Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 380 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
61Bản lưu văn thư"là bản chính văn bản có chữ ký trực tiếp (chữ ký tươi) của người có thẩm quyền;"2345/QĐ-BTNMT
62Bản mô tả chi tiết của giống cây trồnglà tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và được xác nhận của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Bản mô tả chi tiết được coi là đã công bố khi phát hành tới công chúng dưới các hình thức như: báo cáo khoa học, bản tin, báo, tạp chí hoặc các ấn phẩm khác.104/2006/NĐ-CP
63Bán nợ có truy đòilà việc mua, bán nợ mà bên bán nợ cam kết bảo đảm khả năng thanh toán khoản nợ của bên nợ và thỏa thuận với bên mua nợ trong trường hợp bên nợ không trả nợ khi đến hạn thanh toán, thì bên mua nợ có quyền truy đòi thanh toán khoản nợ đối với bên bán nợ, bên bán nợ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ đó cho bên mua nợ.59/2006/QĐ-NHNN
64Bán phá giálà hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.40/2002/PL-UBTVQH10
65Bẩn phóng xạlà chất phóng xạ bám trên bề mặt một vật.14/2003/TT-BKHCN
66Bẩn phóng xạ bám chắclà bẩn phóng xạ không thể rời ra khỏi bề mặt trong quá trình vận chuyển.14/2003/TT-BKHCN
67Bẩn phóng xạ không bám chắclà bẩn phóng xạ có thể rời ra khỏi bề mặt trong quá trình vận chuyển.14/2003/TT-BKHCN
68Ban quản lý rừng cộng đồnglà tổ chức do cộng đồng dân cư thôn thành lập để điều phối các hoạt động có liên quan đến quản lý rừng của thôn.106/2006/QĐ-BNN
69Bản quy hoạch phát triển công nghiệplà sản phẩm của quá trình lập quy hoạch, thể hiện thực trạng, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và phân bố công nghiệp theo ngành, theo vùng lãnh thổ, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện.40/2005/QĐ-BCN
70Bán rong (buôn bán dạo)Là các hoạt động bán rong không có địa điểm cố định, bao gồm cả việc mua nhận sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.46/2009/QĐ-UBND
71Bản saoBản chép nguyên văn một bản chính do cơ quan nhà nước cấp cho người hữu quan, hoặc do cá nhân chép từ bản chính. Bản sao do cá nhân làm chỉ có giá trị trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có chứng thực của công chứng viên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn). Vd. bản sao giấy khai sinh, giấy kết hôn, văn bằng ... nộp theo hồ sơ. Bản sao, chép, chụp, sang băng từ, ... đúng y nguyên bản chính, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học phải theo các quy định của Bộ luật dân sự về quyền tác giả (Điều 761 - Bộ luật dân sự). Không được sao để sử dụng, lưu hành các tác phẩm không được nhà nước bảo hộ (Điều 749 - Bộ luật dân sự).Từ điển Luật học trang 26
72Bản sao bản ghi âm, ghi hìnhlà bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm, ghi hình.100/2006/NĐ-CP
73Bản sao hợp lệlà bản sao được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực.27/2007/QĐ-BTC
74Bản sao lụclà bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định.110/2004/NĐ-CP
75Bản sao tác phẩmlà bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm.100/2006/NĐ-CP
76Bản sao tác phẩm kiến trúclà bản sao chép hoặc sao chụp lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc.04/2003/TTLT-BVHTT-BXD
77Bản sao y bản chính"là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính;"110/2004/NĐ-CP
78Bán tài sản nhà nướclà việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản nhà nước cho tổ chức, cá nhân để nhận khoản tiền tương ứng.09/2008/QH12
79Ban thanh tra bảo hộ lao độngTổ chức được thành lập trong ngành lao động để giúp các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động theo dõi, kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và kiến nghị, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền. Bộ luật lao động quy định thanh tra nhà nước về lao động gồm thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động và thanh tra vệ sinh lao động. Bộ lao động - thương binh và xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động. Bộ y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiện thanh tra vệ sinh lao động. Thanh tra về lao động có các nhiệm vụ chính sau: - Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động. - Điều tra tai nạn lao động và các tiêu chuẩn vệ sinh lao động. - Xem xét, chấp nhận các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án thiết kế, đăng kí và cho phép đưa vào sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục do Bộ lao động - thương binh và xã hội quy định. - Tham gia xem xét, chấp thuận địa điểm, các giải pháp vệ sinh lao động, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các chất phóng xạ, chất độc thuộc danh mục do Bộ Y tế quy định. - Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật lao động. - Quyết định xử lý các vi phạm luật lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan đó.Từ điển Luật học trang 23
80Ban thanh tra công nhânTổ chức được thành lập trong các đơn vị sản xuất, với sự tham gia của đại diện công nhân, những người trực tiếp sản xuất. Ban thanh tra của đại diện công nhân giúp kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng lao động, bảo đảm quyền lợi chính đáng của công nhân.Từ điển Luật học trang 24