Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 380 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
281 | Biến dòng điện (CT) | Là thiết bị biến đổi dòng điện, mở rộng phạm vi đo dòng điện và điện năng cho hệ thống đo đếm. | 27/2009/TT-BCT |
282 | Biến động về tài sản phải kê khai | là sự tăng, giảm tài sản, thu nhập phải kê khai so với lần kê khai gần nhất. | 37/2007/NĐ-CP |
283 | Biên giới quốc gia | Ranh giới phân định lãnh thổ của một quốc gia giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất, vùng biển với các quốc gia khác. Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm. Việc vi phạm biên giới quốc gia bị pháp luật quốc tế coi là xâm phạm chủ quyền quốc gia và làm phát sinh trách nhiệm quốc tế. Biên giới quốc gia trên bộ và trên biển của các quốc gia kề cận nhau được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan. Trong trường hợp lãnh thổ quốc gia trên biển tiếp giáp với biển cả, thì quốc gia tự xác định đường quốc giới trên biển phù hợp với pháp luật quốc tế, đặc biệt là phù hợp với Công ước năm 1982 về luật biển. | Từ điển Luật học trang 47 |
284 | Biển kín hay nửa kín | "Một vịnh, một vũng hay một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn hay chủ yếu do các lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành. Các quốc gia ở ven bờ một biển kín hay nửa kín phải hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ theo Công ước, thông qua một tổ chức khu vực hoặc trực tiếp phối hợp với nhau trong quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật của biển đó; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; phối hợp chính sách nghiên cứu khoa học trong vùng được xem xét; phối hợp với các quốc gia khác thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học chung (Điều 122, 123 - Công ước năm 1982)." | Từ điển Luật học trang 47 |
285 | Biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc | Chế tài được áp dụng theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhằm loại trừ mối đe doạ đối với hoà bình, an ninh quốc tế, loại trừ sự vi phạm hòa bình và hành vi xâm lược. Để chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang có nguy hại đến nền hoà bình thế giới hoặc có hành vi xâm lược. Biện pháp cưỡng chế có thể là các biện pháp phi vũ lực theo quy định tại Điều 41 - Hiến chương Liên hợp quốc (vd. cắt đứt toàn bộ hoặc một phần quan hệ kinh tế, cắt đứt các phương tiện thông tin liên lạc, giao lưu hàng hải, hàng không, đường sắt ...), hoặc các biện pháp dùng lực lượng vũ trang liên quân của các thành viên Liên hợp quốc. Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống Liên hợp quốc có toàn quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhân danh Liên hợp quốc, trên cơ sở quyết định phù hợp với nguyên tắc nhất trí của các uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an. Hội đồng bảo an cũng vận dụng các thoả hiệp khu vực hoặc các cơ quan khu vực để thực hiện việc cưỡng chế dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bảo an, hoặc uỷ quyền cho các cơ quan đó thực hiện biện pháp cưỡng chế, trừ trường hợp quy định tại Điều 53, 107 - Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là các biện pháp chế tài áp dụng đối với những nước thù địch trong Chiến tranh thế giới II và những nước tái diễn hành vi xâm lược chống các nước thành viên khác. Các biện pháp cưỡng chế kém phần hiệu quả do chính sách dung túng của các thế lực phản động quốc tế. | Từ điển Luật học trang 48 |
286 | Biện pháp giáo dục | Các cách tiếp cận để thuyết phục dưới các hình thức trò chuyện, giảng dạy, đưa đi tham quan, cung cấp tài liệu nghiên cứu… để tác động vào tư duy, tình cảm, nhận thức, ý thức, tri thức nhằm tạo cho đối tượng có được lối suy nghĩ, hành động phù hợp với yêu cầu đặt ra. Biện pháp giáo dục được xem là biện pháp quan trọng của công tác quản lý hành chính. Làm tốt biện pháp giáo dục nhà quản lý sẽ tạo ra được sự đồng lòng, đồng sức, sự nhất trí cao, tinh thần hăng say lao động, tinh thần tự giác tuân thủ kỉ cương, kỉ luật, pháp luật của mọi thành viên trong tổ chức. Hiệu quả, chất lượng hoạt động của tổ chức do đó mà được nâng cao không ngừng. | Từ điển Luật học trang 48 |
287 | Biện pháp hành chính | Cách thức được quy định để xử lý một việc vi phạm pháp luật do các cơ quan hành chính (cơ quan quản lý nhà nước) hay cán bộ, công chức có thẩm quyền áp dụng đối với cơ quan, tổ chức hay cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật: vd. Rút giấy phép kinh doanh, thu bằng lái xe, phạt tiền. Các biện pháp hành chính gồm: - Hình thức xử phạt hành chính: cảnh cáo, phạt tiền. - Hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép (thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn bằng lái các phương tiện giao thông, các loại giấy phép), tịch thu tang vật phương tiện vi phạm. - Các biện pháp hành chính khác: buộc khôi phục lại tình trạng cũ hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, không phép. Buộc bồi thường thiệt hại trực tiếp do vi phạm gây ra tới mức được quy định trong văn bản về xử phạt hành chính. Buộc tiêu huỷ các văn hóa phẩm đồi truỵ, vật phẩm có thể gây hại cho sức khoẻ con người, đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động. Toà án nhân dân các cấp có thể áp dụng các biện pháp hành chính đối với các hành vi cản trở hoạt động xét xử, thi hành án mà chưa đến mức tội phạm. | Từ điển Luật học trang 49 |
288 | Biện pháp kỉ luật | Các thức được quy định để xử lý việc vi phạm pháp luật về nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức và chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự do cơ quan hoặc người có thẩm quyền áp dụng bằng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc… | Từ điển Luật học trang 49 |
289 | Biện pháp ngăn chặn | "Biện pháp cưỡng chế về mặt tố tụng hình sự do điều tra viên, kiểm sát viên và tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo nếu có đủ căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, cản trở việc xác minh sự thật về vụ án hoặc sẽ tiếp tục hoạt động phạm tội, cũng như để bảo vệ việc thi hành án (Điều 61 - Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988). (Xt. Bắt; Tạm giữ; Tạm giam; Bảo lãnh)." | Từ điển Luật học trang 49 |
290 | Biện pháp nghiệp vụ | là các biện pháp công tác của Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. | 54/2005/QH11 |
291 | Biện pháp nghiệp vụ trong bảo vệ an ninh quốc gia | là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật | 32/2004/QH11 |
292 | Biện pháp quản lý chất lượng | Là các biện pháp kỹ thuật hoặc biện pháp khác ngoài kỹ thuật nhằm kiểm soát sản phẩm, hàng hoá về chất lượng, an toàn, điều kiện sản xuất, điều kiện môi trường, điều kiện lưu hành và các nội dung khác như ghi nhãn, xuất xứ. | 19/2009/TT-BKHCN |
293 | Biện pháp SPS | "là bất kỳ biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật nào được áp dụng để bảo vệ cuộc sống của con người, động vật và thực vật trong lãnh thổ Việt Nam khỏi nguy cơ xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu, bệnh, vật mang bệnh hay vật gây bệnh, nguy cơ từ các chất phụ gia thực phẩm, tạp chất, độc chất hoặc vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi, nguy cơ từ các bệnh do động vật, thực vật hay sản phẩm của chúng đem lại hoặc từ việc xâm nhập, xuất hiện và lan truyền của sâu hại hay bệnh dịch và ngăn chặn hay hạn chế tác hại khác do sự xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu hại và dịch bệnh, bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật; các quy định, yêu cầu và thủ tục, tiêu chuẩn cuối cùng của sản phẩm; các quá trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và thủ tục chấp thuận; xử lý kiểm dịch kể cả các yêu cầu gắn với việc vận chuyển động vật hay thực vật, các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển; các điều khoản về phương pháp thống kê có liên quan, thủ tục lấy mẫu và phương pháp đánh giá nguy cơ; các yêu cầu đóng gói và dán nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm." | 04/2008/QĐ-BNN |
294 | Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới | là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. | 73/2006/QH11 |
295 | Biện pháp tư pháp | "Biện pháp do tòa án áp dụng đối với người phạm tội, ngoài các hình phạt (Điều 33, 34, 35 - Bộ luật hình sự). Các biện pháp tư pháp gồm có: tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, hoặc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh. Biện pháp thứ nhất: Tòa án có thể quyết định tịch thu sung công quỹ nhà nước: a) những vật, tiền bạc của người phạm tội đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm; b) những vật, tiền bạc của người khác nếu người này có lỗi để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm; c) những vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; d) những vật, tiền bạc thuộc loại nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành. Biện pháp thứ hai: Người phạm tội phải trả lại những vật, tiền bạc đã chiếm đoạt do người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường các thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra, trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tinh thần, toà án có thể bắt buộc người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại. (Xt. Bắt buộc chữa bệnh)." | Từ điển Luật học trang 49 |
296 | Biện pháp về thuế để tự vệ | là biện pháp được áp dụng đối với một loại hàng hóa nhất định được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. | 45/2005/QH11 |
297 | Biến tố/Chuyển điệu | "Là thay đổi trong âm điệu hoặc độ cao của giọng nói; thay đổi trong dạng thức của một từ thể hiện các đặc điểm ngữ pháp như số, ngôi hay thời." | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
298 | Biệt dược | là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với tên gốc hoặc tên chung quốc tế. | 34/2005/QH11 |
299 | Biệt ngữ | Ngôn ngữ chuyên ngành của một lĩnh vực cụ thể. | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
300 | Biệt phái | là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ. | 22/2008/QH12 |