Bản án số 01/2025/KDTM-PT ngày 15/01/2025 của TAND tỉnh Đồng Tháp về tranh chấp về mua bán hàng hóa
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 01/2025/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 01/2025/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 01/2025/KDTM-PT
Tên Bản án: | Bản án số 01/2025/KDTM-PT ngày 15/01/2025 của TAND tỉnh Đồng Tháp về tranh chấp về mua bán hàng hóa |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về mua bán hàng hóa |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Đồng Tháp |
Số hiệu: | 01/2025/KDTM-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 15/01/2025 |
Lĩnh vực: | Kinh doanh thương mại |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Công ty cổ phần A- Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bản án số: 01/2025/KDTM-PT
Ngày 15 tháng 01 năm 2025
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
- Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Lê Hồng Nước
- Các Thẩm phán: Ông Ngô Tấn Lợi
Bà Kiều Kim Xuân
- Thư ký phiên tòa: Bà Huỳnh Thị Ngọc Trang - Thư ký Tòa án nhân
dân tỉnh Đồng Tháp.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh: Bà Võ Thị Trang - Kiểm sát
viên.
Trong các ngày 08 và ngày 15 tháng 01 năm 2025, tại trụ sở Tòa án
nhân dân Tỉnh xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý
số: 07/2024/TLPT-KDTM ngày 16 tháng 10 năm 2024, về việc “Tranh chấp
hợp đồng mua bán hàng hóa”.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 02/2024/KDTM-ST
ngày 21 tháng 6 năm 2024, ca Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò bị kháng cáo,
kháng nghị;
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 32/2024/QĐXXPT -
KDTM ngày 26 tháng 11 năm 2024; Quyết định hoãn phiên tòa số
29/2024/QĐPT – KDTM ngày 09 tháng 12 năm 2024, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Công ty cổ phần A - Nay là Công ty cổ phần A1 (sau đây
gọi tắt là Công ty A).
Địa chỉ trụ sở: Số A, M, phường L, quận H, Thành phố Hà Nội.
Người đại diện theo pháp luật: Bà Lê Thị Mai H; Chức vụ: Ch tịch Hội
đồng quản trị.
Người đại diện theo y quyền ca bà H:
1. Bà Lê Cẩm V; Chức vụ: Phó Giám đốc; Địa chỉ: P, Tập thể Nguyễn
Công T, Phố H, quận H, Thành phố Hà Nội theo văn bản y quyền ngày
18/10/2023.
2
2. Ông Phạm Xuân T1, sinh năm 1976; Địa chỉ: Căn hộ S, Tòa R, số C, V,
phường K, quận T, Thành phố Hà Nội theo văn bản y quyền ngày 18/10/2023.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ca nguyên đơn: Luật sư Phạm
Thị M, luật sư Đào Thị N – Công ty L1 và cộng sự thuộc Đoàn luật sư thành phố
H.
- Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 (sau đây gọi tắt là Công ty P1).
Địa chỉ trụ sở: Số F, Quốc lộ H, khóm B, thị trấn L, huyện L, tỉnh Đồng
Tháp.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Phát L; Chức vụ: Giám đốc.
Người đại diện theo y quyền ca ông L: Ông Bùi Văn P, sinh năm 1961;
Địa chỉ: Số A, ấp B, xã B, huyện L, tỉnh Đồng Tháp theo văn bản y quyền ngày
13/11/2023.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên C (sau đây gọi tắt là Công
ty C).
Địa chỉ trụ sở: Số thửa 55, tờ bản đồ số 19, xã L, huyện T, tỉnh An Giang.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Chí T2; Chức vụ: Giám đốc.
Địa chỉ liên lạc: Số A, N, phường M, thành phố L, tỉnh An Giang.
2. Công ty cổ phần X (sau đây gọi tắt là Công ty X).
Địa chỉ trụ sở: Số A, N, phường M, thành phố L, tỉnh An Giang.
Địa chỉ liên lạc: Số C, ấp M, xã M, thành phố L, tỉnh An Giang.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Huỳnh Thanh T3; Chức vụ: Tổng
giám đốc.
Người đại diện theo y quyền ca ông T3: Ông Lê Thành N1, sinh năm
1964; Địa chỉ: Số C, Tổ F, Khu A, phường V, thành phố V, tỉnh Phú Thọ theo
văn bản uỷ quyền ngày 02/11/2023.
Có mặt tại phiên tòa: Ông Phạm Xuân T1, luật sư Đào Thị N, ông Bùi
Văn P; ông Lê Thành N1, luật sư Phạm Thị M có đơn xin xét xử vắng mặt; ông
Nguyễn Chí T2 vắng mặt. Riêng luật sư Đào Thị N vắng mặt khi tuyên án.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
- Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện theo uỷ
quyền của nguyên đơn Công ty A, ông Phạm Xuân T1 trình bày:
3
Ngày 18/7/2023, Công ty A đã ký kết Hợp đồng kinh tế số 01B/PT-
APG/2023 về việc Công ty A mua 4.500 tấn gạo với giá 12.100.000 đồng/tấn,
thành tiền là 54.450.000.000đồng ca Công ty P1. Hàng hóa được quy định theo
các tiêu chuẩn bao bì, đóng gói đã được quy định tại Điều 2 ca hợp đồng. Hàng
sẽ được giao trong tháng 8/2023 theo thông báo ca bên mua gửi cho bên bán
trước từ 02 đến 03 ngày.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên bán là Công ty P1 liên tục đề
nghị tăng giá và đề nghị giảm khối lượng giao hàng với lý do thị trường gạo thế
giới tăng cao.
Công ty A sau khi ký hợp đồng với Công ty P1 đã ký hợp đồng phân phối
với Công ty C là công ty con ca Công ty X tại Hợp đồng số 1807/2023/HĐMB
ngày 18/7/2023 để Công ty X giao gạo cho Cục D theo hợp đồng trúng đấu thầu
ca Công ty X.
Công ty A đã đề nghị Công ty P1 giao hàng theo thỏa thuận trong hợp
đồng đã ký nhưng phía Công ty P1 không giao hàng và đến ngày 04/8/2023
Công ty P1 thông báo hy hợp đồng vì giá gạo tăng.
Công ty A đã gửi văn bản đề nghị Công ty P1 làm việc để giải quyết vấn
đề bồi thường thiệt hại xảy ra do việc hy hợp đồng, nhưng Công ty P1 có thái
độ không hợp tác, từ chối bồi thường vì lý do bất khả kháng. Mặc dù, trước khi
ký hợp đồng phía Công ty P1 khẳng định đã có đầy đ hàng trong kho và hai
bên đi đến ký kết hợp đồng để Công ty P1 cung cấp 4.500 tấn gạo. Mùa vụ vừa
qua là mùa vụ tốt không có bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất lúa gạo
trên đồng ruộng. Việc tăng giá và ép Công ty A nhận số lượng gạo ít hơn thỏa
thuận trong hợp đồng nhằm mục đích đầu cơ kiếm lời. Việc vi phạm hợp đồng
đã gây tổn thất cho Công ty A về kinh tế và uy tín. Đặc biệt là việc cung cấp gạo
cho Cục D do Công ty A đã ký hợp đồng phân phối lại số lượng gạo trên cho
Công ty C là công ty con 100% vốn ca Công ty X đã có văn bản yêu cầu Công
ty A bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng.
Công ty A nhận thấy, Công ty P1 phải có nghĩa vụ bồi thường những tổn
thất đã gây ra cho Công ty A bởi hành vi vi phạm. Việc vi phạm hợp đồng vì
mục đích trục lợi gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh lương thực, đến tính
pháp lý ca hợp đồng. Công ty P1 thực hiện hành vi cố ý vì mục đích trục lợi,
coi thường pháp luật.
4
Nay Công ty A yêu cầu Tòa án giải quyết buộc: Công ty P1 bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại thực tế do hậu quả ca hành
vi vi phạm mà Công ty P1 đã gây ra cho Công ty A, cụ thể như sau:
1. Tiền phạt do hành vi vi phạm, đơn phương hy bỏ hợp đồng không có
căn cứ là 8% tổng giá trị hợp đồng, số tiền là 4.356.000.000 đồng;
2. Bồi thường thiệt hại thực tế là khoản tiền chênh lệch giữa hợp đồng
mua gạo ca Công ty A và hợp đồng mua bán gạo cho Công ty C nếu không có
hành vi vi phạm ca Công ty P1 thì Công ty A sẽ được hưởng là 1.611.000.000
đồng;
3. Bồi thường thiệt hại thực tế Công ty A phải bồi thường cho Công ty C
do Công ty A không cung cấp được hàng cho Công ty C vì bị Công ty P1 hy
hợp đồng (theo yêu cầu ca Công ty C), số tiền là 14.850.314.731 đồng;
4. Lãi tiền thanh toán lần 01 từ ngày 19/7/2023 đến ngày 18/8/2023 trên
số tiền thanh toán đợt 01 là 10%/giá trị hợp đồng, số tiền là 38.935.479 đồng;
Tổng cộng cả 04 khoản nêu trên là 20.856.250.210 đồng.
- Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn Công ty A, Luật sư Phạm Thị M và Luật sư
Đào Thị N cùng trình bày:
Luật sư Phạm Thị M và Luật sư Đào Thị N thống nhất lời trình bày ca
người đại diện theo y quyền ca nguyên đơn là ông Phạm Xuân T1 và yêu cầu
khởi kiện ca nguyên đơn Công ty A.
- Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện theo uỷ
quyền của bị đơn Công ty P1, ông Bùi Văn P trình bày:
Công ty P1 không đồng ý đối với tất cả các yêu cầu về phạt vi phạm và
bồi thường thiệt hại thực tế với tổng số tiền là 20.856.250.210 đồng theo yêu
cầu ca Công ty A. Bởi vì, sau khi Công ty P1 với Công Ty A ký kết hợp đồng,
thì do ảnh hưởng từ việc khng hoảng lương thực làm cho giá gạo tăng đột biến,
nên Công ty P1 đã nhiều lần thông báo cho Công ty A biết và đến ngày
14/8/2023 giữa Công ty P1 với Công ty A đã họp thống nhất huỷ bỏ hợp đồng
và trong hợp đồng mua bán giữa Công ty A với Công ty P1 không thoả thuận về
bồi thường thiệt hại.
5
Đối với việc Công ty A bồi thường thiệt hại cho Công ty X không có liên
quan đến Công ty P1, vì việc mua bán giữa Công ty A và Công ty C, thì Công
ty P1 không biết. Việc đưa Công ty X vào tham gia tố tụng với tư cách là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không cần thiết.
- Trong quá trình giải quyết vụ án, người đại diện theo pháp luật của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty C, ông Nguyễn Chí T2 trình bày:
Người đại diện theo pháp luật ca Công ty C là ông Nguyễn Chí T2 thống
nhất với các ý kiến ca Công ty X và người đại diện theo uỷ quyền ca Công ty
X và đề nghị vắng mặt trong các buổi làm việc, xét xử ca Toà án.
- Trong quá trình giải quyết vụ án, người đại diện theo uỷ quyền của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty X, ông Lê Thành N1 trình bày:
Công ty X đã y quyền cho công ty con là Công ty C ký Hợp đồng số
1807/2023/HĐMB ngày 18/7/2023, với Công ty A để cung cấp gạo cho Cục D
theo hợp đồng mà Công ty X đã trúng đấu thầu năm 2023. Theo nội dung hợp
đồng mua bán gạo, Công ty A đã thỏa thuận bán cho Công ty C số lượng 4.500
tấn gạo với giá 12.458.000 đồng/tấn, tổng giá trị hợp đồng là 56.061.000.000
đồng. Đồng thời, theo hợp đồng Công ty C phải thanh toán lần 01 là 10% giá trị
hợp đồng với số tiền là 5.606.100.000 đồng.
Tuy nhiên, theo thông báo ca Công ty A ngày 06/8/2023, thì phía đối tác
cung cấp gạo ca Công ty A là Công ty P1 đã gửi thông báo vào ngày 04/8/2023
về việc hy hợp đồng với Công ty A vì giá gạo tăng và lý do bất khả kháng. Do
đó, Công ty A đã gửi công văn thông báo việc khó khăn và không thể cung cấp
gạo theo thỏa thuận ca hợp đồng đã ký. Việc Công ty A thông báo không thể
cung cấp được số lượng 4.500 tấn gạo đã khiến Công ty X lâm vào hoàn cảnh vi
phạm hợp đồng với Cục D, Công ty X không thể có nguồn cung kịp thời giữa
thời điểm giá gạo đang tăng, các tổ chức găm giữ lại hàng chờ tăng giá, chính vì
thế Công ty X đã vi phạm hợp đồng với Cục D và dẫn đến bị mất tiền bảo lãnh
cọc và gây cho Công ty X nhiều thiệt hại. Cụ thể như sau:
1. Tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng Công ty X đã ký với Cục D1 để cung
cấp gạo dự trữ quốc gia năm 2023 là 2.948.025.000 đồng (Số tiền này Cục dự
trữ Nhà nước khu vực N thu theo văn bản số 489/CDTNTB-KHQLHDT ngày
13/9/2023).
6
2. Phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng Công ty X đã đóng là 15.840.000
đồng (do ngân hàng quy định).
3. Lãi phát sinh đối với phần tiền ký qu bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ
ngày 14/7/2023 đến ngày 20/9/2023 (68 ngày). Tiền lãi phát sinh =
2.948.025.000 đồng/365 ngày x 68 x 9% = 49.429.899 đồng (đây là lãi ký qu
bảo lãnh).
4. Thiệt hại lợi ích do tổn thất cơ hội kinh doanh do việc hy hợp đồng sẽ
khiến cho Công ty X không được phép tham gia đấu thầu vào Tổng Cục Dự trữ
Nhà nước trong vòng 03 năm tới (từ năm 2024 đến năm 2026) được quy định
trong hồ sơ mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Thiệt hại này được xác định trung bình 03 năm: Lợi nhuận bình quân
01kg gạo = 766 đồng x 4.500 tấn x 03 năm = 10.337.019.832 đồng (có văn bản
tính chi tiết km theo).
5. Thiệt hại về uy tín và hình ảnh ca Công ty X đó là các thiệt hại theo
Biên bản họp ngày 25/9/2023 ca Công ty A với Công ty C.
Công ty X đồng ý giảm mức bồi thường thiệt hại về uy tín từ
3.000.000.000 đồng theo văn bản số 83/CV-CBLT ngày 20/9/2023 xuống còn
1.500.000.000 đồng được thể hiện tại Biên bản họp ngày 25/9/2023 giữa Công
ty X và Công ty A.
Do vậy, tổng yêu cầu bồi thường thiệt hại khi Công ty A không thực hiện
hợp đồng mua bán gạo với số tiền là 14.850.314.731 đồng.
Tại quyết định ca Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số
02/2024/KDTM-ST ngày 21 tháng 6 năm 2024, ca Toà án nhân dân huyện Lấp
Vò đã xử:
1. Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện ca Công ty cổ phần A
(Nay là Công ty cổ phần A1).
2. Về án phí và tạm ứng án phí: Công ty cổ phần A (Nay là Công ty cổ
phần A1) phải chịu số tiền 128.856.250đồng (Một trăm hai mươi tám triệu, tám
trăm năm mươi sáu nghìn, hai trăm năm mươi đồng) án phí kinh doanh thương
mại sơ thẩm, được khấu trừ với số tiền tổng cộng 147.787.416 đồng (Một trăm
bốn mươi bảy triệu, bảy trăm tám mươi bảy nghìn, bốn trăm mười sáu đồng) mà
Công ty cổ phần A (Nay là Công ty cổ phần A1) đã nộp tạm ứng án phí theo các
Biên lai thu tạm ứng lệ phí, án phí Tòa án số 0003878 ngày 18/10/2023, số
7
0003252 ngày 01/11/2023 và số 0007344 ngày 03/5/2024 ca Chi cục Thi hành
án dân sự huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Hoàn trả cho Công ty cổ phần A
(Nay là Công ty cổ phần A1) số tiền 18.931.166 đồng (Mười tám triệu, chín
trăm ba mươi mốt nghìn, một trăm sáu mươi sáu đồng).
Ngoài ra bản án còn tuyên về quyền kháng cáo ca các đương sự.
Ngày 02/7/2024, Công ty cổ phần A (Nay là Công ty cổ phần A1) kháng
cáo yêu cầu:
1. Công ty A yêu cầu Công ty P1 bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng, bồi thường thiệt hại thực tế do hậu quả ca hành vi vi phạm mà Công ty
P1 đã gây ra cho công ty A như sau:
- Tiền phạt do hành vi vi phạm, đơn phương hy bỏ hợp đồng không có
căn cứ là 08% tổng giá trị hợp đồng, số tiền là 4.356.000.000đồng.
- Bồi thường thiệt hại thực tế là khoản tiền chênh lệch giữa hợp đồng mua
gạo ca Công ty A và hợp đồng mua bán gạo cho Công ty C nếu không có hành
vi vi phạm ca Công ty P1 thì Công ty A sẽ được hưởng là 1.611.000.000đồng.
- Bồi thường thiệt hại thực tế Công ty A phải bồi thường cho Công ty C
do Công ty A không cung cấp được hàng cho Công ty C vì bị Công ty P1 hy
hợp đồng (theo yêu cầu ca Công ty C), số tiền là 14.850.314.731đồng.
- Lãi tiền thanh toán lần 01 từ ngày 18/7/2023 đến ngày 18/8/2023 trên số
tiền thanh toán đợt 01 là 10%/giá trị hợp đồng, số tiền là 38.935.479đồng.
Tổng cộng cả 04 khoản nêu trên là 20.856.250.210 đồng.
Ngày 15/7/2024, Công ty cổ phần X (Công ty X) kháng cáo yêu cầu:
Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xem xét kháng cáo để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn theo đúng quy định ca pháp luật.
Ngày 16/7/2024, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp có
quyết định kháng nghị số 116/QĐ-VKS-DS đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Đồng
Tháp xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng: Sửa Bản án kinh doanh thương mại
sơ thẩm số 02/2024/KDTM-ST ngày 21/6/2024, ca Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp theo hướng:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện ca nguyên đơn Công ty cổ phần
A (Nay là Công ty cổ phần A1).
8
+ Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 thanh toán tiền phạt do hành vì
hy bỏ hợp đồng không có căn cứ với mức phạt 0,1%/ngày, tổng mức phạt
không quá 08% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.
+ Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 thanh toán tiền lãi đối với số tiền
ứng trước 5.445.000.000đồng tính từ ngày 19/7/2023 đến ngày 18/8/2023 (mức
lãi suất quá hạn trung bình ca ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương gồm: Ngân
hàng thương mại cổ phần N2, Ngân hàng thương mại cổ phần C1, Ngân hàng
N3,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh
toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả.
Tại phiên tòa phúc thẩm ông Phạm Xuân T1 là người đại diện theo y
quyền ca nguyên đơn trình bày:
Bị đơn cho rằng không thực hiện được hợp đồng là do bất khả kháng theo
Điều 156 BLDS là không phù hợp pháp luật, Công ty P1 không chứng minh
được các điều kiện cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật dân sự để
không bồi thường cho nguyên đơn là hoàn toàn không phù hợp theo quy định
tại Điều 584 Bộ luật dân sự. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu
cầu kháng cáo ca nguyên đơn.
Ông Bùi Văn P là đại diện theo y quyền ca bị đơn trình bày: Không
đồng ý với yêu cầu kháng cáo ca nguyên đơn, căn cứ vào khoản 1 Điều 420
Bộ luật dân sự đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án kinh doanh thương
mại sơ thẩm.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ca nguyên đơn luật sư Đào Thị
N trình bày:
Công ty P1 có đ năng lực để giao gạo cho Công ty A do Công ty P1 đã
bán gạo cho người khác để thu lợi, tại biên bản họp ngày 14/8/2023 thể hiện rõ
nhằm đưa ra thiệt hại để thương lượng chứ không phải Công ty A thống nhất
hy hợp đồng như trình bày ca bị đơn. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu
cầu kháng cáo ca Công ty A sửa bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp phát biểu:
Về việc tuân theo pháp luật tố tụng
Về việc tuân theo pháp luật tố tụng ca Thẩm phán
9
Thẩm phán đã thực hiện đúng, đầy đ quy định ca Bộ luật tố tụng dân sự
từ khi thụ lý giải quyết vụ việc để giải quyết phúc thẩm đến trước thời điểm
nghị án.
Về việc tuân theo pháp luật tố tụng ca Hội đồng phúc thẩm, Thư ký
phiên tòa
Hội đồng phúc thẩm, thư ký phiên tòa đã thực hiện đúng quy định Bộ luật
tố tụng dân sự về việc giải quyết phúc thẩm vụ việc.
Về việc chấp hành pháp luật ca người tham gia tố tụng
Người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng, đầy đ quyền và nghĩa vụ tố
tụng theo quy định ca pháp luật.
Về việc giải quyết vụ án dân sự
- Th tục kháng cáo đúng quy định.
- Về tài liệu, chứng cứ mới: không cung cấp thêm.
Kháng nghị: Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Tháp kháng nghị Sửa Bản
án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2024/KDTM-ST ngày 21/6/2024, ca
Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp theo hướng:
+ Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện ca nguyên đơn Công ty cổ
phần A (Nay là Công ty cổ phần A1).
+ Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 thanh toán tiền phạt do hành vi
hy bỏ hợp đồng không có căn cứ với mức phạt 0,1%/ngày, tổng mức phạt
không quá 08% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.
+ Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 thanh toán tiền lãi đối với số tiền
ứng trước 5.445.000.000đồng tính từ ngày 19/7/2023 đến ngày 18/8/2023 (mức
lãi suất quá hạn trung bình ca ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương gồm: Ngân
hàng thương mại cổ phần N2, Ngân hàng thương mại cổ phần C1, Ngân hàng
N3,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán
(thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả.
Kháng cáo: Công ty cổ phần A - Nay là Công ty cổ phần A1 kháng cáo:
Đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng yêu cầu Công ty P1 bồi thường thiệt hại
thực tế do hậu quả ca hành vi vi phạm mà Công ty P1 đã gây ra cho công ty A
như sau:
1. Tiền phạt do hành vi vi phạm, đơn phương hy bỏ hợp đồng không có
căn cứ là 08% tổng giá trị hợp đồng, số tiền là 4.356.000.000 đồng;
10
2. Bồi thường thiệt hại thực tế là khoản tiền chênh lệch giữa hợp đồng
mua gạo ca Công ty A và hợp đồng mua bán gạo cho Công ty C nếu không có
hành vi vi phạm ca Công ty P1 thì Công ty A sẽ được hưởng là 1.611.000.000
đồng;
3. Bồi thường thiệt hại thực tế Công ty A phải bồi thường cho Công ty C
do Công ty A không cung cấp được hàng cho Công ty C vì bị Công ty P1 hy
hợp đồng (theo yêu cầu ca Công ty C), số tiền là 14.850.314.731 đồng;
4. Lãi tiền thanh toán lần 01 từ ngày 19/7/2023 đến ngày 18/8/2023 trên
số tiền thanh toán đợt 01 là 10%/giá trị hợp đồng, số tiền là 38.935.479 đồng;
Tổng cộng cả 04 khoản nêu trên là 20.856.250.210 đồng.
- Công ty cổ phần X – AGM kháng cáo: Đề nghị xem xét kháng cáo để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn theo đúng quy định ca pháp
luật. Nhận thấy:
Ngày 18/7/2023, Công ty A với Công ty P1 ký kết Hợp đồng mua bán
hàng hóa số 01B/PT-APG/2023. Theo thỏa thuận, Công ty P1 bán cho Công ty
A số lượng 4.500 tấn gạo, loại gạo trắng 15% tấm, với giá 12.100.000 đồng/tấn,
thành tiền 54.450.000.000 đồng, thời gian giao hàng vào tháng 8/2023 (Công ty
A sẽ thông báo cho Công ty P2 trước từ 02 - 03 ngày), địa điểm giao hàng tại
kho Công ty P1. Công ty A thanh toán cho Công ty P1 10% giá trị hợp đồng là
5.445.000.000 đồng trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng và
90% giá trị hợp đồng còn lại thanh toán theo từng đợt đóng hàng sau khi xuống
phương tiện vận chuyển và trước khi phương tiện vận chuyển rời khỏi kho.
Trong trường hợp các bên vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng thì phải chịu phạt
với mức cao nhất theo quy định pháp luật; trong trường hợp Công ty P1 chậm
giao hàng mà không được sự đồng ý ca Công ty A thì phải chịu mức phạt
0,1%/ngày chậm giao hàng, nhưng tổng mức phạt không quá 08% giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng vi phạm; trong trường hợp Công ty A chậm thanh toán mà
không được sự đồng ý ca Công ty P1 thì phải chịu mức phạt 0,1%/ngày chậm
thanh toán, nhưng tổng mức phạt không quá 08% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
vi phạm.
+ Ngày 19/7/2023, Công ty A chuyển khoản cho Công ty P1 số tiền
5.445.000.000 đồng.
+ Đến ngày 27/7/2023, Công ty P1 có văn bản số 01/PT-APG/2023 thông
báo cho Công ty A biết việc giá gạo tăng đột biến nên dẫn đến nguồn cung khan
hiếm, mặc dù Công ty P1 đã cố gắng đàm phán giá gạo để thu mua và yêu cầu
11
Công ty A đàm phán lại hợp đồng với nội dung xem xét hỗ trợ giá 400 đồng/kg
hoặc chỉ thực hiện 50% số lượng hợp đồng để phần nào giảm bớt thiệt hại cho
Công ty P1.
+ Ngày 29/7/2023, Công ty A có văn bản số 2907/CV-APG không đồng ý
với đề nghị ca Công ty P1 và đề nghị Công ty P1 thực hiện đúng nội dung hợp
đồng, cam kết giao đ và đúng số lượng gạo cho Công ty A trước ngày
31/8/2023.
+ Ngày 31/7/2023, Công ty P1 tiếp tục có văn bản số 02/PT-APG/2023 đề
nghị Công ty A đàm phán lại giá gạo để phần nào giảm bớt thiệt hại cho Công ty
P1 hoặc hy hợp đồng và hoàn lại số tiền 10% giá trị hợp đồng đã nhận cho
Công ty A.
+ Ngày 01/8/2023 Công ty A có công văn phúc đáp Công ty P1 với nội
dung: “Khi thảo luận bàn bạc và tiến đến ký kết hợp đồng số 01B/PT-APG/2023
ngày 18/7/2023, giữa Công ty TNHH P1 và Công ty CP A, Công ty chúng tôi
hiểu là TNHH P1 đã có đủ nguồn hàng dự trữ trong kho để giao hàng theo Hợp
đồng đã ký. Đề nghị của Q Công ty TNHH P1 thực hiện Hợp đồng với giá bán
đúng trong Hợp đồng .Việc thỏa thuận lại theo đề xuất của phía Q Công ty với
giá cao hơn giá đã ký trong Hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế
hoạch kinh doanh và sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty chúng tôi với các đối
tác khi Q Công ty không thực hiện giao hàng đúng với khối lượng và thời gian
yêu cầu. Do vậy, theo Điều VI - Điều khoản chung của Hợp đồng mà Quý Công
ty viện dẫn, chúng tôi từ chối giải quyết theo cách thỏa thuận lại giá thực hiện
Hợp đồng mà chỉ có thể hỗ trợ Quý Công ty giao hàng theo nhiều đợt. Căn cứ
Điều III và Điều V của Hợp đồng số 01B/PT-APG/2023 ký ngày 18/7/2023 giữa
Công ty TNHH P1 và Công ty CP A, Công ty CP A xin thông báo và đề nghị như
sau: 1. Thông báo không chấp nhận điều chỉnh giá của Hợp đồng số 01B/PT-
APG/2023 đã ký ngày 18/7/2023 giữa Công ty TNHH P1 và Công ty CP A; 2.
Đề nghị Quý Công ty TNHH P1 giao hàng theo 2 đợt, cụ thể như sau: Đợt 1:
2.250 tấn, chậm nhất ngày 15/8/2023; Đợt 2: 2.250 tấn còn lại sẽ được giao
trong vòng 7-10 ngày sau ngày giao hàng đợt 1 (Lịch giao hàng cụ thể sẽ thông
báo cho Q Công ty sau). Trường hợp Q Công ty hủy bỏ Hợp đồng và hoàn trả
lại tiền ứng 10%, chúng tôi đề nghị Quý Công ty bồi thường những thiệt hại
phát sinh mà Công ty CP A phải gánh chịu từ việc Quý Công ty không thực hiện
giao hàng theo đúng các điều khoản được quy định tại Điều V của Hợp đồng và
12
theo quy định của pháp luật. Công ty Cổ phần A kính đề nghị Công ty TNHH P1
hợp tác thực thi tuân thủ theo đúng lịch giao hàng nêu trên”.
+ Ngày 03/8/2023, Công ty A có văn bản số 0308/CV-APC yêu cầu Công
ty P1 giao số lượng gạo đợt 01 là 2.250 tấn vào ngày 11/8/2023.
+ Ngày 04/8/2023, Công ty P1 tiếp tục có văn bản số 03/PT-APG/2023 đề
nghị hy hợp đồng và hoàn lại số tiền 10% giá trị hợp đồng đã nhận cho Công ty
A số tiền 5.445.000.000đ và chịu một phần thiệt hại ca hợp đồng.
+ Đến ngày 08/8/2023, Công ty A có Đơn tố cáo số 0808/2023/CV-APC
gửi Cục A2 - Bộ C2 và Công ty P1.
+ Ngày 09/8/2023, Công ty P1 có văn bản số 04/PT-APG/2023 phản hồi
về nội dung đơn tố cáo và đề nghị Công ty A tiếp tục thoả thuận huỷ hợp đồng
và hoàn lại số tiền 5.445.000.000 đồng cho Công ty A và chịu một phần thiệt hại
ca hợp đồng.
+ Đến ngày 12/8/2023, Công ty A có văn bản số 1208/2023/CV-APC gửi
Công ty P1 để giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan đến hợp đồng đã ký kết.
+ Ngày 14/8/2023, Công ty A với Công ty P1 họp bàn thống nhất giải
quyết đối với đề nghị vào ngày 04/8/2023 ca Công ty P1. Nội dung cuộc họp
thể hiện:
“Trao đổi các vấn đề liên quan thực hiện Hợp Đồng 01B/PT-APG/2023
tại Công Ty TNHH P1 và Công ty A. Thông báo huỷ hợp đồng của Công ty
TNHH P1 ngày 4/8/2023”.
Sau khi thảo luận các bên thống nhất các nội dung sau:
1. Phía Công ty A sẽ thông báo bằng văn bản cho Công ty TNHH P1 về
những khoản phạt vi phạm hợp đồng theo hợp đồng mà hai bên đã ký, mức bồi
thường thiệt hại thực tế từ hành vi vi phạm hợp đồng.
2. Phía Công ty TNHH P1 sẽ xem xét mức phạt và bồi thường thiệt hại nói
trên và nếu Công ty TNHH P1 không đồng ý, hai bên không thể thoả thuận được
mức đền bù thì một trong hai bên có thể khởi kiện tại toà án Nhân dân các cấp”.
Tại phiên tòa sơ thẩm Công ty A xác định ngày 14/8/2023, hai bên ngồi
lại bàn tính chứ không có nói hy hay tiếp tục hợp đồng, hai bên thỏa thuận bồi
thường, nếu không bồi thường thì sẽ khởi kiện ra Tòa.
+ Ngày 15/8/2023 Công ty P1 nhận được công văn số 1508-01/CV-APC
ca Công ty A (Công ty A), theo đó Công ty A (Công ty A) đề nghị Công ty P1
thanh toán cho Công ty A (Công ty A) số tiền 11.434.500.000 đồng, trong đó:
13
(1) tiền bồi thường thiệt hại do hy hợp đồng là 1.633.500.000 đồng, (2) Phạt
giao hàng chậm tiến độ là 4.356.000.000 đồng, (3) Hoàn trả tiền đặt cọc là
5.445.000.000 đồng (tại hồ sơ không thu thập được công văn số 1508-01/CV-
APC của Công ty C3 (Công ty A), tuy nhiên công ty A và Công ty P1 thừa nhận
có công văn này).
+ Ngày 17/8/2023, Công ty P1 có công văn số 05/PT-APG/2023 về việc
hy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa số 01B/PT-APG/2023 gửi Công ty A, với
nội dung: “Trên tinh thần thiện chí hợp tác, mặc dù giá cả lúa gạo đã tăng rất
nhiều và nguồn cung ứng bị hạn chế nhưng ngày 27/7/2023, Công ty P1 chỉ đề
nghị Quý Công ty đồng ý tăng giá 400 đồng/kg tương ứng với tỷ lệ tăng là
3,31% để giảm thiểu thiệt hại cho công ty P1 hoặc công ty P1 sẽ thực hiện 50%
số lượng hợp đồng, 50% số lượng còn lại sẽ hủy và không thực hiện. Tuy nhiên,
Công ty P1 vẫn không nhận được sự xem xét hỗ trợ và chấp nhận hợp lý từ
Công ty A.
Tiếp đến ngày 31/7/2023 và ngày 04/8/2023, Công ty P1 có gửi Công văn
số 02/PT-APG/2023 và Công văn số 03/PT-APG/2023 cho Công ty A, theo đó
Công ty P1 đề nghị hủy hợp đồng đã ký và hoàn trả số tiền 5.445.000.000 đồng
mà Công ty P1 đã nhận từ Công ty A.
Ngày 15/8/2023, Công ty P1 nhận được Công văn số 1508-01/CV-APC
của Công ty A, theo đó Công ty A đề nghị Công ty P1 thanh toán cho Công ty A
số tiền 11.434.500.000 đồng, trong đó: (1) tiền bồi thường thiệt hại do hủy hợp
đồng là 1.633.500.000 đồng, (2) Phạt giao hàng chậm tiến độ là 4.356.000.000
đồng, (3) Hoàn trả tiền đặt cọc là 5.445.000.000 đồng.
Xét thấy Công văn số 1508-01/CV-APC ngày 15/8/2023, ca Công ty A
là không đúng quy định pháp luật. Nay Công ty P1 thông báo đến Quý Công ty
như sau:
1. Về việc hủy bỏ Hợp đồng
Việc Chính phủ Ấn Độ, N và UAE ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo ngay
sau khi Công ty P1 ký hợp đồng mua bán với Công ty A đã làm cho giá cả lúa
gạo trong nước tăng cao đột biến và nguồn cung ứng trong nước bị hạn chế nên
Công ty P1 đã không thể cung cấp được gạo cho Công ty A như hợp đồng đã ký
mặc dù Công ty P1 đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp cần thiết và hợp lý, và
Công ty P1 đã kịp thời thông báo đến Quý Công ty. Xét thấy việc Công ty P1
14
không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng với Q Công ty là do sự kiện bất khả
kháng theo quy định tại khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự 2015.
Do đó, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 294 và khoản 4 Điều 312 Luật thương
mại, Công ty P1 hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng với Công ty A theo đúng
quy định pháp luật hiện hành.
2. Về các chế tài do hủy bỏ hợp đồng
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 và khoản 4 Điều 312 Luật
thương mại 2005, Công ty P1 hoàn toàn được quyền hủy bỏ hợp đồng mua bán
với Công ty A mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào với Công ty A. Việc
Công ty A yêu cầu Công ty P1 thanh toán số tiền bởi thường thiệt hại do hủy
hợp đồng là 1.633.500.000 đồng và số tiền phạt giao hàng chậm tiến độ là
4.356.000.000 đồng là hoàn toàn không đúng quy định pháp luật Việt Nam. Do
đó, Công ty P1 sẽ không thực hiện việc thanh toán số tiến bồi thường thiệt hại
do hủy hợp đồng là 1.633.500.000 đồng và số tiền phạt giao hàng chậm tiến độ
là 4.356.000.000 đồng theo đề nghị tại Công văn số 1508-01/CV-APC ngày
15/8/2023 của Công ty A”.
+ Ngày 18/8/2023 Công ty P1 chuyển trả Công ty A số tiền ứng theo Hợp
đồng mua bán hàng hóa số 01B/PT-APG/2023.
+ Ngày 01/11/2023 Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò thụ lý vụ án tranh
chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa nguyên đơn Công ty A và bị đơn
Công ty P1. Xét thấy:
Công ty P1 không thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận với Công ty A chưa
thỏa mãn các điều kiện về hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định tại khoản 1
Điều 420 Bộ luật dân sự, cụ thể:
Điều 420 Bộ luật dân sự quy định: “1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có
đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao
kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được
về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp
đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn
khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp
đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
15
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong
khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn
chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”
Công ty P1 chưa thỏa mãn đ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều
420 BLDS, cụ thể Công ty P1 chỉ căn cứ vào ngày 20/7/2023 Ấn Độ ban hành
lệnh cấm xuất khẩu gạo và thời gian cấm xuất khẩu gạo dự kiến kéo dài đến
năm 2024; ngày 28/7/2023 các Tiểu vương quốc Ả - Rập Thống nhất (U) ban
hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trong vòng 4 tháng kể từ ngày 28/7/2023, tiếp đến
ngày 29/7/2023 N thông báo cấm tạm dừng xuất khẩu gạo cho đến hết ngày
31/12/2023; ngày 5/8/2023 Th tướng Chính ph ban hành Chỉ thị số 24/CT –
TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản
xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay; ngày 15/8/2023 Bộ C4
ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về việc tăng cường công tác thông tin thị
trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị
trường trong nước trong giai đoạn hiện nay để đánh giá có việc tăng giá gạo.
Ngoài số liệu trên thì Công ty P1 không chứng minh được giá gạo tại thời điểm
đó là bao nhiêu, nếu so với hợp đồng đã ký thì chênh lệch bao nhiêu %, cũng
như không chứng minh việc trong kho tại thời điểm đó không còn gạo hoặc các
đối tác hy bán gạo cho Công ty P1,....Theo công văn mà Công ty P1 gửi cho
Công ty A lần đầu ngày 27/7/2023 chỉ thể hiện là do giá gạo tăng cao đề nghị
Công ty A hỗ trợ thêm 400đồng/1 kg hoặc nhận hàng ½ số lượng theo hợp
đồng, tức tại thời điểm đó Công ty P1 có đ gạo để giao cho Công ty A với điều
kiện Công ty A hỗ trợ thêm 400đồng/1kg.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 08/01/2025, người đại diện theo y quyền
ca Công ty P1 cũng khẳng định, tại thời điểm ký hợp đồng với Công ty A thì
Công ty P1 xác định có đầy đ nguồn hàng là 4.500 tấn gạo để cung cấp cho
Công ty A. Đồng thời Công ty P1 cũng không cung cấp được các chứng cứ thể
hiện Công ty P1 đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép,
phù hợp với tính chất ca hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức
độ ảnh hưởng đến lợi ích ca Công ty P1.
Công ty A có văn bản không đồng ý và yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp
đồng, đến ngày 04/8/2023 Công ty P1 có văn bản sẽ hy hợp đồng do không có
hàng để giao là không phù hợp. Từ đó, cho thấy để áp dụng Điều 420 Bộ luật
dân sự (khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản) thì phải đáp ứng được các điều kiện từ
điểm a đến đ Điều 420 Bộ luật dân sự, các chứng cứ mà Công ty P1 cung cấp
16
không đáp ứng đ các điều kiện trên. Do đó, Công ty P1 thực hiện không đúng
cam kết như trong hợp đồng đã thỏa thuận với Công ty A, dẫn đến hậu quả hy
bỏ hợp đồng là lỗi ca Công ty P1.
Tại Điều V ca hợp đồng kinh tế số 01B/PT- APG/2023 ngày 18/7/2023
Công ty A3 và Công ty P1 thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng, cụ thể: “Bên nào
vi phạm các thỏa thuận tại hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
và chịu nộp phạt cho bên kia theo mức cao nhất theo quy định của pháp luật.
Nếu Công ty P1 giao hàng chậm tiến độ như đã quy định trong hợp đồng mà
không được sự đồng ý của Công ty A thì phải chịu mức phạt 0,1%/ngày chậm
giao hàng, nhưng tổng mức phạt không quá 08% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
vi phạm”.
Điều 314 Luật thương mại năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý ca
việc huỷ bỏ hợp đồng:
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 ca Luật này, sau khi huỷ bỏ
hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không
phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa
thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh
chấp.
2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ ca
mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ ca họ
phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi
ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định
ca Luật này.
Điều 427 Bộ luật dân sự quy định về hậu quả ca việc hy bỏ hợp đồng:
1. Khi hợp đồng bị hy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm
giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về
phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Xét thấy, tại Hợp đồng kinh tế số 01B/PT- APG/2023 ngày 18/7/2023
Công ty A3 và Công ty P1 có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng. Vì vậy, Công
ty A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty P1 thanh toán tiền phạt do hành vi
hy bỏ hợp đồng không có căn cứ và tiền lãi đối với số tiền ứng trước
5.445.000.000 đồng tính từ ngày 19/7/2023 đến ngày 18/8/2023 (mức lãi suất
quá hạn trung bình ca ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương gồm: Ngân hàng
thương mại cổ phần N2, Ngân hàng thương mại cổ phần C1, Ngân hàng N3,...)
17
có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời
điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả)) là phù hợp theo quy
định tại Điều V ca Hợp đồng số 01B/PT-APG/2023 ngày 18/7/2023, các Điều
34, 300, 301, 306, 307, 314 Luật thương mại năm 2005, các Điều 422, 427 Bộ
luật dân sự năm 2015, Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP
Đối với các yêu cầu ca Công ty A yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế là
khoản tiền chênh lệch giữa hợp đồng mua gạo ca Công ty A và hợp đồng mua
bán gạo cho Công ty C nếu không có hành vi vi phạm ca Công ty P1 thì Công
ty A sẽ được hưởng là 1.611.000.000 đồng; Bồi thường thiệt hại thực tế Công ty
A phải bồi thường cho Công ty C do Công ty A không cung cấp được hàng cho
Công ty C vì bị Công ty P1 hy hợp đồng (theo yêu cầu ca Công ty C), số tiền
là 14.850.314.731 đồng là không có căn cứ chấp nhận. Bởi Công ty A, Công ty
C và Công ty P1 không có văn bản nào thỏa thuận để ràng buộc quyền lợi,
nghĩa vụ ca ba bên.
Từ những phân tích trên, xét thấy bản án sơ thẩm tuyên chưa phù hợp.
Kháng cáo ca Công ty cổ phần A - Nay là Công ty cổ phần A1 và Công ty cổ
phần X – AGM có căn cứ chấp nhận một phần.
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự: Chấp nhận kháng nghị
ca Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Tháp. Chấp nhận một phần kháng cáo ca
Công ty cổ phần A - Nay là Công ty cổ phần A1 và Công ty cổ phần X – AGM.
Sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2024/KDTM-ST ngày
21/6/2024, ca Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp theo hướng:
+ Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện ca nguyên đơn Công ty cổ
phần A (Nay là Công ty cổ phần A1).
+ Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 thanh toán tiền phạt do hành vi
hy bỏ hợp đồng không có căn cứ với mức phạt 0,1%/ngày, tổng mức phạt
không quá 08% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.
+ Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 thanh toán tiền lãi đối với số tiền
ứng trước 5.445.000.000đồng tính từ ngày 19/7/2023 đến ngày 18/8/2023 (mức
lãi suất quá hạn trung bình ca ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương gồm: Ngân
hàng thương mại cổ phần N2, Ngân hàng thương mại cổ phần C1, Ngân hàng
N3,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán
(thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả.
18
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu và chứng cứ có trong hồ sơ, được thẩm
tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trình bày của Luật
sư, lời phát biểu của đại diện Viện kiểm sát Hội đồng xét xử nhận định:
[1]. Về th tục tố tụng: Công ty cổ phần A (Nay là Công ty cổ phần A1) là
nguyên đơn kháng cáo; Công ty Cổ phần X - AGM là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan kháng cáo trong hạn luật định và hợp pháp. Do đó, Tòa án cấp phúc
thẩm thụ lý xét xử theo trình tự phúc thẩm là đúng với Điều 273, 293 Bộ luật tố
dân sự năm 2015.
[2]. Công ty A yêu cầu Công ty P1 bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng, bồi thường thiệt hại thực tế do hậu quả ca hành vi vi phạm mà Công ty
P1 đã gây ra cho Công ty A như sau:
- Tiền phạt do hành vi vi phạm, đơn phương hy bỏ hợp đồng không có
căn cứ là 08% tổng giá trị hợp đồng, số tiền là 4.356.000.000 đồng.
- Bồi thường thiệt hại thực tế là khoản tiền chênh lệch giữa hợp đồng mua
gạo ca Công ty A và hợp đồng mua bán gạo cho Công ty C nếu không có hành
vi vi phạm ca Công ty P1 thì Công ty A sẽ được hưởng là 1.611.000.000 đồng.
- Bồi thường thiệt hại thực tế Công ty A phải bồi thường cho Công ty C
do Công ty A không cung cấp được hàng cho Công ty C vì bị Công ty P1 hy
hợp đồng (theo yêu cầu ca Công ty C), số tiền là 14.850.314.731 đồng.
- Lãi tiền thanh toán lần 01 từ ngày 19/7/2023 đến ngày 18/8/2023 trên số
tiền thanh toán đợt 01 là 10%/giá trị hợp đồng, số tiền là 38.935.479 đồng.
Tổng cộng cả 04 khoản nêu trên là 20.856.250.210 đồng.
[2.1]. Hội đồng xét xử xét thấy: ngày 18/7/2023 Công ty A3 và Công ty
P1 có ký Hợp đồng mua bán hàng hóa số 01B/PT-APG/2023. Ngày 19/7/2023,
Công ty A chuyển khoản cho Công ty P1 số tiền 5.445.000.000 đồng. Đến ngày
27/7/2023, Công ty P1 có văn bản số 01/PT-APG/2023 thông báo cho Công ty
A biết việc giá gạo tăng đột biến nên yêu cầu Công ty A xem xét hỗ trợ giá 400
đồng/kg hoặc chỉ thực hiện 50% số lượng hợp đồng để phần nào giảm bớt thiệt
hại cho Công ty P1. Ngày 29/7/2023, Công ty A có văn bản số 2907/CV-APG
không đồng ý với đề nghị ca Công ty P1 và đề nghị Công ty P1 thực hiện đúng
nội dung hợp đồng, cam kết giao đ và đúng số lượng gạo cho Công ty A trước
ngày 31/8/2023. Ngày 31/7/2023, Công ty P1 tiếp tục có văn bản số 02/PT-
19
APG/2023 đề nghị Công ty A đàm phán lại giá gạo để phần nào giảm bớt thiệt
hại cho Công ty P1 hoặc hy hợp đồng và hoàn lại số tiền 10% giá trị hợp đồng
đã nhận cho Công ty A. Ngày 03/8/2023, Công ty A có văn bản số 0308/CV-
APC yêu cầu Công ty P1 giao số lượng gạo đợt 01 là 2.250 tấn vào ngày
11/8/2023. Ngày 04/8/2023, Công ty P1 tiếp tục có văn bản số 03/PT-
APG/2023 đề nghị hy hợp đồng và hoàn lại số tiền 10% giá trị hợp đồng đã
nhận cho Công ty A. Đến ngày 08/8/2023, Công ty A có Đơn tố cáo số
0808/2023/CV-APC gửi Cục A2 - Bộ C2 và Công ty P1. Ngày 09/8/2023, Công
ty P1 có văn bản số 04/PT-APG/2023 phản hồi về nội dung đơn tố cáo và đề
nghị Công ty A tiếp tục thoả thuận huỷ hợp đồng và hoàn lại số tiền
5.445.000.000 đồng cho Công ty A. Đến ngày 12/8/2023, Công ty A có văn bản
số 1208/2023/CV-APC gửi Công ty P1 để giải quyết tất cả các vấn đề có liên
quan đến hợp đồng đã ký kết. Ngày 14/8/2023, Công ty A với Công ty P1 họp
bàn giải quyết đối với đề nghị vào ngày 04/8/2023 ca Công ty P1. Theo biên
bản họp, các bên đã thống nhất về phía Công ty A sẽ thông báo cho Công ty P1
về những khoản phạt và bồi thường thiệt hại thực tế. Đến ngày 18/8/2023, Công
ty P1 chuyển trả số tiền 5.445.000.000 đồng cho Công ty A. Qua diễn biến ca
quá trình thực hiện hợp đồng Công ty P1 cho rằng do giá gạo tăng đột biến nên
Công ty P1 rơi vào tình huống bất khả kháng là không có căn cứ theo quy định
tại Điều 156 Bộ luật dân sự. Tại phiên tòa phúc thẩm người đại diện theo y
quyền ca Công ty P1 cũng thừa nhận rằng trước khi ký hợp đồng thì Công ty
P1 cũng có lường trước được tình huống giá lúa gạo thị trường có thể tăng,
giảm giá tác động đến hoạt động kinh doanh ca doanh nghiệp để đưa ra mức
giá bán phù hợp. Đồng thời Theo công văn mà Công ty P1 gửi cho Công ty A
lần đầu ngày 27/7/2023 thể hiện là do giá gạo tăng cao đề nghị Công ty A hỗ trợ
thêm 400đồng/1 kg hoặc nhận hàng ½ số lượng theo hợp đồng, nếu tại thời
điểm này Công ty A hỗ trợ thêm 400đồng/1kg thì Công ty P1 có đ gạo để giao
cho Công ty A.
Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng “Trường hợp của Công ty P1 đã thỏa mãn
các điều kiện về thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định
tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự” là chưa phù hợp. Bỡi lẽ, Công ty P1
không chứng minh được thời điểm này giá gạo tăng bao nhiêu % so với hợp
đồng, đồng thời trước khi ký hợp đồng Công ty P1 cũng lường trước được tình
huống giá cả thị trường tác động đến hoạt động kinh doanh ca doanh nghiệp để
đưa ra mức giá bán phù hợp và mức giá đó đảm bảo lợi nhuận ca Công ty P1
20
tại thời điểm ký kết Hợp đồng. Mặt khác Công ty P1 không cung cấp được
chứng cứ nào để chứng minh về việc những khó khăn hay sự kiện làm cho phía
Công ty P1 lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi không thực hiện được hợp đồng
cũng như không có bằng chứng nào về việc khó khăn khi Công ty P1 bị bên thứ
ba hy hợp đồng cung cấp gạo cho Công ty P1. Do đó, Công ty P1 thực hiện
không đúng cam kết như trong hợp đồng đã thỏa thuận với Công ty A, Công ty
P1 hy bỏ hợp đồng là lỗi ca Công ty P1. Căn cứ vào Điều V ca hợp đồng
kinh tế số 01B/PT- APG/2023 ngày 18/7/2023 Công ty A3 và Công ty P1 thỏa
thuận phạt vi phạm hợp đồng, cụ thể: “Bên nào vi phạm các thỏa thuận tại hợp
đồng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu nộp phạt cho bên kia theo
mức cao nhất theo quy định ca pháp luật. Nếu Công ty P1 giao hàng chậm tiến
độ như đã quy định trong hợp đồng mà không được sự đồng ý ca Công ty A thì
phải chịu mức phạt 0,1%/ngày chậm giao hàng, nhưng tổng mức phạt không quá
08% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm”.
Do đó Công ty A yêu cầu Công ty P1 thanh toán tiền phạt do hành vi hy
bỏ hợp đồng 4.356.000.000 đồng và tiền lãi đối với số tiền ứng trước
5.445.000.000 đồng tính từ ngày 19/7/2023 đến ngày 18/8/2023 là 38.935.479
đồng. Tổng cộng là 4.394.935.479 đồng là có căn cứ, phù hợp theo quy định tại
Điều V ca Hợp đồng số 01B/PT-APG/2023 ngày 18/7/2023 và Điều 314 Luật
thương mại quy định về hậu quả pháp lý ca việc huỷ bỏ hợp đồng nên Hội
đồng xét xử chấp nhận.
[2.2]. Xét yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế là khoản tiền chênh lệch
giá ca hợp đồng mua bán gạo giữa Công ty A với Công ty C là 1.611.000.000
đồng. Hội đồng xét xử xét thấy do đã phạt vi phạm hợp đồng nên yêu cầu này
ca Công ty A là không phù hợp nên không chấp nhận.
[2.3]. Xét yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế mà Công ty A đã bồi
thường cho Công ty C với số tiền là 14.850.314.731 đồng. Hội đồng xét xử xét
thấy, Công ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty P1 số 01B/PT-
APG/2023 ngày 18/7/2023, cùng ngày Công ty A cũng đã ký hợp đồng mua bán
hàng hóa số 1807/2023/HĐMB với Công ty C. Do Công ty P1 hy hợp đồng
dẫn đến việc Công ty A cũng phải hy Hợp đồng với Công ty C do không có
hàng hóa (gạo) để giao. Đồng thời, tại biên bản họp ngày 25/9/2023, giữa Công
ty A và Công ty C tiến hành thỏa thuận về các khoản bồi thường tổng cộng là
14.801.720 đồng, trong đó gồm 5 khoản: Tiền bảo lãnh thực hiện Hợp đồng là
2.948.025.000 đồng; phí bảo lãnh thực hiện Hợp đồng là 15.840.000 đồng; lãi
21
phát sinh đối với phần tiền ký qu bảo lãnh thực hiện Hợp đồng là 49.425.899
đồng; thiệt hại lợi ích do tổn thất kinh doanh là 10.337.019.832 đồng; thiệt hại
về uy tín là 1.500.000.000 đồng.
Số tiền 14.850.314.731 đồng Công ty A đã chuyển khoản để bồi thường
cho Công ty X là Công ty mẹ ca Công ty C. Đại diện Viện kiểm sát cho rằng
Công ty A, Công ty C và Công ty P1 không có văn bản nào thỏa thuận để ràng
buộc quyền lợi, nghĩa vụ ca ba bên do đó đề nghị Hội đồng xét xử không chấp
nhận yêu cầu này ca Công ty A. Hội đồng xét xử xét thấy, mặt dù Công ty C
không phải là bên thứ ba giữa Công ty A và Công ty P1 nhưng lại có mối quan
hệ nhân quả với nhau, tức là Công ty P1 giao gạo cho Công ty A theo hợp đồng
thì Công ty A mới có gạo giao cho Công ty C nên không thể xem hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa Công ty A với Công ty P1 và hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa Công ty A với Công ty C hoàn toàn độc lập là không phù hợp. Do đó, cần
phải xem xét từng thiệt hại như Công ty A yêu cầu có thiệt hại thực tế xảy ra hay
không, thiệt hại là bao nhiêu cần phải làm rõ theo quy định tại Điều 303 luật
thương mại để làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 ca Luật này,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Do đó, Hội đồng xét xử hy một phần bản án kinh doanh thương mại sơ
thẩm số 02/2024/KDTM-ST ngày 21 tháng 6 năm 2024 ca Toà án nhân dân
huyện Lấp Vò đối với yêu cầu này ca Công ty A để Tòa án nhân dân huyện
Lấp Vò xem xét giải quyết lại theo th tục chung.
[3]. Từ những nhận định trên xét thấy yêu cầu kháng cáo ca nguyên đơn
là có căn cứ một phần nên chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo ca Công ty
A như đã nhận định trên.
[4]. Xét Công ty cổ phần X (Công ty X) kháng cáo đề nghị Tòa án nhân
dân tỉnh Đồng Tháp xem xét kháng cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho nguyên đơn theo đúng quy định ca pháp luật. Xét thấy yêu cầu kháng cáo
ca Công ty X là có căn cứ một phần nên chấp nhận một phần yêu cầu kháng
cáo ca Công ty X.
22
[5]. Như nhận định tại mục [2.1], [2.2] xét thấy kháng nghị số 116/QĐ-
VKS-DS ngày 16/7/2024 ca Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng
Tháp là có căn cứ nên chấp nhận.
[6] Do chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo ca Công ty A, Công ty X
và chấp nhận Quyết định kháng nghị ca Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Đồng Tháp nên sửa một phần và hy một phần bản án dân sự sơ thẩm số
02/2024/KDTM-ST ngày 21 tháng 6 năm 2024 ca Toà án nhân dân huyện Lấp
Vò.
[7]. Xét lời trình bày ca người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ca
nguyên đơn là có căn cứ một phần nên chấp nhận một phần.
[8]. Như nhận định tại mục [2.3] xét đề nghị ca đại diện Kiểm sát đề nghị
Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo ca nguyên đơn đối với số
tiền bồi thường thiệt hại là 14.850.314.731đồng là chưa phù hợp nên không chấp
nhận.
[9]. Do chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo ca Công ty A và Công ty
X nên Công ty A và Công ty X không phải chịu án phí kinh doanh thương mại
phúc thẩm theo quy định pháp luật.
[10]. Do sửa bản án dân sự sơ thẩm số 02/2024/KDTM-ST ngày 21 tháng
6 năm 2024 ca Toà án nhân dân huyện Lấp Vò nên sửa phần án phí kinh doanh
thương mại theo quy định.
Vì các lẽ trên;
QUYT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 308 và khoản 2, 3 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân
sự; điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 ca Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễm, giảm,
thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên Xử:
- Chấp nhận yêu cầu kháng cáo ca Công ty cổ phần A nay là Công ty cổ
phần A1 đối với yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 bồi thường thiệt hại
do hành vi hy bỏ hợp đồng số tiền là 4.356.000.000 đồng và tiền lãi số tiền
ứng trước là 38.935.479 đồng. Tổng cộng là 4.394.935.479đồng.
- Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo ca Công ty cổ phần A nay là
Công ty cổ phần A1 đối với yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 bồi
23
thường thiệt hại thực tế là khoản tiền chênh lệch giá ca hợp đồng mua bán gạo
giữa Công ty A với Công ty C là 1.611.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại
thực tế mà Công ty A đã bồi thường cho Công ty C với số tiền là
14.850.314.731 đồng.
- Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo ca Công ty cổ phần X – AGM.
- Chấp nhận quyết định kháng nghị số 116/QĐ-VKS-DS ngày 16/7/2024
ca Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Sửa một phần bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2024/KDTM-
ST ngày 21 tháng 6 năm 2024 ca Toà án nhân dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp.
- Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi hy bỏ hợp đồng số tiền là 4.356.000.000 đồng và tiền lãi với số
tiền là 38.935.479 đồng. Tổng cộng là 4.394.935.479 đồng (làm tròn
4.394.935.500 đồng).
- Hy một phần bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số
02/2024/KDTM-ST ngày 21 tháng 6 năm 2024 ca Toà án nhân dân huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế ca Công ty cổ
phần A nay là Công ty cổ phần A1 đối với Công ty P1 số tiền là 14.850.314.731
đồng. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
giải quyết lại theo th tục chung.
2. Về án phí và tạm ứng án phí sơ thẩm: Công ty cổ phần A nay là Công
ty cổ phần A1 phải chịu số tiền 60.330.000 đồng án phí kinh doanh thương mại
sơ thẩm, được khấu trừ với số tiền tổng cộng 147.787.416 đồng mà Công ty cổ
phần A nay là Công ty cổ phần A1 đã nộp tạm ứng án phí theo các biên lai thu
tạm ứng lệ phí, án phí Tòa án số 0003878 ngày 18/10/2023, số 0003252 ngày
01/11/2023 và số 0007344 ngày 03/5/2024 ca Chi cục Thi hành án dân sự
huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Đối với số tiền tạm ứng án phí còn lại là
87.457.416 đồng sẽ xem xét khi giải quyết lại vụ án.
Công ty trách nhiệm hữu hạn P1 phải chịu 112.394.935 đồng (làm tròn
112.394.900 đồng) tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.
3. n phí kinh doanh thương mại phúc thẩm
- Công ty cổ phần A nay là Công ty cổ phần A1 không phải chịu án phí
kinh doanh thương mại phúc thẩm. Hoàn trả cho Công ty cổ phần A nay là Công
24
ty cổ phần A1 2.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số
007583 ngày 22/7/2024 ca Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò.
- Công ty cổ phần X – AGM không phải chịu án phí kinh doanh thương
mại phúc thẩm. Hoàn trả cho Công ty cổ phần X – AGM 2.000.000 đồng tiền
tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 007708 ngày 01/8/2024 ca Chi cục
Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò.
4. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi
hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự
có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành
án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9
Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại
Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
Nơi nhận:
- Phòng GĐ-KT TAND Tỉnh;
- VKSND Tỉnh;
- TAND huyện Lấp Vò;
- Chi cục THADS huyện Lấp Vò;
- Đương sự;
- Lưu: VT, HSVA, TDS (Tr).
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN-CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Đã ký tên đóng dấu
Lê Hồng Nước
Tải về
Bản án số 01/2025/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án số 01/2025/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 16/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 04/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 28/11/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 25/11/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 01/11/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Bản án số 11/2024/KDTM-PT ngày 30/10/2024 của TAND tỉnh Quảng Ninh về tranh chấp về mua bán hàng hóa
Ban hành: 30/10/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 24/10/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Bản án số 08/2024/KDTM-PT ngày 22/10/2024 của TAND tỉnh Bình Phước về tranh chấp về mua bán hàng hóa
Ban hành: 22/10/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 02/10/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 30/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm