Bản án số 19/2025/KDTM-PT ngày 06/03/2025 của TAND tỉnh Bình Dương về tranh chấp về mua bán hàng hóa
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 19/2025/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 19/2025/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 19/2025/KDTM-PT
Tên Bản án: | Bản án số 19/2025/KDTM-PT ngày 06/03/2025 của TAND tỉnh Bình Dương về tranh chấp về mua bán hàng hóa |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về mua bán hàng hóa |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Bình Dương |
Số hiệu: | 19/2025/KDTM-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 06/03/2025 |
Lĩnh vực: | Kinh doanh thương mại |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản

TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Bản án số: 19/2025/KDTM-PT
Ngày 06-3-2025
V/v tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Phan Trí Dũng
Các Thẩm phán: Bà Trần Thị Thắm
Ông Đào Minh Đa
- Thư ký phiên tòa: Bà Bùi Phương Hợp – Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh
Bình Dương.
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương tham gia phiên tòa:
Ông Nguyễn Thành Nhân – Kiểm sát viên.
Ngày 06 tháng 3 năm 2025, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét
xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh, thương mại thụ lý số 64/2025/TLPT-
KDTM ngày 08 tháng 01 năm 2025 về việc “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa”.
Do Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 69/2024/KDTM-ST ngày
30/9/2024 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Bình Dương bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 64/2025/QĐPT-KDTM ngày 08
tháng 01 năm 2025, Quyết định hoãn phiên tòa số 13/2025/QĐ-PT ngày
20/01/2025 và số 23/2025/QĐ-PT ngày 17/02/2025, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Công ty TNHH A, mã số doanh nghiệp C; Địa chỉ: Lô B - H-
CN, khu công nghiệp B, thị trấn L, huyện B, tỉnh Bình Dương;
Người đại diện hợp pháp: ông H, H1-C, Giám đốc có yêu cầu xét xử vắng
mặt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Phước
L, Luật sư Văn phòng L4, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh B, có mặt.
- B đơn: Công ty TNHH Q, mã số doanh nghiệp C1; Địa chỉ: số A đường
Đ, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Dương (tên cũ là Công ty TNHH Q, địa chỉ cũ là:
Thửa đất số 813, tờ bản đồ số 41, khu phố B, phường K, thành phố T, tỉnh Bình
Dương).
2
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Bà Nguyễn Thị Mộng H2; chức vụ:
Giám đốc, có mặt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Duy L1,
Luật sư Văn phòng Luật sư Nguyễn Duy L1 và cộng sự thuộc Đoàn Luật sư Thành
phố H, có mặt.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
+ Ông Li Xian L2, sinh năm 1973; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: N, Làng
L, thị trấn W, huyện Q, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc; địa chỉ tạm trú: số A, đường
Đ, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Dương, có mặt.
Người phiên dịch cho ông Li Xian L2: bà Nguyễn Thị Mộng H2; chức vụ:
Giám đốc Công ty TNHH Q, có mặt.
+ Ông Huang Wei W, sinh năm 1966; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
No.38, Liu’ao, Jinsha T, Kinmen C, Trung Quốc (Đài Loan); địa chỉ tạm trú: Ký
túc xá Công ty TNHH A tại Lô B-H-CN, khu công nghiệp B, thị trấn L, huyện B,
tỉnh Bình Dương, vắng mặt.
+ Ông Mạc Tạch M, sinh năm 1978; địa chỉ: số B, đường N, khu công nghiệp
B, thị trấn L, huyện B, tỉnh Bình Dương, vắng mặt.
Người kháng cáo: Nguyên đơn Công ty TNHH A.
Viện kiểm sát kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố T.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo nội dung bản án sơ thẩm:
- Theo đơn khởi kiện, quá trình tố tụng, người đại diện hợp pháp của nguyên
đơn trình bày:
Công ty TNHH A (gọi tắt là Công ty A1) là công ty chuyên sản xuất sản
phẩm điện tử như tai nghe, thiết bị âm thanh, các loại camera,… Công ty A1 và
Công ty TNHH Q (hiện nay đã đổi tên thành Công ty TNHH Q, gọi tắt là Công ty
Q) đã ký và thực hiện nhiều Hợp đồng nguyên tắc với nhau để mua bán các mặt
hàng là hộp che chắn cách âm, phòng âm nhỏ, phòng âm lớn, thùng cách âm khí
nén dùng cho mục đích kiểm tra chất lượng hàng hóa của Công ty A1.
Từ ngày 13/3/2021 đến 10/7/2021, Công ty A1 và Công ty Q đã ký kết 11
Hợp đồng nguyên tắc, tổng trị giá là 13.149.290.000 đồng (đã bao gồm 10% thuế
giá trị gia tăng) để mua bán các sản phẩm là hộp che chắn cách âm, phòng âm
nhỏ, phòng âm lớn, thùng cách âm khí nén. Chi tiết các Hợp đồng ký kết như sau:
1. Hợp đồng nguyên tắc số 09032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021,
ngày hết hạn hợp đồng 30/5/2021, hàng hóa: hộp che chắn cách âm; đơn hàng
W650*D600*H610mm, VBB1-210300150, số lượng 10 cái; giá trị hợp đồng:
624.800.000 đồng;
2. Hợp đồng nguyên tắc số 13032021//HĐNT/FS-AMP ngày 13/3/2021,
ngày hết hạn hợp đồng 30/6/2021, hàng hóa: phòng âm nhỏ, đơn hàng
3
L150CM*W150CM *H200CM, VBB1-210300153, VBB1-210300173, VBB1-
210300175, số lượng 21 cái; giá trị hợp đồng 2.420.880.000 đồng;
3. Hợp đồng nguyên tắc số 22032021/HĐNT/FS-AMP ngày 22/03/2021;
ngày hết hạn hợp đồng 30/5/2021, hàng hóa: hộp che chắn cách âm, đơn hàng
W650*D600, *H610mm, VBB1-210300350, số lượng 19 cái; giá trị hợp đồng
1.187.120.000 đồng.
4. Hợp đồng nguyên tắc số 26032021/HĐNT/FS-AMP ngày 26/03/2021;
ngày hết hạn hợp đồng 30/5/2021, hàng hóa hộp che chắn cách âm đơn hàng
W650*D600, *H610mm, VBB1-210300460, số lượng 16 cái, giá trị hợp đồng
908.800.000 đồng, thùng cách âm khí nén đơn hàng 600x500x640, VBB1-
210300460, số lượng 26 cái, giá trị hợp đồng 1.272.700.000 đồng;
5. Hợp đồng nguyên tắc số 02042021/HĐNT/FS-AMP ngày 02/04/2021,
ngày hết hạn hợp đồng 30/6/2022, hàng hóa phòng âm nhỏ, đơn hàng
L150CM*W150CM, *H200CM, số lượng 20 cái, giá trị hợp đồng 2.305.600.000
đồng; phòng âm lớn, đơn hàng L250CM*W150CM*, H200CM, VBB1-
210300666, số lượng 10 cái, giá trị hợp đồng 1.414.600.000 đồng;
6. Hợp đồng nguyên tắc số 20042021/HĐNT/FS-AMP ngày 20/04/2021,
ngày hết hạn hợp đồng 20/4/2022, hàng hóa hộp che chắn cách âm, đơn hàng
W650*D600, *H610mm, số lượng 08 cái, giá trị hợp đồng 499.840.000 đồng;
7. Hợp đồng nguyên tắc số 19052021/HĐNT/FS-AMP ngày 19/05/2021,
ngày hết hạn hợp đồng 25/5/2022, hàng hóa hộp che chắn cách âm, đơn hàng
W650*D600, *H610mm, VBB1-210500470, số lượng 03 cái, giá trị hợp đồng
187.440.000 đồng;
8. Hợp đồng nguyên tắc số 21062021/HĐNT/FS-AMP ngày 21/06/2021,
ngày hết hạn hợp đồng 21/6/2022, hàng hóa hộp che chắn cách âm, đơn hàng
W650*D600, *H610mm, VBB1-210600666, số lượng 04 cái, giá trị hợp đồng
249.920.000 đồng;
9. Hợp đồng nguyên tắc số 05072021/HĐNT/FS-AMP ngày 05/07/2021,
ngày hết hạn hợp đồng 05/7/2022, hàng hóa hộp che chắn cách âm, đơn hàng
W650*D600, *H610mm, VBB1-210700042, số lượng 03 cái, giá trị hợp đồng
187.440.000 đồng;
10. Hợp đồng nguyên tắc số 06072021/HĐNT/FS-AMP ngày 06/07/2021,
ngày hết hạn hợp đồng 06/7/2022, hàng hóa phòng âm nhỏ, đơn hàng
L150CM*W150CM,*H200CM, VBB1-210700045, số lượng 03 cái, giá trị hợp
đồng 314.400.000 đồng; hàng hóa phòng âm nhỏ, đơn hàng L150CM*W150CM,
*H200CM, VBB1-210700046, số lượng 05 cái, giá trị hợp đồng 524.000.000
đồng;
11. Hợp đồng nguyên tắc số 10072021/HĐNT/FS-AMP ngày 10/07/2021,
ngày hết hạn hợp đồng 10/7/2022, hàng hóa hộp che chắn cách âm, đơn hàng
W650*D600, *H610mm, VBB1-210700190, số lượng 12 cái, giá trị hợp đồng
749.760.000 đồng.
