Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 380 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
321Bộ chỉ thị môi trườngLà tập hợp các chỉ thị môi trường.09/2009/TT-BTNMT
322Bộ chỉ thị môi trường cơ bảnLà tập hợp các chỉ thị môi trường cơ bản được chọn lọc từ bộ chỉ thị môi trường đầy đủ.09/2009/TT-BTNMT
323Bộ chỉ thị môi trường đầy đủLà toàn bộ các chỉ thị môi trường, được sử dụng khi có đầy đủ, toàn diện các cơ sở dữ liệu về môi trường để xây dựng bộ chỉ thị này.09/2009/TT-BTNMT
324Bộ chuyển mạch điện ápLà khóa chuyển mạch, mạch logic hoặc rơ le trung gian có chức năng lựa chọn điện áp.27/2009/TT-BCT
325Bộ dữ liệuLà tập hợp các thông tin mô tả đặc tính của đối tượng xem xét.162/2003/NĐ-CP
326Bộ luậtVăn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp). Tổng hợp có hệ thống theo chương, mục những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội quan trọng của từng lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vd. Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hàng hải của Việt Nam.Từ điển Luật học trang 53
327Bộ luật Gia long"(cg. Quốc triều điều luật; Hoàng triều luật lệ), tên thường gọi của bộ ""Hoàng Việt luật lệ"", ban hành năm 1812 đời Gia Long. Bộ Luật gồm 22 tập: Tập I: Những chỉ dẫn tổng quát. Tập II và III: từ Điều 1 đến 45 là những quy định ban đầu. Tiếp theo là các tập có đầu đề mang tên các bộ, với các điều khoản về chức năng quản lí của bộ ấy: Tập IV và V: Bộ Lại. Điều 46 - 72. Tập VI, VII, VIII: Bộ Hộ. Điều 73 - 138. Tập IX: Bộ Lễ. Điều 139 - 164. Tập X đến XI: Bộ Binh. Điều 165 - 222. Tập XII đến XX: Bộ Hình. Điều 223 - 388. Tập XXI: Bộ Công. Điều 389 - 398. Tập XXII: Phụ lục - quyển cuối cùng nhan đề ""Sách dẫn điều luật"" (viện dẫn điều luật bằng cách so sánh), tức là nếu trong luật không có điều chỉnh thì căn cứ vào điều luật khác tương tự mà nghị xử. Bộ luật này chỉ là sự sao chép gần như nguyên vẹn Bộ luật của triền Mãn Thanh (Trung Hoa). ""Bộ luật Gia Long mất hết cá tính đặc thù của nền pháp chế Việt Nam. Bao nhiêu sự tân kì mới lạ trong Bộ luật triều Lê không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong Bộ luật Nhà Nguyễn"" (Vũ Văn Mẫu - Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử diễn giảng - Sài Gòn 1975 - tập I - tr 257)."Từ điển Luật học trang 53
328Bộ luật Giuytiniêng(Latinh: Justinien Corpus juris Civilis), bộ luật được biên soạn dưới triều đại của Hoàng đế Giuyxtiniêng đệ nhất (527 - 565) của đế quốc Đông La Mã, gồm ba phần: Luật Justinien, luật Digesto (luật về các quyền cũng gọi là Pandecta) luật Justinien (luật về các chế định thể chế) và chiếu chỉ (les nouvelles) mới của nhà vua bổ sung vào luật cũ. Bộ luật có các nội dung sau đây: 1. Các thể chế, bao gồm những điều cơ bản của luật La Mã, dùng những khái niệm chính của các luật gia Upiamis, Florentin và Macacianus. 2. Tuyển tập của các luật gia La Mã vào khoảng thế kỉ 4 - 1 trước Công nguyên. 3. Những đạo dụ của Hoàng đế Giuyxtiniêng. Đây là bộ luật tập hợp những quan điểm, nguyên tắc, chế định quan trọng của các luật La Mã, được viết bằng tiếng Latinh, ngôn ngữ bác học thời ấy và có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp chế của Châu Âu và thế giới. Bộ luật Giuyxtiniêng là cơ sở thuận lợi cho việc chuyển hóa luật La Mã vào hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu lục địa và của nhiều nước khác trên thế giới trong những giai đoạn sau.Từ điển Luật học trang 54
329Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990"Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, văn hóa, thể thao, xã hội và công cụ nhà nước. Bộ luật hàng hải Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 1.1.1991, bao gồm 18 chương, 244 điều: Chương 1: những quy định chung; Chương 2: tàu biển; Chương 3: thuyền bộ; Chương 4: cảng biển và cảng vụ; Chương 5: hợp đồng vận chuyển hàng hóa; Chương 6: hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lí; Chương 7: hợp đồng cho thuê tàu; Chương 8: đại lí tàu biển và môi giới hàng hải; Chương 9: hoa tiêu hàng hải; Chương 10: lai dắt trên biển; Chương 11: cứu hộ hàng hải; Chương 12: trục vớt tài sản chìm đắm; Chương 13: tai nạn đâm va; Chương 14: tổn thất chung; Chương 15: trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Chương 16: hợp đồng bảo hiểm hàng hải; Chương 17: giải quyết tranh chấp hàng hải; Chương 18: điều khoản cuối cùng."Từ điển Luật học trang 54
330Bộ luật hình sự Việt Nam 1986Văn bản pháp luật định cơ sở, điều kiện về nguyên tắc trách nhiệm hình sự, những dấu hiệu của các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, chính sách hình sự, các loại hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội. Bộ luật hình sự gồm có phần chung và phần các tội phạm, được Quốc hội thông qua ngày 27.6.1985 và có hiệu lực từ ngày 1.1.1986, đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung bởi các luật ngày 28.12.1989, luật ngày 12.8.1991 và luật ngày 22.12.1992. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.Từ điển Luật học trang 55
331Bộ luật Hồng Đức"Tên thường gọi của bộ ""Quốc triều hình luật"" (luật hình nhà Lê) theo niên hiệu Hồng Đức là năm ban hành dưới triều Lê Thánh Tông. (X. Quốc triều nhà Lê)."Từ điển Luật học trang 55
332Bộ luật lao động Việt Nam 1995"Văn bản điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương (gọi tắt là người lao động) với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động; người lao động gồm cả người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định trong bộ luật lao động; người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, trên lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác. Một số quy định của bộ luật lao động cũng được áp dụng cho cán bộ công chức nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng vũ trang, người thuộc các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị xã hội khác và xã viên hợp tác xã. Người sử dụng lao động là mọi cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ luật có hiệu lực kể từ ngày 1.1.1995, bao gồm 17 chương, 198 điều với cơ cấu như sau: Lời nói đầu; chương 1: những quy định chung; chương 2: việc làm; chương 3: học nghề; chương 4: hợp đồng lao động; chương 5: thỏa ước lao động tập thể; chương 6: tiền lương; chương 7: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chương 8: kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất; chương 9: an toàn lao động, vệ sinh lao động; chương 10: những quy định riêng đối với lao động nữ; chương 11: những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; chương 12: bảo hiểm xã hội; chương 13: công đoàn; chương 14: giải quyết tranh chấp lao động; chương 15: quản lí nhà nước về lao động, chương 16: thanh tra nhà nước về lao động; chương 17: điều khoản thi hành."Từ điển Luật học trang 55
333Bộ luật Napôlêông"(Ph. Napoléon), tên thường gọi của Bộ luật dân sự nước Pháp, bộ luật nổi tiếng nhất của Pháp ở thế kỉ XIX, bắt đầu được xây dựng từ năm 1980 theo yêu cầu của Hoàng đế Napôlêông; do một ban soạn thảo gồm nhiều luật gia hàng đầu của nước Pháp, trong đó có 4 người chủ chốt là Pooctalit (Portalis), Natêvin (Nateville), Prêamơcô (Préamorcau) và Tơrôngsê (Tronchet) có hiệu lực từ 21.3.1804, nên cũng được gọi là bộ luật dân sự 1804 và được gọi là Bộ luật Napôlêông 1807. Bộ luật Napôlêông được soạn thảo trên cơ sở hệ thống hóa các văn bản pháp luật dân sự thời cách mạng và có tham khảo bộ luật Giuyxtimiêng gồm 2283 điều, với một thiên mở đầu và 3 quyển. Quyển I: các quyền dân sự, hộ tịch, kết hôn, li hôn, quan hệ cha con, con nuôi, người chưa thành niên, giám hộ, người thành niên, thoát quyền,... Quyển II: tài sản, bất động sản, động sản, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, dịch quyền,... Quyển III: quy định về thừa kế, hợp đồng các loại,... Bộ luật còn có một phần phụ lục gồm các đạo luật riêng biệt có quan hệ đến nhiều quy định tại các quyển I, II và III nói trên. Tinh thần chung của Bộ luật Napôlêông được thể hiện qua các nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật dân sự, quyền tự do kí kết hợp đồng, tự do kinh doanh, khẳng định tính bền vững của hợp đồng, tính bắt buộc đối với các bên kí kết hợp đồng ... và quán triệt tư tưởng quyền tư hữu là tuyệt đối, thiêng liêng, bất khả xâm phạm."Từ điển Luật học trang 56
334Bộ luật STCWlà Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 1995.66/2005/QĐ-BGTVT
335Bộ luật tố tụng dân sựVăn bản luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, các việc tranh chấp kể cả về hôn nhân gia đình, thương mại … quy định thẩm quyền của tòa án, quyền và nghĩa vụ của các đương sự, trình tự, thủ tục và thi hành các bản án dân sự. Trước Cách mạng tháng Tám, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành ba kì cho nên ở Bắc Kỳ có Bộ luật tố tụng dân dự Bắc Kỳ, ở Trung Kỳ có Bộ luật tố tụng dân sự Trung Kỳ, còn ở Nam Kỳ thì theo Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, Sắc lệnh ngày 10.10.1945 của chính phủ lâm thời cho phép tạm thời áp dụng những luật lệ của chế độ cũ, trừ những điều khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Sắc lệnh số 85 ngày 22.5.1950 đã sửa đổi một số quy định về luật dân sự và tố tụng dân sự. Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Việt Nam còn bị chia cắt thành hai miền, cho nên ở Miền Bắc, Toà án nhân dân tối cao đã ra chỉ thị số 772/TATC 16.7.1959 về đình chỉ áp dụng luật lệ của chế độ cũ. Từ đó, tố tụng dân sự được thực hiện theo những thông tư hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao. Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự ngày 20.12.1972. Bộ luật này không được áp dụng sau khi cả nước đã thống nhất. Sau khi đất nước thống nhất, pháp luật tố tụng dân sự gồm có: a. Pháp lệnh ngày 29.11.1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. b. Pháp lệnh ngày 20.8.1989 về thi hành án dân sự đã được thay thế bởi pháp lệnh ngày 21.4.1993 về thi hành án dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự đang được nghiên cứu soạn thảo để trình Quốc hội thông qua.Từ điển Luật học trang 56
336Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 1988Văn bản luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong một vụ án hình sự, xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, của những người tham gia tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 28.6.1988, đã được sửa đổi, bổ sung theo luật ngày 30.6.1990 và luật ngày 22.12.1992, gồm 7 phần, chia thành 22 chương, 286 điều. Bộ luật góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi tội phạm, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người ngay.Từ điển Luật học trang 57
337Bổ nhiệmlà việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.22/2008/QH12
338Bổ nhiệm ngạchlà việc quyết định bổ nhiệm người có đủ tiêu chuẩn vào một ngạch viên chức nhất định.116/2003/NĐ-CP
339Bổ nhiệm vào ngạchlà việc quyết định bổ nhiệm người có đủ tiêu chuẩn vào một ngạch công chức nhất định.117/2003/NĐ-CP
340Bộ phận cơ thể không tái sinhlà bộ phận sau khi lấy ra khỏi cơ thể người thì cơ thể không thể sản sinh hoặc phát triển thêm bộ phận khác thay thế bộ phận đã lấy.75/2006/QH11