khách hàng đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước theo đề nghị của khách hàng lưu ký để tham gia một số nghiệp vụ của thị trường tiền tệ.1022/2004/QĐ-NHNN
32Cầm cố tài sản"1. Cầm cố tài sản là một bên dùng động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (Điều 329 đến 345 Bộ luật dân sự). 2. Việc cầm cố tài sản phải lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính (như trường hợp vay nợ) và phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có sự thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nếu tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì việc cầm cố phải đăng kí. 3. Tài sản cầm cố được giao cho bên cầm cố, nhưng nếu là tài sản có đăng kí quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận giao cho bên cầm cố giữ hoặc giao cho bên thứ ba giữ (như tài sản đang cho người khác thuê). 4. Bên cầm cố có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a. Giao giấy tờ sở hữu tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố; đăng kí việc cầm cố nếu tài sản cầm cố phải đăng kí quyền sở hữu. b. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố, trừ khi hai bên có sự thỏa thuận khác; nếu bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố thì phải bảo quản, giữ gìn và không được sử dụng tài sản đó nêu không được bên nhận cầm cố đồng ý. c. Được trả lại tài sản cầm cố sau khi đã thực hiện nghĩa vụ và có quyền đòi bồi thường nếu bên nhận cầm cố làm mất hoặc làm giảm giá trị tài sản cầm cố. 5. Bên nhận cầm cố có quyền và nghĩa vụ: a. Bảo quản, giữ gìn tài sản được giao và không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ phi hai bên có sự thoả thuận khác. b. Trả lại giấy tờ và tài sản cầm cố khi người cầm cố đã hoàn thành nghĩa vụ. 6. Khi đã hết hạn hoàn thành nghĩa vụ mà bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản cầm cố được xử lí theo phương thức hai bên đã thỏa thuận như gia hạn trả nợ và trả lãi hoặc bên cầm cố bán tài sản cho bên nhận cầm cố, hoặc bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ."Từ điển Luật học trang 72
33Cầm cố trái phiếulà việc chủ sở hữu trái phiếu giao trái phiếu của mình cho tổ chức, cá nhân khác nắm giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.52/2006/NĐ-CP
34Cầm cố trái phiếu Chính phủlà việc chủ sở hữu trái phiếu Chính phủ giao trái phiếu của mình cho một cá nhân hoặc tổ chức để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.01/2000/NĐ-CP
35Cầm cố Trái phiếu đặc biệtlà việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ Bản chính Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu đặc biệt của ngân hàng có nợ tại Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay tại Ngân hàng Nhà nước với tổng các khoản vay này không vượt quá mức cho vay tối đa đối với giá trị gốc của Trái phiếu đặc biệt được chấp nhận cầm cố.1035/2003/QĐ-NHNN
36Cấm cư trúBộ luật hình sự quy định cấm cư trú là một hình phạt bổ sung có tính chất cưỡng chế nghiêm khắc vì có hạn chế quyền tự do cư trú của người bị kết án. Theo Điều 29 - Bộ luật hình sự cấm cư trú là buộc người bị kết án không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là 1 - 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Đây là một biện pháp phòng ngừa, vì nếu để cho người bị kết án sau khi chấp hành xong hình phạt tù đến sinh sống, làm việc ở một số địa phương nhất định nào đó thì họ lại có thể lợi dụng địa bàn đó để phạm tội gây nguy hại cho xã hội. Hình phạt bổ sung cấm cư trú chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt tù, và bắt buộc phải áp dụng theo quy định của Bộ luật hình sự đối với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, cũng như một số tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa.Từ điển Luật học trang 73
37Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất địnhHình phạt bổ sung mà toà án có thể áp dụng kèm theo một hình phạt chính đối với người phạm tội. Hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là 2 - 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính khác hoặc trong trường hợp bị kết án được hưởng án treo. Trong bản án phải chỉ rõ chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc gì mà người bị kết án bị cấm đảm nhiệm hoặc cấm làm. Bản án này cần phải được thông báo cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm quản lí người bị kết án về các mặt chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc biết.Từ điển Luật học trang 73
38Cầm đồHình thức giao tài sản hoặc giấy tờ có giá trị tiền tệ thuộc sỡ hữu của người đi vay cho người cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng vay nợ trong một thời gian và giá cả do hai bên thoả thuận. Trong thời gian cầm đồ, tài sản vẫn thuộc sở hữu của người cầm đồ. Người cho vay không được chuyển dịch và sử dụng tài sản đó. Hết thời hạn, người cầm đồ có nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi theo hợp đồng cho người cho vay để chuộc lại tài sản. Nếu người cầm đồ không trả được tiền thì tài sản đã cầm được đem bán. Tiền bán được, trước hết được dùng để trả cho người cho vay. Nếu còn thừa thì trả lại cho người cầm đồ.Từ điển Luật học trang 73
39Cam kết hỗ trợLà việc thành viên cam kết và thực hiện cam kết với công ty đại chúng trong việc thay mặt công ty đại chúng thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch chứng khoán vào hệ thống đăng ký giao dịch của TTGDCK và cam kết hỗ trợ tổ chức đăng ký giao dịch trong việc thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật108/2008/QĐ-BTC
40Cấm kết hôn với những người có họ hàng gần"1. Điều 7 - Luật hôn nhân và gia đình ngày 18.12.1986 quy định cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người khác có họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ với con nuôi. 2. Nghị quyết số 01/NQ/HĐTP ngày 20.1.1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xác định những trường hợp nói trên bao gồm: - Những người cùng dòng máu trực hệ là cha, mẹ với con và ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. - Những người có họ trong phạm vi ba đời tính như sau: đối với người cùng một gốc sinh ra thì cha, mẹ là đời thứ nhất; anh chị em ruột là đời thứ hai; con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì, con già là đời thứ ba. - Cha, mẹ nuôi với con nuôi. 3. Đối với những trường hợp nói trên, toà án sẽ huỷ hôn nhân trái pháp luật theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con của người đã kết hôn trái pháp luật, hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hoặc của Công đoàn Việt Nam. Khi hôn nhân bị huỷ thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy, tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ li hôn."Từ điển Luật học trang 74