4
Tổng cộng: 13.149.290.000 đồng.
- Việc giao nhận hàng: Tại Điều 2 của Hợp đồng quy định: Địa điểm giao
nhận hàng, vận chuyển: hàng giao đến kho bên mua (Lô B7_H_CN, Khu công
nghiệp B, thị trấn L, huyện B, tỉnh Bình Dương; Chi phí vận chuyển và các chi
phí liên quan, rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển do bên bán chịu; Sau
khi ký hợp đồng, nhận khoản trả trước và bắt đầu tính thời gian, hoàn thành bàn
giao trong 30 ngày làm việc; Nếu bên bán giao hàng trễ, sẽ bị phạt là 5 phần nghìn
trên tổng số đơn hàng bên mua cho 1 ngày. Bên bán đồng ý với bên mua khấu trừ
trong giá vì gây ra tổn thất cho bên mua hàng; Bên bán giao đúng chủng loại của
bên mua đặt, trong trường hợp bên bán giao sai hàng hoặc hàng có vấn đề thì bên
mua hàng có quyền đổi trả hàng.
- Phương thức thanh toán: Chọn theo phương thức thanh toán của Công ty
A1; Đặt cọc 40% tổng giá trị Hợp đồng sau khi ký hợp đồng. Sau khi giao hàng
nghiệm thu xong đơn hàng đồng thời bên bán xuất hóa đơn tài chính và gửi chứng
từ liên quan tới bên mua, bên mua thanh toán số tiền còn lại trong vòng 7 ngày;
Nếu bên mua không thanh toán đúng thời hạn thì bên bán tạm ngưng cung cấp
hàng cho đến khi thanh toán đủ cho bên bán; Trong trường hợp bên mua không
thanh toán đúng hạn cho bên bán, bên mua phải chịu lãi suất bằng với lãi suất quá
hạn của Ngân hàng B tại thời điểm.
- Trách nhiệm của mỗi bên: Tại Điều 4 hợp đồng quy định: Bên bán có
trách nhiệm giao hàng cho bên mua khi bên mua đã hoàn thành thủ tục mua hàng
như qui định trong hợp đồng; Thời gian bảo hành sản phẩm: Bộ phận chính chỉ
bảo hành một năm và các bộ phận hao mòn không được bảo hành; Bên mua có
trách nhiệm dựa theo tiêu chuẩn, số lượng, xác nhận và nghiệm thu hàng hóa cho
bên bán; Bên mua có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán tiền hàng đúng như
thỏa thuận của hai bên ở Điều 3.
Căn cứ các Hợp đồng nguyên tắc đã ký và yêu cầu sản xuất, Công ty A1
tiến hành thanh toán tiền đặt cọc bằng 40 % giá trị Hợp đồng (sau thuế) của 07
Hợp đồng nguyên tắc, gồm:
+ 05 Hợp đồng thanh toán đặt cọc vào 19/4/2021 là Hợp đồng số
09032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021, số tiền 249.920.000 đồng; Hợp
đồng số 13032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021, số tiền 968.352.500 đồng;
Hợp đồng số 22032021/HĐNT/FS-AMP ngày 22/03/2021, số tiền 474.848.000
đồng; Hợp đồng số 26032021/HĐNT/FS-AMP ngày 26/03/2021, số tiền
959.860.000 đồng; Hợp đồng số 02042021/HĐNT/FS-AMP ngày 02/04/2021, số
tiền 1.488.080.000 đồng;
+ 01 Hợp đồng thanh toán đặt cọc vào ngày 26/5/2021 là Hợp đồng số
20042021/HĐNT/FS-AMP ngày 20/04/2021, số tiền 199.936.000 đồng;
+ 01 Hợp đồng thanh toán đặt cọc vào ngày 15/6/2021 là Hợp đồng số
19052021/HĐNT/FS-AMP ngày 19/05/2021, số tiền 74.976.000 đồng.
Tổng giá trị đặt cọc đã thực hiện là 4.415.972.000 đồng (Bốn tỷ bốn trăm
mười lăm triệu chín trăm bảy mươi hai nghìn đồng).
5
Trong đó có 04 Hợp đồng nguyên tắc Công ty A1 không chuyển tiền đặt
cọc gồm: Hợp đồng nguyên tắc số 21062021/HĐNT/FS-AMP ngày 21/06/2021,
giá trị hợp đồng 249.920.000 đồng; số 05072021/HĐNT/FS-AMP ngày
05/07/2021, giá trị hợp đồng 187.440.000 đồng; số 06072021/HĐNT/FS-AMP
ngày 06/07/2021, giá trị hợp đồng 524.000.000 đồng; số 10072021/HĐNT/FS-
AMP ngày 10/07/2021, giá trị hợp đồng 749.760.000 đồng. Tổng cộng
843.744.000 đồng (T1 trăm bốn mươi ba triệu bảy trăm bốn mươi bốn nghìn
đồng).
Sau khi Công ty Q nhận được tiền đặt cọc là 4.415.972.000 đồng, đến ngày
03/7/2021 Công ty Q giao được 02 Phòng âm lớn 250 x 150 x 200 cm (VBB1 –
210300666) thuộc Hợp đồng 02042021/HĐNT/FS-AMP ký ngày 02/4/2021 (trị
giá 141.460.000 đồng/phòng x 2 = 282.920.000 đồng), sau đó thì không giao hàng
cho đến nay. Hai phòng âm đã giao, Công ty Q chưa cung cấp Hóa đơn giá trị gia
tăng và hồ sơ thanh toán liên quan. Công ty Q đã cố ý khước từ việc giao hàng,
nói dối việc hàng đã sản xuất nhưng thực tế thì không giao.
Đầu năm 2023, Công ty Q liên hệ, cho rằng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Covid 19 và giá cả nguyên vật liệu tăng, yêu cầu Công ty A1 hỗ trợ thanh toán
hết số tiền còn lại của 11 Hợp đồng nguyên tắc thì mới giao hết hàng đã sản xuất.
Nhận thấy yêu cầu của Công ty Q là không phù hợp với quy định của các Hợp
đồng đã ký, Công ty A1 không đồng ý yêu cầu trên. Tuy nhiên, do cân nhắc đến
việc hai bên đã có thời gian dài hợp tác kinh doanh, trên tinh thần thiện chí, hỗ trợ
hậu Covid19, Công ty A1 đồng ý thanh toán thêm số tiền 900.000.000 đồng vào
các ngày 10/03/2023 và ngày 28/04/2023 theo Giấy đề nghị thanh toán ngày
10/3/2023 (Nội dung: đặt cọc lần 2, số tiền 500.000.000 đồng và Giấy đề nghị
thanh toán ngày 27/4/2023 (Nội dung: Thanh toán, số tiền 400.000.000 đồng) của
Công ty Q để nhận ngay lô hàng theo Hợp đồng số 13032021/HĐNT/FS-AMP ký
ngày 13/3/2021 phục vụ cho sản xuất nhưng sau đó Công ty Q vẫn không giao bất
cứ sản phẩm hàng hóa nào cho Công ty A1.
Ngày 15/7/2023, Công ty A1 gửi thông báo việc vi phạm Hợp đồng cho
Công ty Q, yêu cầu hoàn trả tổng số tiền là 5.315.972.000 đồng bao gồm các
khoản tiền đặt cọc của 7 Hợp đồng nguyên tắc là 4.415.972.000 đồng mà Công ty
Q đã nhận vào các ngày 19/4/2021, ngày 26/5/2021, ngày 15/6/2021 và số tiền
900.000.000 đồng là tiền đặt cọc lần 2, tiền hàng của Hợp đồng số
13032021/HĐNT/FS-AMP mà Công ty Q đã nhận vào ngày 10/3/2023 và
28/4/2023. Do Công ty Q từ chối hoàn trả và không thiện chí làm việc để giải
quyết những tồn tại của Hợp đồng nên Công ty A1 khởi kiện Công ty Q ra Tòa án
nhân dân thành phố T để yêu cầu Tòa án giải quyết những nội dung sau:
1. Tuyên chấm dứt 11 Hợp đồng nguyên tắc gồm: Hợp đồng nguyên tắc số
09032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
13032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
22032021/HĐNT/FS-AMP ngày 22/03/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
26032021/HĐNT/FS-AMP ngày 26/03/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
02042021/HĐNT/FS-AMP ngày 02/04/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
6
20042021/HĐNT/FS-AMP ngày 20/04/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
19052021/HĐNT/FS-AMP ngày 19/05/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
21062021/HĐNT/FS-AMP ngày 21/06/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
05072021/HĐNT/FS-AMP ngày 05/07/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
06072021/HĐNT/FS-AMP ngày 06/07/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
10072021/HĐNT/FS-AMP ngày 10/07/2021;
2. Buộc Công ty Q hoàn trả cho Công ty A1 toàn bộ số tiền đặt cọc, tiền
hàng đã nhận toàn bộ tiền đặt cọc 4.133.052 đồng (4.415.972.000 đồng –
282.920.000 đồng) và số tiền 900.000.000 đồng. Tổng cộng số tiền buộc Công ty
Q hoàn trả cho Công ty A1 là 5.033.052.000 đồng.
3. Buộc Công ty Q phải trả cho Công ty A1 số tiền phạt vi phạm Hợp đồng
là 802.904.000 đồng.
4. Buộc Công ty Q phải trả tiền lãi chậm trả của số tiền cọc 4.133.052.000
đồng là 1.209.358.697 đồng; Tiền lãi chậm trả của số tiền 900.000.000 đồng là
107.753.425 đồng. Tổng cộng 1.317.112.122 đồng.
Tổng cộng: 7.153.068.122 đồng (Bảy tỷ một trăm năm mươi ba triệu không
trăm sáu mươi tám nghìn một trăm hai mươi hai đồng).
- Người đại diện hợp pháp của b đơn bà Nguyễn Th Mộng H2 trình bày:
Bị đơn thống nhất giữa nguyên đơn và bị đơn có ký kết các hợp đồng như nguyên
đơn trình bày.
Bị đơn xác nhận đã nhận số tiền đặt cọc là 4.141.060.000 đồng, số tiền
199.939.000 đồng; nhận số tiền 74.976.000 đồng; thanh toán tiền hàng hợp đồng
số 13032021/ HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021 số tiền bằng hai lệnh chuyển tiền
100.000.000 đồng và 400.000.000 đồng; nhận tiếp số tiền 400.000.000 đồng cho
hợp đồng số 13032021/ HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021. Tổng cộng
5.315.972.000 đồng. Tuy nhiên, đối với tiền hàng 900.000.000 đồng là thanh toán
theo thoả thuận của hai bên đại diện nguyên đơn là ông Huang Wei W (tổng giám
đốc) và bà Nguyễn Thị Mộng H2 được trao đổi qua Weichat của ông Huang Wei
W; chính vì vậy nên ngày 10/3/2023 nguyên đơn chuyển cho bị đơn số tiền
500.000.000 đồng; ngày 28/4/2023 chuyển thêm 400.000.000 đồng.
Đối với số tiền cọc 4.415.972.000 nguyên đơn đã chuyển cho bị đơn (07
Hợp đồng) có chi tiết các khoản thanh toán tiền đặt cọc và 04 Hợp đồng nguyên
đơn chưa chuyển tiền đặt cọc như nguyên đơn đã trình bày.
Do giữa hai Công ty đã có mối quan hệ làm ăn từ năm 2020 nên khi bị đơn
nhận được đơn hàng bên nguyên đơn cung cấp thì bị đơn đã tiến hành sản xuất
hàng đến khi hai bên ký kết hợp đồng và nguyên đơn chuyển tiền đặt cọc cho bị
đơn thì hàng hoá bên bị đơn cũng đã sản xuất xong chờ ngày giao hàng. Tháng
7/2021, bị đơn đã sản xuất xong một phần mặt hàng và tiến hành giao hàng nhưng
do vướng bị dịch bệnh Covid nên không tiến hành giao được. Tại thời điểm đó,
bị đơn chỉ nghĩ đến tính mạng của con người là trên hết nên cũng không gửi văn
bản hay liên lạc gì với nguyên đơn về việc giao hàng cho nguyên đơn.
7
Đến tháng 02/2022, bị đơn mới trao đổi qua zalo với nhân viên thu mua
của nguyên đơn tên Mạc Tạch M về việc giao hàng thì ông M yêu cầu bà H2 liên
hệ với cấp trên. Sau đó bà H2 biết được địa chỉ email của ông Huang Wei W
(Kevin.huang@ampacscorp.com nên ông Li Xian L2 là người gửi email nội dung
yêu cầu sắp xếp nhận hàng và thanh toán công nợ. Tuy nhiên, không nhận được
phản hồi.
Ngày 03/11/2022 và ngày 17/11/2022 ông Li Xian L2 là quản lý sản xuất
tiếp tục gửi email nội dung yêu cầu sắp xếp nhận hàng và thanh toán công nợ
nhưng không nhận được phản hồi.
Ngày 18/01/2023, ông Li Xian L2 là quản lý sản xuất tiếp tục gửi email nội
dung yêu cầu sắp xếp nhận hàng và thanh toán công nợ thì ông Huang Wei W
phản hồi hẹn gặp tại nhà xưởng của bị đơn để kiểm tra hàng bị đơn đã sản xuất và
hai bên đàm phán hướng giải quyết. Ngày 20/01/2023, hai bên có gặp nhau tại
nhà xưởng của bị đơn, sau đó hai bên đã đồng ý với nhau việc chia nhỏ các khoản
tiền thanh toán của nguyên đơn cho bị đơn theo từng đợt như sau: Tổng số tiền
phải trả cho bị đơn là 9.351.322.124 đồng vào từng đợt cụ thể: tháng 02/2023,
tháng 03/2023 và tháng 4/2023 thanh toán mỗi tháng số tiền 500.000.000 đồng;
tháng 5/2023 và tháng 6/2023 thanh toán mỗi tháng 750.000.000 đồng; tháng
7/2023 thanh toán 1.000.000.000 đồng; tháng 8/2023, tháng 9/2023 và tháng
10/2023 thanh toán mỗi tháng 1.500.000.000 đồng; tháng 11/2023 thanh toán số
tiền còn lại là 851.322.124 đồng. Do đó, thực hiện theo kế hoạch thanh toán này
nên nguyên đơn đã thanh toán số tiền 500.000.000 đồng vào ngày 10/3/2023;
400.000.000 đồng ngày 28/4/2023 sau đó không thanh toán nữa.
Nay, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả lại tiền đặt cọc và tiền thanh
toán tiền hàng, thanh toán tiền lãi, tiền chậm thanh toán thì bị đơn không đồng ý;
đề nghị đình chỉ đối với yêu cầu nguyên đơn đã rút.
Bị đơn có đơn yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:
Buộc Công ty A1 thanh toán cho Công ty TNHH Q số tiền gốc
8.451.322.000 đồng; tiền lãi quá hạn từ tháng 8/2021 đến tháng 3/2024 là 31 tháng
x 1,5% tháng x 8.451.322.000 đồng là 3.929.864.730 đồng; chi phí bảo dưỡng,
bảo quản là 54.511.026 đồng; chi phí lưu kho là 639.201.400 đồng. Tổng cộng là
13.074.899.156 đồng.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Huang Wei W trình bày: Ông
Huang Wei W là Phó giám đốc phụ trách công tác nghiên cứu và phát triển thiết
bị camera giám sát của Công ty A1 từ ngày 10/5/2019 cho đến ngày 16/8/2023 thì
chuyển sang làm Phó giám đốc phụ trách công tác nghiên cứu và phát triển thiết
bị camera giám sát cho Công ty cho đến nay. Công ty A1 và Công ty TNHH Q đã
hợp tác làm ăn với nhau từ năm 2020, bên Công ty TNHH Q sẽ sản xuất mặt hàng
là H3 che chắn cách âm, phòng âm nhỏ, phòng âm lớn (đây là những sản phẩm để
phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm bên Công ty A1 sản xuất).
Thời gian ông Huang Wei W làm việc với tư cách là người đại diện theo pháp luật
của Công ty có ký nhiều Hợp đồng với Công ty Q, tất cả các Hợp đồng đã ký đều
8
là Hợp đồng nguyên tắc chứ không phải Hợp đồng thương mại. Hợp đồng nguyên
tắc là xác định các nguyên tắc chính về tiêu chuẩn của từng mã hàng hóa, thời
gian giao nhận hàng và thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Khi nào
Công ty A1 cần mã hàng hóa nào đó thì bộ phận chuyên môn sẽ gửi Đơn đặt hàng
(căn cứ theo từng Hợp đồng nguyên tắc) cùng với đó là việc thanh toán tiền đặt
cọc 40% giá trị Đơn hàng cho Công ty Q để đảm bảo việc thực hiện Hợp đồng.
Sau khi Công ty A1 thanh toán tiền đặt cọc thì Hợp đồng nguyên tắc sẽ được thực
hiện và Công ty Q phải có trách nhiệm giao hàng cho Công ty A1 trong thời gian
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền đặt cọc (40% giá trị của từng đơn đặt
hàng), phần tiền còn lại (60% giá trị Đơn hàng/hợp đồng) sẽ được thanh toán trong
vòng 7 ngày sau khi hàng hóa được Công ty A1 nhận bàn giao, nghiệm thu và
Công ty F cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định. Ông Huang Wei W
thống nhất với trình bày và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Trong thời gian từ
đầu tháng 4/2021 đến ngày 19/7/2021 Công ty A1 không đưa ra bất cứ hạn chế
nào về việc không nhận hàng của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu
cầu phòng chống dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bộ phận giao nhận
của toàn bộ các nhà cung cấp đều phải cung cấp xét nghiệm Covid âm tính theo
đúng quy định của Chính quyền địa phương khi đến Công ty A1 giao nhận hàng
hóa. Công ty A1 được Ban Q1 phê duyệt sản xuất theo phương án 3 tại chỗ tại
văn bản số 1529/TB ngày 17/9/2021 Thông báo về việc tiếp nhận đăng ký lao
động sản xuất theo phương án “ 3 tại chỗ” . Do vậy, kể từ thời điểm dịch cho đến
khi hết dịch, hoạt động sản xuất của Công ty A1 vẫn được duy trì theo đúng quy
định của pháp luật. Ông Huang Wei W xác định có gửi cho ông L3 về kế hoạch
thanh toán tiền như bị đơn trình bày nhưng Công ty F phải giao hàng đúng theo
Hợp đồng thì Công ty A1 sẽ thanh toán tiền.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Li Xian L2 trình bày: Ông Li
XianLiang đang phụ trách bộ phận kinh doanh của Công ty Q và làm việc từ khi
thành lập Công ty năm 2016 cho đến nay với vị trí là Trưởng bộ phận kinh doanh.
Công ty A1 và Công ty Q đã hợp tác làm ăn với nhau từ năm 2020, bên Công ty
TNHH Q sẽ sản xuất mặt hàng là H3 che chắn cách âm, phòng âm nhỏ, phòng âm
lớn (đây là những sản phẩm để phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm
bên Công ty A1 sản xuất). Trong thời gian làm việc tại Công ty là người phụ trách
về kinh doanh ông là người đứng ra nhận đơn hàng, báo giá, trao đổi khách hàng
về nguyên liệu, kỹ thuật của hàng hóa. Do đó, khi nào Công ty A1 cần mã hàng
hóa nào đó thì bộ phận chuyên môn sẽ gửi Đơn đặt hàng (căn cứ theo từng Hợp
đồng nguyên tắc) cùng với đó là việc thanh toán tiền đặt cọc 40% giá trị Đơn hàng
cho F1 để đảm bảo việc thực hiện Hợp đồng. Sau khi Công ty A1 thanh toán tiền
đặt cọc thì Hợp đồng nguyên tắc sẽ được thực hiện và Công ty Q phải có trách
nhiệm giao hàng cho Công ty A1 trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được tiền đặt cọc (40% giá trị của từng đơn đặt hàng), phần tiền còn lại (60%
giá trị Đơn hàng/hợp đồng) sẽ được thanh toán trong vòng 7 ngày sau khi hàng
hóa được Công ty A1 nhận bàn giao, nghiệm thu và Công ty F cung cấp đầy đủ
hóa đơn chứng từ theo quy định. Ông Li X chỉ là người trao đổi, giao dịch liên
quan đến hàng hóa, người trực tiếp giao hàng là bà Nguyễn Thị Mộng H2. Ông
9
Li X có sử dụng Weichat để trao đổi công việc liên quan với ông Mạc Tạch M.
Đến tháng 10/2021, dịch bệnh xảy ra nên ông M nói không đủ thẩm quyền để giải
quyết việc liên quan đến hàng hóa của hai Công ty nên tự liên hệ tìm số điện thoại
và email của ông Huang Wei W, là tổng giám đốc Công ty A1 và từ đó trao đổi
trực tiếp với ông Huang Wei W. Ngày 03/11/2022, ngày 17/11/2022 tôi là quản
lý sản xuất tiếp tục gửi email nội dung yêu cầu sắp xếp nhận hàng và thanh toán
công nợ nhưng không nhận được phản hồi. Ngày 20/01/2023, ông Huang Wei W,
bà H2 và tôi đã làm việc với nhau nên ông Huang Wei W đã có kế hoạch thanh
toán tiền cho Công ty F. Công ty A1 không có văn bản gửi về việc không nhận
hàng của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Công ty F thực hiện để hạn chế lây lan dịch
bệnh trong thời điểm này. Bảng kế hoạch thanh toán tiền là do ông Huang Wei W
gửi cho tôi qua wechat với mục đích Công ty F thanh toán tiền hàng vì ngày
20/01/2023 giữa hai bên đã kiểm tra các mặt hàng Công ty F đã sản xuất xong nên
mới thống nhất lên kế hoạch thanh toán tiền. Thực hiện theo kế hoạch thanh toán
tiền trên thì vào ngày 10/3/2023 thanh toán số tiền 500.000.000 đồng; ngày
28/4/2023 thanh toán số tiền 400.000.000 đồng. Sau đó, Công ty A1 không thanh
toán nữa và đề nghị Công ty F tìm khách hàng để bán lại số hàng chưa giao chứ
không yêu cầu giao hàng tiếp, yêu cầu này chỉ bằng miệng không có văn bản. Ông
Li XianLiang thống nhất với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Mạc Tạch M trình bày: Ông M
làm việc tại Công ty A1 từ năm 2019 đến nay với vị trí là nhân viên thu mua. Ông
M được giao phụ trách đơn hàng với nhà cung cấp Công ty Q.
Từ trước đến nay, lưu trình thực hiện giao dịch mua hàng giữa Công ty A1
và Công ty F thực hiện qua các công đoạn như sau: Báo giá (nhân viên Công ty
Q soạn), phiếu mua hàng (nhân viên Công ty A2), Hợp đồng nguyên tắc (người
đại diện theo pháp luật của Công ty Q và Công ty A1 ký), Đặt cọc 40% (Công ty
A1), Sản xuất và giao hàng (Công ty Q), nghiệm thu (nhân viên của Công ty Q và
Công ty A1), Hóa đơn giá trị gia tăng và bộ chứng từ bán hàng (Công ty Q) thanh
toán 60% còn lại của Hợp đồng nguyên tắc (Công ty A1). Cụ thể như sau:
Báo giá: Công ty Q gửi báo giá cho Công ty A1, Bộ phận Sản Xuất của
Công ty A1 duyệt nội dung báo giá, sau đó báo giá được chuyển cho nhân viên
thu mua để làm Phiếu mua hàng.
Phiếu mua hàng: Ông M là nhân viên thu mua (được giao phụ trách nhà
cung cấp Fu Shun) căn cứ vào Báo giá, tôi gửi Phiếu mua hàng cho Công ty Q để
Công ty Q làm Hợp đồng nguyên tắc.
Hợp đồng nguyên tắc: Sau khi Công ty Q soạn thảo và thống nhất nộ dung
với Công ty A1 thì Hợp đồng được Người đại diện theo pháp luật của hạ bên ký,
đóng dấu làm căn cứ thực hiện.
Đặt cọc: Căn cứ Hợp đồng nguyên tắc đã ký và nhu cầu sản xuất, Công ty
A1 tiến hành đặt cọc theo từng hợp đồng. Về thủ tục, tôi thông báo cho Công ty
Q làm đề nghị thanh toán tiền đặt cọc theo từng Hợp đồng. Căn cứ Giấy đề nghị
10
thanh toán (tiền đặt cọc) của Fu S, Công ty A1 thanh toán tiền đặt cọc (bằng 40%
giá trị sau thuế của Hợp đồng) cho Công ty Q để Công ty Q tiến hành sản xuất và
giao hàng (giao hàng trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày Công ty A1 thanh
toán tiền đặt cọc).
Giao hàng: Công ty Q cho xe vận chuyển hàng đến cổng Công ty A1, người
giao hàng sẽ liên hệ với ông M để ông M ra bảo lãnh cho xe vào cổng và liên hệ
bộ phận sản xuất để nhận hàng và nghiệm thu hàng hóa.
Nghiệm thu hoàn thành và thanh toán: Sau giao hàng và nghiệm thu hàng
hóa, Công ty Q xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng giao nhận, cung cấp hồ sơ
liên quan và lập Giấy đề nghị thanh toán gửi cho ông M để làm thủ tục thanh toán.
Từ ngày 24/12/2020 đến 09/2/2021, Công ty A1 và Công ty Q đã ký 07
Hợp đồng nguyên tắc với giá trị 11.945.560.000 đồng. Các Hợp đồng này đã hoàn
thành giao hàng, nghiệm thu hoàn thành lắp đặt, thanh toán tiền theo qui định và
không có tranh chấp. Từ ngày 13/3/2021 đến 10/7/2021, Công ty A1 và Công ty
F tiếp tục ký 11 Hợp đồng nguyên tắc trị giá 13.149.290.000 đồng (đã bao gồm
10% thuế giá trị gia tăng). Các Hợp đồng này hiện nay đang có tranh chấp.
Có 7 Hợp đồng nguyên tắc mà Công ty A1 đã hoàn thành đặt cọc gồm: 05
Hợp đồng thanh toán vào 19/4/2021 gồm Hợp đồng nguyên tắc số
09032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
13032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
22032021/HĐNT/FS-AMP ngày 22/03/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
26032021/HĐNTFS-AMP ngày 26/03/2021; Hợp đồng nguyên tắc số
02042021/HĐNT/FS-AMP ngày 02/04/2021; 01 Hợp đồng thanh toán vào ngày
26/5/2021 là Hợp đồng nguyên tắc số 20042021/HĐNT/FS-AMP ngày
20/04/2021; và 01 Hợp đồng thanh toán vào ngày 15/6/2021 là Hợp đồng nguyên
tắc số 19052021/HĐNT/FS-AMP ngày 19/05/2021 với tổng giá trị đặt cọc là
4.415.972.000 đồng.
Có 04 Hợp đồng nguyên tắc mà Công ty A1 không thực hiện đặt cọc bao
gồm Hợp đồng 21062021/ HĐNT/FS-AMP ký ngày 21/6/2021, Hợp đồng
05072021/HĐNT/FS-AMP ký ngày 05/7/2021, Hợp đồng 06072021/HĐNT/FS-
AMP ký ngày 06/7/2021, Hợp đồng 10072021/HĐNT/FS-AMP ký ngày
10/7/2021 có tổng giá trị sau thuế là 2.025.520.000 đồng, thời gian hiệu lực của
các Hợp đồng trên đều là 1 năm kể từ ngày ký Hợp đồng.
Cho đến hết thời hạn Hợp đồng, Công ty Q không hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng và cung cấp chứng từ thanh toán cho bất kỳ hàng hóa nào thuộc các Hợp
đồng nguyên tắc nêu trên.
Bà Nguyễn Thị Mộng H2 là người thường xuyên liên lạc qua điện thoại với
tôi để trao đổi các nội dung liên quan đến Báo giá của Công ty Q, P mua hàng,
Hợp đồng nguyên tắc và giao nhận hàng của các Hợp đồng nguyên tắc.
Trong thời gian hiệu lực của các Hợp đồng, bà H2 nhiều lần hứa giao hàng
nhưng không giao hàng theo đúng hẹn. Đến khi các Hợp đồng nguyên tắc hết hạn
nhiều tháng, bà H2 có liên hệ với tôi qua điện thoại, yêu cầu thương lượng về giá
11
cả hàng hóa và việc giao hàng tuy nhiên tôi trả lời rằng tôi không có thẩm quyền
giải quyết, đề nghị Công ty Q liên hệ với lãnh đạo Công ty.
Khoảng tháng 3, tháng 4 năm 2023, thông qua W1, bà H2 có gửi cho ông
M 02 Giấy đề nghị thanh toán của Hợp đồng số 13032021/HĐNTFS-AMP ký
ngày 13/3/2021 gồm: Giấy đề nghị thanh toán ngày 10/3/2023 (Nội dung: đặt cọc
lần 2, số tiền 500.000.000 đồng) và Giấy đề nghị thanh toán ngày 27/4/2023 (Nội
dung: Thanh toán, số tiền 400.000.000 đồng) và yêu cầu làm thủ tục thanh toán.
Ông M có trình 2 Giấy đề nghị thanh toán này cho bộ phận tài vụ, sau đó Công ty
A1 thanh toán cho Công ty Q số tiền 900.000.000 đồng theo 2 Giấy đề nghị trên.
Sau ngày Công ty Q nhận được khoản thanh toán trên, Công ty Q vẫn không giao
bất cứ hàng hóa nào cho Công ty A1.
Do Công ty Q vi phạm nghiêm trọng các điều khoản đã ký một cách có hệ
thống, nhận tiền mà không giao hàng, có ý định chiếm giữ số tiền đã nhận của
Công ty A1 một cách bất hợp pháp nên việc Công ty A1 khởi kiện Công ty Q để
yêu cầu chấm dứt các Hợp đồng nguyên tắc đã ký, yêu cầu Công ty Q hoàn trả
toàn bộ số tiền đặt cọc, tiền hàng đã nhận mà không giao hàng và tiền phạt vi
phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật, tiền lãi chậm trả đối với tiền đặt cọc
và tiền hàng đã nhận mà Công ty A1 đã nêu tại Đơn khởi kiện là hoàn toàn có căn
cứ. Do vậy, ông M kính đề nghị quý Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn, không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Bản án sơ thẩm số 69/2024/KDTM-ST ngày 30/9/2024 của Tòa án nhân dân
thành phố T, tỉnh Bình Dương đã tuyên xử:
1. Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH A
về việc yêu cầu Công ty TNHH Q trả lại số tiền 282.920.000 đồng (Hai trăm tám
mươi hai triệu chín trăm hai mươi nghìn đồng); Đình chỉ một phần yêu cầu phản
tố của bị đơn Công ty TNHH Q về việc yêu cầu Công ty TNHH A thanh toán chi
phí bảo dưỡng, bảo quản là 54.511.026 đồng (Năm mươi bốn triệu năm trăm mười
một nghìn không trăm hai mươi sáu đồng), chi phí lưu kho 639.201.400 đồng (Sáu
trăm ba mươi chín triệu hai trăm lẻ một nghìn bốn trăm đồng).
2. Ghi nhận sự tự thoả thuận của nguyên đơn Công ty TNHH A và bị đơn
Công ty TNHH Q về việc chấm dứt Hợp đồng nguyên tắc số
09032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/3/2021, số 13032021/HĐNT/FS-AMP ngày
13/3/2021, số 22032021/HĐNT/FS-AMP ngày 22/3/2021; số
26032021/HĐNT/FS-AMP ngày 26/3/2021; số 02042021/HĐNT/FS-AMP ngày
02/4/2021; số 20042021/HĐNT/FS-AMP ngày 20/4/2021; số
19052021/HĐNT/FS-AMP ngày 19/5/2021; số 21062021/HĐNT/FS-AMP ngày
21/6/2021; số 05072021/HĐNT/FS-AMP ngày 05/7/2021; số
06072021/HĐNT/FS-AMP ngày 06/7/2021; số 10072021/HĐNT/FS-AMP ngày
10/7/2021.
3. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty
TNHH A về việc buộc Công ty TNHH Q thanh toán tổng số tiền 7.153.068.122
đồng.
12
4. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty TNHH Q về việc
buộc Công ty TNHH A thanh toán tổng số tiền 9.164.982.000 đồng, bao gồm tiền
gốc số tiền 7.833.318.000 đồng và tiền lãi 1.331.664.000 đồng.
5. Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty TNHH Q
về việc buộc Công ty TNHH A thanh toán tổng số tiền 3.849.340.000 đồng.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến
khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền
còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ
luật Dân sự năm 2015.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo, kháng nghị.
Ngày 07/10/2024, nguyên đơn Công ty A1 kháng cáo đề nghị sửa bản án sơ
thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không chấp nhận yêu cầu phản
tố của bị đơn.
Ngày 14/10/2024, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố T có Quyết
định số 78/QĐ-VKS-KDTM kháng nghị đề nghị sửa bản án sơ thẩm chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn
với lý do bị đơn vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo Điều 2 của các hợp đồng nguyên
tắc các bên đã ký kết: “Sau khi ký Hợp đồng, nhận khoản trả trước và bắt đầu
tính thời gian, hoàn thành bàn giao trong 30 ngày làm việc”. Bị đơn cho rằng đã
sản xuất toàn bộ hàng hoá nhưng không có chứng cứ chứng minh cho việc giao
hàng, không có chứng cứ chứng minh việc nguyên đơn từ chối nhận hàng theo
hợp đồng. Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 07/8/2024 của Toà án thể
hiện tại kho của bị đơn có rất nhiều loại sản xuất cho nhiều khách hàng khác. Bị
đơn không phân rõ được hàng hóa nào bị đơn đã sản xuất và lưu kho để giao cho
nguyên đơn. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử nhận định ngày 20/01/2023 đã có thỏa
thuận lại về việc thanh toán và giao lại nhận hàng nhưng nguyên đơn vi phạm
nghĩa vụ thanh toán từ ngày 29/4/2023, từ đó tuyên không chấp yêu cầu của
nguyên đơn mà chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn là đánh giá chứng cứ không
khách quan.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Hợp
đồng nguyên tắc các bên đã thỏa thuận 30 ngày kể từ ngày nhận tiền cọc là phải
giao hàng. Hàng phải giao, lắp ráp tại nhà máy của nguyên đơn để nghiệm thu,
xuất hóa đơn VAT thì mới được thanh toán. Bị đơn cho rằng đã sản xuất xong
nhưng không giao hàng, lắp ráp cho nguyên đơn để lấy tiền là vô lý. Giữa hai
công ty không có thỏa thuận về việc ký kết phụ lục hợp đồng để thay đổi thời gian
giao hàng, phương thức thanh toán tiền. Vì vậy, không chấp nhận lời trình bày
của bị đơn về việc có thỏa thuận ngày 20/01/2023. Nguyên đơn giữ nguyên yêu
cầu kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần đình chỉ một phần yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn do rút đơn, đề nghị sửa bản án sơ thẩm chấp nhận toàn
bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
13
Ý kiến đại diện bị đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:
nguyên đơn không có chứng cứ chứng minh đã yêu cầu bị đơn giao hàng. Bị đơn
đã sản xuất xong hàng hóa, đề nghị sắp xếp giao hàng nhưng ông M trả lời không
có thẩm quyền. Ngày 20/01/2023, ông Huang Wei W đến công ty bị đơn kiểm tra
hàng đã sản xuất xong và đưa ra kế hoạch thanh toán số tiền còn lại nhưng không
đưa ra kế hoạch nhận hàng. Ngày 07/2/2022, nguyên đơn gửi bản xác nhận công
nợ đồng nghĩa với việc hai bên vẫn duy trì thực hiện hợp đồng. Vì vậy, bị đơn
không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Ý kiến của người có quyền, nghĩa vụ liên quan ông Li Xian L2 (do bà Nguyễn
Thị Mộng H2 phiên dịch): Thống nhất ý kiến của bị đơn, đề nghị không chấp nhận
kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương phát biểu quan điểm:
- Về tố tụng: Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, những người
tiến hành tố tụng và đương sự đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự.
- Về nội dung: Bị đơn đã nhận các khoản tiền đặt cọc của nguyên đơn nhưng
chỉ giao phần hàng hóa đối với hợp đồng 02042021/HĐNT/FS-AMP ngày
02/4/2021 số tiền 282.920 đồng theo phiếu giao hàng ngày 03/7/2021 là vi phạm
hợp đồng. Bị đơn cho rằng đã nhiều lần liên hệ với nguyên đơn qua W1, Z, điện
thoại để giao hàng cho nguyên đơn nhưng nguyên đơn từ chối và bị đơn cũng cho
rằng nguyên đơn gửi hàng mà bị đơn đã sản xuất nhưng chưa giao cho nguyên
đơn tại kho của bị đơn. Tuy nhiên tất cả lời trình bày của bị đơn đều không được
nguyên đơn thừa nhận và bị đơn cũng không có chứng cứ chứng minh.
Mặt khác, tại biên bản đối chất ngày 30/5/2024 và biên bản làm việc ngày
11/6/2024 của Tòa án thì đại diện bị đơn xác định việc giao hàng cho nguyên đơn
được thực hiện từ tháng 7/2021 nhưng sau đó do dịch covid nên không giao hàng
nữa và đến tháng 02/2022 bị đơn mới liên lạc qua zalo, email với đại diện bên
nguyên đơn về việc sắp xếp nhận hàng và thanh toán công nợ nhưng không được
phản hồi nên ngày 20/01/2023 hai bên mới gặp nhau và nguyên đơn đã có kế
hoạch thanh toán tiền cho bị đơn. Ngoài ra, quá trình giải quyết vụ án bị đơn cho
rằng đã sản xuất xong hàng để giao cho nguyên đơn, do đó yêu cầu phản tố buộc
nguyên đơn phải thanh toán tiền chi phí thuê kho bãi, chi phí bảo dưỡng, lưu kho
hàng hóa đã sản xuất xong nhưng chưa giao cho nguyên đơn. Nhưng căn cứ biên
bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 07/8/2024 của Tòa án thể hiện tại kho của bị
đơn hàng hóa có rất nhiều loại sản xuất cho nhiều khách hàng khác. Bị đơn không
phân rõ được hàng hóa nào bị đơn đã sản xuất và lưu kho để giao cho nguyên đơn.
Đồng thời, tại biên bản làm việc ngày 11/6/2024 của Tòa án bị đơn cũng xác định
Công ty A1 không thanh toán nữa và đề nghị Công ty F tìm khách hàng để bán lại
số hàng chưa giao chứ không yêu cầu giao hàng tiếp, yêu cầu này chỉ bằng miệng
không có văn bản và nguyên đơn không thừa nhận. Như vậy, có căn cứ xác định
ngoài đơn hàng nguyên đơn đã nhận theo phiếu giao hàng ngày 03/7/2021 thì bị
đơn chưa giao hàng như các bên thỏa thuận cho nguyên đơn, bị đơn đã vi phạm
nghĩa vụ giao hàng theo Điều 2 của các hợp đồng nguyên tắc nêu trên: “Sau khi
14
ký Hợp đồng, nhận khoản trả trước và bắt đầu tính thời gian, hoàn thành bàn giao
trong 30 ngày làm việc”. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định ngày 20/01/2023 đã có
thỏa thuận lại về việc thanh toán và giao lại nhận hàng nhưng nguyên đơn vi phạm
nghĩa vụ thanh toán từ ngày 29/4/2023, từ đó tuyên không chấp yêu cầu của
nguyên đơn mà chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn là đánh giá chứng cứ không
khách quan.
Tòa án nhân dân thành phố T quyết định không chấp nhận yêu cầu của
nguyên đơn và chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn là chưa phù hợp, không có
căn cứ, đánh giá chứng cứ chưa khách quan, toàn diện, xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
Từ những phân tích nêu trên, căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân
sự, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn,
chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố T, sửa
một phần Bản án kinh doanh thương mại số 69/2024/KDTM-ST ngày 30/10/2024
theo hướng chấp yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không chấp nhận yêu cầu
phản tố của bị đơn.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ đã được thẩm tra tại
phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, lời trình bày của đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ý kiến của Viện Kiểm sát,
Hội đồng xét xử phúc thẩm;
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Về thủ tục tố tụng: Người có quyền, nghĩa vụ liên quan ông Huang Wei
W, ông Mạc Tạch M vắng mặt nên Hội đồng xét xử căn cứ Điều 296 Bộ luật Tố
tụng dân sự để xét xử vắng mặt đương sự theo quy định.
[2] Nguyên đơn kháng cáo yêu cầu bị đơn hoàn trả cho nguyên đơn số tiền
5.033.052.000 đồng (gồm tiền đặt cọc còn lại là 4.133.052 đồng và tiền đặt cọc
lần 2 là 900.000.000 đồng), 802.904.000 đồng tiền phạt vi phạm Hợp đồng và
1.317.112.122 đồng tiền lãi chậm trả của số tiền cọc. Bị đơn không chấp nhận yêu
cầu kháng cáo, đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm.
Xét thấy, theo Điều 1 của tất cả các Hợp đồng nguyên tắc các bên đã thoả
thuận: “Đa điểm giao nhận hàng, vận chuyển: hàng giao đến kho bên mua (Lô
B-H-CN, khu công nghiệp B, th trấn L, huyện B, tỉnh Bình Dương, Việt Nam).
Chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan, rủi ro phát sinh trong quá trình vận
chuyển do Bên bán chu. Sau khi ký hợp đồng, nhận khoản trả trước và bắt đầu
tính thời gian, hoàn thành bàn giao trong 30 ngày làm việc. Theo Điều 3, 4 Hợp
đồng nguyên tắc các bên thoả thuận: “Phương thức thanh toán: Đặt cọc 40% tổng
giá tr Hợp đồng sau khi ký hợp đồng. Sau khi giao hàng nghiệm thu xong đơn
hàng đồng thời xuất hoá đơn tài chính và gửi các chứng từ liên quan tới bên mua,
bên mua thanh toán số tiền còn lại trong vòng 7 ngày. Bên bán có trách nhiệm
giao hàng cho Bên mua khi Bên mua đã hoàn thành thu tục mua hàng như quy
đnh của hợp đồng. Bên mua có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán tiền hàng
15
đúng như thoả thuận của hai bên ở điều 3”. Như vậy, các bên đã thoả thuận rõ
bên bán Công ty F sau khi nhận tiền đặt cọc thì có nghĩa vụ phải sản xuất hàng
hoá, sau đó mang đến giao hoặc lắp ráp tại kho cho nguyên đơn nghiệm thu, bị
đơn xuất hoá đơn và gửi các chứng từ liên quan thì bên mua nguyên đơn Công ty
A1 sẽ thanh toán tiền hàng.
[3] Hai bên xác nhận Công ty A1 đã thanh toán tiền đặt cọc bằng 40 %
giá trị Hợp đồng (sau thuế) của 07 Hợp đồng nguyên tắc, gồm:
+ 05 Hợp đồng thanh toán đặt cọc vào 19/4/2021 là Hợp đồng số
09032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021, số tiền 249.920.000 đồng; Hợp
đồng số 13032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/03/2021, số tiền 968.352.500 đồng;
Hợp đồng số 22032021/HĐNT/FS-AMP ngày 22/03/2021, số tiền 474.848.000
đồng; Hợp đồng số 26032021/HĐNT/FS-AMP ngày 26/03/2021, số tiền
959.860.000 đồng; Hợp đồng số 02042021/HĐNT/FS-AMP ngày 02/04/2021, số
tiền 1.488.080.000 đồng;
+ 01 Hợp đồng thanh toán đặt cọc vào ngày 26/5/2021 là Hợp đồng số
20042021/HĐNT/FS-AMP ngày 20/04/2021, số tiền 199.936.000 đồng;
+ 01 Hợp đồng thanh toán đặt cọc vào ngày 15/6/2021 là Hợp đồng số
19052021/HĐNT/FS-AMP ngày 19/05/2021, số tiền 74.976.000 đồng. Tổng số
tiền đặt cọc là 4.415.972.000 đồng.
Trong đó có 04 Hợp đồng nguyên tắc Công ty A1 không chuyển tiền đặt
cọc gồm: Hợp đồng nguyên tắc số 21062021/HĐNT/FS-AMP ngày 21/06/2021,
giá trị hợp đồng 249.920.000 đồng; số 05072021/HĐNT/FS-AMP ngày
05/07/2021, giá trị hợp đồng 187.440.000 đồng; số 06072021/HĐNT/FS-AMP
ngày 06/07/2021, giá trị hợp đồng 524.000.000 đồng; số 10072021/HĐNT/FS-
AMP ngày 10/07/2021, giá trị hợp đồng 749.760.000 đồng.
Công ty Q nhận được tổng số tiền đặt cọc là 4.415.972.000 đồng, đến ngày
03/7/2021 Công ty Q chỉ giao được 02 Phòng âm lớn 250 x 150 x 200 cm (VBB1
– 210300666) thuộc Hợp đồng 02042021/HĐNT/FS-AMP ký ngày 02/4/2021 trị
giá 282.920.000 đồng, sau đó thì không giao hàng cho đến nay. Hai phòng âm đã
giao, Công ty Q chưa cung cấp Hóa đơn giá trị gia tăng và hồ sơ thanh toán liên
quan, số hàng hóa còn lại bị đơn không giao cho nguyên đơn. Đây là các chứng
cứ không phải chứng minh theo Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
[4] Nguyên đơn kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị cho rằng bị đơn vi
phạm nghĩa vụ giao hàng của hợp đồng nên đề nghị sửa bản án sơ thẩm chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Bị đơn không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị vì cho rằng đã sản xuất
xong hàng hóa từ tháng 10/2021 và tiến hành giao hàng nhưng do vướng bị dịch
bệnh Covid-19 nên không tiến hành giao được và sau khi hết giãn cách do dịch
Covid-19 vào ngày 01/10/2021 thì bị đơn vẫn phải chờ xác nhận của đại diện hợp
pháp của nguyên đơn mới có thể giao hàng nhưng nguyên đơn không chấp nhận
bên bị đơn không giao hàng được. Tại thời điểm dịch bệnh, bị đơn chỉ nghĩ đến
16
tính mạng của con người là trên hết nên cũng không gửi văn bản hay liên lạc gì
với nguyên đơn về việc giao hàng cho nguyên đơn. Đến tháng 02/2022, bà H2,
ông Li Xian L2 (nhân viên của Công ty F) mới trao đổi qua zalo với ông Mạc
Tạch M, ông Huang Wei W (nhân viên của Công ty A1) về việc giao hàng nhưng
không nhận được phản hồi.
Đại diện nguyên đơn và ông Huang Wei W không chấp nhận ý kiến trên
của bị đơn mà cho rằng trong mùa dịch thì Công ty A1 đã được Ban Q1 phê duyệt
phương án sản xuất “3 tại chỗ”, hoạt động sản xuất của Công ty A1 vẫn được duy
trì theo đúng quy định của pháp luật, bộ phận giao nhận của toàn bộ các nhà cung
cấp đều phải cung cấp xét nghiệm Covid âm tính theo đúng quy định của Chính
quyền địa phương khi đến Công ty A1 giao nhận hàng hóa. Công ty A1 không
đưa ra bất cứ hạn chế nào về việc không nhận hàng hóa của các nhà cung cấp
nhưng bị đơn không giao hàng theo thỏa thuận.
Theo Điều 35 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
quy định: “Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử
trong giao kết và thực hiện hợp đồng”. Tuy nhiên, nội dung các hợp đồng nguyên
tắc các bên đều không thỏa thuận phương thức liên lạc qua phương tiện điện tử,
không ghi rõ địa chỉ thư điện tử (mail), số điện thoại W1, Zalo của người có thẩm
quyền trong hai công ty khi thực hiện hợp đồng theo đúng nguyên tắc quy định
tại Điều 35 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng
dân sự. Vì vậy, các chứng cứ do bị đơn cung cấp cho rằng bà H2, ông Li Xian L2
(nhân viên của Công ty F) trao đổi qua zalo, mail để giao hàng, ông Huang Wei
W nhắn tin thỏa thuận ngày 20/01/2023 là không có giá trị chứng minh. Mặt khác,
như đã phân tích ở trên thì Công ty F có nghĩa vụ phải sản xuất hàng hoá trong 30
ngày sau khi nhận tiền đặt cọc, sau đó phải mang đến giao, lắp ráp tại kho cho
nguyên đơn nghiệm thu, bị đơn xuất hoá đơn và gửi các chứng từ liên quan thì
bên mua Công ty A1 thanh toán tiền hàng. Vì vậy, việc bị đơn không giao hàng
theo đúng thời gian đã thỏa thuận là vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng.
Bị đơn cho rằng không giao hàng hóa được do dịch bệnh nhưng tại phiên
tòa phúc thẩm đại diện bị đơn thừa nhận thời gian xảy ra dịch bệnh phải giãn cách
xã hội đã chấm dứt kể từ ngày 01/10/2021. Trong thời gian dịch bệnh, cả nguyên
đơn và bị đơn cũng xác nhận vẫn sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”. Tuy nhiên,
đại diện bị đơn thừa nhận đến tháng 02/2022 mới liên hệ giao hàng do dịch bệnh
là có mâu thuẩn và có căn cứ chứng tỏ bị đơn vi phạm nghĩa vụ giao hàng cho
nguyên đơn.
[5] Bản án sơ thẩm chấp nhận ý kiến bị đơn cho rằng các bên có thỏa thuận
lại điều khoản thanh toán và nhận hàng so với hợp đồng nguyên tắc, cụ thể: Ngày
20/01/2023, ông Huang Wei W (phó giám đốc của Công ty A1) đến tại nhà xưởng
của bị đơn để kiểm tra hàng bị đơn đã sản xuất xong và thống nhất thỏa thuận lại
là: Công ty A1 sẽ thanh toán dần tổng số tiền còn lại của hợp đồng là
9.351.322.124 đồng cho Công ty F, về hàng hóa đã sản xuất thì Công ty A1 sẽ gửi
lại kho của Công ty F cho đến đợt thanh toán cuối cùng. Đến ngày 17/02/2023,
ông Huang Wei W gửi tin nhắn cho bị đơn kế hoạch thanh toán tiền có nội dung:
17
“Tháng 02/2023, tháng 03/2023 và tháng 4/2023 thanh toán mỗi tháng số tiền
500.000.000 đồng; tháng 5/2023 và tháng 6/2023 thanh toán mỗi tháng
750.000.000 đồng; tháng 7/2023 thanh toán 1.000.000.000 đồng; tháng 8/2023,
tháng 9/2023 và tháng 10/2023 thanh toán mỗi tháng 1.500.000.000 đồng; tháng
11/2023 thanh toán số tiền còn lại là 851.322.124 đồng”. Ngày 10/3/2023,
nguyên đơn đã chuyển khoản thanh toán số tiền 500.000.000 đồng, đến ngày
28/4/2023 thanh toán thêm 400.000.000 đồng sau đó không thanh toán nữa. Đại
diện nguyên đơn không thừa nhận việc thỏa thuận lại điều khoản thanh toán và
nhận hàng ngày 20/01/2023.
Xét bị đơn không cung cấp được chứng cứ chứng minh đại diện hợp pháp
của hai công ty có văn bản thỏa thuận ngày 20/01/2023 về việc thay đổi điều
khoản thanh toán và nhận hàng khác so với các hợp đồng nguyên tắc mà các bên
đã ký kết. Các tin nhắn do bị đơn cung cấp không đảm bảo giá trị chứng cứ chứng
minh như đã phân tích ở trên. Mặt khác, nếu xét nội dung bản Kế hoạch thanh
toán tiền trong tin nhắn cũng không có nội dung nào để xác định nguyên đơn gửi
hàng lại kho của bị đơn sau khi thanh toán thêm tiền.
Xét về thực tế khách quan, các bên đều xác định các hàng hoá mà bị đơn
bán cho nguyên đơn là các phòng cách âm, hộp che chắn cách âm nhiều kích thước
khác nhau để phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm do Công ty A1
sản xuất, tức phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty A1. Hợp đồng các bên đã
thỏa thuận Công ty F phải sản xuất hàng hoá trong 30 ngày sau khi nhận tiền đặt
cọc, sau đó phải mang đến giao, lắp ráp tại kho cho nguyên đơn nghiệm thu, bị
đơn xuất hoá đơn và gửi các chứng từ liên quan thì bên mua Công ty A1 sẽ thanh
toán tiền hàng. Vì vậy, bị đơn cho rằng nguyên đơn chấp nhận thanh toán hết số
tiền còn lại trong khi không nhận hàng hóa mà chấp nhận để lại kho của bị đơn,
không xác định thời gian nhận hàng là hoàn toàn mâu thuẩn và không phù hợp
với thực tế khách quan và mục đích của nguyên đơn mua hàng hóa để phục vụ
sản xuất.
Tại Tòa, bản thân bị đơn cũng xác định không chấp nhận cho nguyên đơn
lưu giữ hàng hóa tại kho của bị đơn hoặc tìm đối tác khác bán lại hàng hóa mà có
yêu cầu phản tố buộc nguyên đơn phải thanh toán chi phí bảo dưỡng, bảo quản và
lưu kho. Vì vậy, không có căn cứ chấp nhận lời trình bày của đại diện bị đơn về
hai công ty có thỏa thuận thay đổi điều khoản thanh toán và nhận hàng vào ngày
20/01/2023.
Việc nguyên đơn thanh toán thêm tổng cộng 900.000.000 đồng ngày
10/3/2023 và ngày 28/4/2023 chứng tỏ nguyên đơn vẫn có thiện chí tiếp tục hợp
đồng vào thời điểm thanh toán. Tuy nhiên, sau khi nhận thêm 900.000.000 đồng
thì bị đơn vẫn tiếp tục không giao hàng hóa cho nguyên đơn sau 30 ngày là vi
phạm nghĩa vụ giao hàng nên kháng cáo của nguyên đơn và kháng nghị của Viện
kiểm sát là có cơ sở.
Bị đơn vi phạm nghĩa vụ giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng mua
bán hàng hóa nên nguyên đơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng, hoàn trả lại tiền đặt
cọc 4.133.052 đồng (4.415.972.000 đồng – 282.920.000 đồng đã giao hàng) và số
tiền hàng 900.000.000 đồng, tổng cộng 5.033.052.000 đồng và số tiền lãi chậm
18
trả 1.317.112.122 đồng (với mức lãi suất 10%/năm của số tiền trên kể từ thời điểm
bị đơn nhận tiền) là có căn cứ.
[6] Nguyên đơn căn cứ Điều 1, 5 của các Hợp đồng nguyên tắc và Điều 301
Luật thương mại để yêu cầu bị đơn chịu phạt vi phạm Hợp đồng với số tiền
802.904.000 đồng.
Xét Điều 1, 5 của các Hợp đồng nguyên tắc quy định: “Nếu Bên bán giao
hàng trễ, sẽ b phạt số tiền sẽ là 5 phần nghìn trên tổng số tiền đơn hàng Bên mua
cho 1 ngày. Bên bán đồng ý với Bên mua khấu trừ trong giá vì gây tổn thất cho
Bên mua hàng”. Theo Điều 5 Hợp đồng quy định: “...bất luận bên nào vô cớ huỷ
hợp đồng cũng phải bồi thường khoản tiền huỷ ước bằng 8% của giá tr đơn hàng
cho bên kia”. Theo Điều 308 Luật thương mại quy định: “Mức phạt đối với vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên
thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá tr phần nghĩa vụ hợp đồng
b vi phạm, trừ trường hợp quy đnh tại Điều 266 của Luật này”. Bị đơn vi phạm
nghĩa vụ giao hàng với tổng giá trị của các hàng hóa chưa giao là 10.036.300.000
đồng nên nguyên đơn yêu cầu phạt vi phạm với số tiền 802.904.000 đồng (tương
đương 8%) là có căn cứ chấp nhận.
[7] Từ những cơ sở nhận định nêu trên, xét kháng cáo của nguyên đơn là có
căn cứ chấp nhận, Quyết định kháng nghị số 78/QĐ-VKS-KDTM ngày
14/10/2024 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố T là phù hợp.
[8] Về án phí kinh doanh, thương mại phúc thẩm: Nguyên đơn kháng cáo
nhưng không được chấp nhận nên phải chịu.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
- Căn cứ khoản 1 Điều 148, khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự;
- Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử
dụng án phí và lệ phí của Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 78/QĐ-VKS-KDTM ngày
14/10/2024 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố T.
Chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Công ty TNHH A về việc “Tranh chấp
hợp đồng mua bán hàng hóa”.
2. Sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 69/2024/KDTM-ST ngày
30/9/2024 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Bình Dương như sau:
2.1 Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH A
về việc yêu cầu Công ty TNHH Q trả lại số tiền 282.920.000 đồng (Hai trăm tám
mươi hai triệu chín trăm hai mươi nghìn đồng); Đình chỉ một phần yêu cầu phản
tố của bị đơn Công ty TNHH Q về việc yêu cầu Công ty TNHH A thanh toán chi
phí bảo dưỡng, bảo quản là 54.511.026 đồng (Năm mươi bốn triệu năm trăm mười
19
một nghìn không trăm hai mươi sáu đồng), chi phí lưu kho 639.201.400 đồng (Sáu
trăm ba mươi chín triệu hai trăm lẻ một nghìn bốn trăm đồng).
2.2 Ghi nhận sự tự thoả thuận của nguyên đơn Công ty TNHH A và bị đơn
Công ty TNHH Q về việc chấm dứt Hợp đồng nguyên tắc số
09032021/HĐNT/FS-AMP ngày 13/3/2021, số 13032021/HĐNT/FS-AMP ngày
13/3/2021, số 22032021/HĐNT/FS-AMP ngày 22/3/2021; số
26032021/HĐNT/FS-AMP ngày 26/3/2021; số 02042021/HĐNT/FS-AMP ngày
02/4/2021; số 20042021/HĐNT/FS-AMP ngày 20/4/2021; số
19052021/HĐNT/FS-AMP ngày 19/5/2021; số 21062021/HĐNT/FS-AMP ngày
21/6/2021; số 05072021/HĐNT/FS-AMP ngày 05/7/2021; số
06072021/HĐNT/FS-AMP ngày 06/7/2021; số 10072021/HĐNT/FS-AMP ngày
10/7/2021.
2.3 Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH A về việc
buộc Công ty TNHH Q phải hoàn trả số tiền đặt cọc, tiền hàng là 5.033.052.000
đồng, trả tiền lãi chậm trả là 1.317.112.122 đồng và tiền phạt vi phạm hợp đồng
là 802.904.000 đồng. Tổng cộng là 7.153.068.122 đồng.
2.4 Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty TNHH Q về việc
buộc Công ty TNHH A thanh toán số tiền gốc 8.451.322.000 đồng; tiền lãi quá
hạn từ tháng 8/2021 đến tháng 3/2024 là 3.929.864.730 đồng; chi phí bảo dưỡng,
bảo quản là 54.511.026 đồng; chi phí lưu kho là 639.201.400 đồng. Tổng cộng là
13.074.899.156 đồng.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến
khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền
còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ
luật Dân sự năm 2015.
2.5 Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:
- Công ty TNHH A không phải chịu, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố
T hoàn trả số tiền tạm ứng án phí đã nộp 60.466.000 đồng đã nộp theo Biên lai
thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0008073 ngày 29/9/2023.
- Công ty TNHH Q phải chịu số tiền 236.227.967 đồng, được trừ vào số tiền
60.538.450 đồng đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số
0001911 ngày 02/02/2024 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố T. Công ty
TNHH Q phải tiếp tục nộp số tiền 175.689.517 đồng.
3. Án phí phúc thẩm: Công ty TNHH Q phải chịu 2.000.000 đồng, được khấu
trừ tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp 2.000.000 (hai triệu) đồng theo Biên lai
thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0002146 ngày 19/7/2021 của Chi cục Thi
hành án thành phố T.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
20
THẨM PHÁN THÀNH VIÊNTHẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Đào Minh Đa Trần Thị T2 Phan Trí D
21
Nơi nhận:
- VKSND tỉnh Bình Dương;
- Chi cục THADS thành phố T;
- TAND thành phố T;
- Các đương sự (để thi hành);
- Lưu: Hồ sơ, Tổ Hành chính Tư pháp;
Tòa Kinh tế.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Phan Trí Dũng
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 18/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 17/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 11/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 04/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 04/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 28/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 27/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 24/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 24/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 24/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 21/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 12/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 11/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 06/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 20/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 20/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 17/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 16/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 16/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm