Bản án số 05/2024/KDTM-PT ngày 18/09/2024 của TAND tỉnh Lào Cai về tranh chấp về cung ứng dịch vụ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 05/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 05/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 05/2024/KDTM-PT
Tên Bản án: | Bản án số 05/2024/KDTM-PT ngày 18/09/2024 của TAND tỉnh Lào Cai về tranh chấp về cung ứng dịch vụ |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về cung ứng dịch vụ |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Lào Cai |
Số hiệu: | 05/2024/KDTM-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 18/09/2024 |
Lĩnh vực: | Kinh doanh thương mại |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
1
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bản án số: 05/2024/KDTM-PT
Ngày 18 - 9 - 2024
V/v “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp
lý”
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Ông Bùi Văn Khanh
Các Thẩm phán: Ông Lương Văn Đài
Bà Trần Thị Khánh Vân
- Thư ký phiên toà: Bà Trần Thị Minh Trang - Thư ký Toà án nhân dân tỉnh
Lào Cai.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai tham gia phiên tòa: Bà Lò
Thị Hoa - Kiểm sát viên.
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai xét xử
phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số: 07/2024/TLPT-
KDTM ngày 25/6/2024 về việc “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý” do bản
án sơ thẩm số: 04/2024/KDTM-ST, ngày 16/5/2024 của Tòa án nhân dân huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 1220/2024/QĐ-PT ngày 02/8/2024;
Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm số: 1398/2024/QĐ-PT ngày 22/8/2024, giữa
các đương sự:
1. Nguyên đơn: Công ty Luật TNHH T
Tên giao dịch: VIET TRI LAW FIRM.
Địa chỉ trụ sở: Số 131, phố M, phường D, quận T, thành phố N
Người đại diện theo pháp luật: Bà Ngô Thu Huệ - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ thường trú: Tổ dân phố số 4, phường V, quận L, thành phố N- Có
mặt tại phiên tòa;
Người đại diện theo ủy quyền:
Bà Phạm Thị Diệu T - Sinh năm: 1980.
Địa chỉ: Số 131, phố M, phường D, quận T, thành phố N - Có mặt tại phiên
tòa;
Bà Nguyễn Thị Phương H- Sinh năm: 1997;
2
Địa chỉ: Số 131, phố M, phường D, quận T, thành phố N- Có mặt tại phiên
tòa;
(Văn bản ủy quyền số 32/2024/GUQ ngày 06/8/2024)
2. Bị đơn: Tên Công ty viết bằng Tiếng Việt: Công ty Cổ phần D
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: DAP 2 - VINACHEM JOINT
STOCK COMPANY.
Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp L, thị trấn L, huyện T, tỉnh C.
Người đại diện theo pháp luật: ông Vũ Việt T- Chức vụ: Tổng giám đốc
Địa chỉ thường trú: Số 295, đường T, phường T, thành phố G, tỉnh G
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phạm Duy Đ; Bà Nguyễn Thị Hoài P;
Ông Nguyễn Văn T; Ông Đỗ Văn C; Bà Trần Thị N; Bà Phạm Lê P;
Cùng địa chỉ: Công ty Cổ phần DAP 2 – VINACHEM, Khu công nghiệp
L, thị trấn L, huyện T, tỉnh C. Đều có mặt tại phiên tòa.
(Theo văn bản ủy quyền số: 2201/UQ-DAP2 ngày 16/9/2024)
3. Người kháng cáo: Bị đơn Công ty Cổ phần D
NỘI DUNG VỤ ÁN
Nguyên đơn công ty Luật TNHH Việt T (gọi tắt: Công ty Việt T) trình bày:
Công ty Việt Tvà Công ty Cổ phần D2(gọi tắt: công ty D 2) ký kết Hợp đồng
nguyên tắc số 56/2017/HĐNT. Theo hợp đồng, khi phát sinh các vấn đề pháp lý
cụ thể cần tư vấn và hỗ trợ của Việt Trí, các bên sẽ tiến hành trao đổi và thỏa
thuận cụ thể về phạm vi công việc, mức phí Luật sư, các nội dung khác có liên
quan và lập thành phụ lục hợp đồng trước khi thực hiện. Cuối năm 2018, hai Nhà
thầu là Công ty TNHH Đại chúng TTCL (gọt tắt: TTCL) và Công ty TNHH TTCL
N (gọi tắt: TVC) cùng ký Đơn khởi kiện Chủ đầu tư là công ty D2 ra Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam (tên viết tắt: VIAC) để yêu cầu công ty D2 thanh toán
các khoản tiền còn nợ theo Hợp đồng số 26.12.2011/HĐ-DAP2 về gói thầu số 3
(EPC1) được ký kết giữa Liên danh Nhà thầu và công ty D2(“Vụ tranh chấp
107/18 HCM”). Tại đơn khởi kiện ngày 14/12/2018, TTCL yêu cầu thanh toán số
tiền là 6.267.816USD và TVC yêu cầu thanh toán số tiền là 33.053.489.102 đồng.
Ngày 25/3/2019 công ty Việt T và công ty D2 ký phụ lục hợp đồng 56-6. Theo
phụ lục này, Công ty Việt T cung cấp cho công ty D2 các dịch vụ pháp lý nhằm
hỗ trợ công ty D2 giải quyết tranh chấp với các nguyên đơn trong quá trình giải
quyết vụ tranh chấp 107/18 HCM. Về phí luật sư, tại Điểm (d), Khoản 2.1 Điều 2
của Phụ Lục 56-6, các Bên đã thỏa thuận như sau: “Trường hợp Công ty phải trả
cho Nguyên đơn ít hơn khoản tiền nguyên đơn yêu cầu Công ty phải thanh toán,
mức Phí Luật sư nói trên sẽ được cộng thêm một khoản tương ứng với 8% giá trị
của phần chênh lệch này”.
Đến ngày 28/11/2019, các nguyên đơn trong vụ tranh chấp: 107/18 HCM
tiếp tục gửi Đơn khởi kiện bổ sung, yêu cầu công ty D2 thanh toán thêm một số
khoản tiền khác, cụ thể như sau: TTCL yêu cầu thanh toán số tiền là 6.026.885,79
USD và 869.000.000 đồng; TVC yêu cầu thanh toán số tiền là 22.606.102.739
đồng. Do các Nhà thầu bổ sung nội dung khởi kiện, nên ngày 10/01/2020, Việt T
và công ty D2 tiếp tục ký Phụ lục Hợp Đồng số 56-8/2020/PLHĐ (gọi tắt: Phụ
3
Lục 56-8) để bổ sung dịch vụ pháp lý nhằm hỗ trợ công ty D2 giải quyết tranh
chấp tại VIAC liên quan đến các yêu cầu khởi kiện bổ sung của các Nhà thầu.
Theo Phán quyết trọng tài, số tiền công ty D2phải trả ít hơn so với số tiền các Nhà
thầu khởi kiện yêu cầu công ty D2 phải thanh toán. Căn cứ Phụ Lục 56-6 và Phụ
Lục 56-8, công ty D2 có nghĩa vụ thanh toán cho Việt T khoản phí bổ sung tương
ứng với phần giá trị chênh lệch theo tỉ lệ % mà các bên đã thỏa thuận tại từng phụ
lục hợp đồng.
Mặc dù Việt T đã nhiều lần yêu cầu nhưng công ty D2 không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán khoản phí luật sư bổ sung theo thỏa thuận. Vì vậy đề nghị
Hội đồng xét xử, buộc công ty D2 phải thanh toán cho Việt T các khoản tiền sau
đây: Phí Luật sư bổ sung là 9.141.341.567 đồng; Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là
10% tính trên số phí luật sư bổ sung = 914.134.157 đồng, tổng là
10.055.475.724đồng. Về lãi suất chậm thanh toán: Buộc Công ty cổ phần D2 phải
thanh toán cho Công ty Việt T khoản tiền lãi suất chậm thanh toán là 10% tính
đến ngày xét xử số tiền là 2.880.148.713 đồng. Tổng cộng cả tiền gốc và tiền lãi là:
12.935.624.437 đồng.
Bị đơn Công ty Cổ phần D2–VINACHEM (gọi tắt: Công ty DAP số 2)
trình bày:
Công ty Công ty D2-VINACHEM ký Hợp đồng số 26.12.2011/HD-DAP2
với Liên danh Nhà thầu, trong đó có Công ty TNHH Đại chúng TTCL và Công
ty TNHH TTCL Việt Nam để thực hiện Gói thầu số 3. Do phát sinh tranh chấp
với các nhà thầu, nên ngày 02/10/2017 công ty D2 ký Hợp đồng nguyên tắc số:
56/2017/HĐNT với Việt Trí. Theo đó, trường hợp công ty D2 phát sinh nhu cầu
tư vấn pháp lý, hai bên sẽ thoả thuận cụ thể về phạm vi công việc, phí luật sư và
một số nội dung khác có liên quan, sau đó sẽ lập Phụ Lục Hợp Đồng trước khi
thực hiện.
Ngày 14/12/2018, Công ty TTCL và Công ty TVC khởi kiện Công ty D2
tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nên Ngày 25/3/2019, Việt Tvà
D2 ký Phụ Lục Hợp Đồng 56-6/2019/PLHĐ (gọi tắt: phụ lục 1). Theo đó, Việt
Tcung cấp dịch vụ pháp lý để hỗ trợ D2giải quyết tranh chấp với Nhà thầu TTCL
và TVC tại VIAC. Điều 2 của Phụ Lục 01 quy định phí luật sư và khoản tiền Việt
Tmuốn được hưởng nếu đáp ứng điều kiện về kết quả vụ án, cụ thể: Phí luật sư cố
định để thực hiện các công việc là: 490.000.000 đồng; Trong trường hợp khoản
tiền D2phải trả cho Nhà thầu TTCL và TVC ít hơn khoản tiền Nhà thầu TTCL và
TVC yêu cầu D2phải thanh toán, mức phí luật sư nêu trên sẽ được cộng thêm một
khoản tương ứng với 8% giá trị của phần chênh lệch này;
Ngày 28/11/2019, Nhà thầu TTCL và TVC gửi đơn khởi kiện bổ sung, theo
đó yêu cầu DAP 2 phải thanh toán thêm đối với TTCL: 5.918.254 USD và
3.396.539.427 đồng và thanh toán thêm đối với TVC: 22.594.648.739 đồng. Do
đó, ngày 10/01/2020, Việt Tvà D2ký Phụ Lục Hợp Đồng 56-8/2020/PLHĐ (Sau
đây gọi tắt là “Phụ Lục 02”). Điều 2 của Phụ Lục 02 quy định phí luật sư và khoản
tiền Việt Tmuốn được hưởng nếu đáp ứng điều kiện về kết quả vụ án, cụ thể: Phí
luật sư bổ sung: 400.000.000 đồng; Trường hợp khoản tiền DAP 2 phải trả cho
Nhà thầu TTCL và TVC ít hơn khoản tiền Nhà thầu TTCL và TVC yêu cầu
4
D2phải thanh toán, mức phí luật sư nêu trên sẽ được cộng thêm một khoản tương
ứng với 4% giá trị của phần chênh lệch này.
Công ty Việt Tyêu cầu D2 thanh toán tổng số tiền tính đến ngày 16/5/2024
là 12.935.624.437 đồng thì công ty số D2không nhất trí vì:
Yêu cầu của Việt Ttrái quy định của pháp luật và Bộ quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, khoản tiền Việt Tđang đòi không phải là
“Thù lao của luật sư”. Luật Luật sư không có bất cứ trường hợp nào quy định luật
sư được tính thù lao theo phương thức “tỷ lệ phần trăm của giá trị chênh lệch giảm
giữa số tiền nguyên đơn yêu cầu và số tiền Bản án/ Phán quyết tuyên bị đơn phải
trả” như Phụ Lục 1 và Phụ Lục 2 mà Việt Tđã soạn thảo và đòi D2 phải thanh
toán. “Phí luật sư bổ sung” như Việt T đưa ra không phải là “Thù lao của luật sư”
như Khoản 2 Điều 55 Luật Luật sư đã quy định. Trong quá trình giao kết Hợp
đồng nguyên tắc và Phụ lục 01, Phụ lục 02, luật sư của Việt Tkhông giải thích rõ
ràng, chi tiết cho D2 hiểu những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao,
mức thù lao. Việt Tl à bên chủ động soạn thảo về các điều khoản của Hợp đồng,
D2là bên hạn chế hiểu biết về pháp luật, không thể biết chính xác hay ước tính
được tổng số tiền phí phải trả cho Việt Trí. Việc thực hiện tư vấn theo Hợp đồng
dịch vụ pháp lý của Việt T là chưa đầy đủ và không kịp thời dẫn tới một số thiệt
hại cho D2. Liên quan đến Vụ tranh chấp số 107/18 HCM tại VIAC do Nhà thầu
TTCL và TVC khởi kiện D2(Sau đây gọi tắt là “Vụ kiện VIAC 1”), Việt Tchưa
xem xét kỹ và tư vấn đầy đủ để D2 tiến hành phản tố theo đúng thời hạn quy định
tại khoản 2 Điều 36 Luật Trọng tài thương mại và khoản 1 Điều 10 Quy tắc tố
tụng trọng tài của VIAC, nên đã bỏ lỡ cơ hội phản tố. Dẫn tới việc trong quá trình
giải quyết Vụ kiện VIAC 1, khi đã hết thời hạn phản tố, tại Phiên họp giải quyết
tranh chấp lần thứ 2 do Hội đồng Trọng tài VIAC tổ chức vào ngày 04 và
05/6/2020.
Căn cứ quy định của Luật Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam và phân tích nêu trên, Công ty Cổ phần D2- Vinachem
đề nghị bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Việt Trí. Đề nghị tuyên Điểm
d Khoản 2.1 Điều 2 của Phụ Lục Hợp Đồng số 56-6/2019/PLHĐ (Phụ lục 01) và
Khoản 1.2 Điều 2 của Phụ Lục Hợp Đồng số 56-8/2020/PLHĐ (Phụ Lục 02) là
vô hiệu do vi phạm pháp luật và trái đạo đức nghề nghiệp luật sư, bị đơn không
nhất trí yêu cầu của nguyên đơn, đề nghị nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi
kiện. Đây là vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại nên thời hiệu khởi kiện
là 02 năm, phán quyết Hội đồng trọng tài ban hành ngày 02/12/2020, tháng
11/2023 nguyên đơn mới khởi kiện nên đã hết thời hiệu khởi kiện, đề nghị Hội
đồng xét xử áp dụng thời hiệu theo quy định của pháp luật.
Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 04/2024/KDTM-ST ngày
16/5/2024 của Tòa án nhân dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã quyết định:
Căn cứ các Điều 30, 35, 39, khoản 1 Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều
357, 401, 402, 468, 518, 519 Bộ luật dân sự; Điều 4 Luật thương mại; Điều 54,
55, 56, 59 Luật Luật sư; Điều 8 Luật thuế GTGT; Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy
5
định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa
án:
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Luật TNHH T Buộc công ty
cổ phần D2- VINACHEM phải có nghĩa vụ thanh toán cho công ty Luật TNHH Việt
Tsố tiền gồm:
Phí Luật sư bổ sung là 9.141.341.567 đồng;
Thuế Giá trị gia tăng là 914.134.157 đồng, tổng là 10.055.475.724 đồng.
Công ty Luật TNHH Việt Tcó nghĩa vụ xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho công
ty cổ phần D2- VINACHEM đối với số tiền bị đơn phải trả là 10.055.477.724
đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) theo quy định và phải giao hóa đơn giá trị
gia tăng cho công ty cổ phần D2- VINACHEM. Mức thuế suất, việc thu nộp và
quyết toán thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quy định của pháp luật về
thuế.
Về lãi suất chậm thanh toán: Buộc Công ty cổ phần D2- VINACHEM phải
thanh toán cho Công ty Luật TNHH Việt Tkhoản tiền lãi suất chậm thanh toán
tính đến ngày xét xử số tiền là 2.880.148.713 đồng.
Tổng cộng cả tiền gốc, tiền lãi và thuế giá trị gia tăng là: 12.935.624.437 đồng
Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo, quyền yêu cầu thi
hành án cho các đương sự.
Ngày 30/5/2024, Bị đơn Công ty Cổ phần D2 kháng cáo toàn bộ bản án kinh
doanh thương mại sơ thẩm số: 04/2024/KDTM-ST ngày 16/5/2024 của Tòa án
nhân dân huyện T, tỉnh Lào Cai, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa Bản án sơ
thẩm theo hướng không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn.
Tại phiên tòa phúc thẩm các bên đương sự vẫn giữ nguyên quan điểm và yêu
cầu của mình.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai tham gia phiên tòa, phát biểu
ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự, trong quá trình giải quyết vụ án
của thẩm phán, của Hội đồng xét xử và việc chấp hành pháp luật của những người
tham gia tố tụng tại phiên tòa đều đúng quy định của pháp luật.
Ý kiến về việc giải quyết vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1
Điều 308, Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự: Không chấp nhận kháng cáo của bị
Công ty Cổ phần D2 và giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số
04/2024/KDTM-ST, của Tòa án nhân dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; Tuyên
án phí theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại
phiên tòa. Căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét, đánh
giá đầy đủ, toàn diện các chứng cứ. Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Đơn kháng cáo của Bị đơn Công ty Cổ phần D2 nộp trong hạn luật định,
có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự, là căn cứ
để Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo quy định.
6
[2] Về thủ tục tố tụng:
Ngày 19/12/2024, Tòa án nhân dân huyện T đã ban hành Thông báo thụ lý
số: 01/TB-TLVA, giữa nguyên đơn Công ty TNHH Việt T và bị đơn Công ty cổ
phần D. Sau khi nhận được thông báo thụ lý, ngày 02/02/2024, bị đơn Công ty D2
nộp văn bản ý kiến số: 254/DAP2-KT, về việc gia hạn nộp Văn bản ý kiến và các
tài liệu, chứng cứ theo Thông báo thụ lý vụ án số: 01/TB-TLVA của Tòa án nhân
dân huyện T và yêu cầu Nguyên đơn cung cấp đơn khởi kiện, các văn bản, tài liệu,
chứng cứ. Đến ngày 26/02/2024, bị đơn Công ty Cổ phần D2 đã có văn bản ý kiến
số: 397/DAP2-KT có nội dung không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của Nguyên
đơn và có ý kiến đề nghị tòa án: “Tuyên Điểm d Khoản 2.1 Điều 2 của Phụ lục
hợp đồng số 56-2/2019/PLHĐ (Phụ lục 01) và Khoản 1.2 Điều 2 của Phụ lục Hợp
Đồng số 56-8/2020/PLHĐ (Phục lục 02) là vô hiệu do vi phạm pháp luật và trái
đạo đức nghề nghiệp luật sư….” .
Như vậy, đối với ý kiến này của bị đơn Công ty D2 được xác định là yêu cầu
phản tố được quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Yêu
cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn
bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập” và yêu cầu này, được đưa ra trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải là đúng quy định theo khoản 3
Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không thụ lý yêu
cầu phản tố này của bị đơn Công ty D2đó là thiếu sót.
HĐXX phúc thẩm xét thấy: Khi bị đơn Công ty D2 có yêu cầu, đúng ra cấp
sơ thẩm phải hướng dẫn bị đơn nộp đơn theo Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự để
xem xét yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, trong quá trình cấp sơ thẩm giải quyết vụ án
bị đơn cũng không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của
mình là có căn cứ. Hơn nữa, việc thụ lý yêu cầu này không làm thay đổi bản chất
của vụ án. Do đó thiếu sót của cấp sơ thẩm cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.
[3] Xét nội dung kháng cáo của Bị đơn:
Bị đơn Công ty Cổ phần D2 cho rằng Tòa án sơ thẩm chưa xem xét các quy
định pháp luật về thời hiệu khởi kiện, cách tính phí Luật sư cũng như chưa đánh
giá toàn diện và đầy đủ quá trình, công việc cụ thể Nguyên đơn Công ty Việt T
đã thực hiện trong vụ án tranh chấp giữa Công ty cổ phần D2 với các nhà thầu tại
Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). D2–VINACHEM yêu cầu Tòa án
cấp phúc thẩm sửa toàn bộ bản sơ thẩm số: 04/2024/KDTM-ST của Tòa án nhân
dân huyện T, tỉnh Lào Cai theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện.
[3.1] Về thời hiệu khởi kiện:
Trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty D2 cho rằng Hợp đồng Dịch vụ
pháp lý giữa Việt T và D2 là loại hợp đồng cung ứng dịch vụ theo quy định của
pháp luật, là hợp đồng được giao kết giữa hai chủ thể là pháp nhân nhằm mục đích
sinh lợi trong hoạt động kinh doanh. Do đó, là vụ án Kinh doanh thương mại theo
quy định pháp luật. Căn cứ Điều 319, Luật thương mại thì Công ty Việt T đã hết
thời hiệu khởi kiện.
7
Xét thấy, đây là vụ án tranh chấp có liên quan đến thù lao và chi phí của Luật
sư. Nên khi xem xét, giải quyết vụ án thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành là
Luật luật sư. Tại Điều 59 của Luật Luật sư quy định “Việc giải quyết tranh chấp
có liên quan đến thù lao và chi phí của luật sư được thực hiện theo quy định của
pháp luật về dân sự” và tại Điều 429 Bộ luật Dân sự quy định thời hiệu khởi kiện
để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người
có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm. Do đó, thời hiệu khởi kiện tính từ thời điểm Công ty Việt T biết quyền và
lợi ích của mình bị xâm phạm, liên quan đến khoản tiền Phí luật sư bổ sung mà
công ty Việt T phải được thanh toán trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày 15/3/2021,
là ngày Công ty D2 nhận được văn bản sửa chữa, đính chính của Hội đồng trọng
tài trong vụ việc giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (
vụ án tranh chấp 107/18 HCM).
Theo đó, Tòa án sơ thẩm xác định ngày quyền và lợi ích của Công ty Việt
Tbị xâm phạm tính từ tháng 03/2021 đến ngày 29/11/2023 Công ty Việt Tnộp đơn
khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện Bảo Thắng còn thời hiệu khởi kiện là phù
hợp với quy định của pháp luật.
[3.2] Xét Hợp đồng nguyên tắc số: 56/2017/HĐNT ngày 02/10/2017 và các
Phụ lục hợp đồng số: 56-6/2019/PLHĐ ngày 25/3/2019; Phụ Lục Hợp Đồng 56-
8/2020/PLHĐ ngày 10/01/2020
Hợp đồng Nguyên tắc số 56/2017/HĐNT ngày 02/10/2017 và các Phụ lục
hợp đồng số: 56-6.HĐ; 56-8.HĐ được lập thành văn bản, chủ thể giao kết hợp
đồng là các pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật,
việc giao kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, nội dung phù hợp với quy
định của pháp luật. Vì vậy Hợp đồng có đủ điều kiện có hiệu lực theo quy định
của pháp luật.
[3.3] Xét việc thực hiện hợp đồng:
Trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm và tại văn bản ý kiến ngày
16/9/2024, bị đơn Công ty D2 cho rằng khoản tiền Việt T đang đòi không phải là
“Thù lao luật sư”, vi phạm Luật luật sư, pháp luật về quản lý ngoại hối và trái đạo
đức nghề nghiệp luật sư theo đó đề nghị tuyên vô hiệu điểm đ khoản 2.1 Điều 2
Phụ lục hợp đồng số 56-6.HĐ và khoản 1.2 Điều 2 Phụ lục hợp đồng 56-8.HĐ là
vô hiệu. Trường hợp không tuyên vô hiệu, đề nghị loại trừ phần “phí bổ sung”
tương đương 352.080 USD và 259.612.479 VNĐ. Xét thấy:
Thứ nhất, D 2 cho rằng khoản tiền Việt T đang đòi không phải là “Thù lao
luật sư”, cách tính phí luật sư của Việt T là cách tính “kép” (hai lần), nghĩa là bị
đơn phải thanh toán khoản phí luật sư cố định và cả khoản phí luật sư bổ sung.
Tại điểm đ Khoản 2.1 Điều 2 của Phụ Lục 56-6 ngày 25/3/2019, các bên đã
thỏa thuận: “Trường hợp công ty phải trả cho nguyên đơn ít hơn khoản tiền
nguyên đơn yêu cầu công ty phải thanh toán, mức phí Luật sư nói trên sẽ được
cộng thêm một khoản tương ứng với 8% giá trị của phần chênh lệch này” và tại
8
khoản 1.2, Điều 2 của phụ lục 56-8 ngày 10/01/2022, thỏa thuận như sau: “Trường
hợp công ty phải trả cho nguyên đơn ít hơn khoản tiền nguyên đơn yêu cầu công
ty phải thanh toán, mức phí Luật sư nói trên sẽ được cộng thêm một khoản tương
ứng với 4% giá trị của phần chênh lệch này". Theo kết quả giải quyết tranh chấp
của Hội đồng trọng tài, số tiền Công ty D2 phải thanh toán cho các Nhà thầu là
5.134.471,27USD và 35.151.193.458 đồng, trong khi số tiền Nhà thầu khởi kiện
yêu cầu DAP2 phải thanh toán là 12.294.701,79 USD và 56.528.591.841 đồng.
Căn cứ vào quy định tại mục c, khoản 2, Điều 55 Luật luật sư, phương thức tính thù lao
Luật sư được được tính theo: “Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch
vụ kiện hoặc giá trị Hợp đồng, giá trị dự án”. Theo quy định trên, thỏa thuận theo tỷ lệ % giá
trị chênh lệch, Hội đồng trọng tài tuyên D2phải trả ít hơn số tiền các nhà thầu TTCL và TVC
khởi kiện trong trường hợp này được coi là phương thức tính thù lao của Luật sư và tại Điều
56 Luật luật sư quy định “Mức thù lao được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý”. Do
đó, Công ty Việt T và Công ty D2 đã thỏa thuận ký các phụ lục hợp đồng về phí Luật sư bổ
sung, các thỏa thuận này phù hợp với quy định tại các Điều 54, 55, 56 Luật Luật sư và Điều
515, 518, 519 BLDS. Hơn nữa, Việt T đã hoàn thành công việc cung cấp các dịch vụ pháp lý
theo đúng quy định của hợp đồng nguyên tắc và các phụ lục hợp đồng. Nên việc Công ty Việt
T yêu cầu D2 ngoài việc thanh toán các khoản phí luật sư cố định còn phải thanh
toán khoản phí luật sư bổ sung là có cơ sở.
Thứ hai, D2 cho rằng khoản tiền Việt T đang đòi vi phạm Luật luật sư, pháp
luật về quản lý ngoại hối và trái đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Tại văn bản ý kiến ngày 16/9/2024, Công ty D2 cho rằng Việt T xác định
“khoản tiền cộng thêm” trên cơ sở tỷ lệ với khoản chênh lệch giữa yêu cầu của
TTCL và khoản thanh toán của DAP2 cho TTCL bằng USD, sau đó quy đổi ra
Việt Nam đồng là vi phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối. Theo quy
định tại Điều 3 Thông tư số: 32/2013/TT-NHNN ngày 26/1/2023 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên
lãnh thổ Việt Nam quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được
sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán,
niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các
hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch
vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, không cư trú không được
thực hiện bằng ngoại hối và tại Công văn số 7008/NHNN-QLNH ngày 22/8/2024,
Về việc thanh toán phí tư vấn pháp lý có nội dung “Quy định pháp luật trên đã
nêu rõ nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm
hình thức trực tiếp và gián tiếp thực hiện bằng ngoại hối. Vì vậy, đơn vị tư vấn
pháp lý và khách hàng phải tuân thủ quy định pháp luật về quản lý ngoại hối nêu
trên khi ký kết hợp đồng pháp lý. Theo quy định trên, để xem xét Hợp đồng nguyên
tắc số: 56.HĐ và các Phụ lục hợp đồng 56-6. HĐ và 56-8.HĐ có vi phạm quy định
9
pháp luật về quản lý ngoại hối hay không, cần phải xem xét về các phương thức
tính giá, thanh toán được thỏa thuận giữa các bên trong nội dung hợp đồng. Xét
thấy, Điều 2 Hợp đồng Nguyên tắc số: 56.HĐ, quy định về phí luật sư và thời hạn,
phương thức thanh toán: Phí luật sư bổ sung sẽ được chuyển khoản cho Việt Ttheo
tài khoản Việt Nam Đồng số: “211-10-00-033138-1”, tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Nội. Hơn nữa, theo kết quả
giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài (vụ án tranh chấp 107/18 HCM), số
tiền Công ty D2phải thanh toán cho các Nhà thầu là 5.134.471,27USD và
35.151.193.458 đồng, tức là D2phải thanh toán cho các nhà thầu bằng cả tiền Việt
Nam đồng và tiền USD. Tại các, Phụ lục hợp đồng 56-6.HĐ và 56-8.HĐ, phí luật
sư bổ sung sẽ được thanh toán dựa trên cơ sở 8% và 4% giá trị của phần chênh
lệch, do đó để tính được khoản tiền chênh lệch Việt Tphải quy đổi khoản tiền
USD theo phán quyết của Hội đồng trọng tài sang tiền Việt Nam đồng. Như vậy,
Hợp đồng nguyên tắc 56.HĐ và các phụ lục hợp đồng 56-6. HĐ và 56-8.HĐ, giữa
các bên không thỏa thuận phương thức tính phí và phương thức thanh toán nào
bằng tiền USD, vì vậy D2 cho rằng khoản tiền Việt T đang đòi vi phạm pháp luật
về quản lý ngoại hối là không có cơ sở.
Đối với ý kiến D2 cho rằng khoản tiền Việt T đang đòi là trái đạo đức nghề
nghiệp luật sư, thấy rằng: Pháp luật và Bộ quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Luật sư Việt Nam nghiêm cấm việc Luật sư hứa hẹn và cam kết kết quả vụ việc
với khách hàng. Do vậy, việc thỏa thuận phương thức tính thù lao theo tỷ lệ %
của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị Hợp đồng, giá trị dự án mặc dù là phù hợp với
quy định của pháp luật, nhưng nếu các thỏa thuận này kèm theo các hứa hẹn, điều
kiện khác nhằm hướng đến việc cam đoan, cam kết kết quả thắng thua cho khách
hàng sẽ là vi phạm. Nhưng thực tế, trong vụ tranh chấp 107/18 HCM, Công ty D2 bị
Hội đồng trọng tài xử buộc phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các Nhà thầu
là 5.134.471,27USD và 35.151.193.458 đồng, trong khi số tiền Nhà thầu khởi
kiện yêu cầu DAP2 phải thanh toán là 12.294.701,79 USD và 56.528.591.841
đồng. Hơn nữa, trong quá trình giải quyết vụ án, D2 không cung cấp được các tài liệu,
chứng cứ chứng minh việc thỏa thuận này là điều kiện khác để Việt T cam kết kết
quả thắng thua nên đối với ý kiến này của Công ty D2là không có cơ sở chấp
nhận.
Thứ ba, D2 cho rằng cấp sơ thẩm đã không xem xét một số khoản tiền đã
được các nhà thầu chấp nhận thanh toán cho D2 trước khi khởi kiện, không có
tranh chấp và một số khoản đã được D2 xác nhận nên Việt Tkhông mất nhiều thời
gian, công sức thực hiện. Loại trừ “Phí bổ sung” tính trên phần giá trị mà các nhà
thầu đã chấp nhận thanh toán cho D2 tại VIAC, tương đương 1.461.130 USD và
3.627.139.844 VNĐ.
10
Trong vụ tranh chấp số 107/18 HCM tại VIAC thấy rằng mặc dù các nhà
thầu không khởi kiện khoản tiền 1.461.130 USD và 3.627.139.844VNĐ. Nhưng
trong quá trình giải quyết tranh chấp tại VIAC, Công ty D2đã có ý kiến đề nghị
được đối trừ các khoản tiền này và cho rằng đây là khoản tiền đã được hai bên xác
nhận chính thức và hoàn toàn không có tranh chấp, đã được lập thành Phụ lục,
Biên bản. Đối với ý kiến này của DAP số 2, các nhà thầu không chấp nhận đối trừ
bởi lý do số tiền không nằm trong phạm vi khởi kiện và đề nghị Hội đồng trọng
tài không xem xét. Sau khi có ý kiến của các nhà thầu, Việt Tđã tư vấn pháp lý
cho D2được thể hiện tại Công văn số 986/2020/CV-DAP2 ngày 06/07/2020 gửi
VIAC để giải trình về các khoản đề nghị giảm trừ sau khi có ý kiến phản đối,
không đồng ý khấu trừ của các Nhà thầu. Quá trình giải quyết tranh chấp, Hội
đồng trọng tài đã chấp nhận đối trừ số tiền 1.461.130 USD và 3.627.139.844VNĐ
với khoản tiền có tranh chấp mà D2phải trả cho các nhà thầu.
Xét thấy, sau khi ký các Phụ lục hợp đồng, Việt Tđã chủ động, tích cực thực
hiện các công việc được hai bên thỏa thuận và nỗ lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của D2trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp và ban hành phán quyết số
107/18 HCM. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty D2không có
ý kiến gì về việc Công ty Việt Tthực hiện tư vấn pháp lý chưa đầy đủ hoặc không
kịp thời.
Như vậy, việc bị đơn D2–VINACHEM cho rằng khoản tiền “Phí luật sư bổ
sung” quy định tại Phụ Lục 56-6.HĐ và Phụ lục 56-8.HĐ mà Việt Tđang đòi là
vi phạm Luật luật sư, pháp luật về quản lý ngoại hối và trái đạo đức nghề nghiệp
luật sư và không phải là “Thù lao luật sư” để không thanh toán phí luật sư bổ sung
cho Công ty Việt Tlà không có cơ sở. Nhận định của Tòa án sơ thẩm là phù hợp
với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, theo đó xác định các bên thống
nhất thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng nguyên tắc số: 56/2017/HĐNT ngày
02/10/2017 và các Phụ lục hợp đồng số 56-6/2019/PLHĐ ngày 25/3/2019; Phụ
lục hợp đồng số: 56-8/2020/PLHĐ ngày 10/01/2020 là đúng quy định của pháp
luật. Vì vậy, Bản án sơ thẩm nhận định D2–VINACHEM phải có nghĩa vụ thanh
toán cho Việt Tkhoản Phí luật sư bổ sung tính trên phần trăm giá trị tranh chấp
sau khi giảm trừ số tiền mà D2–VINACHEM phải trả cho các Nhà thầu theo quyết
định của HĐTT là 9.141.341.567 đồng là phù hợp, có căn cứ.
