Bản án số 02/2025/DS-PT ngày 06/01/2025 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về thừa kế tài sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 02/2025/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 02/2025/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 02/2025/DS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 02/2025/DS-PT ngày 06/01/2025 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về thừa kế tài sản |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về thừa kế tài sản |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND TP. Hà Nội |
Số hiệu: | 02/2025/DS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 06/01/2025 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | thụ lý số 397/2024/TLPT-DS ngày 22/10/2024 về việc “Chia thừa kế” |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản

1
TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bản án số: 02/2025/DS-PT
Ngày: 06/01/2025
V/v: Chia thừa kế
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa:
Các Thẩm phán:
- Thư ký phiên tòa:
Ông Đinh Như Lâm
Ông Đỗ Minh Hoàng
Ông Chu Tuấn Anh
Bà Nguyễn Thùy Trang, Thư ký
Tòa án nhân dân Thành phố Hà
Nội
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội: Bà Nguyễn Bách
Thiện Linh, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Ngày 06 tháng 01 năm 2025, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét
xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 397/2024/TLPT-DS ngày
22/10/2024 về việc “Chia thừa kế”
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 134/2024/DSST ngày 30/8/2024 của Tòa án
nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 547/2024/QĐ-PT ngày
9/12/2024; Quyết định hoãn phiên tòa số /QĐPT- HPT ngày //2024 của Tòa án
nhân dân Thành phố Hà Nội, giữa các đương sự:
1.Nguyên đơn: Bà Vương Thị T; sinh năm 1959; địa chỉ: Thôn Phù Dực 2,
xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa.
Người đại diện theo ủy quyền Công ty Luật TNHH LAWPRO. Tham gia
phiên tòa có bà là bà Hoàng Hải Hằng nhân viên công ty; bà Hằng có mặt tại phiên
tòa.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4, tòa nhà IC, số 82, phố Duy Tân, phường Dich Vọng
Hậu, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Thuận có Luật sư Đỗ Quang
Hưng - Công ty Luật TNHH LAWPRO – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Luật
sư Hưng có mặt tại phiên tòa.
2. Bị đơn:
2.1. Ông Vương Đình T; sinh năm 1953; địa chỉ: Nhà số 8, hẻm 222/16/3
đường Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội; vắng
mặt tại phiên tòa.

2
2.2. Ông Vương Đình L; sinh năm 1956; địa chỉ: Số nhà 18, ngách 2/29 ngõ
2 phố Đại Từ, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội; vắng mặt
tại phiên tòa.
3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Bà Vương Thị Thược; sinh năm 1951; địa chỉ: Thôn Phù Dực 1, xã Phù
Đông, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội: có mặt tại phiên tòa.
Người đại diện theo ủy quyền của bà Thược: Bà Vương Thị Thúy Từ; Địa
chỉ: Thôn Đông Viên, xã Phù Đông, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội; có mặt tại
phiên tòa.
3.2. Bà Vương Thị Hiền; sinh năm 1962; địa chỉ: Thôn Phù Dực 2, xã Phù
Đông, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Người giám hộ của bà Hiền: Bà Vương Thị Thúy Từ; địa chỉ: Thôn Đông
Viên, xã Phù Đông, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội (bà Vương Thị Hiền là
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo Quyết định sơ thẩm giải
quyết việc dân sự số 54/2023/QĐST-VDS ngày 31/5/2023 của Tòa án nhân dân
huyện Gia Lâm); có mặt tại phiên tòa.
3.3. Bà Vương Thị Thúy Từ; sinh năm 1966; địa chỉ: Thôn Đổng Viên, xã
Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa.
Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bà Vương Thị Thúy Từ: Luật sư
Đỗ Quang Hưng – Công ty Luật TNHH LAWPRO - Đoàn Luật sư Thành phố Hà
Nội;
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4, Tòa nhà IC số 82 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng
Hậu, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa.
4. Người kháng cáo, kháng nghị: Do có kháng cáo của ông Vương Đình T,
ông Vương Đình L là bị đơn; bà Vương Thị Thúy Từ là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong vụ án.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo án sơ thẩm vụ án có nội dung như sau:
* Tại đơn khởi kiện, bản tự khai và tại phiên tòa nguyên đơn bà Vương Thị T
trình bày có nội dung được tóm tắt như sau:
Về quan hệ huyết thống: Bà Thuận có bố đẻ là cụ Vương Đình Thuần, sinh
năm 1927 (chết ngày 12/10/2022); mẹ đẻ là cụ bà Đào Thị Sửu, sinh năm 1925, đã
chết ngày 25/03/2014. Các cụ chết không để lại di chúc.
Về hàng thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu: Cụ Thuần có bố là kỵ Vương Đình
Tước mẹ đẻ là kỵ Nguyễn Thị Bèn, cả hai đã chết từ lâu, chết trước thời điểm cụ
Thuần chết. Cụ Sửu có bố là kỵ Đào Công Phong và mẹ là kỵ Bùi Thị Chai, cả hai
đã chết từ lâu, chết trước thời điểm cụ Sửu chết. Cụ Thuần và cụ Sửu sinh được 06
người con chung gồm: Vương Thị Thược, Vương Đình T, Vương Đình L, Vương
Thị Hiền, Vương Thị Thúy Từ và bà là Vương Thị T. Ngoài ra, bố mẹ bà không
còn con đẻ, con nuôi nào khác.
Di sản thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu để lại là: Thửa đất số 140, tờ bản đồ
Phù Dực 8, diện tích: 930 m
2
(trong đó có: 300 m
2
đất ở; 630 m
2
đất vườn và đất
ao) tại địa chỉ: Xóm Từa, thôn Phù Dực (Nay là Phù Dực 2) xã Phù Đồng, huyện

3
Gia Lâm, thành phố Hà Nội theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) số Đ 205351 do UBND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cấp ngày
27/9/2004 mang tên hộ gia đình ông Vương Đình Thuần. Thửa đất trên của bố mẹ
bà có nguồn gốc là do các cụ để lại. Việc cấp GCNQSDĐ cho hộ ông Vương Đình
Thuần bà xác định cụ Thuần chỉ là người đại diện đứng tên còn đây là tài sản
chung của bố mẹ bà trong thời kỳ hôn nhân.
- Về việc quản lý, tôn tạo di sản: Từ thời điểm mẹ bà chết, bố bà và em gái
bà là Vương Thị Hiền bị tàn tật sinh sống và quản lý toàn bộ tài sản. Sau khi mẹ
chết ông Vương Đình T và ông Vương Đình L là con trai ở bên Hà Nội có về chăm
sóc bố và em gái có tuần về 2 đến 3 lần, có tuần không về, bà phải ở nhà để chăm
sóc em Hiền. Ông Thạc không chăm sóc bố từ tháng 02/2020, ông Lợi không chăm
sóc bố từ tháng 8/2020. Đến tại thời điểm này ông Thạc và ông Lợi chỉ về để thắp
hương những ngày giỗ, tết chứ không sinh sống trên thửa đất. Từ thời điểm mẹ
chết đến cuối năm 2020, thửa đất trên không có ai tạo lập tài sản gì thêm. Sau khi
bố bà chết, bà và em gái Vương Thị Hiền là những người sinh sống và quản lý toàn
bộ di sản thừa kế. Khi bố bà chết gia đình làm thủ tục hỏa táng xong thì ông Thạc
và ông Lợi mới về. Năm 2021, bà và các chị em gái có ý định xây dựng một gian
nhà khép kín cho em gái Vương Thị Hiền ở và tiện trông nom, chăm sóc nhưng
ông Thạc và ông Lợi phá không cho xây dựng.
- Các nghĩa vụ tài sản và chi phí liên quan đến thừa kế: Trước khi bố bà chết,
có ốm đau tuổi già ông Thạc và ông Lợi chăm sóc được mấy hôm, ngày có ngày
không, còn lại chủ yếu vẫn là chị em bà chăm sóc và mua thuốc thang bằng tiền
tuổi già của bố bà và tiền của chị em bà từ thời điểm năm 2014 đến khi bố chết,
ông Thạc và ông Lợi không hề bỏ một đồng tiền nào để lo cho bố.
Thời điểm mẹ chết, bố bà là người đứng ra lo ma chay cho mẹ, các anh chị
em trong nhà thì đều đóng góp tiền cho bố để tổ chức tang lễ và lo chi phí mai táng
cho mẹ. Còn thời điểm bố chết, họ hàng có họp bàn để ông Thạc và ông Lợi đứng
lên lo tang lễ và chi phí mai táng, chị em bà đồng ý và đóng góp số tiền làm ma là
10.000.000 đồng. Tuy nhiên, khi công việc mai táng cho bố xong xuôi, ông Thạc
và ông Lợi đã cầm hết số tiền phúng viếng của trong họ, đối với số tiền phúng viếc
của các chị em gái thì trả tại. Đối với số tiền 34.000.000 đồng và 100 USD vào
năm 2019 ông Thạc mở tủ lấy toàn bộ số tiền này của bố để tiêu (bà trình bày số
tiền này ra để Tòa án biết sự việc và biết về con người của ông Thạc và ông Lợi, bà
không yêu cầu Tòa án giải quyết đối với số tiền này). Trong quá trình ở trên đất bà
có xây dựng được nhà cấp 4 và các công trình trên đất của bố mẹ vào năm 2015.
* Tại bản tự khai và biên bản lấy lời khai ông Vương Đình T trình bày có nội
dung được tóm tắt như sau: Ông là con trai của cụ Vương Đình Thuần và cụ Đào
Thị Sửu. Về quan hệ huyết thống và hàng thừa kế: Ông Thạc xác định như nguyên
đơn bà Vương Thị T trình bày là đúng, ông nhất trí và không bổ sung gì.
Về việc quản lý, tôn tạo đất và tài sản trên đất của cụ Thuần và cụ Sửu:
Trước đây bố mẹ ông là cụ Thuần và cụ Sửu có nhà nhưng đã cũ nát, phần nhiều là
đất ao, trũng ngập nước. Đến năm 2002, do nhà của bố mẹ đã xuống cấp, bố mẹ và
các em không có điều kiện về kinh tế. Lúc này ông công tác tai Công ty vận tải

4
đường sắt Hà Nội và ông Vương Đình L là người quản lý về vệ sinh môi trường tại
Ga Giáp bát Hà Nội có điều kiện hơn bố mẹ và các em, nên đã bỏ tiền ra đổ đất lấp
ao, tôn nền nhà, xây tường bao, xây nhà cấp 4 năm gian, nhà ngang và các công
trình phụ trên thửa đất số 140, tờ bản đồ Phù Dực 8 của bố mẹ để lại. Năm 2009,
ông và ông Lợi tiếp tục bỏ tiền để nâng sân nền, tôn tạo nhà 03 gian và chuồng lợn,
bếp, nhà vệ sinh. Những việc ông và ông Lợi làm đều có người làm chứng ông đã
cung cấp cho Tòa án. Sau khi bố mẹ ông mất, ông và ông Vương Đình L là người
đứng trông nom, quản lý di sản thừa kế. Em Vương Thị Hiền là người tàn tật ở trên
nhà do ông và ông Lợi xây dựng, còn bà Thuận năm 2015 có xây dựng nhà tạm
trên một phần đất của bố mẹ ông.
Toàn bộ lời khai của bà Thuận về việc bà là người có công sức tôn tạo đất và
tài sản trên đất của cụ Thuần và cụ Sửu cũng như việc chăm sóc, lo ma chay cho bố
mẹ ông là không đúng. Thời điểm bố mẹ ông chết, ông và ông Vương Đình L là
con trai và là người đứng ra tổ chức tang lễ, lo chi phí mai táng cho bố mẹ. Năm
2008 khi sang cát cho mẹ, ông và ông Lợi còn mua suất mộ cho bố, mẹ và còn mua
một suất cho em Hiền là người tàn tật tại nghĩa trang thôn Phù Dực.
Nay bà Vương Thị T khởi kiện chia thừa kế thửa đất số 140, tờ bản đồ Phù
Dực 8, địa chỉ: Thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của cụ Thuần và cụ Sửu theo quy định
của pháp luật, ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn mà ông đề
nghị giữ nguyên nhà đất như hiện trạng. Đối với bản “Chúc thư” ông không đề
nghị Tòa án giải quyết, tại phiên tòa ông đề nghị Tòa án công nhận “Chúc thư” của
cụ Thuần không chia thừa kế và để lại di sản làm nơi thờ cúng. Ngoài ra, ông Thạc
không có yêu cầu phản tố, không đề nghị Tòa án giải quyết vấn đề nào khác.
* Bị đơn ông Vương Đình L trình bày: Ông là con trai của cụ Vương Đình
Thuần và cụ Đào Thị Sửu. Về quan hệ huyết thống và hàng thừa kế: Ông Lợi xác
định như nguyên đơn bà Vương Thị T trình bày là đúng, ông nhất trí và không bổ
sung gì. Về quan điểm giải quyết vụ án, ông Lợi có quan điểm trình bày như bị đơn
ông Vương Đình T. Đối với GCNQSDĐ số Đ 205351 do UBND huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội cấp ngày 27/9/2004 mang tên hộ gia đình ông Vương Đình
Thuần ông Lợi trình bày hiện nay ông đang là người quản lý.
* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Vương Thị Thược, Vương Thị
Thúy Từ và đại diện của bà Vương Thị Hiền trình bày có nội dung được tóm tắt
như sau: Các bà là con gái của cụ Vương Đình Thuần và cụ Đào Thị Sửu. Về quan
hệ huyết thống và hàng thừa kế: Bà Thược, bà Từ bà bà Hiền xác định như nguyên
đơn bà Vương Thị T trình bày là đúng. Về quan điểm giải quyết vụ án bà Thược,
bà Từ và bà Hiền đứng về phía nguyên đơn bà Vương Thị T và có quan điểm trình
bày như nguyên đơn. Bà Vương Thị T khởi kiện chia thừa kế thửa đất số 140, tờ
bản đồ Phù Dực 8, địa chỉ: Xóm Từa, thôn Phù Dực (Nay là Phù Dực 2) xã Phù
Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Bà Thược, bà Từ và bà Hiền đều có
nguyện vọng được chia thừa kế theo pháp luật và có nguyện vọng được hưởng thừa
kế bằng hiện vật.

5
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 134/2024/DSST ngày 30/8/2024 của Tòa án
nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội đã quyết định:
Xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Vương Thị T về chia
thừa kế thửa đất số 140, tờ bản đồ Phù Dực 8, diện tích 930m
2
(đo đạc thực tế là
952,5m
2
) địa chỉ: ThônXóm Từa, thôn Phù Dực (Nay là Phù Dực 2) xã Phù Đổng,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là di sản của cụ Vương Đình Thuần và cụ Đào
Thị Sửu.
2. Xác nhận cụ Vương Đình Thuần, chết năm 2022 và cụ Đào Thị Sửu, chết
năm 2014 đều không để lại di chúc.
Di sản thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu là đất số 140, tờ bản đồ Phù Dực 8,
diện tích 930m
2
, trong đó: Đất ở là 300m
2
, đất vườn là 630m
2
địa chỉ: Thôn Phù
Dực 2, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xác định diện tích thửa
đất 140 nêu trên để chia theo diện tích đo đạc thực tế là 952,5m
2
(trong đó: 300m
2
đất ở và 652,5m
2
đất vườn) có trị giá là 31.575.000.000 đồng. Các tài sản trên đất:
01 nhà 05 gian (làm nhà thờ); nhà 03 gian; 01 nhà 02 gian (làm bếp); 04 cây mít;
02 cây bưởi; 02 cây nhãn; 01 cây vối, 01 cây bơ và 01 cây trứng gà. Tổng trị giá tài
sản trên đất là 41.945.240 đồng. Tổng trị giá đất và tài sản trên đất là 31.616.945.240
đồng.
2.1. Trích một phần thửa đất 140 nêu trên, làm lối đi chung (cho toàn bộ
hàng thừa kế thứ nhất) có diện tích đất vườn là 81m
2
, đất được giới hạn bởi các
điểm (6,7,8,26,27,21,22,23,24,25,6) có trị giá là 2.430.000.000 đồng.
2.2. Xác nhận ông Vương Đình L và ông Vương Đình T có công sức trong
việc duy trì, quản lý, xây dựng, tôn tạo di sản thừa kế. Trích 30% của tổng giá trị di
sản của cụ Thuần và cụ Sửu (đã trừ đi trị giá đất làm lối đi chung) để chi công sức
duy trì di sản cho ông Thạc và ông Lợi số tiền là 8.756.083.572 đồng (Theo phần
ông Lợi, ông Thạc mỗi ông được hưởng số tiền 4.378.041.786 đồng). Di sản thừa kế
của cụ Thuần và cụ Sửu còn lại là 20.430.861.668đ (Hai mươi tỷ bốn trăm ba mươi
triệu tám trăm sáu mươi mốt nghìn sáu trăm sáu mươi tám đồng).
2.3. Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thuần và cụ Sửu gồm: Bà Vương
Thị Thược, ông Vương Đình T, ông Vương Đình L, Vương Thị T, bà Vương Thị
Hiền, bà Vương Thị Thúy Từ.
2.4. Chia di sản thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu thành 06 kỷ phần, mỗi kỷ
phần 3.405.143.611,33đ (Ba tỷ bốn trăm linh năm triệu một trăm bốn mươi ba
nghìn sáu trăm mười một phẩy ba mươi ba đồng).
2.5. Chia bằng hiện vật:
2.5.1. Chia cho bà Vương Thị T diện tích 88,0m
2
(trong đó: Đất ở là 50,0m
2
,
đất vườn là 38,0m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các
điểm (4,5,6,25,4) có trị giá 3.140.000.000đ (Ba tỷ một trăm bốn mươi triệu đồng).
Trên đất có nhà gạch mái tôn, nhà bếp, sân gạch, mái tôn, tường bao do bà Thuận
xây dựng năm 2015. Bà Thuận được thanh toán thêm số tiền chênh lệch là
265.143.611,33 đồng.
6
2.5.2. Chia cho bà Vương Thị Thược diện tích 86,5m
2
(trong đó: Đất ở là
50m
2
, đất vườn là 36,5m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn
bởi các điểm (3,4,25,24,3) có trị giá là: 3.095.000.000đ (Ba tỷ không trăm chín
mươi lăm triệu đồng). Bà Thược được thanh toán thêm số tiền chênh lệch là
310.143.611,33 đồng.
2.5.3. Chia cho bà Vương Thị Hiền diện tích 85,0m
2
(trong đó: Đất ở là
50m
2
, đất vườn là 35m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi
các điểm (21,27,16,17,18,19,20,21,27) trên đất có nhà 03 gian trị giá 16.398.225
đồng; nhà bếp hai gian trị giá 9.697.875đ. Đất và tài sản trên đất được chia có trị
giá: 3.076.096.100đ (Ba tỷ không trăm bảy mươi sáu triệu không trăm chín mươi
sáu nghìn một trăm đồng). Bà Hiền được thanh toán thêm số tiền chênh lệch là
329.047.511,33 đồng.
2.5.4. Chia cho bà Vương Thị Thúy Từ diện tích 85,5m
2
(trong đó: Đất ở là
50m
2
, đất vườn là 35,5m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn
bởi các điểm (2,3,24,23,2), trên đất có 01 cây nhãn trị giá 1.260.000 đồng. Đất và
tài sản trên đất bà Từ được chia có trị giá: 3.066.260.000đ (Ba tỷ không trăm sáu
mươi sáu triệu hai trăm sáu mươi nghìn đồng). Bà Từ được thanh toán thêm số tiền
chênh lệch là 338.883.611,33 đồng.
2.5.5. Chia cho ông Vương Đình T diện tích 222,0m
2
(trong đó: Đất ở là
50,0m
2
, đất vườn là 172,0m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn
bởi các điểm (1,2,23,22,1), trên đất có 01 cây bưởi trị giá 598.500 đồng, 02 cây mít
trị giá 1.522.500 đồng, 01 cây vối trị giá 577.500 đồng, 01 cây trứng gà trị giá
147.000 đồng. Đất và tài sản trên đất ông Thạc được chia có trị giá là:
7.162.845.500đ (Bảy tỷ một trăm sáu mươi hai triệu tám trăm bốn mươi lăm nghìn
năm trăm đồng). Ông Thạc được thanh toán thêm số tiền chênh lệch
620.339.897,33 đồng.
2.5.6. Chia cho ông Vương Đình L diện tích 304,5m
2
(trong đó: Đất ở là
50m
2
, đất vườn là 254,5m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn
bởi các điểm (27,26,8,11,12,13,14,15,16,27) trên đất có nhà 05 gian (nhà thờ) trị
giá 8.792.740 đồng; 01 cây bơ trị giá 598.500 đồng, 02 cây mít trị giá 1.102.500
đồng, 01 cây nhãn trị giá 819.000 đồng, 01 cây bưởi trị giá 430.900 đồng, bức bình
phong, tường hoa, bể nước. Đất và tài sản trên đất ông Lợi được chia có trị giá là
9.646.743.640đ (Chín tỷ sáu trăm bốn mươi sáu triệu bảy trăm bốn mươi ba nghìn
sáu trăm bốn mươi đồng). Ông Lợi có trách nhiệm thanh toán cho:
- Ông Thạc số tiền 620.339.897,33đ (Sáu trăm hai mươi triệu ba trăm ba
mươi chín nghìn tám trăm chín mươi bảy phẩy ba mươi ba đồng);
- Bà Thược số tiền 310.143.611,33đ (Ba trăm mười triệu một trăm bốn mươi
ba nghìn sáu trăm mười một phẩy ba mươi ba đồng);
- Bà Thuận số tiền 265.143.611,33đ (Hai trăm năm mươi sáu triệu một trăm
bốn mươi ba nghìn sáu trăm mười một phẩy ba mươi ba đồng);
- Bà Hiền số tiền 329.047.511,33đ (Ba trăm hai mươi chín triệu không trăm
bốn mươi bảy nghìn năm trăm mười một phẩy ba mươi ba đồng),

7
- Bà Từ số tiền 338.883.611,33đ (Ba trăm ba mươi tám triệu tám trăm tám
mươi ba nghìn sáu trăm mười một phẩy ba mươi ba đồng).
(Kèm theo bản án có Sơ đồ phân chia của Hội đồng xét xử)
3. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có quyền
làm đơn yêu cầu thi hành án (Người giám hộ cho bà Hiền được thực hiện quyền
theo quy định tại Điều 47, 57, 58, 59 của Bộ luật dân sự); nếu người phải thi hành
án không chịu trả số tiền nêu trên thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải
trả cho người được thi hành án số tiền lãi theo mức lãi suất được xác định bằng
50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự tại
thời điểm trả.
4. Khi bản án chia thừa kế của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Văn phòng đăng
ký đất đai, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền căn cứ vào bản án,
quyết định của Tòa án để cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp với
kết quả giải quyết của Tòa án. Ông Lợi là người đang quản lý Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số Đ 205351 do UBND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cấp
ngày 27/9/2004 mang tên hộ gia đình ông Vương Đình Thuần có nghĩa vụ bàn giao
lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phối hợp với những người được hưởng
thửa kế để làm thủ tục cấp GCNQSDĐ theo quy định. Trường hợp ông Lợi không
phối hợp, giao nộp GCNQSDĐ đã cấp để làm thủ tục cấp GCNQSDĐ mới thì
những người được hưởng thừa kế có quyền liên hệ với các cơ quan chức năng để
thực hiện việc làm thủ tục cấp GCNQSDĐ theo bản án, quyết định của Tòa án.
Ngoài ra, Bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.
Không nhất trí với quyết định của bản án sơ thẩm bị đơn ông Vương Đình T,
ông Vương Đình L; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Vương Thị Thúy Từ
kháng cáo đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 134/2024/DSST ngày 30/8/2024 của
Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Đương sự không rút đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, không thỏa thuận được
với nhau về việc giải quyết vụ án, không xuất trình chứng cứ mới.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn Luật sự Hưng trình
bày bản luận cứ để bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Vương Thị T; Luật sự
Hưng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét sửa án sơ thẩm vì nguồn gốc di sản của các
cụ để lại là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình, xem xét tính lại công sức cho
các đương sự, phân chia cho các đương sự bằng hiện vật là quyền sử dụng đất chứ
không phải thanh toán bằng tiền, xem xét chia hiện vật cho bà Hiền nhưng ở vị trí
cạnh bà Thuận để tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
Nguyên đơn bà Vương Thị T thống nhất với lời trình bày của Luật sư Hưng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Vương Thị Thược thống nhất với
lời trình bày của Luật sư Hưng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Vương Thị Thúy Từ thống nhất
với lời trình bày của Luật sư Hưng.
Quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội:
8
- Về tố tụng: Hội đồng xét xử và các đương sự tuân thủ đầy đủ các quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Về nội dung: Sau khi phân tích nội dung vụ kiện, đại diện VKS nhân dân
Thành phố Hà Nội đề nghị HĐXX áp dụng Khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân
sự tuyên giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 134/2024/DSST ngày 30/8/2024
của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ đã thu thập có trong hồ sơ vụ án trên
cơ sở thẩm tra, xem xét tại phiên toà. Căn cứ vào kết quả tranh luận trên cơ sở xem
xét đầy đủ, toàn diện lời khai của các đương sự, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát,
Hội đồng xét xử thấy:
[1]. Về tố tụng:
Bố đẻ bà Vương Thị T là cụ Vương Đình Thuần và cụ Đào Thị Sửu, các cụ
chết không để lại di chúc. Bà Thuận làm đơn khởi kiện ông Vương Đình T và ông
Vương Đình L là các đồng thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu để yêu cầu chia di sản
thừa kế đối với thửa đất số 140, tờ bản đồ Phù Dực 8, địa chỉ: Xóm Từa, thôn Phù
Dực (Nay là Phù Dực 2) xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Căn cứ
vào khoản 1 Điều 203 của Luật Đất đai; khoản 5 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân
sự, Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thụ lý vụ án là đúng quy
định của pháp luật.
Trong vụ án này, bà Vương Thị Hiền là người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi đã có quyết định của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm số
54/2023/QĐST-VDS xác nhận và trong quyết định cũng chỉ định bà Vương Thị
Thúy Từ làm người giám hộ cho bà Hiền. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định bà
Vương Thị Thúy Từ là người giám hộ cho bà Hiền tham gia tố tụng trong vụ án.
Tại phiên tòa ngày hôm nay, người kháng cáo là ông Vương Đình T, ông
Vương Đình L vắng mặt không có lý do. Đây là phiên tòa lần thứ hai nên Hội đồng
xét xử xem xét đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của ông
Vương Đình T và ông Vương Đình L.
[2]. Về hình thức: Đơn kháng cáo của bị đơn ông Vương Đình T, ông
Vương Đình L; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Vương Thị Thúy Từ
kháng cáo đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 134/2024/DSST ngày 30/8/2024 của
Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội nộp trong hạn luật định, đã
nộp dự phí kháng cáo, về hình thức là hợp lệ.
[3]. Về nội dung:
3.1. Về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế: Nguyên đơn - bà Vương Thị T
khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với di sản của vợ
chồng cụ Vương Đình Thuần, sinh năm 1927, chết ngày 12/10/2022 và cụ Đào Thị
Sửu, sinh năm 1925, chết ngày 25/03/2014 để lại. Ngày 11/4/2024 bà Thuận làm
đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm. Do đó, căn cứ theo quy
định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 việc khởi kiện của nguyên
đơn còn thời hiệu.
3.2. Về quan hệ huyết thống và hàng thừa kế:
9
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và theo lời khai thống
nhất của các đương sự đủ căn cứ xác định: Cụ Vương Đình Thuần và cụ Đào Thị
Sửu sinh được 06 người con là:
- Bà Vương Thị Thược, sinh năm 1951.
- Ông Vương Đình T, sinh năm 1953.
- Ông Vương Đình L, sinh năm 1956.
- BàVương Thị T, sinh năm 1959.
- Bà Vương Thị Hiền, sinh năm 1962.
- Bà Vương Thị Thúy Từ, sinh năm 1966.
Ngoài ra, hai cụ không còn con đẻ, con nuôi nào khác. Cụ Vương Đình
Thuần có bố đẻ là kỵ Vương Đình Tước mẹ đẻ là kỵ Nguyễn Thị Bèn, cả hai đã
chết từ lâu, chết trước thời điểm cụ Thuần chết. Cụ Đào Thị Sửu có bố đẻ là kỵ
Đào Công Phong và mẹ đẻ là kỵ Bùi Thị Chai, cả hai đã chết từ lâu, chết trước thời
điểm cụ Sửu chết.
Hàng thừa kế thứ nhất đối với phần di sản của cụ Sửu và cụ Thuấn để lại
gồm có 06 người: Bà Vương Thị Thược, ông Vương Đình T, ông Vương Đình L,
bà Vương Thị T, bà Vương Thị Hiền, bà Vương Thị Thúy Từ.
Ông Thạc, ông Lợi kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc
chia thừa kế theo chúc thư mà cụ Thuần để lại. Về “Chúc thư” của ông Vương
Đình Thuần lập ngày 08/3/2019, có nội dung: Cụ Thuần quyết định bán một phần
thửa đất 140 đi để lấy tiền tu sửa nhà thờ, sau đó giao cho các con là Thạc và Lợi
giám sát việc tu sửa, trông nom nhà thờ, không được mua bán, chuyển nhượng cho
ai dưới mọi hình thức. Chúc thư có xác nhận của đại diện thôn Phù Dực 2 là ông
Nguyễn Ngọc Hưng. Xét thấy, Chúc thư của cụ Vương Đình Thuần chỉ là lời dặn
dò đối với các con, không có nội dung định đoạt cụ thể cho ông Thạc và ông Lợi.
Mặt khác, tại văn bản số 366 ngày 12/8/2024 của UBND xã Phù Đổng đề nghị Tòa
án hủy bỏ hiệu lực lời chứng thực chữ ký của UBND xã Phù Đổng đối với ông
Nguyễn Ngọc Hưng đã ký tại văn bản chúc thư do ông Vương Đình Thuần lập. Về
hình thức, đây không được xem là di chúc hợp pháp nên không có căn cứ để chia di
sản thừa kế theo “Chúc thư” do ông Thạc cung cấp. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm
xem xét phân chia di sản thừa kế của cụ Thuấn và cụ Sửu để lại theo pháp luật là có
căn cứ.
Mặc dù, thời điểm mở thừa kế của hai cụ là khác nhau, nhưng hàng thừa kế
thứ nhất của các cụ và tổng di sản thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu không thay đổi
nên tổng hợp di sản chung của hai cụ phân chia cùng một lần như Tòa án cấp sơ
thẩm đã phân chia không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những
người được hưởng di sản thừa kế của cụ Thuần, cụ Sửu để lại.
3.3. Về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế:
3.3.1. Về di sản thừa kế:
Quá trình giải quyết vụ án các nguyên đơn và những người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trình bày: Diện tích đất nêu trên cấp cho hộ gia đình nên phải
xem xét đến quyền lợi của các thành viên trong hộ gia đình khi phân chia di sản
thừa kế. Hội đồng xét xử xét thấy:
10
Đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên là hộ gia đình
ông Vương Đình Thuần theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống,
nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung
và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Trong vụ án này, nguồn gốc đất theo như đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất
do cụ Thuần trình bày là do bố mẹ để lại cho sử dụng từ năm 1955 (Bút lục 16).
Như vậy, diện tích đất tại thửa đất số 140, tờ bản đồ Phù Dực 8, diện tích 930m
2
,
trong đó: Đất ở là 300m
2
, đất vườn là 630m
2
, địa chỉ: Thôn Phù Dực 2, xã Phù
Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội do hai cụ quản lý sử dụng không phải có
nguồn gốc của Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;
không phải do hai vợ chồng cụ Thuần và cụ Sửu nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất từ người khác nên có căn cứ xác định quyền sử dụng đất với diện tích đất
nêu trên cấp cho hộ ông Vương Đình Thuần là tài sản chung của cụ Thuần, cụ Sửu.
Cụ Thuần, cụ Sửu để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất tại thửa đất số 140, tờ bản đồ Phù Dực 8, diện tích 930m
2
, trong đó:
Đất ở là 300m
2
, đất vườn là 630m
2
địa chỉ: Thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xác định diện tích thửa đất 140 nêu trên để chia theo
diện tích đo đạc thực tế là 952,5m
2
(trong đó: 300m
2
đất ở và 652,5m
2
đất vườn).
Ngoài ra, còn một số công trình khác xây trên đất nhưng không thuộc di sản thừa
kế.
Kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản tại cấp sơ thẩm thể hiện
như sau:
Một phần thửa đất 140, phần đất vườn làm lối đi chung (cho toàn bộ hàng
thừa kế thứ nhất) có diện tích 81m
2
(đất được giới hạn bởi các điểm
6,7,8,26,27,21,22,23,24,25,6), diện tích đất còn lại là 871,5m
2
có trị giá:
29.145.000.000 đồng, trong đó: đất ở (300m
2
x 40.000.000đ/m
2
) = 12.000.000.000
đồng; đất vườn (571,5m
2
x 30.000.000 đ/m
2
) = 17.145.000.000 đồng.
- Về tài sản trên đất: 01 cây mít đường kính 15cm trị giá là: 682.500 đồng; 01
cây mít đường kính 20cm trị giá là: 840.000 đồng; 01 cây bơ đường kính 20cm trị
giá là: 598.500 đồng; 01 cây vối đường kính 75cm trị giá là: 577.500 đồng; 01 cây
bưởi đường kính 20cm trị giá là: 598.500 đồng; 01 cây nhãn đường kính 15cm trị
giá là: 819.000 đồng; 01 cây nhãn đường kính 25cm trị giá là: 1.260.000 đồng; 01
cây mít đường kính 10cm trị giá là: 420.000 đồng; 01 cây mít đường kính 18cm trị
giá là: 682.500 đồng; 01 cây bưởi đường kính 15cm trị giá là: 430.900 đồng; 01
cây trứng gà đường kính 15cm trị giá là: 147.000 đồng.
Tài sản là các công trình xây dựng của cụ Thuần và cụ Sửu do ông Thạc và
ông Lợi sửa chữa, tôn tạo: Nhà mái ngói 05 gian, xây năm 2002 trị giá 8.792.700
đồng; 01 nhà mái ngói 3 gian, xây năm 2009 trị giá 16.398.200 đồng; 01 nhà mái
ngói 02 gian (bếp), xây năm 2009 trị giá 9.697.800 đồng; 01 nhà mái ngói 02 gian
(chuồng lợn), xây năm 2009 trị giá 6.465.200 đồng; 01 khu công trình phụ (nhà vệ
sinh), phía trên xây bể nước, xây năm 2009 trị giá 6.157.000 đồng; cổng sắt làm
11
năm 2009 trị giá 244.500 đồng; Hàng rào B40 làm năm 2009 trị giá 54.600 đồng;
Giá trị đất san nền là 150.000 đồng/1m
3
.
Các tài sản khi chia đất làm lối đi chung không còn giá trị sử dụng nên không
tính vào tài sản để chia gồm: 01 nhà mái ngói 02 gian (chuồng lợn), xây năm 2009
trị giá 6.465.200 đồng; 01 khu công trình phụ (nhà vệ sinh), phía trên xây bể
nước, xây năm 2009 trị giá 6.157.000 đồng; cổng sắt làm năm 2009 trị giá 244.500
đồng; Hàng rào B40 làm năm 2009 trị giá 54.600 đồng.
Các công trình khác đã hết khấu khao trị giá = 0 đồng, bao gồm: 02 tường
ngoài sân, xây năm 2009, phía trước nhà 05 gian; 01 tường bình phong, xây năm
2009, phía trước nhà 05 gian; 01 bể nước ngầm, xây năm 2009; 01 bể nước nhỏ,
xây năm 2009; 04 tường hoa, xây năm 2009; 01 sân bê tông xây, năm 2009; 01
giếng khơi; 02 trụ cổng xây năm 2009; Sân lát gạch đỏ kích thước gạch 30 x 30 cm
xây năm 2009; Sân lát gạch đỏ kích thước gạch 10 x 20 cm xây năm 2009; Sân lát
bê tông xây năm 2009; Lối đi lát bê tông xây năm 2009; Tường bao xung quanh
thửa đất loại tường 10cm, xây năm 2009; 01 sân phía trước nhà tạm lát gạch xây
năm 2015; Mái lợp tôn trên sân lát gạch đỏ làm năm 2015; 03 tường bao xung
quanh sân lát gạch xây năm 2015; 02 trụ cổng làm năm 2015.
Tổng cộng đất và tài sản trên đất chia thừa kế: (tài sản trên đất 41.945.240
đồng + đất 29.145.000.000 đồng) = 29.186.945.240 đồng.
- Nhà do bà Thuận xây dựng: 01 nhà tạm, xây năm 2015 trị giá 30.936.000
đồng; 01 khu vệ sinh mái đổ bê tông, xây năm 2015 trí giá 15.991.500 đồng; 01
khu bếp (nhà tạm) lợp tôn chống nóng, xây năm 2015 trị giá 12.776.000 đồng; 01
cổng sắt làm năm 2015, trị giá 66.200 đồng. Tổng cộng là: 59.769.700 đồng.
Tại cấp phúc thẩm các đương sự trong vụ án không đề nghị định giá lại,
không phản đối kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản của cấp sơ
thẩm nên Tòa án cấp phúc thẩm xác định kết quả nêu trên là căn cứ phân chia di
sản thừa kế là phù hợp với quy định của pháp luật.
3.3.2. Về việc phân chia di sản thừa kế:
* Về việc trích công sức cho người quản lý di sản:
Tòa án cấp sơ thẩm xác định:
Sau khi cụ Sửu chết, cụ Thuần đứng ra quản lý nhà và đất. Trong quá trình cụ
Thuần quản lý tài sản do nhà và các công trình xuống cấp, ông Thạc và ông Lợi có
bỏ tiền ra để đầu tư, tôn tạo đất, sửa chữa các công trình trên đất đã cũ nát, đất nền
đã nâng lên khoảng 1,5m so với trước đây. Việc sửa chữa, tôn tạo đất ông Thạc và
ông Lợi đã cung cấp cho Tòa án xác nhận của những người đã từng làm công trình
cho mình. Tòa án đã tiến hành lấy lời khai của những người làm chứng để xác
định, cụ thể: Ông Nguyễn Thế Lương khai: “Năm 2002, ông Vương Đình T và ông
Vương Đình L thuê tôi sửa chữa, nâng cấp nhà 05 gian của gia đình cụ Vương
Đinh Thuần tại xóm Từa, thôn Phù Dực.. Theo đó, công việc của tôi là sửa chữa,
nâng cấp toàn bộ phần gỗ. Chi phí tôn tạo, sửa chữa là bao nhiêu thì tôi không nhớ
vì sự việc đã hơn 20 năm”; Ông Bùi Huy Thạch khai: “Năm 2002, ông Vương
Đình T và ông Vương Đình L đều là con của cụ Vương Đình Thuần có thuê tôi hạ
giải, nâng nhà 05 gian và tôn tạo nhà 05 gian của gia đình cụ Vương Đình Thuần
12
tại Xóm Từa ... thuê tôi sửa chữa, nâng cấp nhà 05 gian của gia đình cụ Vương
Đình Thuần tại xóm Từa, thôn Phù Dực.. Theo thỏa thuận, tôi đã hạ giải xây dựng
lại, nâng tiến nhà 05 gian lên 1,8m và hoàn thiện. Ông Lợi và ông Thạc là người
thanh toán tiền công...”; Ông Nguyễn Văn Hùng khai: “Năm 2009, ông Vương
Đình T và ông Vương Đình L có thuê tôi vận chuyển đổ đất, nâng sân, vườn, ao
cho gia đình cụ Vương Đinh Thuần tại xóm Từa, thôn Phù Dực.. Sau khi hoàn
thành công việc được thuê theo thỏa thuận, ông Lợi và ông Thạc đã thanh toán đầy
đủ tiền cho tôi”; Ông Nguyễn Ngọc Tẹo khai: “Năm 2002, ông Vương Đình T và
ông Vương Đình L có thuê tôi vận chuyển đất, cát nâng nhà gỗ 05 gian... Sau khi
hoàn thành công việc được thuê theo thỏa thuận, ông Lợi và ông Thạc đã thanh
toán đầy đủ tiền công. Nhà 05 gian tôi vận chuyển đất cát nằm trên thửa đất của gia
đình cụ Vương Đình Thuần”; Ông Nguyễn Văn Tần và bà Nguyễn Thị Lanh khai:
“Năm 2009, ông Vương Đình T và ông Vương Đình L có thuê ông Nguyễn Văn
Lương và vợ chồng tôi để xây, sửa chữa nhà 03 gian cùng bếp, chuồng lợn, nhà vệ
sinh, sân nền, giếng, cổng, tường hoa... Sau khi nghiệm thu và bàn giao công trình,
ông Thạc và ông Lợi đã thanh toán đầy đủ tiền công, chi phí cho chúng tôi. Số tiền
cụ thể là bao nhiêu thì chúng tôi không nhớ được vì sự việc đã xảy ra 14 - 15 năm
rồi...”; Ông Nguyễn Văn Lương khai: “Năm 2009, ông Vương Đình T và ông
Vương Đình L có thuê tôi, anh Nguyễn Văn Tần và chị Nguyễn Thị Lanh làm, sửa
chữa, tôn tạo nhà 03 gian, bếp, chuồng lợn, nhà vệ sinh.... Sau khi làm xong, ông
Thạc và ông Lợi đã thanh toán đầy đủ tiền công, chi phí cho tôi và vợ chồng ông
Tần. Số tiền cụ thể là bao nhiêu thì chúng tôi không nhớ được vì sự việc đã xảy ra
hơn 10 năm rồi...” ; Ông Nguyễn Hiếu Chuyền khai: “Tôi chỉ nhớ từ năm cụ
Vương Đình Thuần và cụ Đào Thị Sửu còn sống, tôi không nhớ cụ thể năm nào, tôi
là hàng xóm với gia đình cụ Thuần thì gia đình cụ Thuần có thuê tôi xây dựng
tường bao giáp đường cái chính và tường bao ngõ đi chung... Tôi chỉ nhớ cụ Thuần
hoặc ông Thạc là người thanh toán cho tôi”. Sau khi tôn tạo, sửa chữa cụ Thuần
vẫn ở trên đất này, khi cụ Thuần chết ông Thạc và ông Lợi là con trai đứng ra lo
tang lễ, thờ cúng và là người quản lý di sản thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu.
Trên cơ sở lời khai của các đương sự và thực tế quản lý, sử dụng tài sản, xét
thấy cần thiết phải tính công sức cho ông Thạc và ông Lợi về việc quản lý, duy trì,
tôn tạo tài sản. Do đó, đối với số tiền ông Thạc và ông Lợi đầu tư sửa chữa, duy trì,
tôn tạo di sản thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu, Tòa án cấp sơ thẩm đã trích 30%
tổng giá trị di sản của cụ Thuần và cụ Sửu để chi cho ông Thạc và ông Lợi, cụ thể:
Tổng 29.186.945.240 đồng x 30% = 8.756.083.572 đồng (Theo phần ông Lợi, ông
Thạc mỗi ông được hưởng số tiền 4.378.041.786 đồng) là vượt quá một kỷ phần
thừa kế nên Hội đồng xét xử xem xét tính công sức cho ông Thạc và ông Lợi về
việc quản lý, duy trì, tôn tạo tài sản của cụ Thuần và cụ Sửu bằng một kỷ phần thừa
kế và tính giá trị cho hai ông ngang nhau là hợp lý.
Đối với bà Thuận, lớn lên đi lấy chồng ở nhà chồng. Sau khi ly hôn chồng thứ
nhất về ở với cụ Thuần, cụ Thuần đồng ý cho bà Thuận xây dựng nhà trên một
phần đất của cụ Thuần từ năm 2015 để ở riêng, nên không có căn cứ để tính công
sức duy trì, tôn tạo đất cho bà Thuận. Đối với bà Hiền là người khuyết tật, chỉ ở
13
trên đất cũng không có công sức duy trì, tôn tạo đất, nên không xem xét.
Về kháng cáo của bà Từ, đối với việc xác định công sức quản lý, tôn tạo cho
các bị đơn. Như đã phân tích ở trên, Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận một phần
kháng cáo của bà Từ.
*Về việc phân chia di sản thừa kế:
Di sản thừa kế được chia cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: Bà Vương Thị
Thược, ông Vương Đình T, ông Vương Đình L, bà Vương Thị T, bà Vương Thị
Hiền, bà Vương Thị Thúy Từ.
Trị giá di sản thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửa để lại là 29.186.945.240 đồng
Mỗi kỷ phần thừa kế là: 29.186.945.240 đồng : 7 = 4.169.563.605 đồng (làm tròn),
Bà Vương Thị Thược, bà Vương Thị T, bà Vương Thị Hiền, bà Vương Thị
Thúy Từ mỗi người được hưởng 4.169.563.605 đồng (làm tròn).
Ông Vương Đình T, ông Vương Đình L mỗi người được hưởng:
4.169.563.605 đồng + (4.169.563.605 đồng : 2) = 6.254.345.407 đồng (làm tròn).
Quá trình giải quyết vụ án, ông Thạc, ông Lợi không đồng ý chia thừa kế và
đề nghị để lại làm nhà thờ. Các đồng thừa kế khác đều đề nghị được chia bằng hiện
vật. Xét thấy, cụ Thuần và cụ Sửu chết đi không để lại di chúc nên chia thừa kế
theo pháp luật. Diện tích đất là di sản thừa kế đủ điều kiện để chia bằng hiện vật,
nên phân chia như sau:
- Chia cho bà Vương Thị T diện tích 88,0m
2
(trong đó: Đất ở là 50,0m
2
, đất
vườn là 38,0m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các điểm
(4,5,6,25,4) trên đất có nhà gạch mái tôn, nhà bếp, sân gạch, mái tôn, tường bao do
bà Thuận xây dựng năm 2015. Đất bà Thuận được chia có trị giá: 3.140.000.000
đồng. Bà Thuận được thanh toán thêm số tiền chênh lệch là: 4.169.563.605 đồng -
3.140.000.000 đồng = 1.029.563.605 đồng.
- Chia cho bà Vương Thị Thược diện tích 86,5m
2
(trong đó: Đất ở là 50m
2
, đất
vườn là 36,5m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các điểm
(3,4,25,24,3) có trị giá là: 3.095.000.000 đồng. Bà Thược được thanh toán thêm số
tiền chênh lệch là 4.169.563.605 đồng - 3.095.000.000 đồng = 1.074.563.605
đồng.
- Chia cho bà Vương Thị Thúy Từ diện tích 85,5m
2
(trong đó: Đất ở là 50m
2
,
đất vườn là 35,5m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các
điểm (2,3,24,23,2), trên đất có 01 cây nhãn trị giá 1.260.000 đồng. Đất và tài sản
trên đất bà Từ được chia có trị giá: 3.066.260.000 đồng. Bà Từ được thanh toán
thêm số tiền chênh lệch là: 4.169.563.605 đồng - 3.066.260.000 đồng =
1.103.303.605 đồng.
- Chia cho bà Vương Thị Hiền diện tích 85,0m
2
(trong đó: Đất ở là 50m
2
, đất
vườn là 35m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các điểm
(21,27,16,17,18,19,20,21,27) trên đất có nhà 03 gian trị giá 16.398.225 đồng; nhà
bếp hai gian trị giá 9.697.875 đồng. Đất và tài sản trên đất được chia có trị giá:
3.076.096.100 đồng. Bà Hiền được thanh toán thêm số tiền chênh lệch là:
4.169.563.605 đồng - 3.076.096.100 đồng = 1.093.467.505 đồng.
14
- Chia cho ông Vương Đình T diện tích 222,0m
2
(trong đó: Đất ở là 50,0m
2
,
đất vườn là 172,0m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các
điểm (1,2,23,22,1), trên đất có 01 cây bưởi trị giá 598.500 đồng, 02 cây mít trị giá
1.522.500 đồng, 01 cây vối trị giá 577.500 đồng, 01 cây trứng gà trị giá 147.000
đồng. Đất và tài sản trên đất ông Thạc được chia có trị giá là: 7.162.845.500 đồng.
Ông Thạc phải thanh toán số tiền chênh lệch theo kỷ phần là 7.162.845.500 đồng -
6.254.345.407 đồng = 908.500.093 đồng.
- Chia cho ông Vương Đình L diện tích 304,5m
2
(trong đó: Đất ở là 50m
2
, đất
vườn là 254,5m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các
điểm (27,26,8,11,12,13,14,15,16,27) trên đất có nhà 05 gian (nhà thờ) trị giá
8.792.740 đồng; 01 cây bơ trị giá 598.500 đồng, 02 cây mít trị giá 1.102.500 đồng,
01 cây nhãn trị giá 819.000 đồng, 01 cây bưởi trị giá 430.900 đồng, bức bình
phong, tường hoa, bể nước. Đất và tài sản trên đất ông Lợi được chia có trị giá là
9.646.743.640 đồng. Ông Lợi phải thanh toán số tiền chênh lệch theo kỷ phần là:
9.646.743.640 đồng - 6.254.345.407 đồng = 3.392.398.233 đồng.
* Về nghĩa vụ thanh toán:
Ông Lợi phải thanh toán cho bà Thuận số tiền 1.029.563.605 đồng; ông Lợi
phải thanh toán cho bà Thược số tiền 1.074.563.605 đồng; ông Lợi phải thanh toán
cho bà Từ số tiền 1.103.303.605 đồng; ông Thạc phải thanh toán cho bà Hiền số
tiền 908.500.093 đồng; ông Lợi phải thanh toán cho bà Hiền số tiền 184.967.412
đồng.
Về tiền chi phí tố tụng: Số tiền chi phí xem xét, thẩm định, định giá nguyên
đơn đã nộp tạm ứng đã chi phí hết. Nguyên đơn tự nguyện nộp toàn bộ, nên không
xem xét xử lý.
Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và sửa án sơ thẩm như đã phân tích ở trên.
Quan điểm của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tại phiên
tòa ngày hôm nay có phần phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử.
[4]. Về án phí:
4.1. Án phí dân sự sơ thẩm: Nguyên đơn; đồng bị đơn; người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan là bà Vương Thị Thược, bà Vương Thị Hiền là người cao tuổi,
nên được miễn án phí dân sự sơ thẩm theo quy định. Bà Vương Thị Thúy Từ phải
chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với kỷ phần được chia thừa kế theo quy định
của pháp luật.
4.2. Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Vương Đình T, ông Vương Đình L là
người cao tuổi, nên được miễn án phí dân sự phúc thẩm theo quy định.
Bà Vương Thị Thúy Tứ không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ:
- Khoản 2 Điều 308; Điều 147; Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự;
- Các Điều 158, 166, 189, 609, 610, 611, 612, 613, 614, 620, 623, 649, 650,
651, 655 và Điều 660 Bộ luật Dân sự;
15
- Khoản 1 Điều 203 của Luật Đất đai;
- Nghị quyết 326/2016/ UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội “Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ
phí Tòa án”.
- Án lệ số 05/2016/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông
qua ngày 06/4/2016.
Xử:
1. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 134/2024/DS-ST ngày 30/8/2024 của Toà án
nhân dân huyện Gia Lâm và quyết định cụ thể như sau:
1.1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Vương Thị T về chia
thừa kế thửa đất số 140, tờ bản đồ Phù Dực 8, diện tích 930m
2
(đo đạc thực tế là
952,5m
2
) địa chỉ: Xóm Từa, thôn Phù Dực (Nay là Phù Dực 2) xã Phù Đổng,
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội là di sản của cụ Vương Đình Thuần và cụ Đào
Thị Sửu.
Di sản thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu là thửa đất số 140, tờ bản đồ Phù Dực
8, diện tích 930m
2
, trong đó: Đất ở là 300
2
, đất vườn là 630m
2
địa chỉ: Thôn Phù
Dực 2, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xác định diện tích thửa
đất 140 nêu trên để chia theo diện tích đo đạc thực tế là 952,5m
2
(trong đó: 300m
2
đất ở và 652,5m
2
đất vườn) có trị giá là 31.575.000.000 đồng. Các tài sản trên đất:
01 nhà 05 gian (làm nhà thờ); nhà 03 gian; 01 nhà 02 gian (làm bếp); 04 cây mít;
02 cây bưởi; 02 cây nhãn; 01 cây vối, 01 cây bơ và 01 cây trứng gà. Tổng trị giá tài
sản trên đất là 41.945.240 đồng. Tổng trị giá đất và tài sản trên đất là
31.616.945.240 đồng.
1.2. Xác định di sản thừa kế của cụ Vương Đình Thuần và cụ Đào Thị Sửu để
lại được chia theo pháp luật.
- Xác định cụ Đào Thị Sửu, sinh năm 1925, chết ngày 25/03/2014. Xác nhận
thời điểm mở thừa kế của cụ Sửu vào ngày 25/03/2014.
- Xác định cụ Vương Đình Thuần, sinh năm 1927, chết ngày 12/10/2022. Xác
nhận thời điểm mở thừa kế của cụ Thuần vào ngày 12/10/2022.
- Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thuần và cụ Sửu gồm: Bà Vương
Thị Thược, ông Vương Đình T, ông Vương Đình L, bà Vương Thị T, bà Vương
Thị Hiền, bà Vương Thị Thúy Từ.
1.3. Phân chia di sản thừa kế:
- Trích một phần thửa đất 140 nêu trên, làm lối đi chung (cho toàn bộ hàng
thừa kế thứ nhất) có diện tích đất vườn là 81m
2
, đất được giới hạn bởi các điểm
(6,7,8,26,27,21,22,23,24,25,6) có trị giá là 2.430.000.000 đồng; di sản của cụ
Thuần và cụ Sửu để lại còn có trị giá là: 29.186.945.240 đồng.
- Xác nhận ông Vương Đình L và ông Vương Đình T có công sức trong việc
duy trì, quản lý, xây dựng, tôn tạo di sản thừa kế nên được tính bằng một kỷ phần
thừa kế. Ông Vương Đình L và ông Vương Đình T được tính giá trị ngang nhau.
- Chia di sản thừa kế của cụ Thuần và cụ Sửu thành 07 kỷ phần, mỗi kỷ phần
4.169.563.605 đồng (làm tròn),
16
Bà Vương Thị Thược, bà Vương Thị T, bà Vương Thị Hiền, bà Vương Thị
Thúy Từ mỗi người được hưởng 4.169.563.605 đồng (làm tròn).
Ông Vương Đình T, ông Vương Đình L mỗi người được hưởng: 6.254.345.407
đồng (làm tròn).
1.4. Chia bằng hiện vật, có sơ đồ kèm theo bản án.
- Chia cho bà Vương Thị T diện tích 88,0m
2
(trong đó: Đất ở là 50,0m
2
, đất
vườn là 38,0m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các điểm
(4,5,6,25,4) có trị giá 3.140.000.000đ (Ba tỷ một trăm bốn mươi triệu đồng). Trên
đất có nhà gạch mái tôn, nhà bếp, sân gạch, mái tôn, tường bao do bà Thuận xây
dựng năm 2015. Bà Thuận được thanh toán thêm số tiền chênh lệch là 1.029.563.605
đồng.
- Chia cho bà Vương Thị Thược diện tích 86,5m
2
(trong đó: Đất ở là 50m
2
, đất
vườn là 36,5m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các điểm
(3,4,25,24,3) có trị giá là: 3.095.000.000đ (Ba tỷ không trăm chín mươi lăm triệu
đồng). Bà Thược được thanh toán thêm số tiền chênh lệch là 1.074.563.605 đồng.
- Chia cho bà Vương Thị Hiền diện tích 85,0m
2
(trong đó: Đất ở là 50m2, đất
vườn là 35m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các điểm
(21,27,16,17,18,19,20,21,27). Trên đất có nhà 03 gian trị giá 16.398.225 đồng; nhà
bếp hai gian trị giá 9.697.875 đồng. Đất và tài sản trên đất được chia có trị giá:
3.076.096.100đ (Ba tỷ không trăm bảy mươi sáu triệu không trăm chín mươi sáu
nghìn một trăm đồng). Bà Hiền được thanh toán thêm số tiền chênh lệch là
1.093.467.505 đồng.
- Chia cho bà Vương Thị Thúy Từ diện tích 85,5m2 (trong đó: Đất ở là 50m
2
,
đất vườn là 35,5m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các
điểm (2,3,24,23,2). Trên đất có 01 cây nhãn trị giá 1.260.000 đồng. Đất và tài sản
trên đất bà Từ được chia có trị giá: 3.066.260.000đ (Ba tỷ không trăm sáu mươi sáu
triệu hai trăm sáu mươi nghìn đồng). Bà Từ được thanh toán thêm số tiền chênh lệch
là 1.103.303.605 đồng.
- Chia cho ông Vương Đình T diện tích 222,0m
2
(trong đó: Đất ở là 50,0m
2
, đất
vườn là 172,0m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các điểm
(1,2,23,22,1), Trên đất có 01 cây bưởi trị giá 598.500 đồng, 02 cây mít trị giá
1.522.500 đồng, 01 cây vối trị giá 577.500 đồng, 01 cây trứng gà trị giá 147.000
đồng. Đất và tài sản trên đất ông Thạc được chia có trị giá là: 7.162.845.500đ (Bảy
tỷ một trăm sáu mươi hai triệu tám trăm bốn mươi lăm nghìn năm trăm đồng). Ông
Thạc được thanh toán thêm số tiền chênh lệch 908.500.093 đồng.
- Chia cho ông Vương Đình L diện tích 304,5m
2
(trong đó: Đất ở là 50m
2
, đất
vườn là 254,5m
2
) tại một phần thửa đất 140 nêu trên, đất được giới hạn bởi các điểm
(27,26,8,11,12,13,14,15,16,27) trên đất có nhà 05 gian (nhà thờ) trị giá 8.792.740
đồng; 01 cây bơ trị giá 598.500 đồng, 02 cây mít trị giá 1.102.500 đồng, 01 cây nhãn
trị giá 819.000 đồng, 01 cây bưởi trị giá 430.900 đồng, bức bình phong, tường hoa,
bể nước. Đất và tài sản trên đất ông Lợi được chia có trị giá là 9.646.743.640đ (Chín
tỷ sáu trăm bốn mươi sáu triệu bảy trăm bốn mươi ba nghìn sáu trăm bốn mươi
đồng). Ông Thạc được thanh toán thêm số tiền chênh lệch 3.392.398.233 đồng.
17
1.5.Nghĩa vụ thanh toán.
Ông Vương Đình L có trách nhiệm thanh toán cho bà Vương Thị T số tiền
1.029.563.605 đồng;
Ông Vương Đình L có trách nhiệm thanh toán cho bà Vương Thị Thược số
tiền 1.074.563.605 đồng;
Ông Vương Đình L có trách nhiệm thanh toán cho bà Vương Thị Thúy Từ số
tiền 1.103.303.605 đồng;
Ông Vương Đình L có trách nhiệm thanh toán cho bà Vương Thị Hiền số tiền
184.967.412 đồng.
Ông Vương Đình Thuận có trách nhiệm thanh toán cho bà Vương Thị Hiền số
tiền 908.500.093 đồng;
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có quyền làm
đơn yêu cầu thi hành án (Người giám hộ cho bà Hiền được thực hiện quyền theo
quy định tại Điều 47, 57, 58, 59 của Bộ luật dân sự); nếu người phải thi hành án
không chịu trả số tiền nêu trên thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải trả
cho người được thi hành án số tiền lãi theo mức lãi suất được xác định bằng 50%
mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự tại thời
điểm trả.
1.6. Khi bản án chia thừa kế của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Văn phòng
đăng ký đất đai, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền căn cứ vào bản
án, quyết định của Tòa án để cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp
với kết quả giải quyết của Tòa án. Ông Lợi là người đang quản lý Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số Đ 205351 do UBND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cấp
ngày 27/9/2004 mang tên hộ gia đình ông Vương Đình Thuần có nghĩa vụ bàn giao
lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phối hợp với những người được hưởng
thừa kế để làm thủ tục cấp GCNQSDĐ theo quy định. Trường hợp ông Lợi không
phối hợp, giao nộp GCNQSDĐ đã cấp để làm thủ tục cấp GCNQSDĐ mới thì
những người được hưởng thừa kế có quyền liên hệ với các cơ quan chức năng để
thực hiện việc làm thủ tục cấp GCNQSDĐ theo bản án, quyết định của Tòa án.
1.7. Bác các yêu cầu khác của đương sự.
1.8. Về chi phí tố tụng: Nguyên đơn tự nguyện chịu toàn bộ chi phí định giá là
10.000.000 đồng, đã thanh toán xong.
1.9. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của ông Vương
Đình T, ông Vương Đình L là bị đơn.
2. Về án phí:
2.1. Án phí dân sự sơ thẩm:
Nguyên đơn bà Vương Thị T; bị đơn ông Vương Đình L, ông Vương Đình T;
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Vương Thị Thược, bà Vương Thị
Hiền được miễn toàn bộ tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Vương Thị Thúy Từ phải chịu
112.169.563 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
2.2. Án phí dân sự phúc thẩm:

18
Bị đơn ông Vương Đình L, ông Vương Đình T được miễn toàn bộ tiền án phí
dân sự phúc thẩm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Vương Thị Thúy Từ không phải
chịu 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm.
Bà Vương Thị Thúy Từ đã nộp 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí theo biên lai
thu tiền số 0004409 ngày 16/9/2024 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Gia Lâm
nay chuyển thành án phí; bà Từ còn phải tiếp tục nộp số tiền án phí là 111.869.000
đồng.
Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án
Dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền
thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị
cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự;
Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án
dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhận:
- VKSNDTP Hà Nội;
- TAND huyện Gia Lâm;
- Chi cục THADS huyện Gia Lâm;
- Các đương sự;
- Lưu văn phòng;
- Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Đinh Như Lâm
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 12/02/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 23/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 22/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Bản án số 35/2025/DS-PT ngày 20/01/2025 của TAND cấp cao tại Hà Nội về tranh chấp về thừa kế tài sản
Ban hành: 20/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 20/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 17/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 16/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 16/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 15/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 14/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 10/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 10/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 09/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Bản án số 17/2025/DS-PT ngày 09/01/2025 của TAND cấp cao tại TP.HCM về tranh chấp về thừa kế tài sản
Ban hành: 09/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 07/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Bản án số 01/2025/DS-PT ngày 02/01/2025 của TAND cấp cao tại Hà Nội về tranh chấp về thừa kế tài sản
Ban hành: 02/01/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 31/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 31/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 31/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm