Bản án số 29/2020/DS-PT ngày 25/06/2020 của TAND tỉnh Tuyên Quang về tranh chấp quyền sử dụng đất
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
-
Bản án số 29/2020/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Thuộc tính Bản án 29/2020/DS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 29/2020/DS-PT ngày 25/06/2020 của TAND tỉnh Tuyên Quang về tranh chấp quyền sử dụng đất |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp quyền sử dụng đất |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Tuyên Quang |
Số hiệu: | 29/2020/DS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 25/06/2020 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Kiện đòi lại đất ao |
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
BẢN ÁN 29/2020/DS-PT NGÀY 25/06/2020 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Trong các ngày 29 tháng 5 và 25 tháng 6 năm 2020 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 10/2020/TLPT-DS ngày 20 tháng 01 năm 2020 về việc "Tranh chấp quyền sử dụng đất".
Do bản án dân sự sơ thẩm số 59/2019/DS-ST, ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện A bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 20/2020/QĐ-PT, ngày 20 tháng 3 năm 2020, giữa các đương sự:
* Nguyên đơn:
- Ông Ma Quang H, sinh năm 1950 và bà Nông Thị T, sinh năm 1957; Cùng địa chỉ: Thôn V, xã Y, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.
- Ông Ma Ngọc L, sinh năm 1948;
Địa chỉ: Thôn Đ, xã Y, huyện A, tỉnh Tuyên Quang. (Ông H, bà T, ông L đều có mặt).
* Bị đơn:
- Ông Ma Thanh X, sinh năm 1961;
- Bà Vi Thị E, sinh năm 1960;
Cùng địa chỉ:Thôn N, xã Y, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn ông Ma Thanh X: Ông Vũ Trung K– LuậtsưChi nhánhCôngty LuậtTNHH MTV Q (ÔngX, Bà E,ông K đều có mặt).
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Ủy ban nhân dân huyện A, tỉnh Tuyên Quang;
Người đại diện theo pháp luật: Ông Đinh Công O, chức vụ: Chủ tịch.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Việt P, chức vụ: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A. (Có mặt).
- Ông Ma Quang T, sinh năm 1943; (Có mặt tại phiên tòa ngày 29/5; vắng mặt tại phiên tòa ngày 25/6).
Địa chỉ: Thôn I, xã Y, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.
- Ông Ma Công U, sinh năm 1939. (Vắng mặt).
Địa chỉ: Thôn 2 S, xã J, huyện A, tỉnhTuyên Quang.
4. Người kháng cáo: Bị đơn ông Ma Thanh X, bà Vi Thị E, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ma Công U, ông Ma Quang T.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
* Theo đơn khởi kiện và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn ông Ma Quang H trình bày:
Tháng 3 năm 1987 bốn ông Ma Quang H, Ma Ngọc L, Ma Quang T, Ma Công U cùng nhau góp công, góp của tạo lập 01 ao cá tại số thửa 292 tờ bản đồ số 15 diện tích 6.980 m2, khối lượng 1287m3. Bốn hộ thả cá chia sản phẩm chung đến năm 1992 thì chia ra hai nhóm, nhóm 1 L- H, nhóm 2 Trung – Khai sử dụng luân phiên đến năm 2009 thì đến nhóm L- H ông X là con ông U đang quản lý ao không chuyển lại và cho rằng đã đổi ¼ ao cho ông T và đã có bìa đỏ nên không cho ông H và L thả cá nữa. Ông cùng bà T, ông L khởi kiện yêu cầu chia ½ ao cho hai ông và ½ ao cho ông X. Đồng thời vì không được luân phiên canh tác nên ông yêu cầu ông X, Bà E phải trả cho nhóm ông số tiền bị thiệt hại là 225.000.000đ cùng số tiền chi phí đi lại khởi kiện.
Tại phiên tòa ông rút yêu cầu không yêu cầu ông X, Bà E phải trả số tiền chi phí đi lại khởi kiện.
Ông bổ sung yêu cầu khởi kiện đề nghị ông X, Bà E trả tiền của 6 năm không được canh tác mỗi năm 50 triệu bằng 300.000.000đ.
Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I 580761 do UBND huyện A, tỉnh Tuyên Quang cấp cho ông Ma Văn X ngày 15/6/1995, ông có ý kiến như sau: Đối với diện tích đất ao nằm trong diện tích đất 6.980m2 đã được UBND huyện A cấp cho ông Ma Văn X thì ông không biết nội dung gì. Mặc dù ông X đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1995 nhưng đến năm 2005 các ông mới biết, trước đó các bên vẫn làm chung ao cá với nhau, ông không biết gì về việc ông X được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông xác định việc UBND huyện A cấp GCNQSD đất phải mang tên cả bốn người là Ma Quang H, Ma Ngọc L, Ma Công U, Ma Quang T, nếu chỉ cấp giấy cho một người thì không đúng quy định pháp luật. Đối với các sổ ghi chép ông đã cung cấp cho Tòa án là do ông trực tiếp ghi chép tại thời điểm các bên đắp ao và làm chung ao với nhau. Ông đề nghị Tòa án xem xét lại tính pháp lý của GCNQSD đất nêu trên cấp cho ông Ma Văn X.
- Nguyên đơn bà Nông Thị T và ông Ma H L: Hoàn toàn nhất trí với ý kiến trình bày của ông H trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa.
* Tại bản tự khai và trong quá trình giải quyết vụ án bị đơn ông Ma Thanh X (Ma Văn X) trình bày: Ông không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của ông H, bà T, ông L. Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I 580761 do UBND huyện A, tỉnh Tuyên Quang cấp cho ông là Ma Văn X ngày 15/6/1995 là đúng trình tự, thủ tục kê khai xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông xác định đất này là do ông Ma Công U là bố đẻ ông nhận chuyển nhượng của người khác và đã cho ông. Ông có được làm giấy kê khai xin cấp GCNQSD đất vào hồ sơ cấp giấy, sau đó ông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xong thì không ai có ý kiến gì. Hiện nay ông vẫn đang là người quản lý và sử dụng diện tích đất là 6.980m2 là diện tích đất ao đang có tranh chấp giữa các đương sự.
Ông xác định ông Ma Quang H, Ma Ngọc L, Ma Công U, Ma Quang T cùng có công sức đóng góp xây đắp ao với nhau, nhưng không có chứng cứ gì về việc bốn người này làm ăn chung, đây chỉ do ông H tự tay viết, không có xác nhận của ông U trong đó nên ông không công nhận các nội dung như ông H đã cung cấp tại Tòa án.
Ông xác định diện tích đất ao trên là của bố ông (ông Ma Công U) để lại cho vợ cH ông, còn gia đình ông H, ông L chỉ có công giúp bố ông đắp ao và đã được sử dụng 10 năm để thả cá. Hiện nay ông H, bà T và ông L khởi kiện vợ cH ông đòi chia đôi diện tích ao trên và bồi thường thiệt hại cho gia đình ông H, ông L ông không nhất trí.
- Bị đơn bà Vi Thị E trình bày: Bà nhất trí với ý kiến của cH bà là ông Ma Thanh X, bà không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Ông Ma Quang T trình bày:
Tháng 3 năm 1987 bốn ông Ma Quang H, Ma Ngọc L, Ma Công U và tôi cùng nhau góp công, góp của tạo lập 01 ao cá tại số thửa 292, tờ bản đồ số 15, diện tích 6.980m2, khối lượng 1287m3. Bốn hộ thả cá chia sản phẩm chung đến năm 1992 thì chia ra hai nhóm nhóm 1 L- H, nhóm 2 T – U sử dụng luân phiên, do tôi kinh tế khó khăn không có tiền mua cá giống nên đã nhận chuyển nhượng lại ¼ đất ao bằng hình thức đổi lấy vườn cam diện tích khoảng 04 sào, trên đất có khoảng 100 cây cam. Nay đất này là một phần trong thửa đất số 79, tờ bản đồ số 10, địa chỉ đất tại thôn Đ, xã Y, huyện A, tỉnh Tuyên Quang, diện tích 12.300m2 đã được UBND huyện A cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI 411759 ngày 17 tháng 8 năm 2007. Nay ông không liên quan gì đến diện tích đất ao đang có tranh chấp.
- Đại diện của UBND huyện A trình bày tại bản tự khai và biên bản hòa giải: Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Ma Văn X, thôn N, xã Y được lưu trữ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện A gồm có: Quyết định số 118/QĐ-UB ngày 15/6/1995 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A, kèm theo là danh sách 631 hộ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tại thôn N, số thứ tự thứ 3 có tên ông Ma Thanh X, tổng số thửa đất là 02 thửa = 7.800m2; diện tích đất ao là 6.980m2 tại thửa 292, tờ bản đồ số 15. Hồ sơ lưu trữ không có tờ khai của hộ gia đình ông Ma Văn X. Tuy nhiên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I 580761 do Uỷ ban nhân dân huyện A, tỉnh Tuyên Quang cấp cho ông Ma Văn X ngày 15/6/1995 có tên là Ma Thanh X, địa chỉ tại thôn N, xã Y, huyện A; Về thời hạn sử dụng đất tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ghi: Đến tháng 6/2015, đến nay đã hết hạn sử dụng, việc gia hạn được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ hồ sơ lưu trữ tại huyện, tại buổi làm việc hôm nay không có tài liệu nêu về nguồn gốc sử dụng đất của hộ ông X đối với thửa đất 292, tờ bản đồ số 15, bản đồ giải thửa 299; Ủy ban nhân dân huyện A tiếp tục phối hợp với Tòa án nhân dân huyện A theo quy định để giải quyết vụ việc.
Vụ án trên đã được Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh Tuyên Quang thụ lý, xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải nhưng không thành và đã đưa vụ án ra xét xử. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 59/2019/DS-ST ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện A đã quyết định:
Áp dụng Điều 5, Khoản 2 Điều 9, 12, 97, 131, 166, 203 Luật đất đai;
Căn cứ Điều 357, 589 Bộ luật dân sự; Các điều 26, 35, 147, 157, 227, 228 Bộ luật tố tụng dân sự; Khoản 1 Điều 48 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Xử: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H, bà Nông Thị T.
Buộc ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E phải trả lại quyền sử dụng đất cho ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H, bà Nông Thị T.
Xử chia cho các ông bà: Ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H, bà Nông Thị T được quyền sử dụng 3.528m2, địa chỉ đất tại thôn N, xã Y, huyện A, tỉnh tuyên Quang.
Ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E được quyền sử dụng 3.527,3 m2 địa chỉ đất tại thôn N, xã Y, huyện A, tỉnh tuyên Quang (có sơ đồ thẩm định kèm theo không tách rời bản án).
Buộc ông Ma Thông X và bà Vi Thị E phải bồi thường cho ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H, bà Nông Thị T 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng). Mỗi người phải chịu ½ số tiền trên, cụ thể ông Ma Thanh X phải chịu 150.000.000đ.(Một trăm năm mươi triệu đồng). Bà Vi Thị E phải chịu 150.000.000đ.(Một trăm năm mươi triệu đồng).
Ngoài ra, bản án còn giải quyết về án phí, chi phí thẩm định, lãi suất chậm thi hành và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 02/12/2019 Tòa án nhận đơn kháng cáo của bị đơn ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E, đơn kháng cáo có nội dung: Không nhất trí bản án dân sự sơ thẩm số 59/2019/DS-ST ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện A, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm: - Xác minh, trả lại quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận số I 580761 do UBND huyện A cấp ngày 15/6/1995 mang tên ông là Ma Văn X (Ma Thanh X), toàn bộ diện tích đất là do ông Lý Văn C và ông Đặng Văn V nhượng lại cho bố ông là Ma Công U làm ruộng từ năm 1983 cho đến năm 1987 mới đắp bờ ngăn nước làm ao thả cá, ông H, bà T, ông L không được tham gia khai phá chỉ được đắp bờ ao năm 1987;
- Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tách riêng phần diện tích ao và bờ ao vì diện tích đất ao là riêng gia đình ông U phá, còn khối lượng bờ ao không nằm trong diện tích khai ở sổ bìa đỏ; ông được bố ông giao quyền sử dụng diện tích đất ao từ năm 1988 đến năm 1995 được cấp sổ bìa đỏ.
- Đề nghị Tòa án chấp nhận những nhân chứng và các loại chứng từ mà ông cung cấp.
- Không nhất trí bồi thường số tiền 300.000.000đ như cấp sơ thẩm đã tuyên.
- Yêu cầu bên nguyên đơn phải bồi thường danh dự cho gia đình ông bằng tiền mặt với số tiền 500 triệu đồng, tiền công bảo quản, tôn tạo và chăm sóc ao và bờ ao từ năm 1989 đến năm 2009 là 20 năm x 24 triệu = 480 triệu/2 = 240 triệu, tiền nộp thuế hàng năm từ năm 1991 đến 1994 là 320 kg thóc, từ năm 1995 đến 2009 là 924.000đ.
Ngày 13/12/2019 Tòa án nhận đơn kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ma Công U, đơn kháng cáo có nội dung: Không nhất trí toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 59/2019/DS-ST ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện A với lý do nguồn gốc đất do ông được ông Lý Văn C và ông Đặng Văn V chuyển nhượng cho để làm ruộng, sau 4 năm làm ruộng năng suất lúa thấp nên chuyển sang đắp ao, do điều kiện gia đình khó khăn một mình không có khả năng nên năm 1987 ông kêu gọi anh em gồm ông T, ông H, ông L cùng tham gia, đến năm 1988 ông giao lại toàn quyền quản lý cho con trai là Ma Thanh X; công anh em hộ đắp bờ ao ông không trả bằng tiền mặt mà trả bằng những năm thả cá để hưởng hoa lợi, thời gian không quy định; Tòa án xử chia cho ông T ¼ diện tích đất ao là không đúng; về quyền sử dụng đất ông đã giao cho con thì con ông được quyền đăng ký, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xác minh làm rõ toàn bộ nội dung vụ án.
Ngày 13/12/2019 Tòa án nhận đơn kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ma Quang T, đơn kháng cáo có nội dung không nhất trí việc Tòa án nhân dân huyện A xử ông được hưởng ¼ diện tích đất ao là không đúng vì thực tế ông chỉ có công đắp bờ, không có công U phá, không được mua bán mà toàn bộ là do ông U quan hệ mua bán mà có, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết tách riêng diện tích đất ao, bờ ao; bỏ quyền sử dụng diện tích đất ao mà Tòa án cấp sơ thẩm xử cho ông được hưởng; tôn trọng các chứng cứ, nhân chứng mà bên bị đơn cung cấp; xác minh lại nội dung khởi kiện năm 2015 có chữ ký của ông và trả lại danh dự cho ông. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 29/5/2020 bị đơn ông Ma Thanh X, bà Vi Thị E nhất trí chia đôi diện tích đất ao đang có tranh chấp, nhưng không nhất trí trả số tiền 300.000.000đ tiền mất thu nhập mà bản án sơ thẩm đã tuyên buộc ông X Bà E phải trả cho ông H, bà T, ông L bởi vì trong thời gian ông H ông L không canh tác thì gia đình ông cũng bỏ không ao chứ không nuôi, trồng được gì. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 25/6/2020 ông X, Bà E lại không nhất trí chia đôi diện tích đất ao và không nhất trí bồi thường.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn đề nghị: Bản án cấp sơ thẩm không thuyết phục, về nguồn gốc đất là của ông U nhận chuyển nhượng từ ông C và ông V đến năm 1987 ông U nhờ ông L, ông H, ông T đắp hộ bờ ao, sau đó cho các ông trên cùng thả cá chung để trả tiền công đắp bờ. Phía nguyên đơn không cug cấp được tài liệu chứng minh diện tích đất ao là tài sản chung, ngoài quyển sổ ghi chép. Năm 1988 ông U đã giao lại cho con là ông X quản lý sử dụng và được thể hiện trong tờ bản đồ số 15, từ đó đến nay ông X là người đóng thuế, do vậy nguồn gốc đất là của ông X là đúng. Về căn cứ để cấp giấy CNQSD đất tại thời điểm năm 1995 UBND tỉnh Tuyên Quang đã có hướng dẫn số 10 theo đó các hộ không phải tự kê khai mà chỉ lập dánh sách, sau đó UBND huyện sẽ xem xét cấp GCNQSD đất. Do đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông X là hợp pháp. Năm 2009 ông X đã phải mua lại toàn bộ cá trong ao của anh M con trai ông L với giá 30.000.000đ do đó số năm mất thu nhập mà nguyên đơn yêu cầu là 6 năm là không có căn cứ, năm 2009 ông H, ông L, bà T đã có thu nhập rồi chứ không phải không có thu nhập.
Do có tranh chấp từ năm 2009 đến nay nên trong thời gian này chưa xác định đất là đất của ai, do đó không có căn cứ chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đưa ra. Từ các căn cứ trên, đề nghị HĐXX áp dụng Điều 308, Điều 309 BLTTDS sửa bản án sơ thẩm theo hướng bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Nguyên đơn ông Ma Quang H, bà Nông Thị T, ông Ma Ngọc L đề nghị được chia đôi diện tích đất ao, còn đối với số tiền bồi thường do bị mất thu nhập trong 5 năm không được canh tác ông H, bà T, ông L nhất trí giảm yêu cầu xuống mức 30.000.000đ/ 1 năm x 5 năm = 150.000.000đ. Nguyên đơn cho rằng giấy tờ mua bán do bị đơn xuất trình là không có giá trị pháp lý. Diện tích đất ao là do 4 hộ đắp chung chứ không phải là làm thuê cho ông U, việc đóng góp tiền công đắp ao và lương thực vẫn được nguyên đơn ghi chép đầy đủ. Đối với tiền thuế từ năm 1991 đến năm 2004 Nhà nươc có chính sách miễn giảm thuế nên không phải nộp thuế, vì vậy ông X cho rằng ông X là người nộp thuế là không có căn cứ.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đại diện UBND huyện A cho biết hồ sơ cấp giấy CNQSD đất cho ông X chỉ có Quyết định cấp đất và GCNQSD đất, không có đơn đề nghị cấp và kê khai đề nghị cấp GCNQSD đất, đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Ông Ma Quang T đề nghị ông đã đổi đất ao lấy đất vườn cho ông X nên không còn liên quan gì đến ao nữa.
Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm:
Về tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử đã thực hiện đảm bảo các thủ tục về phiên tòa phúc thẩm, sự có mặt của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đơn kháng cáo của bị đơn ông Ma Thanh X, bà Vi Thị E, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ma Quang T, ông Ma Công U là hợp lệ, trong hạn luật định, nội dung kháng cáo nằm trong nội dung bản án sơ thẩm.
Về nội dung: Đề nghị HĐXX căn cứ khoản 2 Điều 308, điều 309 BLTTDS sửa bản án dân sự sơ thẩm số 59/2019/DS-ST ngày 30/11/2019 của TAND huyện A theo hướng chia đôi diện tích đất ao và buộc bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền bị mất thu nhập trong thời gian 5 năm không được canh tác ao x 30 triệu/ năm = 150 triệu. Buộc các bên phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1]. Đối với kháng cáo của bị đơn ông Ma Thanh X, bà Vi Thị E, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ma Quang T, ông Ma Công U về nguồn gốc đất ao:
Hội đồng xét xử thấy rằng: Bản án sơ thẩm đã xác định nguồn gốc đất ao là của chung 4 người bao gồm ông H, ông L, ông U và ông T cùng khai phá, tạo dựng nên là đúng. Bởi vì: ngay tại các biên bản hòa giải, làm việc đầu tiên tại UBND xã Y (các BL 07, 08, 09, 12) chính ông X, ông T đều thừa nhận ao là của chung 4 người.
Về nguồn gốc đất ao theo lời khai của ông X, Bà E và ông U đều có mâu thuẫn. Tại bản tự khai ngày 29/6/2016 (bút lục 50) và Biên bản hòa giải ngày 22/6/2016 tại Tòa án nhân dân huyện A ông X đều cho rằng nguồn gốc đất là do ông V và ông C cho ông U (bố ông). Tại phiên tòa sơ thẩm ông X xác định nguồn gốc đất là do bố ông (ông U) nhận chuyển nhượng từ ông C và ông V với số tiền 30.000 đồng, tại cấp phúc thẩm ông X có xuất trình giấy chuyển nhượng viết tay (bản phô tô và bản chính) giữa ông U và ông C, ông V. Như vậy, ngay trong lời khai của ông X và các tài liệu, chứng cứ xuất trình đã có sự mâu thuẫn về nguồn gốc đất. Đối với lời trình bày của ông U: Tại văn bản nêu ý kiến ngày 27/4/2017 của ông U gửi Tòa án nhân dân huyện A (BL79) ông xác định nguồn gốc đất là do gia đình tự khai phá, sau đó mới “kêu gọi” anh em hộ đắp bờ. Tại biên bản lấy lời khai ngày 28/6/2017 (BL 86) ông U cho rằng trước năm 1987 diện tích đất ao này là đất hoang, lầy, thụt và ông đã cùng với các ông H, L, T đắp thành ao cá. Tuy nhiên, tại đơn kháng cáo (BL 244) ông U lại cho rằng đất ao này là do ông nhận chuyển nhượng từ ông V và ông C. Như vậy, trong chính lời trình bày của ông U cũng đã có sự mâu thuẫn về nguồn gốc đất ao.
Về lời trình bày của ông T: Tại BL 07 và BL 12 ông T đều xác định ao là của chung 4 người, phần suất ao của ông ông đã đổi lấy đất vườn cho ông X và không còn liên quan gì nữa, “mong cả ba nhà” giải quyết để được hưởng quyền lợi như nhau. Tuy nhiên sau khi xét xử sơ thẩm ông T đã kháng cáo, cho rằng đất này là của ông U đứng ra mua và việc Tòa án cấp sơ thẩm nhận định rằng ông cũng là người đóng góp công sức tạo dựng nên ao này là không đúng. Như vậy, lời khai của ông T cũng không thống nhất nguồn gốc đất ao.
Về phía ông H, ông L, bà T trong quá trình giải quyết vụ án đều xác định nguồn gốc đất ao là của chung 4 người cùng khai phá, tạo dựng và canh tác chung. Bốn hộ thả cá chia sản phẩm chung đến năm 1992 thì chia ra hai nhóm nhóm 1 L - H nhóm 2 T - U sử dụng luân phiên. Năm 2009 thì đến nhóm ông L- ông H. Lúc này ông X là con ông U đang quản lý ao không chuyển lại và cho rằng đã đổi ¼ ao cho ông T và đã có bìa đỏ nên không cho ông H và ông L thả cá nữa. Ông T cũng thừa nhận do kinh tế khó khăn không có tiền mua cá giống nên đã nhận chuyển nhượng lại ¼ đất ao bằng hình thức đổi lấy vườn cam diện tích khoảng 04 sào trên đất có khoảng 100 cây cam.
Quá trình giải quyết vụ án ông U, ông H, ông L, ông T đều xác định các ông cùng nhau đắp bờ và thả cá chung từ năm 1987. Ông U, ông X, Bà E đều xác định việc cho các ông H, ông L, ông T thả cá chung là để trả vào công đắp bờ nhưng không trình bày được cụ thể công đắp bờ là bao nhiêu và thả cá đến bao giờ thì đủ tiền công đắp bờ. Thực tế ông U (sau này ông U giao lại cho ông X), ông H, ông L và ông T đều đã sử dụng ao cá luân phiên nhiều năm từ năm 1987 đến năm 2009 thì ông X không cho ông H, ông L làm chung nữa. Ngoài ra, việc chuyển nhượng lại ¼ diện tích đất ao giữa ông X và ông T bằng hình thức đổi lấy vườn cam đã khẳng định thêm quyền sử dụng diện tích đất ao là của bốn ông - ông U, ông L, ông H, ông T.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 29/5/2020 ông X, Bà E nhất trí chia đôi diện tích ao, nhưng không nhất trí trả số tiền mất thu nhập cho ông H, ông L, bà T như yêu cầu của nguyên đơn. Việc bị đơn nhất trí chia đôi diện tích đất ao của bị đơn cũng là căn cứ để HĐXX xác định đây là tài sản chung của cả nguyên đơn và bị đơn.
Từ các căn cứ trên xác định diện tích đất ao đang có tranh chấp có nguồn gốc là tài sản chung của bốn ông là ông U, ông H, ông L, ông T. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H, bà Nông Thị T và chia ½ diện tích đất ao có tranh chấp tại địa chỉ tại thôn N, xã Y, huyện A, tỉnh Tuyên Quang cho ông L, ông H, bà T là có căn cứ. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm đã không xác định đường ranh giới theo các điểm tọa độ đã được thể hiện trong sơ đồ đo vẽ khi xem xét thẩm định tại chỗ, điều này sẽ dẫn tới việc Bản án không thi hành được trên thực tế, đây là thiếu sót của Bản án sơ thẩm cần phải sửa lại.
Với những phân tích trên Hội đồng xét xử thấy rằng có căn cứ chấp nhận một phần kháng cáo của ông Ma Thanh X, bà Vi Thị E, không có căn cứ chấp nhận toàn bộ kháng cáo của ông Ma Quang T, ông Ma Công U. Cần chia đôi diện tích đất ao cho nguyên đơn và bị đơn, nhưng phải đảm bảo chia theo tọa độ đã đo vẽ để đảm bảo thi hành án, phần diện tích chênh lệch được xác định giá trị theo biên bản định giá và bên nhận phần diện tích lớn hơn có trách nhiệm bù chênh lệch giá trị tài sản cho bên còn lại.
Về vị trí phần diện tích đất ao như bản án sơ thẩm chia là phù hợp, bị đơn được chia phần ao gần với diện tích đất của gia đình để thuận tiện cho việc canh tác. Tuy nhiên, cần phải xác định lại đường ranh giới. Vì vậy, sau khi tạm ngừng phiên tòa để thu thập bổ sung tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện A đã nối điểm 39 và điểm số 10 trên mảnh trích đo địa chính số 01 – 2018 của mảnh đất có tranh chấp thì phần diện tích bản án sơ thẩm đã chia cho bị đơn giảm đi còn 3433,5m2, phần diện tích chia cho nguyên đơn tăng lên 3621,8m2. Sự chênh lệch giữa hai phần đất là 188,3m2, do đó cần buộc phía nguyên đơn bù chênh lệch cho bị đơn số tiền (188,3 m2 x 4.033đ = 759.400đ), số tiền này sẽ được đối trừ vào phần tiền mà bị đơn phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn trong thời gian không được canh tác.
Sau khi được chia các đương sự có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất được giao theo quy định của Luật đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kiến nghị UBND huyện A chỉnh lý lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I 580761 cấp ngày 15/6/1995 do UBND huyện A cấp mang tên ông là Ma Văn X (Ma Thanh X) theo Quyết định của Bản án phúc thẩm.
Đối với tài sản trên đất, khi cấp sơ thẩm thực hiện xem xét thẩm định tại chỗ thể hiện trên đất có tre mai, tre hóp và trong ao có cá. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm không đề cập xem xét nội dung này, đây là thiếu sót của cấp sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự xác định, cây tre đã bị khai thác một phần và tất cả số tre này do ông X và ông L trồng và nằm trên phần đất mà ông X đã được Tòa án cấp sơ thẩm chia nên các đương sự nhất trí tiếp tục giao cho ông X sử dụng. Đối với số cá trong ao, cần buộc ông X thu hoạch, đánh bắt để trả lại ½ đất ao cho ông H, bà T, ông L.
Về những người làm chứng trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm ông X đưa ra HĐXX thấy rằng, quá trình giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành họp lấy ý kiến của những người làm chứng là những người cao tuổi sống lâu năm tại khu vực đó, trong đó có cả những những người làm chứng ông X đề nghị Tòa án triệu tập, do đó HĐXX thấy không cần thiết phải triệu tập những người này. Đối với nội dung kháng cáo của bị đơn đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tách riêng phần diện tích ao và bờ ao. Tại phiên tòa phúc thẩm bị đơn đã rút yêu cầu này nên HĐXX không xem xét.
[2]. Đối với kháng cáo của bị đơn không nhất trí bồi thường số tiền 300.000.000đ cho nguyên đơn, Hội đồng xét xử thấy rằng: Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn đã nhất trí rút một phần yêu cầu bồi thường số tiền không được canh tác ao xuống còn 180.000.000đ, tuy nhiên bị đơn vẫn không nhất trí vì cho rằng trong thời gian nguyên đơn không được canh tác thì bị đơn cũng không canh tác nên không có thu nhập. HĐXX thấy rằng việc thiệt hại cho nguyên đơn trong thời gian không được thả cá là có, tuy nhiên cũng như ý kiến của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn đã nêu, năm 2009 nguyên đơn đã được thu tiền từ tiền bán cá cho nguyên đơn (số tiền 30.000.000đ) do đó trừ đi năm 2009 thiệt hại thì chỉ là 5 năm. Tại phiên tòa phía nguyên đơn cũng nhất trí giảm thời gian yêu cầu bồi thường xuống còn 5 năm. Về mức yêu cầu bồi thường 30.000.000đ/năm như nguyên đơn yêu cầu là có căn cứ, thời gian yêu cầu bồi thường 5 năm là phù hợp, do đó cần chấp nhận số tiền (30.000.000đ x 5 năm = 150.000.000đ). Nhưng do nguyên đơn phải bù chênh lệch diện tích đất nên phía bị đơn sẽ được đối trừ số tiền 759.400đ. Như vậy, bị đơn chỉ còn phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền 149.240.600đ (Một trăm bốn mươi chín triệu, hai trăm bốn mươi nghìn, sáu trăm đồng).
[3]. Về yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông X, Bà E yêu cầu bên nguyên đơn phải bồi thường danh dự cho gia đình ông bà bằng tiền mặt với số tiền 500 triệu đồng, tiền công bảo quản, tôn tạo và chăm sóc ao và bờ ao từ năm 1989 đến năm 2009 là 20 năm x 24 triệu = 480 triệu/2 = 240 triệu, tiền nộp thuế hàng năm từ năm 1991 đến 1994 là 320 kg thóc, từ năm 1995 đến 2009 là 924.000đ. Xét thấy, nội dung này tại cấp sơ thẩm phía bị đơn không có yêu cầu phản tố, chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét giải quyết, do vậy không thuộc phạm vi giải quyết của cấp phúc thẩm.
[4]. Về yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ma Quang T yêu cầu Tòa án xác minh lại nội dung khởi kiện năm 2015 có chữ ký của ông và trả lại danh dự cho ông. Xét thấy nội dung này không nằm trong phạm vi giải quyết của bản án sơ thẩm do vậy không thuộc phạm vi giải quyết của cấp phúc thẩm.
[5]. Về yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ma Công U không nhất trí với bản án dân sự sơ thẩm số 59/2019/DS-ST ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện A với lý do Tòa án xử chia cho ông T ¼ diện tích đất ao là không đúng; về quyền sử dụng đất ông đã giao cho con thì con ông được quyền đăng ký, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xác minh làm rõ. HĐXX thấy nội dung kháng cáo này không đúng với nội dung của bản án sơ thẩm đã tuyên, không có căn cứ nên HĐXX không xem xét.
[6]. Về án phí dân sự sơ thẩm:
Do vụ án được thụ lý vào ngày 16/5/2016, do đó nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định theo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.
Do quyết định của Bản án phúc thẩm có sự thay đổi về số tiền bồi thường nên nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm sẽ được xác định lại.
[7]. Về án phí dân sự phúc thẩm:
Do cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E nên ông X, Bà E không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Kháng cáo của ông Ma Quang T, ông Ma Công U không được chấp nhận nhưng do là người cao tuổi nên ông T, ông U được miễn toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 48 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.
Các phần khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 148 BLTTDS; Pháp Lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa 14, quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E, Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ma Quang T, ông Ma Công U, sửa bản án dân sự sơ thẩm số 59/2019/DS-ST ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện A như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H, bà Nông Thị T.
Buộc ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E phải thu hoạch toàn bộ cá trong ao, di chuyển các tài sản khác (nếu có) để trả lại ½ diện tích đất ao tại thửa số 292, tờ bản đồ số 15, diện tích 7055,3m2 tại thôn Bơi (nay là thôn N), xã Y, huyện A, tỉnh Tuyên Quang cho ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H, bà Nông Thị T.
Giao cho các ông, bà: Ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H và bà Nông Thị T được quyền sử dụng 3.621,8m2 đất ao, tại thửa số 292, tờ bản đồ số 15, thôn N, xã Y, huyện A, tỉnh Tuyên Quang. Ranh giới được nối bởi các điểm 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 10.
Giao cho ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E được quyền sử dụng 3.433,5m2 đất ao tại thửa số 292, tờ bản đồ số 15, địa chỉ thôn N, xã Y, huyện A, tỉnh Tuyên Quang. Ranh giới được nối bởi các điểm 39, 40, 41 , 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 39. Các điểm trên được xác định theo sơ đồ đo vẽ, xem xét thẩm định tại chỗ ngày 28/3/2019 và được Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện A xác định diện tích ngày 17/6/2020 sau khi nối điểm số 10 và điểm số 39.
Buộc hai bên phải cùng có nghĩa vụ đắp bờ, chịu chi phí đắp bờ, phân chia ranh giới theo nội dung Bản án đã tuyên.
Các đương sự có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất được giao theo quy định của Luật Đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kiến nghị UBND huyện A chỉnh lý lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I 580761 do UBND huyện A cấp ngày 15/6/1995 mang tên ông là Ma Văn X (Ma Thanh X) theo Quyết định của Bản án phúc thẩm.
Buộc ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E phải bồi thường cho ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H, bà Nông Thị T 149.240.600đ (Một trăm bốn mươi chín triệu, hai trăm bốn mươi nghìn, sáu trăm đồng). Mỗi người phải chịu ½ số tiền trên, cụ thể ông Ma Thanh X phải chịu 74.620.300đ (Bẩy mươi tư triệu, sáu trăm hai mươi nghìn ba trăm đồng). Bà Vi Thị E phải chịu 74.620.300đ (Bẩy mươi tư triệu, sáu trăm hai mươi nghìn ba trăm đồng).
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, cho đến khi thi hành án xong, bên thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Về chi phí tố tụng: Buộc ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E cùng có trách nhiệm phải trả lại cho ông Ma Quang H số tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và chi phí định giá tài sản là 8.599.000đồng (Tám triệu năm trăm chín mươi chín nghìn đồng) do ông H đã nộp tạm ứng số tiền này. Trong đó mỗi người phải chịu ½ số tiền này. Ông Ma Thanh X phải chịu 4.299.500đ (Bốn triệu hai trăm chín mươi chín nghìn năm trăm đồng). Bà Vi Thị E phải chịu 4.299.500đ (Bốn triệu hai trăm chín mươi chín nghìn năm trăm đồng).
3. Về án phí dân sự sơ thẩm: Ông Ma Thanh X và bà Vi Thị E phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch là 7.462.000đ (Bẩy triệu, bốn trăm sáu mươi hai nghìn đồng). Trong đó ông X phải chịu 3.731.000đ (Ba triệu bẩy trăm ba mươi mốt nghìn đồng), Bà E phải chịu 3.731.000đ (Ba triệu bẩy trăm ba mươi mốt nghìn đồng).
Trả lại cho ông Ma Ngọc L, ông Ma Quang H, bà Nông Thị T số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp là 5.625.000đ (Năm triệu sáu trăm hai mươi lăm nghìn) tại Biên lai thu số 0001171 ngày 16/5/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện A, tỉnh Tuyên Quang. (Bà Nông Thị T đại diện nộp tiền nên trả lại cho bà T).
4. Về án phí dân sự phúc thẩm: Ông Ma Thanh X, bà Vi Thị E không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, trả lại cho ông X, Bà E số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp là 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) tại biên lai thu số 0002480 ngày 27/12/2019 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện A, tỉnh Tuyên Quang.
Ông Ma Quang T, ông Ma Công U được miễn toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm. Các phần khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án, ngày 25/6/2020.
"Trường hợp Bản án, Quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự"./
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!