[3.4] Về yêu cầu tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)và khoản tiền lãi suất
chậm thanh toán:
Trong quá trình giải quyết tại cấp phúc thẩm, bị đơn D2cho rằng Bản án sơ
thẩm áp dụng mức Thuế giá trị gia tăng 10% là không phù hợp với quy định về
Thuế giá trị gia tăng. Tại thời điểm Bản án sơ thẩm số 04/2024/KDTM-ST được
ban hành, dịch vụ pháp lý được hưởng mức thuế là 8%. Hội đồng xét xử xét thấy:
11
Tại Điều 4 Luật Thuế GTGT quy định: “Người nộp thuế giá trị gia tăng là
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia
tăng...” . Như vậy, Công ty D2 là người đã sử dụng dịch vụ pháp lý nên phải là
người phải chịu thuế GTGT và mức thuế suất được áp dụng là 10% được quy định
tại Khoản 8 Luật thuế Giá trị gia tăng như nhận định bản án sơ thẩm là có căn cứ
và phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với yêu cầu về khoản tiền lãi suất chậm thanh toán: Ngày 02/3/2021,
Hội đồng trọng tài ban hành văn bản sửa chữa, đính chính số tiền D2–
VINACHEM phải thanh toán cho Nhà thầu và các nội dung liên quan khác, tại
phiên tòa sơ thẩm bị đơn cũng đã xác nhận văn bản đính bị đơn nhận ngày
15/3/2021. Tại Phụ lục hợp đồng số 56-6/2019/PLHĐ ngày 25/3/2019 và Phụ lục
hợp đồng số: 56-8/2020/PLHĐ ngày 10/01/2020 quy định việc thanh toán Phí luật
sư bổ sung trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có phán quyết/quyết định và không
quy định về mức lãi suất chậm thanh toán nên mức lãi suất được xác định theo
quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ Luật Dân sự. Như vậy, Công ty D2–
VINACHEM chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với Việt Tnên phải chịu
khoản lãi tương ứng với thời gian chậm trả với mức lãi suất 10%/năm tính từ ngày
23/3/2021 trên tổng số tiền là 9,141,341,567đồng là có căn cứ, cần chấp nhận yêu
cầu này.
[4] Quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, bị đơn công ty D2 có cung
cấp được một số tài liệu, chứng cứ. Tuy nhiên, những tài liệu, chứng cứ này không
chứng minh được nội dung kháng cáo là có căn cứ. Do đó, Hội đồng xét xử phúc
thẩm xét thấy cần giữ nguyên Bản án sơ thẩm số: 04/2024/KDTM-ST, của Tòa
án nhân dân huyện T, tỉnh Lào Cai
[5] Về án phí phúc thẩm: Do kháng cáo không được chấp nhận, Hội đồng
xét xử phúc thẩm giữ nguyên Bản án sơ thẩm nên người kháng cáo Công ty Cổ
phần D2-VINACHEM phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm theo
quy định tại Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1 Điều 308, Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu,
nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.
1. Không chấp nhận kháng cáo của Công ty Cổ phần D Giữ nguyên Bản án
kinh doanh thương mại sơ thẩm số 04/2024/KDTM-ST ngày 16/5/2024, của Tòa
án nhân dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
2. Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm:
Công ty Cổ phần D2-VINACHEM phải chịu tiền án phí kinh doanh thương
mại phúc thẩm là 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng). Xác nhận Công ty Cổ phần
D2-VINACHEM đã nộp đủ số tiền 2.000.000đồng (Hai triệu đồng) tiền tạm ứng
12
án phí phúc thẩm theo Biên lai thu tạm ứng án phí ký hiệu BLTU/23P, số 0000925
ngày 20/6/2024 và Biên lai thu tạm ứng án phí ký hiệu BLTU/23P, số: 0000910
ngày 12/6/2024 của Chi cục Thi hành án dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Công ty Cổ phần D2-VINACHEM đã nộp đủ tiền án phí kinh doanh thương mại
phúc thẩm.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
“Trường hợp bản án được thi hành theo quy định điều 2 Luật Thi hành án
dân sự thì người được thi hành án dân sự, người được thi hành án dân sự, người
phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành
án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các
điều 6,7,7 a, 9 Luật thi hành án Dân sự. Thời hiệu thi hành án được quy định tại
Điều 30 Luật thi hành án Dân sự”.
Nơi nhận:
- VKSND tỉnh Lào Cai (2);
- TAND huyện T;
- Chi cục THADS huyện T;
- Các đương sự;
- Lưu VT, HSVA.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Bùi Văn Khanh
Tải về
Bản án số 05/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án số 05/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 28/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 25/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 20/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 09/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 29/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Bản án số 08/2024/KDTM-PT ngày 29/08/2024 của TAND tỉnh Bình Thuận về tranh chấp về cung ứng dịch vụ
Ban hành: 29/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 27/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 27/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 23/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 23/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 21/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 16/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 15/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Bản án số 07/2024/KDTM-PT ngày 13/08/2024 của TAND tỉnh Quảng Bình về tranh chấp về cung ứng dịch vụ
Ban hành: 13/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 12/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 08/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 05/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm