Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 380 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
341Bộ phận cơ thể ngườilà một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.75/2006/QH11
342Bộ phận kiểm toán nội bộlà đơn vị chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng.37/2006/QĐ-NHNN
343Bộ phận quỹ"là bộ phận ngân quỹ của tổ chức tín dụng có trách nhiệm tổ chức thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá; giao, nhận các tài sản khác đối với các giao dịch viên và với khách hàng (đối với các giao dịch tiền mặt vượt hạn mức của giao dịch viên)."1498/2005/QĐ-NHNN
344Bó tiềnLà bó tiền giấy đóng gói theo quy định.60/2006/QĐ-NHNN
345Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốcLà tập hợp các tiêu chuẩn quốc gia về thuốc do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố.11/2008/TTLT-BYT-BKHCN
346Bồi hoànViệc cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc hành vi gây thiệt hại phải trả số tiền theo quy định của pháp luật để nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại. Vd. Các chủ sở hữu doanh nghiệp (cá nhân, pháp nhân) phải chịu trách nhiệm dân sự về những quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt giám đốc, người quản lí hay người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp đối với những vi phạm pháp luật lao động (Điều 194 - Bộ luật lao động). Cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ và có quyền yêu cầu công chức, viên chức hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường nếu công chức, viên chức có lỗi khi thi hành công vụ (Điều 623 - Bộ luật dân sự). Người học nghề, người làm công có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả cho người sử dụng lao động (cá nhân, pháp nhân) khoản tiền mà những người này đã bồi thường thiệt hại (Điều 626 - Bộ luật dân sự). Những quy định như trên nhằm đề cao trách nhiệm của người chủ sở hữu, cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động.Từ điển Luật học trang 58
347Bồi thẩm"Những công dân nam, nữ đủ điều kiện quy định được lựa chọn để tham gia xét xử các tội đại hình ở một số nước phương Tây (vd. Pháp). Việc tham gia xét xử của bồi thẩm là một nhiệm vụ bắt buộc và không được trả lương. Ở Việt Nam, công dân được lựa chọn để tham gia các phiên toà hình sự cùng với thẩm phán gọi là phụ thẩm nhân dân (từ năm 1946 - 1950) và là hội thẩm nhân dân (từ năm 1950) tham gia xét xử cả hình sự và dân sự; quân nhân tham gia xét xử ở các toà án quân sự là hội thẩm quân nhân."Từ điển Luật học trang 58
348Bồi thẩm đoànNhóm các bồi thẩm tham gia cùng với các thẩm phán chuyên môn trong các toà xử tội phạm đại hình, cũng gọi là bồi thẩm đoàn hình sự. Ở Pháp, bồi thẩm đoàn xét xử gồm 9 bồi thẩm, bốc thăm trong danh sách các bồi thẩm thực thụ để tham gia cùng với 3 thẩm phán chuyên môn xử tội đại hình.Từ điển Luật học trang 58
349Bồi thườngBù đắp những thiệt hại về vật chất, tinh thần do mình gây ra cho người khác. Do không thực hiện, thực hiện chậm, thực hiện không đầy đủ một nghĩa vụ dân sự hay do vi phạm pháp luật. (Xt. Bồi hoàn)Từ điển Luật học trang 58
350Bồi thường chiến tranh"Khoản tiền, vàng bạc, các dạng vật chất, của cải khác mà nước bại trận phải nộp cho nước thắng trận khi kết thúc chiến tranh. Mức độ bồi thường do nước thắng trận áp đặt cho nước bại trận. Dưới chế độ nô lệ, phong kiến, bồi thường chiến tranh là khoản thu nhập béo bở nhất, một hình thức cướp bóc trắng trợn của nước lớn đối với nước nhỏ, của nước mạnh đối với nước yếu. Dưới chế độ tư bản, bồi thường chiến tranh - khoản siêu lợi nhuận mà giai cấp tư sản cầm quyền dùng vào việc đổi mới công nghệ, tăng tích luỹ tư bản để tăng lợi nhuận. Bồi thường chiến tranh là gánh nặng đè lên vai nhân dân lao động của nước thua trận. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ I, trong quan hệ quốc tế, khái niệm bồi thường chiến tranh thay bằng khái niệm ""đền bù thiệt hại chiến tranh""."Từ điển Luật học trang 59
351Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đấtlà việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất13/2003/QH11
352Bồi thường thiệt hạilà việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.36/2005/QH11
353Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạmSố tiền mà người xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường gồm: a. Chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại. b.Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. c. Một số tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tòa án quyết định. Đồng thời người có hành vi xâm phạm bắt buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm, phải xin lỗi, cải chính công khai (Điều 33, 615 - Bộ luật dân sự).Từ điển Luật học trang 59
354Bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra"Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra được quy định như sau: a. Người dưới 15 tuổi mà còn cha, mẹ, thì cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ mà con có tài sản riêng, thì lấy tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp, ở điểm dưới đây: b. Người đủ 15 tuổi nhưng chưa đến 18 tuổi phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường, thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của cha mẹ. c. Người chưa thành niên được giám hộ thì người giám hộ dùng tài sản của người chưa thành niên để bồi thường; nếu người chưa thành niên không có hoặc không có đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ (Điều 611 - Bộ luật dân sự). d. Trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lí người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi mà người gây thiệt hại cho người khác thì thường học, bệnh viện và các tổ chức ấy phải liên đới cùng với cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên bồi thường thiệt hại. Nếu trường học, bệnh viện tổ chức ấy không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường (Điều 625 - Bộ luật dân sự)."Từ điển Luật học trang 60
355Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây raCá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 626 - Bộ luật dân sự).Từ điển Luật học trang 61
356Bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi gây"1. Người giám hộ được dùng tài sản của người mất năng lực hành vi để bồi thường; nếu người mất năng lực hành vi không có hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu người giám hộ chứng minh được là mình không có lỗi trong việc giám hộ thì họ không phải bồi thường bằng tài sản của mình (Điều 611 - Bộ luật dân sự). 2. Trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí người mất năng lực hành vi mà người này gây thiệt hại cho người khác thì trường học, bệnh viện, các tổ chức ấy phải liên đới cùng với người giám hộ của người mất năng lực hành vi bồi thường. Trong trường hợp trường học bệnh viện tổ chức ấy không có lỗi thì người giám hộ phải bồi thường (Điều 625 - Bộ luật dân sự)."Từ điển Luật học trang 61
357Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra"1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. 2. Để đề cao trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc bảo quản, trông giữ vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chủ sở hữu có trách nhiệm bồi thường cả trong trường hợp họ không có lỗi như: chủ xe ôtô giao cho người làm công mà người này gây tai nạn; người công nhân được giao vận hành nồi hơi mà người này gây tai nạn,... Tuy nhiên, chủ sở hữu không phải bồi thường trong những trường hợp sau đây: a. Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi (vd. người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong một tai nạn ôtô,...). b. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Trong trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì người đang chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vd. Người thuê một nguồn nguy hiểm cao độ mà tự nhận trách nhiệm sử dụng, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ đó. 4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại (vd. kẻ trộm ăn cắp một ô tô và sử dụng xe đó, gây tai nạn). Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì phải liên đới bồi thường thiệt hại cùng với người gây thiệt hại (vd. không khoá xe ôtô, bị ăn cắp hoặc không bảo quản súng nên súng bị người khác lấy đi, gây tai nạn thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phải cùng người gây tai nạn bồi thường) (Điều 627 - Bộ luật dân sự)."Từ điển Luật học trang 59
358Bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm"Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm (Điều 613 - Bộ luật dân sự): a. Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại (vd. Bị mù, bị cụt chân, bị cụt tay…). b. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại nếu bị mất hoặc bị giảm sút; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. c. Chí phí hợp lí là phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc, thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu có. d. Một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do tòa án quyết định tuỳ trường hợp. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết (Điều 616 - Bộ luật dân sự)."Từ điển Luật học trang 61
359Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạmThiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được bồi thường gồm: a. Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi thường, chăm sóc người bị thiệt hại cho đến khi chết. b. Chi phí hợp lí cho việc mai táng. c. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng d. Một số tiền tuỳ trường hợp để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân (Điều 614 - Bộ luật dân sự). Trường hợp người bị thiệt hại chết, những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây: a. Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng bồi thường cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân. b. Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết (Điều 616 - Bộ luật dân sự).Từ điển Luật học trang 62
360Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngThiệt hại ngoài hợp đồng là những thiệt hại gây ra không phải do vi phạm nghĩa vụ có thoả thuận trong hợp đồng mà là do vi phạm pháp luật, do tội phạm. Vd. Do xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, do gây tai nạn gây ra, … Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là thực hiện trách nhiệm dân sự. Bồi hoàn thiệt hại ngoài hợp đồng theo nguyên tắc (Điều 610 - Bộ luật dân sự): a. Toàn bộ và kịp thời: Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. b. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. c. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Vd khi vết thương tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thì người bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường thêm. Ngược lại, nếu phải bồi thường vì người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động nhưng sau đó người này lại lao động được thì người gây hại có thể yêu cầu toà án có thể thay đổi mức bồi thường.Từ điển Luật học trang 62