Bản án số 23/2024/DS-ST ngày 13/08/2024 của TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh về tranh chấp về thừa kế tài sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 23/2024/DS-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 23/2024/DS-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 23/2024/DS-ST
Tên Bản án: | Bản án số 23/2024/DS-ST ngày 13/08/2024 của TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh về tranh chấp về thừa kế tài sản |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về thừa kế tài sản |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND huyện Tiên Du (TAND tỉnh Bắc Ninh) |
Số hiệu: | 23/2024/DS-ST |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 13/08/2024 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | ds |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản

1
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN DU
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Ông Vũ Mạnh.
Các Hội thẩm nhân dân: Bà Đào Thị Thu và bà Nguyễn Thị Minh.
- Thư ký phiên toà: Trịnh Quang Huy - Thư ký Tòa án nhân dân huyện Tiên
Du.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiên Du tham gia phiên tòa: Bà
Nguyễn Thị Tuyết - Kiểm sát viên.
Trong các ngày 09/8/2024 và ngày 13/8/2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; xét xử sơ thẩm công khai vụ thụ lý số:
50/2024/TLST- DS ngày 26 tháng 01 năm 2024, về việc “Tranh chấp về thừa kế
tài sản”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 28/2024/QĐXXST-DS ngày
17/6/2024; theo Quyết định hoãn phiên toà số: 35/2024/QĐST-DS ngày 15/7/2024,
giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Thế Kiêm, sinh năm 1968 (Có mặt);
HKTT: Xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Bị đơn: Ông Nguyễn Thế Tiêm, sinh năm 1960 (Có mặt);
Người đại diện theo ủy quyền của ông Tiêm: Bà Nguyễn Thị Quyên, sinh
năm 1961 (Có mặt);
Cùng địa chỉ: Xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Nguyễn Thế Sắc, sinh năm 1950 (Có mặt);
Địa chỉ: Xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
2. Bà Nguyễn Thị Niên, sinh năm 1954 (Xin vắng mặt);
Địa chỉ: Xóm Giai, thôn Đại Thượng, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
3. Bà Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1957 (Xin vắng mặt);
Địa chỉ: Xóm Giữa, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN TIÊN DU
TỈNH BẮC NINH
Bản án số: 23/2024/DS-ST
Ngày 13 - 8- 2024
V/v Tranh chấp về thừa kế tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
2
4. Bà Nguyễn Thị Lượt, sinh năm 1963 (Xin vắng mặt);
Địa chỉ: Xóm Triền, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
5. Bà Nguyễn Thị Là, sinh năm 1965 (Xin vắng mặt);
Địa chỉ: Thôn Núi Đông, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
6. Bà Nguyễn Thị Anh, sinh năm 1973 (Xin vắng mặt);
Địa chỉ: Xóm Giai, thôn Đại Thượng, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
7. Bà Nguyễn Thị Quyên, sinh năm 1961 (Có mặt);
8. Chị Nguyễn Thị Lan Phương, sinh năm 1990;
9. Anh Nguyễn Thế Tùng, sinh năm 1985;
Cùng địa chỉ: Xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
10. Chị Nguyễn Thị Thanh Quý, sinh năm 1990;
Địa chỉ: Xóm 5, thôn Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Người đại diện theo ủy quyền của chị Phương, anh Tùng, chị Quý: Bà
Nguyễn Thị Quyên, sinh năm 1961 (Có mặt);
Địa chỉ: Xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
11. Bà Nguyễn Thị Định, sinh năm 1952 (Vắng mặt);
12. Anh Nguyễn Thế Đáng, sinh năm 1980 (Có mặt);
13. Chị Nguyễn Thị Đạt, sinh năm 1977 (Vắng mặt);
Cùng địa chỉ: Xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
14. Chị Nguyễn Thị Đang, sinh năm 1984 (Vắng mặt);
Địa chỉ: Thôn Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
NỘI DUNG VỤ ÁN
*Theo đơn khởi kiện, tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án và tại phiên toà
ông Nguyễn Thế Kiêm trình bày:
Bố mẹ ông là ông Nguyễn Thế Bằng, sinh năm 1927 (chết năm 1988) và bà
Đào Thị Tám, sinh năm 1928 (chết năm 2018), trước khi chết bố mẹ ông không để
lại di chúc.
Quá trình sinh sống bố mẹ ông sinh được 08 người con gồm có: Ông Nguyễn
Thế Sắc, bà Nguyễn Thị Niên, bà Nguyễn Thị Thái, ông Nguyễn Thế Tiêm, bà
Nguyễn Thị Lượt, bà Nguyễn Thị Là, ông Nguyễn Thế Kiêm, bà Nguyễn Thị Anh.
Bố mẹ ông không nhận ai làm con nuôi, không làm con nuôi ai.
Năm 1970, bố mẹ ông có được nhà nước cấp cho thửa đất thuộc khu vực xóm
Gạ, thôn Đại Vi, diện tích 360 m
2
theo diện gia đình đông con để làm đất ở có quy
hoạch của nhà nước. Đến năm 1981, bố mẹ ông xây dụng 01 ngôi nhà 3 gian, cấp
3
IV trên một phần thửa đất cho ông Sắc đang quản lý và sử dụng. Đến năm 2001,
ông Sắc được cấp quyền sử dụng đất là thửa số 06, tờ bản đồ cũ số 08, diện tích
157 m
2
, tại Xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Thửa đất của bố mẹ ông vẫn còn 203 m
2
chưa chia cho ai. Năm 1990, mẹ ông có
xây dụng 01 ngôi nhà 3 gian cấp IV trên phần đất còn lại cho ông Tiêm sinh sống.
Năm 1998, ông Tiêm có phá ngôi nhà cấp IV và xây dựng lại 01 ngôi nhà 2 tầng
và 01 lán lợp tôn.
Khoảng năm 2008, nhà nước có làm lại đường sau khi bị thu hồi thì phần còn
lại có diện tích 168,2 m
2
nay là thửa số 1076, tờ bản đồ số 50, diện tích 168,2 m
2
(gọi tắt là thửa đất số 1076) tại Xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh được UBND xã Đại Đồng đo đạc năm 2021. Hiện nay thửa đất
đang được ông Nguyễn Thế Tiêm quản lý và sử dụng.
Trên đất hiện nay có ông Nguyễn Thế Tiêm và bà Nguyễn Thị Quyên (vợ ông
Tiêm), anh Nguyễn Thế Tùng. Ông Tiêm và bà Quyên có 01 con gái tên là Nguyễn
Thị Quý, sinh năm 1990 lấy chồng năm 2014 và sinh sống tại nhà chồng tại thôn
Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tài sản trên đất gồm có: 01
ngôi nhà 2 tầng do ông Tiêm và bà Quyên xây dựng năm 1998 và 01 lán lợp tôn.
Trị giá thửa đất khoảng 500.000.000 đồng; các tài sản trên đất tổng trị giá khoảng
200.000.000 đồng. Sau khi bà Tám chết thì anh em có tranh chấp, ông Tiêm kiện
ông năm 2022 và ông kiện ông Tiêm năm 2023, trước đó không ai có đơn thư ra
UBND xã lần nào.
Nay ông yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế của bố mẹ ông là thửa
số 1076, do ông Nguyễn Thế Tiêm đang quản lý và sử dụng cho các đồng thừa kế
theo quy định của pháp luật. Ông đề nghị chia bằng hiện vật. Đối với phần diện
tích đã bị thu hồi làm đường ông Tiêm nhận bồi thường ông không có ý kiến, yêu
cầu gì. Đối với thửa đất của ông Sắc đang quản lý sử dụng ông không có ý kiến
yêu cầu gì.
Ngoài ra ông không có ý kiến yêu cầu gì khác.
*Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án của bị đơn ông Nguyễn Thế Tiêm, tại
phiên toà người đại diện theo ủy quyền của ông Tiêm là bà Nguyễn Thị Quyên
trình bày:
Bố mẹ ông là ông Nguyễn Thế Bằng và bà Đào Thị Tám, có các 08 người con
như ông Kiêm trình bày là đúng, trước khi chết bố mẹ ông không để lại di chúc. Bố
mẹ ông không nhận ai làm con nuôi, không làm con nuôi ai.
Bố mẹ ông có 01 thửa đất diện tích 245 m
2
, ở xóm Gạ, Đại Vi, xã Đại Đồng
(Đất ở trong làng), các ông sinh ra và lớn lên đều ở trên thửa đất này hiện nay ông
Kiêm đang sử dụng.
Năm 1960, cải cách ruộng đất bố mẹ ông, ông Sắc, bà Niên, bà Thái, Tiêm
được chia ruộng phần trăm ngoài đồng, mỗi người được 3 thước bắc bộ bằng 72
m
2
, gia đình ông được 6 định xuất bằng nhau tổng diện tích là 432 m
2
, tuy nhiên
4
thực tế không được như vậy. Năm 1970, theo chính sách địa phương gia đình ông
được đổi đất từ giữa đồng về gần làng, theo tỷ lệ 1:1. Đến năm 1980, do chính sách
mở rộng dân cư nên ông Sắc có làm đơn để xây dựng nhà trên đất gần làng được
chia phần của ông Sắc và của bố mẹ ông. Năm 1988, địa phương chia lại ruộng
phần trăm thì phần của bố mẹ ông đã chuyển ra ngoài đồng, ông Sắc bị trừ ruộng ở
ngoài đồng, ông cũng bị trừ ruộng và không được chia ở ngoài đồng. Năm 1985,
ông xây dựng gia đình với vợ là bà Nguyễn Thị Quyên, bố mẹ ông cho vợ chồng ra
ở trên thửa đất này. Năm 1992, vợ chồng ông làm đơn xin được xây dựng nhà trên
đất, phần định suất của ông và của bà Niên, bà Thái. Bà Thái, bà Niên cho ông
ruộng từ đó đến nay không có ý kiến gì. Ông là người phải đóng thuế đất hàng
năm, tuy nhiên là thuế đất phần trăm, không phải là đất ở như hiện nay. Từ tháng
12/1992 thì bắt đầu chuyển thành đất ở, ông bắt đầu đóng thuế đất ở. Năm 2001,
ông được bố mẹ cho đứng tên trên sổ mục kê cùng với ông Sắc. Khi bắt đầu ra ở
vợ chồng ông xây dựng xưởng mộc, năm 2003 vợ chồng xây dựng 01 ngôi nhà 2,5
tầng.
Khoảng năm 2008, nhà nước có làm lại mở rộng đường trước cửa nhà bị thu
hồi phần còn lại có diện tích là 168,2 m
2
nay là thửa số 1076, được UBND xã Đại
Đồng đo đạc năm 2021. Hiện nay thửa đất vợ chồng ông đang quản lý và sử dụng.
Trên đất hiện nay có vợ chồng ông, con trai là anh Nguyễn Thế Tùng, con dâu
là chị Nguyễn Thị Phương và hai cháu nhỏ. Con gái ông tên là Nguyễn Thị Quý,
đã kết hôn năm 2014. Khi ông xây dựng nhà năm 2003 thì các con còn nhỏ không
có công sức gì, đến nay không xây dựng thêm tài sản gì.
Nay ông Kiêm yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế của bố mẹ ông là
thửa số 1076, do bố mẹ ông đã cho ông đang quản lý và sử dụng và đất trên là do
vợ chồng ông phải đổi ruộng, mua đất nên ông không đồng ý chia. Tài sản trên là
tài sản của vợ chồng bà, không liên quan đến tài sản của cụ Bằng và cụ Tám.
Trong trường hợp chia thừa kế của các cụ thì do cụ Bằng chết năm 1988 nên hết
thời hiệu chia thừa kế, còn đối với cụ Tám chết năm 2018, khi chia đề nghị chia
theo pháp luật, phần của các cô, các bà cho ông gia đình ông xin nhận, còn đối với
công sức của vợ chồng bà do ra ở từ năm 1985, đề nghị chia thêm cho gia đình 1
phần. Khi chia gia đình ông xin lấy bằng hiện vật.
Ngoài ra ông bà không có ý kiến yêu cầu gì khác.
*Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án, tại phiên toà người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan bà Quyên trình bày:
Năm 1984, ông Tiêm đi bộ đội về, là thương binh được Nhà nước công
nhận, sau khi kết hôn với bà thì ông Tiêm có làm đơn lên hợp tác xã, thôn Đại Vi
và UBND xã để xin cấp đất để ở tuy nhiên do thời gian này xã không có quỹ đất
dư để cấp cho ông Tiêm nên đã chấp thuận cho ông Tiêm được ở và xây dựng nhà
trên diện tích đất 5% (diện tích đất của Hợp tác xã chia cho ông Tiêm canh tác);
cùng năm này sau khi được sự chấp thuận thì vợ chồng ông bà có xây xưởng, nhà
vệ sinh sống trên phần đất từ đó cho đến nay. Năm 1992, khi Nhà nước chia ruộng
5
cho những định suất trong thôn thì ông Tiêm có bị trừ phần đất này vào phần đất
nông nghiệp được chia. Phần đất 5% ông Tiêm sử dụng sau này là thửa đất số 576,
tờ bản đồ số 8, diện tích 176m
2
tại thôn Đại Vi (nay là thửa số 1076 tờ bản đồ số
50, diện tích 168,2m
2
). Từ thời điểm sinh sống trên thửa đất gia đình ông Tiêm vẫn
thực hiện đóng thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với thửa đất đầy đủ.
Về quá trình sử dụng đất: Sau khi được sự chấp thuận của chính quyền giai
đoạn đó, ông Tiêm cùng một số hộ cạnh nhà có ra ở tại khu đất như hộ ông Xa,
ông Sắc… Gia đình ông Tiêm sử dụng ổn định và xây dựng các công trình nhà
gồm nhà cấp IV, nhà xưởng mộc, nhà khác như bếp, chuồng lợn, chuồng gà…Đến
năm 1992, sau khi nhà nước có chủ trương cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân cư tại
khu đất diện 5% có giấy mời ra để công bố quyết định thì gia đình ông Tiêm có
thuộc diện này. Tuy nhiên, do việc chỉnh lý số liệu bản đồ nên tại hồ sơ gia đình
ông còn lại 152m
2
(lệch nhiều so với diện tích gia đình đã nộp thuế là 180m
2
) nên
gia đình đã không đồng ý và chưa được cấp sổ. Ngoài ra đây là tài sản của gia đình
ông Tiêm nên tại sổ mục kê, sổ bản đồ địa chính của xã đều xác nhận đây là tài sản
riêng của ông Tiêm.
Từ những căn cứ trên khẳng định thửa đất 576 nay là thửa 1067 là tài sản
của gia đình ông bà, không liên quan gì đến di sản thừa kế của cụ Bằng và cụ Tám.
Về tài sản trên đất có căn nhà 2,5 tầng xây dựng tầng 1 năm 1998, xây tầng 2
năm 2003 và một số công trình phụ xây dựng năm 2008 do vợ chồng bà xây dựng,
con trai có đóng góp công sức nhưng không đáng kể. Nay ông Kiêm yêu cầu Tòa
án giải quyết chia di sản thừa kế là thửa đất do gia đình bà đang quản lý, sử dụng
thì bà không đồng ý.
Bà nhất trí với ý kiến của ông Tiêm về nguồn gốc thửa đất đối với thửa số
1076, được UBND xã Đại Đồng đo đạc năm 2021 bà công nhận những gì ông
Tiêm khai là đúng. Ông Kiêm yêu cầu khởi kiện bà đại diện cho ông Tiêm không
nhất trí, đề nghị bác toàn bộ đơn khởi kiện của ông Kiêm. Tài sản trên là tài sản
của vợ chồng bà, không liên quan đến tài sản của cụ Bằng và cụ Tám. Trong
trường hợp chia thừa kế của các cụ thì do cụ Bằng chết năm 1988 nên hết thời hiệu
chia thừa kế, còn đối với cụ Tám chết năm 2018, khi chia đề nghị chia theo pháp
luật, phần của các cô cho ông Tiêm gia đình xin nhận, còn đối với công sức của vợ
chồng bà do ra ở từ năm 1985, đề nghị chia thêm cho gia đình 1 phần. Khi chia gia
đình bà xin lấy bằng hiện vật. nếu được chia bà đồng ý giao phần của bà ông Tiêm
quản lý, sử dụng.
Ngoài ra bà không có ý kiến yêu cầu gì khác.
*Tại phiên toà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Nguyễn Thế Tùng
trình bày:
Anh là con trai ông Tiêm, bà Quyên. Đối với nguồn gốc thửa đất số 1076 tờ
bản đồ 50 đo đạc năm 2021 từ khi sinh ra anh đã sinh sống trên thửa đất còn nguồn
gốc thửa đất anh không rõ nay được bố anh nói là đất phần trăm của bố anh. Trên
6
đất hiện nay có bố mẹ anh, anh và vợ là chị Phương cùng 2 con nhỏ đang sinh
sống.
Về tài sản trên thửa đất có căn nhà 2,5 tầng xây dựng tầng 1 năm 1998, xây
tầng 2 năm 2003 và một số công trình phụ xây dựng năm 2008 do bố mẹ anh xây
dựng, khi xây dựng anh có đóng góp công nhưng không nhiều. Vợ anh là chị
Phương không có công sức gì. Nay ông Kiêm yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản
thừa kế của ông bà anh là thửa đất do gia đình anh đang quản lý, sử dụng thì anh
không đồng ý. Do có việc bận nên anh xin được vắng mặt tại các buổi làm việc,
các phiên họp, phiên hòa giải và các phiên tòa. Ngoài ra anh không có ý kiến yêu
cầu gì.
*Tại lời khai có trong hồ sơ vụ án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan chị Nguyễn Thị Lan Phương trình bày:
Chị kết hôn với anh Nguyễn Thế Tùng là con của ông Tiêm, bà Quyên từ
năm 2014. Sau khi kết hôn chị và anh Tùng sinh sống tại gia đình anh Tùng đến
cuối năm 2015 thì vợ chồng ra ở riêng tại thành phố Bắc Ninh. Đối với thửa đất
1076 tờ bản đồ 50 thì sau khi kết hôn chị đã được sinh sống trên thửa đất khoảng
hơn 1 năm, về nguồn gốc thửa đất thì từ khi chị về làm dâu gia đình anh Tùng đã
sinh từ lâu trên thửa đất. Trên đất hiện nay có bố mẹ chồng chị sinh sống còn chị
và anh Tùng đã chuyển ra ở riêng từ năm 2015.
Về tài sản trên thửa đất có căn nhà 2,5 tầng xây dựng và một số công trình
phụ xây dựng năm nào chị không rõ, khi về làm dâu thì đã có các tài sản trên. Chị
không có công sức đóng góp gì. Đối với quan điểm khởi kiện của ông Kiêm chị
không đồng ý. Do công việc bận nên chị xin được vắng mặt tại các buổi làm việc,
các phiên họp, phiên tòa. Ngoài ra anh không có ý kiến yêu cầu gì.
*Tại lời khai có trong hồ sơ vụ án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan chị Nguyễn Thị Quý trình bày:
Chị là con gái ông Tiêm, bà Quyên. Đối với nguồn gốc thửa đất số 1076 tờ
bản đồ 50 đo đạc năm 2021 từ khi sinh ra chị đã sinh sống trên thửa đất còn nguồn
gốc thửa đất chị không rõ nay được ông Tiêm nói là đất phần trăm của ông Tiêm.
Trên đất hiện nay có bố mẹ chị, anh Tùng và vợ là chị Phương cùng 2 cháu nhỏ ở
một thời gian.
Tài sản trên thửa đất có căn nhà 2,5 tầng xây dựng tầng 1 năm 1998, xây
tầng 2 năm 2003 và một số công trình phụ xây dựng năm 2008 do bố mẹ chị xây
dựng, khi xây dựng chị còn nhỏ không đóng góp công sức gì. Nay ông Kiêm yêu
cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế của ông bà là thửa đất do gia đình chị
đang quản lý, sử dụng thì chị không đồng ý. Do có việc bận nên chị xin được vắng
mặt tại các buổi làm việc, các phiên họp, phiên hòa giải và các phiên tòa. Ngoài ra
chị không có ý kiến yêu cầu gì.
*Tại phiên toà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chị Phương, anh
Tùng, chị Quý do bà Nguyễn Thị Quyên đại diện trình bày:
7
Trên đất hiện nay có vợ chồng bà đang quản lý, sử dụng; con trai Nguyễn Thế
Tùng, con dâu Nguyễn Thị Lan Phương và hai cháu nhỏ ở một thời gian san đó lên
ở thành phố Bắc Ninh. Con gái tên là Nguyễn Thị Thanh Quý, kết hôn năm 2014,
khi vợ chồng bà xây dựng nhà 2,5 tầng, xây dựng tầng 1 năm 1998, xây tầng 2
năm 2003 và một số công trình phụ xây dựng năm 2008 do vợ chồng bà xây dựng,
con trai có đóng góp công sức nhưng không đáng kể, con gái không có đóng góp
gì, đến nay không xây dựng thêm gì.
Trong vụ án này đối với bà là người đại diện cho những người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan trên. Bà đại diện cho anh Tùng, chị Phương, chị Quý không có
ý kiến yêu cầu gì thêm.
*Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án và tại phiên toà Người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan ông Sắc trình bày:
Về thành phần gia đình bố mẹ ông, cùng các anh em như ông Kiêm, ông Tiêm
trình bày là đúng. Bố mẹ ông không nhận ai làm con nuôi, cũng không làm con
nuôi ai.
Năm 1970, gia đình ông gồm có: bố, mẹ, ông, bà Thái, bà Niên, ông Tiêm,
ông Kiêm, bà Là, bà Lượt là những người được chia ruộng và được Nhà nước cho
phép đổi ruộng 5% từ ruộng ngoài đồng về gần làng (ruộng rau) còn bà Anh sinh
sau năm 1970 chưa được chia ruộng. Tỷ lệ đổi và mất bao nhiêu ruộng ở ngoài
đồng thì ông không nhớ rõ nhưng gia đình ông được 1 sào bắc bộ (360 m
2
) ở gần
làng.
Năm 1976, ông lập gia đình; đến năm 1981, địa phương cho phép các gia đình
đông con được làm nhà ở trên đất gần làng đó, ông xin bố mẹ cho ra đất đó để làm
01 ngôi nhà 3 gian, cấp IV trên 1 phần thửa đất, phần còn lại bố mẹ ông trồng
Xoan.
Năm 1988, chủ trương của địa phương lại chuyển đất gần làng ra đồng, những
cô đi lấy chồng thì địa phương nào trả về địa phương đó gồm có: Bà Niên, Thái,
Là còn Lượt chưa lấy chồng. Để được cả thửa đất 360 m
2
thì khi đó các gia đình
phải trả tiền hoặc trừ ruộng. Gia đình ông gồm: ông, vợ là bà Nguyễn Thị Định,
con Nguyễn Thị Đạt, Nguyễn Thế Đáng, Nguyễn Thị Đang. Gia đình ông phải trừ
129 m
2
ngoài đồng để được cả thửa đất ở với tỷ lệ 1 thước ngoài đồng được 3
thước gần làng. Bố mẹ ông bị chuyển ruộng ra ngoài đồng nhưng không bị trừ và
hiện nay vẫn còn. Gia đình ông đóng thuế từ năm 1988 thuế đất ở đối với phần
diện tích đất của gia đình ông, phần còn lại ông Tiêm đóng.
Đến năm 2001, gia đình ông được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là thửa số 06, tờ bản đồ cũ 08, diện tích 157 m
2
, tại Xóm Gạ, thôn Đại
Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Gia đình ông Tiêm chưa được
cấp.
8
Nay ông Kiêm yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế của bố mẹ ông là
thửa số 1076, do ông Nguyễn Thế Tiêm đang quản lý và sử dụng theo quy định
của pháp luật.
Ông trình bày về việc đổi ruộng như vậy để Toà án biết, nay do là anh em
trong gia đình nên ông không có ý kiến yêu cầu gì. Ông Kiêm đề nghị giải quyết
vụ án thừa kế, ông đề nghị Toà án giải quyết theo quy định pháp luật, ông không
có ý kiến yêu cầu gì, trong trường hợp phải chia phần của bố mẹ ông, toàn bộ phần
của ông cho ông Tiêm. Ngoài ra ông không có ý kiến yêu cầu gì.
* Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án và tại phiên toà Người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan bà Anh trình bày:
Bà nhất trí về thành phần gia đình bố mẹ, năm sinh năm mất và anh em như
ông Tiêm, ông Kiêm trình bày là đúng. Bố mẹ bà năm 1970 được cấp 1 thửa đất
diện gia đình đông con. Sau này bố mẹ chia cho ông Kiêm thửa trong làng, ông
Sắc, ông Tiêm mỗi người ½ đất được cấp. Hiện nay, ông Sắc, ông Tiêm và ông
Kiêm mỗi người đang sinh sống trên 01 thửa đất của bố mẹ để lại các bà không có
ý kiến gì.
Nay ông Kiêm yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế cả bố mẹ ông là
thửa đất 1076 gia đình ông Tiêm đang quản lý sử dụng, bà không có ý kiến, đề
nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật. Trường hợp chia thừa kế phần của bà đề
nghị Toà án giữ nguyên phần đất ông nào sử dụng, giữ nguyên gia đình đó. Ai sử
dụng phần đất nào ở nguyên phần đất đó để giữ tình cảm anh em. Ngoài ra bà
không có ý kiến yêu cầu gì khác. Trường hợp phải chia thừa kế tài sản, phần của bà
cho ông Tiêm để đất của ai đang sử dụng người đó tiếp tục sử dụng. Ngoài ra bà
không có ý kiến yêu cầu gì khác.
* Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan bà Lượt trình bày:
Bà nhất trí về thành phần gia đình bố mẹ, năm sinh năm mắt và anh em như
ông Tiêm, ông Kiêm trình bày là đúng. Bố mẹ bà năm 1970 được cấp 1 thửa đất
diện gia đình đông con. Sau này bố mẹ chia cho ông Kiêm thửa trong làng, ông
Sắc, ông Tiêm mỗi người ½ đất được cấp. Hiện nay, ông Sắc, ông Tiêm và ông
Kiêm mỗi người đang sinh sống trên 01 thửa đất của bố mẹ để lại các bà không có
ý kiến gì.
Nay ông Kiêm yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế cả bố mẹ ông là
thửa đất 1076, bà không có ý kiến, đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật, ai sử
dụng phần đất nào giữ nguyên phần đất đó. Nếu được chia bà cho ông Tiêm được
quản lý sử dụng. Do bận công việc nên ông xin vắng mặt tại các buổi làm việc,
phiên hòa giải và các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
Ngoài ra bà không có ý kiến yêu cầu gì khác.
* Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan bà Là trình bày:
9
Nay ông Kiêm yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế của bố mẹ các
bà là thửa số 1076, do ông Nguyễn Thế Tiêm đang quản lý và sử dụng là tài sản
hợp pháp của ông Tiêm, bà Quyên, nguồn gốc được cấp trước năm 1993, kể từ khi
được cấp đất gia đình ông Tiêm, bà Quyên đã sử dụng ổn định từ đó đến nay,
không phải là di sản thừa kế của cụ Bằng, cụ Tám do vậy không liên quan gì đến
tài sản này, từ chối tham gia tố tụng và đề nghị Tòa án không triệu tập. Ngoài ra bà
không có ý kiến yêu cầu gì khác.
* Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án bà Thái trình bày:
Thửa đất số 576, tờ bản đồ số 8, diện tích 176m
2
(theo hồ sơ cũ, hiện nay là
thửa đất số 1076, tờ bản đồ số 50) tại địa chỉ: Thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là tài sản hợp pháp của ông Nguyễn Thế Tiêm, bà Nguyễn
Thị Quyên. Nguồn gốc đất là do ông Tiêm, bà Quyên được cấp trước năm 1993, kể
từ khi được cấp đất ông Tiêm, bà Quyên vẫn sử dụng ổn định từ đó đến nay, bà
khẳng định đây không phải thừa kế của cụ Nguyễn Thế Bằng và cụ Đào Thị Tám;
do vậy bà không có liên quan gì đến tài sản này, trong trường hợp phải chia thừa
kế đối với phần đất được bà hưởng, bà sẽ cho ông Tiêm toàn bộ. Bà xin từ chối
tham gia tố tụng và đề nghị Tòa án không triệu tập bà tại các phiên làm việc và các
phiên toà. Ngoài ra bà không có ý kiến yêu cầu gì khác.
* Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án và tại phiên toà người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan bà Niên trình bày:
Bố mẹ bà là ông Nguyễn Thế Bằng và bà Đào Thị Tám đã chết, khi chết
không để lại di chúc, bố mẹ bà có 08 người con là: ông Sắc, bà Niên, bà Thái, ông
Tiêm, bà Lượt, bà Là, ông Kiêm, bà Anh. Bố mẹ bà không nhận ai làm con nuôi,
không làm con nuôi ai.
Năm 1970, gia đình bà có 6 khẩu được chia ruộng phần trăm gồm có: cụ
Bằng, cụ Tám, ông Sắc, bà Niên, bà Thái, ông Tiêm mỗi người được 03 thước đổi
ruộng phần trăm để lấy thửa đất ở rìa làng (Xóm Gạ, thôn Đại Vi) diện tích khoảng
01 sào là 360 m
2
.
Đến năm 1973, bà lập gia đình thì đất nông nghiệp của bà vẫn để cùng gia
đình bố mẹ không chuyển về gia đình nhà chồng.
Năm 1981, gia đình bà chủ yếu là bố mẹ và gia đình ông Sắc có xây dựng 01
ngôi nhà 3 gian cấp IV trên phần đất nhà ông Sắc.
Năm 1984, ông Tiêm đi bộ đội về đã làm đơn xin mua đất ở địa phương do
địa phương chưa giải quyết vì chưa có đất nên ông Tiêm đã ở trên phần đất còn lại.
Ông Tiêm mua của địa phương phải nộp tiền hay giấy tờ gì thì bà không rõ. Ông
Tiêm đã mua đất của địa phương thì không bị trừ đất phần trăm ở ngoài đồng và
vẫn được chia đất nông nghiệp. Phần đất đang tranh chấp thì gia đình nhà ông
Tiêm sử dụng đến nay.
Đối với phần trăm đất bị trừ theo 6 khẩu đổi đất bà không có có ý kiến, yêu
cầu gì.
10
Năm 1998, vợ chồng ông Tiêm có xây dựng 01 ngôi nhà, ngoài ra từ trước
không ai xây dựng gì và xây dựng thành ngôi nhà như hiện nay.
Đối với phần đất ông Sắc đang quản lý, sử dụng thì tôi không có ý kiến, yêu
cầu gì.
Nay ông Kiêm yêu cầu chia thửa đất ông Tiêm đang quản lý, sử dụng quan
điểm của bà phần đất này ông Tiêm đã mua nên ông Tiêm, bà Niên, bà Thái vẫn có
đất phần trăm ngoài đồng. Ngoài ra năm 1988, bà vẫn được chia ruộng phần trăm
khi chuyển về nhà chồng.
Còn đối với phần đất của ông Sắc thì ông Sắc cũng đã mua và ông Sắc, bố mẹ
bà vẫn có đất phần trăm ở ngoài đồng.
Trong trường hợp phải chia thừa kế đối với phần đất được chia của bà, bà sẽ
cho ông Tiêm toàn bộ. Do đã nhiều tuổi, sức khỏe yếu nên bà xin vắng mặt tại các
buổi làm việc, các phiên họp, phiên hòa giải và các phiên tòa. Ngoài ra bà không
có ý kiến yêu cầu gì khác.
* Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan bà Nguyễn Thị Định trình bày:
Bà là vợ công Sắc, bà đã biết nội dung ông Sắc trình bày tại Tòa án, bà nhất
trí, không có ý kiến gì đối với diện tích đất nông nghiệp của gia đình cũng như của
bà. Nay ông Kiêm đề nghị giải quyết vụ án thừa kế bà đề nghị giải quyết theo quy
định pháp luật, bà không có yêu cầu gì. Do bận công việc nên bà từ chối tham gia
tố tụng và xin vắng mặt tại các buổi hòa giải và phiên tòa. Ngoài ra bà không có ý
kiến yêu cầu gì khác.
* Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan chị Nguyễn Thị Đạt trình bày:
Chị là con gái ông Sắc, chị đã biết nội dung bố chị trình bày tại Tòa án, chị
nhất trí, không có ý kiến gì đối với diện tích đất nông nghiệp của gia đình cũng
như của chị. Nay ông Kiêm đề nghị giải quyết vụ án thừa kế chị đề nghị giải quyết
theo quy định pháp luật, chị không có yêu cầu gì. Do bận công việc nên chị từ chối
tham gia tố tụng và xin vắng mặt tại các buổi hòa giải và phiên tòa. Ngoài ra chị
không có ý kiến yêu cầu gì khác.
* Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án và tại phiên toà người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Thế Đáng trình bày:
Anh là con ông Sắc, anh đã biết nội dung ông Sắc trình bày tại Tòa án, anh
nhất trí, không có ý kiến gì đối với diện tích đất nông nghiệp của gia đình cũng
như của anh. Nay ông Kiêm đề nghị giải quyết vụ án thừa kế anh đề nghị giải
quyết theo quy định pháp luật, anh không có yêu cầu gì. Anh đề nghị đất nhà ai giữ
nguyên nhà đó như hiện nay. Ngoài ra anh không có ý kiến yêu cầu gì khác.
* Tại các lời khai có trong hồ sơ vụ án Người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan chị Nguyễn Thị Đang trình bày: Chị là con gái ông Sắc, chị đã biết nội
dung bố chị trình bày tại Tòa án, chị nhất trí với ý kiến của ông, không có ý kiến gì
11
đối với diện tích đất nông nghiệp của gia đình cũng như của chị. Nay ông Kiêm đề
nghị giải quyết vụ án thừa kế chị đề nghị giải quyết theo quy định pháp luật, chị
không có yêu cầu gì. Do bận công việc nên chị từ chối tham gia tố tụng và xin
vắng mặt tại các buổi hòa giải và phiên tòa. Ngoài ra chị không có ý kiến yêu cầu
gì khác.
* Toà án tiến hành xác minh với cán bộ địa chính xã Đại Đồng cung cấp:
Thửa đất số 1076, tờ bản đồ số 50, diện tích 168,2 m
2
tại xóm Gạ, thôn Đại
Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hiện nay gia đình ông Nguyễn Thế
Tiêm đang quản lý sử dụng.
Thửa đất số 06, tờ bản đồ số 8, diện tích 157 m
2
nay là thửa đất số 1079, tờ
bản đồ số 50, diện tích 176,2 m
2
(gọi tắt là thửa đất số 1079, đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2001 mang tên hộ ông Nguyên Thế Sắc theo
số thửa cũ là thửa số 06, tờ bản đồ số 08).
Nguồn gốc hai thửa đất trên do UBND xã giao năm 1970 cho hai cụ sinh ra
ông Sắc và ông Tiêm. Theo hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ
Sắc năm 2001 có thể hiện nguồn gốc sử dụng đất: Đất cấp năm 1970. Thửa đất
đang tranh chấp thửa số 1076 gia đình ông Tiêm đang quản lý sử dụng hiện nay là
đất ở nông thôn phù hợp với quy hoạch. Thửa đất trên hiện nay chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguồn gốc thửa đất số 1076 và thửa đất số 1079 nguồn gốc 2 thửa đất trên là
do UBND xã Đại Đồng giao cho bố mẹ ông Sắc, ông Tiêm diện được cấp cho các
cụ như thế nào thì UBND xã không còn lưu trữ. Tại thời điểm năm 1970 vị trí 2
thửa đất trên là đất nông nghiệp hay đất ở không có tài liệu nào thể hiện. Việc giao
hay cấp đất ở có phải thu tiền hay đổi ruộng phần trăm thì không có tài liệu nào
chứng minh. Năm 2018, gia đình ông Tiêm có làm đơn xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
gia đình ông Tiêm không có giấy nộp tiền cũng như giấy tờ đổi ruộng phần trăm.
Do gia đình nhà ông Tiêm chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ nên chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Buổi làm việc tháng 12 năm 1992 đến nay UBND
xã không còn lưu trữ tài liệu gì.
Theo sổ mục kê năm 2001 thửa đất diện tích 152 m
2
mang tên ông Nguyễn
Thế Tiêm ngoài ra không còn sổ mục kê nào cũ hơn. Để mở rộng đường giao
thông liên xã Phù Chẩn- Tri Phương (đoạn qua xã Đại Đồng) gia đình ông Nguyễn
Thế Tiêm tổng tiện tích 176,9m
2
diện tích thu hồi 10,3m
2
đối với gia đình ông
Nguyễn Thế Sắc (Tuy nhiên trên giấy tờ ghi Nguyễn Văn Sắc) có tổng diện tích
177,3m
2
diện tích thu hồi 5,1m
2
.
Ngoài ra ông không cung cấp gì thêm.
* Toà án tiến hành xác minh với ông Nguyễn Gia Côn là trưởng xóm Gạ
cung cấp:
Ông làm trưởng xóm Gạ từ năm 2019 được tiếp quản hồ sơ đất nông nghiệp
từ ông Bình. Theo sổ sách hồ sơ diện tích tính thuế từ năm 1999:
12
1. Đất nông nghiệp của bà Tám (mẹ ông Sắc) tính xứ đồng Đường Không (đất
5%) diện tích đất của hộ hiện nay còn lại là 291 m
2
theo ông được biết năm 1988
thì hộ nhà bà Tám được chia 4 định suất gồm: bà Tám, chồng bà Tám, cô Lượt và
cô Anh. Mỗi định suất dược chia 3 thước bằng 72 m
2
.
2. Đất nông nghiệp của hộ ông Nguyễn Thế Kiêm xứ đồng Đường Không (đất
5%) hiện nay còn 108m
2
và 36m
2
chuyển từ ruộng cao sản hộ ông Nguyễn Thế
Tiêm cho đủ 2 định suất.
3. Đất nông nghiệp của hộ ông Nguyễn Thế Tiêm xứ đồng Đường Không (đất
5%) hiện nay còn 144m
2
gồm có 2 định suất gồm ông Tiêm và cháu Tùng. Còn bà
Quyên làm ở trường học nên không được chia và cháu Quý sinh năm 1990 nên
năm 1988 không được chia.
4. Đất nông nghiệp của hộ ông Nguyễn Thế Sắc tại xứ đồng Đường Không
(đất 5%) hiện nay còn 297m
2
gồm có 5 định suất được chia gồm có: ông Sắc, bà
Định, chị Đạt, anh Đáng, chị Đang. Ruộng cao sản hộ ông Sắc có 78 m
2
đã chuyển
cho ông Kiêm còn 42 m
2
. Gia đình nhà ông Sắc lẽ ra được 360 m
2
đất 5% nhưng
nay chỉ còn 297 m
2
, phần diện tích đất thiếu không có thể hiện là phần đất bị trừ.
Về nguyên tắc để đổi lấy đất ở thì các hộ phải trừ đất ruộng 5% ở ngoài đồng ngoài
ra không được trừ đất nông nghiệp ở sứ đồng nào khác.
* Toà án tiến hành xác minh với ông Nguyễn Đăng Kim là nguyên Phó chủ
tịch UBND xã Đại Đồng cung cấp:
Ông làm Phó trưởng Công an xã Đại Đồng từ năm 1979-1987 và làm Phó
Chủ tịch UBND xã Đại Đồng từ 1987-1990. Theo ông được biết năm 1970 gia
đình bà Tám và ông Bằng đã được địa phương cấp đất, không thu tiền. Thửa đất
hiện nay ông Sắc và ông Tiêm đang sử dụng theo diện gia đình đông con, đất ở
trong làng hẹp và gia đình có nhu cầu.
Đối với việc sau này để được sử dụng thửa đất các gia đình có phải nộp tiền
thêm hay không thì ông không biết, không nhớ.
Ông Sắc ra ở trước, ông Tiêm sau đó đi bộ đội về và lập gia đình thì bố mẹ
cho ra ở trên thửa đất hiện nay.
* Toà án tiến hành xác minh với ông Nguyễn Gia Trang là nguyên
trưởng thôn Đại Vi, xã Đại Đồng cung cấp:
Ông trưởng thôn Đại Vi từ năm 1990-1995. Thời điểm ông làm trưởng thôn
thì nhà ông Nguyễn Thế Tiêm, ông Nguyễn Thế Sắc đã ra ở trên thửa đất hiện nay.
Thời điểm ông làm trưởng thôn thì 2 thửa đất trên hai hộ gia đình trên không phải
nộp tiền hoặc bị trừ ruộng phần trăm.
Nội dung giấy mời các hộ ra nhà văn hóa đình Đại Vi ngày 22/12/1992 đối
với hộ gia đình ông Nguyễn Thế Tiêm để bàn về nội dung nộp tiền cho mượn đất
có thời hạn 5 năm (1992-1997) số tiền 500.000 đồng và 1000 gạch đối với đất lòng
mương mặt tiền 6m, chiều sâu 3m vị trí đối diện nhà ông Tiêm và nhà ông Sắc.
13
* Toà án tiến hành xác minh với bà Nguyễn Thị Hà là thành viên trong
hộ gia đình giáp ranh đối với thửa đất đang tranh chấp cung cấp:
Bà là vợ ông Nguyễn Đăng Tý, sinh năm 1938 (Đã chết năm 2018). Vợ chồng
bà được UBND xã Đại Đồng cấp cho thửa đất 4, tờ số 8, diện tích 172 m
2
, tại Xóm
Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 1970, theo diện
gia đình đông con, ban đầu vợ chồng bà ở trong làng đất ở hẹp. Trước năm 1990,
vợ chồng bà bị trừ ruộng phần trăm tỷ lệ 1 thước ruộng lấy 3 thước đất ở như hiện
nay. Năm 2001, gia đình bà đã được được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Toà án tiến hành xác minh với ông Nguyễn Đình Hiệp và bà Nguyễn
Thị Huấn là thành viên trong hộ gia đình giáp ranh đối với thửa đất đang
tranh chấp cung cấp:
Vợ chồng bà có thửa đất số 3, tờ số 8 diện tích 358 m
2
, nguồn gốc do UBND
xã cấp cho bố mẹ ông bà là ông Nguyễn Đình Chiện, bà Nguyễn Thị Liên, năm
1971.
Vợ chồng ông bà kết hôn năm 1984, đến năm 1988 vợ chồng ông bà phải trừ
ruộng phần trăm tỷ lệ 1 thước ruộng phần trăm được 3 thước đất ở để giữ đất ở như
hiện nay. Năm 2001 gia đình ông bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiên Du phát biểu ý
kiến đã đánh giá việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết
vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký là đúng pháp luật, việc chấp hành
pháp luật của các đương sự là đúng quy định pháp luật.
Về nội dung đề nghị Hội đồng xét xử:
Căn cứ các điều 26, 39, 93, 147 BLTTDS; Các Điều 609, 610, 611, 612, 613, 614,
623, 650, 651, 652 và điểm b, khoản 1, Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Thế
Tiêm đối với yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nằm trong thửa đất
số 1076, tờ bản đồ 50, diện tích 168,2 m
2
, tại thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh của cụ Nguyễn Thế Bằng và cụ Đào Thị Tám theo pháp
luật. Giao cho ông Nguyễn Thế Tiêm được tiếp tục quản lý, sử dụng phần của cụ
Bằng có diện tích 16,82 m
2
tại thửa đất nêu trên thời hiệu khởi kiện đã hết (nguyên
đơn có yêu cầu áp dụng thời hiệu).
+ Xác định khối di sản của cụ Tám để lại gồm: 16,82 m
2
, tại thửa đất nêu
trên.
+ Giao cho ông Nguyễn Thế Tiêm được quản lý, sử dụng toàn bộ thửa đất số
1076, tờ bản đồ số 50, diện tích 168,2 m
2
, toạ lạc tại xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại
Đồng. Ông Tiêm có quyền liên hệ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm
thủ tục, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định
của pháp luật.
14
Ông Nguyễn Thế Tiêm phải có trách nhiệm trích trả cho ông Nguyễn Thế
Kiêm số tiền 662.200.000 đồng.
Các đương sự phải chịu án phí DSST và chi phí thẩm định định giá theo quy
định pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ và các chứng cứ được thẩm tra
tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận
định:
[1] Về thẩm quyền, quan hệ tranh chấp, thủ tục tố tụng:
- Về thẩm quyền, quan hệ tranh chấp: Nguyên đơn là ông Nguyễn Thế Kiêm
nộp đơn khởi kiện đối với bị đơn ông Nguyễn Thế Tiêm yêu cầu Tòa án nhân dân
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giải quyết chia di sản thừa kế của bố mẹ ông là thửa
số 1076, tờ bản đồ số 50, diện tích 168,2 m
2
tại Xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại
Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh do ông Nguyễn Thế Tiêm đang quản lý và sử
dụng cho theo quy định của pháp luật, ông Kiêm đã nộp tiềm tạm ứng án phí theo
đúng quy định của pháp luật.
Toà án xác định đây là vụ án dân sự có quan hệ tranh chấp là “Tranh chấp về
thừa kế tài sản” do đó căn cứ Điều 26, 35, 39 BLTTDS; Toà án nhân dân huyện
Tiên Du đã thụ lý và giải quyết là đúng thẩm quyền.
Tại phiên tòa người có quyền lợi và liên quan bà Niên, bà Thái, bà Là, bà
Lượt, bà Định, chị Đạt, chị Đang vắng mặt, đã được tống đạt văn bản tố tụng. Toà
án đã tiến hành xét xử và hoãn phiên toà vào ngày 15/7/2024, tại phiên toà hôm
nay các đương sự vẫn vắng mặt. Vì vậy Toà án tiến hành xét xử vắng mặt đương
sự trên theo quy định pháp luật theo thủ tục chung.
[2] Về thời hiệu khởi kiện: Theo quy định tại điều 623 BLDS 2015
thì thời
hiệu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.
Cụ Bằng mất năm 1988, cụ Tám mất năm 2018, khi chết không ai để lại di chúc.
Cụ Bằng chết năm 1988, thời điểm nguyên đơn khởi kiện đã quá 30 năm.
Theo hướng dẫn tại mục I, về dân sự; Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày
05/01/2018 của TANDTC giải đáp 1 số vấn đề nghiệp vụ: Đối với trường hợp thừa
kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động
sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36, Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và
hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của HĐTP TANDTC
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu
được tính từ ngày 10/9/1990.
Trong vụ án đại diện theo uỷ quyền của bị đơn có đơn đề nghị áp dụng thời
hiệu chia thừa kế đối với di sản thừa kế của cụ Bằng (chết năm 1988) và đề nghị
giao phần tài sản trên cho ông Tiêm tiếp tục quản lý, sử dụng, trước khi mở phiên
toà ngày 09/8/2024, đúng với quy định pháp luật; Do vậy tính đến ngày Toà án
nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn tháng 10/2023 thời hiệu khởi kiện vụ án tranh
15
chấp về thừa kế tài sản đã hết. Còn đối với phần di sản thừa kế của cụ Tám (chết
năm 2018) vẫn còn thời hiệu chia thừa kế di sản.
[3] Về nguồn gốc di sản thừa kế và hiện trạng:
Về nguồn gốc thửa đất: Năm 1970, hộ gia đình cụ Nguyễn Thế Bằng và cụ
Đào Thị Tám được cấp 360 m
2
đất ngoài làng theo diện nhà đông con. Quá trình sử
dụng, năm 1981, cụ Bằng và cụ Tám xây dựng 01 ngôi nhà 3 gian nhà cấp IV trên
một phần thửa đất và cho ông Sắc quản lý và sử dụng. Năm 2001, ông Sắc được
cấp GCNQSDĐ là thửa số 06 tờ bản đồ cũ 08, diện tích 157 m
2
(nay là thửa số
1079) tại xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Tòa án tiến hành xác minh đối với cán bộ địa chính xã Đại Đồng xác nhận về
nguồn gốc 2 thửa đất trên do UBND xã cấp năm 1970 cho cụ Bằng và cụ Tám.
Hơn nữa, theo hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ ông Sắc năm 2001, bản thân ông Sắc
kê khai nguồn gốc sử dụng đất là đất được cấp năm 1970. Mặt khác, Tòa án đã thu
thập hồ sơ cấp GCNQSĐ của các hộ đất liền kề, xung quanh như của các hộ ông
Nguyễn Đình Hiệp, ông Nguyễn Đăng Tý… đều ghi trong đơn xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất: nguồn gốc đất được cấp năm 1971; theo diện gia đình
đông con, đất ở trong làng hẹp.... Toà án tiến hành xác minh nguồn gốc đất với
nguyên trưởng thôn ông Trang, nguyên phó Chủ tịch UBND xã Đại Đồng ông Kim
xác nhận: Đất cấp cho hộ gia đình ông Bằng, bà Tám vào khoảng năm 1970, theo
diện đông con, đất ở diện tích nhỏ, hẹp, có nhu cầu mở rộng đất ở và không thu
tiền. Thời điểm trên gia đình bà Tám có 9 người: ông Bằng, bà Tám, ông Sắc, bà
Niên, bà Thái, ông Kiêm, ông Tiêm, bà Là, bà Lượt.
Đối với việc ông Tiêm cho rằng nguồn gốc thửa đất đang tranh chấp là do ông
xin hợp tác xã và UBND xã Đại Đồng là không có căn cứ bởi lẽ như đã phân tích ở
trên xác định thửa đất được cấp từ năm 1970, 1971 tại thời điểm này ông Tiêm mới
10 tuổi, hơn nữa phần diện tích được cấp cũng phù hợp với phần diện tích được
chia cho 9 khẩu trong hộ gia đình cụ Bằng và cụ Tám. Ngoài ra bản thân ông Tiêm
và vợ cũng khai nhận năm 1989, ông có làm đơn xin hợp tác xã và UBND xã cấp
đất tuy nhiên quỹ đất tại địa phương không còn nên địa phương có cho ông được
phép xây dựng trên phần diện tích đất phần trăm ngoài làng ½ diện tích đất còn lại
được cấp từ trước (là diện tích đất hiện tại) do vậy ông Tiêm ở trên phần diện tích
đã được cấp trước đó của gia đình không phải diện tích đất ông được xã chia. Tòa
án tiến hành kiểm tra sổ mục kê, sổ thuế đất nông nghiệp cũng như xác minh đối
với ông Nguyễn Gia Côn là Trưởng xóm Gạ từ năm 2019 được tiếp quản hồ sơ đất
nông nghiệp từ ông Bình. Theo sổ sách hồ sơ diện tích tính thuế từ năm 1999, đất
nông nghiệp của cụ Tám hiện nay còn 291 m
2
không bị trừ; của hộ ông Tiêm thì tại
xứ đồng Đường Không (đất 5%) diện tích của hộ ông Tiêm nay còn lại là 144m
2
gồm 2 định suất gồm ông Tiêm và anh Tùng còn bà Quyên làm ở trường học nên
không được chia và chị Quý sinh năm 1990 nên năm 1988 không được chia, mỗi
định xuất theo địa phương chia là 72 m
2
, như vậy gia đình ông không bị trừ ruộng
phần trăm. Đất nông nghiệp của gia đình các bà con gái vẫn đủ; đất nông nghiệp
16
5% của gia đình ông Sắc hiện nay còn 297 m
2
, trong khi gia đình ông được chia
360 m
2
, theo tờ khai thuế nông nghiệp đất nông nghiệp xứ đồng Đường Không
(5%), gia đình ông đóng thuế 1 thửa 168m
2
và 1 thửa 78 m
2
, tổng diện tích 240 m
2
,
ông Sắc khai ông bị trừ để được cả phần đất của ông và của ông Tiêm, nhưng diện
tích bị trừ và diện tích còn lại theo như lời ông trình bày không khớp so với thực
tế. Các hộ liền kề cung cấp họ phải bị trừ ruộng % để được đất ở, gia đình ông Sắc
bị thiếu đất nông nghiệp %, tuy nhiên bị trừ để được phần đất của gia đình ông hay
vì lý do gì Hội đồng không xem xét, do trong vụ án này thửa đất của gia đình ông
Sắc không có tranh chấp. Do vậy, không có việc ông Tiêm cũng như những người
trong gia đình cụ Tám cụ Bằng bị trừ diện tích đất % như ông Tiêm trình bày. Đối
với việc ông Tiêm cung cấp thông báo mời họp liên quan đến diện tích đất % Tòa
án đã tiến hành xác minh với ông Nguyễn Gia Trang là nguyên trưởng thôn Đại Vi
giai đoạn Năm 1990-1995 (là người ký giấy mời) xác nhận việc viết giấy mời gia
đình ông Tiêm để bàn về nội dung nộp tiền cho mượn đất có thời hạn 5 năm (1992-
1997) số tiền 500.000 đồng và 1000 gạch đối với đất lòng mương mặt tiền 6m và
chiều sâu 3m vị trí đối diện nhà ông Tiêm chứ không phải liên quan đến việc nộp
tiền liên quan đến diện tích đất ở. Trong quá trình giải quyết, ông Tiêm còn cho
rằng ông có nộp cho địa phương số tiền 140.000 đồng để mua đất nhưng không
cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng minh, qua làm việc tại địa phương không
còn lưu trữ tài liệu liên quan. Từ những phân tích trên HĐXX xác định thửa đất
1076 có nguồn gốc là hộ gia đình cụ Bằng và cụ Tám được cấp năm 1970 gồm có
09 thành viên.
Về quá trình sử dụng: Sau khi cụ Bằng cụ Tám được cấp đất, năm 1981, cụ
Bằng và cụ Tám xây dựng 01 ngôi nhà 3 gian nhà cấp IV trên một phần thửa đất và
cho ông Sắc quản lý và sử dụng. Năm 2001, ông Sắc được cấp GCNQSDĐ là thửa
1079. Phần diện tích đất còn lại các cụ để trồng xoan. Đến năm 1984, sau khi ông
Tiêm đi bộ đội về, năm 1985 kết hôn với bà Quyên, năm 1989 thì vợ chồng ra ở
trên phần diện tích đất còn lại của thửa đất.
Năm 2009 để mở rộng con đường giao thông liên xã Phù Chẩn - Tri Phương
đoạn qua xã Đại Đồng thửa đất ông Tiêm đang sử dụng có diện tích 176,9 m
2
, bị
thu hồi và bồi thường 10,3 m
2
, nay còn 168,2 m
2
; các đương sự không ai có ý kiến
gì về diện tích bị thu hồi ông Tiêm đã nhận bồi thường và đề nghị chia theo diện
tích thực tế còn lại. Do đó diện tích đất là di sản có thể chia là 168,2 m
2
, mỗi người
gồm có: Cụ Bằng, cụ Tám, bà Niên, bà Thái, ông Sắc, ông Tiêm, ông Kiêm, bà Là,
bà Lượt mỗi người có 1/9 diện tích đất trên.
Tài sản trên đất: Vợ chồng ông Tiêm có xây dựng 01 ngôi nhà cấp IV, mang
nếp nhà tre từ nhà trong ra để xây dựng. Năm 1998, ông Tiêm bà Quyên dỡ bỏ căn
nhà cấp bốn để xây nhà 1 tầng, năm 2003 xây dựng tầng 2, năm 2008 xây dựng các
công trình phụ, lán. Đối với nội dung về quá trình sử dụng thửa đất, tài sản trên đất
các đương sự đều thừa nhận, do vậy là tình tiết không cần phải chứng minh theo
Điều 92 BLTTDS.
17
[4] Về diện được hưởng thừa kế:
Cụ Bằng mất năm 1988 không để lại di chúc, tài sản của cụ Bằng không có
tranh chấp suốt thời gia 30 năm đến nay ông Tiêm làm đơn đề nghị áp dụng thời
hiệu trước khi Hội đồng xét xử ra bản án và đề nghị giao cho ông tiếp tục quản lý
sử dụng là phù hợp quy định pháp luật nên HĐXX không chia di sản cụ Bằng và
giao cho ông Tiêm tiếp tục quản lý sử dụng. Cụ Tám mất năm 2018 không để lại di
chúc.
Hàng thừa kế thứ nhất của Tám gồm có 08 người: Bà Niên, bà Thái, ông Sắc,
ông Tiêm, ông Kiêm, bà Là, bà Lượt, bà Anh.
Trong vụ án không có tài liệu, chứng cứ, chứng minh người thuộc diện thừa
kế không được hưởng di sản thừa kế và ông Bằng, bà Tám không phải thực hiện
nghĩa vụ, thanh toán đối với ai, các đồng thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ,
thanh toán gì cho ông Bằng, bà Tám. Do vậy di sản của cụ Tám để lại sẽ được chia
cho các đồng thừa kế sau khi xem xét đến quyền lợi, công sức của vợ chồng ông
Tiêm bà Quyên.
[5] Về xác định quyền lợi và công sức đóng góp của ông Tiêm, bà Quyên.
Theo lời trình bày của các đương sự ông Tiêm, bà Quyên ra ở trên đất phần
đất tranh chấp từ năm 1989 đến nay, có công tân tạo, giữ gìn, đóng thuế, nghĩa vụ
tài chính với Nhà nước nên HĐXX quyết định trích cho bà Quyên phần công sức
bằng một xuất giống như mọi người: Cụ Bằng, cụ Tám, bà Niên, bà Thái, ông Sắc,
ông Tiêm, ông Kiêm, bà Là, bà Lượt, trước khi chia và xác định phần đất của mọi
người.
Tại phiên toà các đương sự khác không yêu cầu gì về công sức đóng góp nên
Hội đồng xét xử không xem xét.
Do đó xác định tài sản của mọi người như sau:
Cụ Bằng, cụ Tám, bà Niên, bà Thái, ông Sắc, ông Tiêm, ông Kiêm, bà Là, bà
Lượt, bà Quyên bằng nhau = 168,2 m
2
/10 =16,82 m
2
.
[6] Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Xét yêu cầu của nguyên đơn đối với việc chia di sản của các cụ Bằng và cụ
Tám di sản là phần của các cụ trong tài sản là thửa đất số 1076, gộp với phần của
ông Kiêm được hưởng và khi chia đề nghị được lấy bằng hiện vật. Bị đơn ông
Tiêm không đồng ý chia di sản đối với thửa đất nêu trên. Trường hợp chia: Ông
Sắc, bà Niên, bà Thái, bà Là, bà Lượt, bà Anh không có ý kiến yêu cầu gì, phần
của các ông bà cho ông Tiêm, mọi người cho di sản thì ông nhận và gộp vào tài sản
của ông Tiêm. Phần của bà Quyên đề nghị gộp vào tài sản của ông Tiêm.
Hội đồng xét xử xét thấy như trong phần nhận định về nguồn gốc di sản thừa
kế và tài sản và yêu cầu của đương sự thì chỉ có tài sản của cụ Tám có thể chia theo
quy định pháp luật còn phần của cụ Bằng hết thời hiệu và giao cho ông Tiêm nên
yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Kiêm là có căn cứ chấp nhận 1 phần.
- Di sản của cụ Tám là 16,82 m
2
đất.

18
- Hội đồng định giá đất có giá trị: 35.000.000 đồng/1 m
2
, không ai có ý kiến
gì nên làm căn cứ giải quyết.
Kỷ phần của các đương sự như sau:
Tài sản chung của cụ Tám tổng trị giá: 588.700.000 đồng.
Kỷ phần theo quy định pháp luật của cụ Tám gồm có: Bà Niên, bà Thái, ông
Sắc, ông Tiêm, ông Kiêm, bà Là, bà Lượt, bà Anh bằng nhau, như sau: 16,82
m
2
/8=2,1 m
2
.
Phần tài sản của ông Kiêm được nhận: 16,82 m
2
+2,1 m
2
= 18,92 m
2
.
Tổng tài sản ông Tiêm được nhận và mọi người cho gộp lại có diện tích là:
149,28 m
2
.
Ông Kiêm khi chia xin nhận bằng hiện vật tuy nhiên diện tích đất ông được
nhận là 18,92 m
2
, rất nhỏ so với diện tích ông Tiêm được hưởng, không đủ điều
kiện tách thửa, mặt khác ông Tiêm đã có 02 thửa đất tại địa phương nên không
chấp nhận yêu cầu trên của ông Kiêm về việc chia bằng đất. Giao phần đất trên cho
ông Tiêm sử dụng và ông Tiêm có trách nhiệm trả cho ông Kiêm số tiền là 18,92
m
2
x35.000.000 đồng/1 m
2
=662.200.000 đồng.
Thửa đất trên phù hợp với quy hoạch nên ông Tiêm được quyền liên hệ với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tại phiên toà đại diện VKS phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án:
đúng, đầy đủ, cách phân chia phù hợp, có căn cứ nên HĐXX chấp nhận.
[3] Về án phí: Yên cầu Nguyên đơn ông Kiêm được chấp nhận 1 phần và
được hưởng kỷ phần nên phải chịu án phí theo quy định pháp luật. Bị đơn ông
Tiêm, người liên quan bà Niên, Thái, Lượt là người cao tuổi nên được miễn toàn
bộ án phí Dân sự sơ thẩm. Ông Tiêm được nhận phần của bà Là, bà Anh nên phải
chịu án phí DSST.
[4] Về chi phí xem xét thẩm định và định giá tài sản: Yêu cầu của ông Kiêm
được chấp nhận 1 phần nên ông Kiêm, ông Tiêm mỗi người phải chịu ½ chi phí
thẩm định và định giá tài sản. Xác nhận ông Kiêm đã đã nộp 15.000.000 đồng tiền
chi phí thẩm định tài sản.
Bởi các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào các Điều 26, 35, 39, 144, 147, 157, 158, 165, 166, 227, 228, 235,
262, 264, 266, 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Căn cứ Điều 36, Pháp lệnh thừa kế năm 1990.
Căn cứ điều 11, 36, 39, 40, 96, 100, 105, 166, 203 Luật Đất đai năm 2013.
Căn cứ các điều 609, 611, 612, 613, 616, 623, 649, 650, 651, 660, 688 Bộ luật
dân sự năm 2015.
Căn cứ Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Toà án;

19
Tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Thế
Tiêm đối với yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nằm trong thửa đất
số 1076, tờ bản đồ 50, diện tích 168,2 m
2
, tại thôn Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh của cụ Nguyễn Thế Bằng và cụ Đào Thị Tám theo pháp
luật. Giao cho ông Nguyễn Thế Tiêm được tiếp tục quản lý, sử dụng phần của cụ
Bằng có diện tích 16,82 m
2
tại thửa đất nêu trên thời hiệu khởi kiện đã hết (nguyên
đơn có yêu cầu áp dụng thời hiệu). Xác định khối di sản của cụ Tám để lại gồm:
16,82 m
2
, tại thửa đất nêu trên.
2. Giao cho ông Nguyễn Thế Tiêm được quản lý, sử dụng toàn bộ thửa đất số
1076, tờ bản đồ số 50, diện tích 168,2 m
2
, toạ lạc tại xóm Gạ, thôn Đại Vi, xã Đại
Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; có tứ cận như sau:
Bắc giáp đường, Nam giáp thửa đất ông Nguyễn Gia Diễn, Đông giáp đất ông
Nguyễn Gia Sa, Tây giáp thửa đất ông Nguyễn Thế Sắc.
(Có sơ đồ kèm theo bản án)
Đương sự có quyền liên hệ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thủ
tục, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của
pháp luật.
Ông Nguyễn Thế Tiêm phải có trách nhiệm trích trả cho ông Nguyễn Thế
Kiêm số tiền 662.200.000 đồng.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có đơn đề
nghị thi hành án, người phải người thi hành án không tự nguyện thi hành thì phải
chịu lãi suất tương ứng với số tiền và thời gian chậm trả theo quy định tại điều 468
Bộ luật dân sự.
2. Về án phí: Ông Nguyễn Thế Kiêm phải chịu 30.488.000 đồng án phí dân sự
sơ thẩm. Xác nhận ông Nguyễn Thế Kiêm đã nộp 16.000.000 đồng tạm ứng án phí
tại biên lai số 0001275 ngày 26/01/2024 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện
Tiên Du. Miễn án phí DSST cho ông Nguyễn Thế Tiêm với phần của ông. Ông
Tiêm phải chịu 33.428.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm đối với phần của bà Là, bà
Anh cho ông.
3. Về chi phí xem xét thẩm định và định giá tài sản: Nguyên đơn ông Nguyễn
Thế Kiêm, ông Nguyễn Thế Tiêm mỗi người phải chịu 7.500.000 đồng tiền chi phí
thẩm định và định giá tài sản; xác nhận nguyên đơn ông Nguyễn Thế Kiêm đã nộp
15.000.000 đồng tiền chi phí thẩm định và định giá. Ông Tiêm phải trả cho ông
Kiêm số tiền 7.500.000 đồng.
4. Về quyền kháng cáo: Đương sự có mặt có quyền kháng cáo bản án trong
hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm; đương sự vắng mặt có quyền kháng cáo
trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án niêm yết hợp lệ theo
quy định pháp luật.

20
Quyết định này được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân
sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa
thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng
chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời
hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân
sự./.
Nơi nhận: T/M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- UBND xã Đại Đồng; Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà
- VKS huyện Tiên Du;
- THA DS huyện Tiên Du;
- Đương sự;
- Người tham gia tố tụng;
- Lưu hồ sơ.
Vũ Mạnh
21
HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
Các Hội thẩm nhân dân Chủ toạ phiên toà
Trần Quang Lưu Lê Thị Xuân Vũ Mạnh
sổ mục kê: BL 178
Bản đồ 1995: BL127: thửa 7, tờ 8 dt 169m
tờ khai thuế NN nhà ông Sắc: BL 162, 78 m thành 240 m đất %. BL110
Bà tám: nn 291 m2. BL107
GCN Sắc: 106
Làm viẹc Tuấn: BL 92
tờ khai đăng ký đất sắc: nguồn gốc đất cấp 1970, BL 10
ruộng % sắc: ông côn cc BL 189
BB xác min Côn 192
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 24/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
2
Ban hành: 21/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
3
Ban hành: 21/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
4
Ban hành: 20/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
5
Ban hành: 18/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
6
Ban hành: 17/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
7
Ban hành: 14/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
8
Ban hành: 13/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
9
Ban hành: 09/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
10
Ban hành: 06/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
11
Ban hành: 05/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
12
Ban hành: 04/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
13
Ban hành: 04/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
14
Ban hành: 03/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
15
Ban hành: 28/02/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
16
Ban hành: 26/02/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
17
Ban hành: 26/02/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
18
Ban hành: 26/02/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
19
Ban hành: 26/02/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
20
Ban hành: 25/02/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm