Bản án số 01/2025/DS-ST ngày 10/01/2025 của TAND huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng nội dung
  • Tải về
Tải văn bản
Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 01/2025/DS-ST

Tên Bản án: Bản án số 01/2025/DS-ST ngày 10/01/2025 của TAND huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng về tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Quan hệ pháp luật: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Cấp xét xử: Sơ thẩm
Tòa án xét xử: TAND huyện Đơn Dương (TAND tỉnh Lâm Đồng)
Số hiệu: 01/2025/DS-ST
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 10/01/2025
Lĩnh vực: Dân sự
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ/việc: Thái Thị Kim H - Lê Thị Thu B. Vay tài sản
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

1
TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
TỈNH LÂM ĐỒNG
Bản án số: 01/2025/DS-ST
Ngày: 10-01-2025
V/v: “Tranh chấp hợp đồng dân sự
vay tài sảnmua bán tài sản”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG - TỈNH LÂM ĐỒNG
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Luyện Thanh Sơn
Các Hội thẩm nhân dân:
1. Bà Nguyễn Thị Thuỳ Hương
2. Ông Huỳnh Ngọc Thắng.
- Thư phiên tòa: Ông Minh Tiến - TTòa án nhân dân huyện
Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
- Đại diện Viện kiểm t nhân n huyện Đơn ơng, tnh m Đng tham gia
phn tòa: Ông Lê Minh Huy - Kiểm t viên.
Ngày 10 tháng 01 năm 2025, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đơn Dương,
tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 99/2024/TLST-DS ngày 25
tháng 6 năm 2024, về việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản và mua bán tài
sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 90/2024/QĐXXST- DS ngày 16 tháng
12 năm 2024 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Thái Thị Kim H, sinh năm 1971;
Địa chỉ: tổ dân phố N, thị trấn Th, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng.
2. Bị đơn: Bà Lê Thị Thu B, sinh năm 1975;
Đa chỉ: đường X, thị trấn Th, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng.
(Bà H có mặt; bà B có đơn đề nghị xét xử vắng mặt)
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Trong đơn khởi kiện các lời khai tiếp theo trong quá trình tố tụng nguyên
đơn Thái Thị Kim H trình bày:
Do cần tiền để làm thủ tục tách thửa, chuyển mục đích sang tên diện tích
đất do mẹ bà Lê Thị Thu B cho nên bà B đã vay của số tiền cụ thể như sau: ngày
26/5/2017 vay số tiền 30.000.000đ; ngày 28/6/2017 vay 20.000.000đ; ngày
08/7/2017 vay 20.000.000đ; ngày 29/7/2017 vay 20.000.000đ; ngày 29/7/2017 vay
10.000.000đ; ngày 21/8/2017 vay 20.000.000đ; ngày 28/9/2017 vay 20.000.000đ.
Tổng cộng từ ngày 26/5/2017 đến ngày 28/9/2017, B vay của 140.00.000đ,
những lần vay, B đều ghi giấy vay tiền, các lần vay sau B ghi vào giấy vay tiền
2
đầu tiên ngày 26/5/2017. Khoản vay đầu tiên vào ngày 26/5/2017, thoả thuận thời
hạn vay 01 năm, còn những lần vay tiếp theo thì không thoả thuận vthời hạn mà
B nói là bán được đất mẹ cho sẽ trả hoặc sang tên diện tích đất cho để trừ nợ, lãi
suất là 5%/tháng nhưng thoả thuận miệng chứ không ghi vào giấy vay tiền. Toàn bộ
số tiền 140.000.000đ vay nhiều lần trong năm 2017 nêu trên là tiền gốc, không phải
chỉ 70.000.000đ tiền nợ gốc, còn lại 70.000.000đ tiền lãi và tiền mua hàng như
B trình bày.
Ngày 26/02/2018, bà B vay của bà số tiền 62.000.000đ, thời hạn vay 01
tháng, trả vào ngày 26/3/2018, lãi suất 5%/tháng nhưng chỉ thoả thuận miệng,
người ghi giấy mượn tiền, B ghi họ tên vào giấy mượn tiền này. Số tiền
62.000.000đ tiền gốc, không phải tiền lãi phát sinh của số tiền 140.000.000đ vay
nhiều lần mua hàng năm 2017 như B trình bày. Do trước đó B còn nợ
140.000.000đ nên ghi khoản vay 140.000.000đ vào giấy mượn tiền ngày
26/02/2018, tổng cộng B n 202.000.000đ. Ngoài ra, cũng trong ngày
26/02/2018, do cần tiền nên bà B có nhờ vay giúp số tiền 40.000.000đ của người
khác cho B vay lại, khi vay số tiền 40.000.000đ ghi giấy nhận nợ giao
cho giữ, do đi vay bên ngoài nên thoả thuận lãi suất 6.000đ/1.000.000đ/ngày,
vay không thời hạn. Đến ngày 24/4/2018, B đã trả 40.000.000đ tiền gốc,
ghi giấy nhận số tiền 40.000.000đ, đồng thời giao cả giấy nhận ngiấy trả nợ cho
B giữ, còn số tiền lãi 14.000.000đ thì B không trả nên phải trả khoản tin
lãi này cho người vay tiền.
Đối với số tiền 140.000.000đ vay từ ngày 26/5/2017 đến ngày 28/9/2017,
B trả được 8.000.000đ tiền lãi, khi trả lãi không lập giấy tờ nên chỉ nhớ trả
thời điểm năm 2017, ngoài ra không nhận khoản tiền lãi nào của B đối với
khoản vay 140.000.000đ. Bà B trả 5.000.000đ bằng hình thức chuyển khoản vào
năm 2017, tuy nhiên số tiền 5.000.000đ bà B chuyển trả tiền mua hàng tạp hoá của
, chứ không phải chuyển trả tiền lãi của khoản vay năm 2017 nhưng cụ thể của
mặt hàng nào thì không nhớ. Stiền 62.000.000đ vay ngày 26/02/2018 B chưa
trả cho bà khoản tiền lãi nào.
Do bà B yêu cầu liệt kê số tiền còn nợ gốc, nợ lãi của khoản vay 140.000.000đ
khoản vay 62.000.000đ đB biết số tổng còn nợ để cấn trừ với diện tích đất
của B được mẹ cho vào s nợ nên liệt số tiền lãi của khoản vay
140.000.000đ từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2018 khoản vay 62.000.000đ từ
ngày 26/02/2018 đến ngày 26/11/2018. Hình thức tính lãi trên ngốc 5%/tháng,
sau đó cộng tin lãi vào nợ gốc để tính lãi tiếp theo. Tính đến tháng 11/2018 của
khoản vay 140.000.000đ thì cả gốc lãi là 239.480.000đ, tính đến ngày 26/11/2018
của khoản vay 62.000.000đ thì cả gốc lãi 95.980.000đ. đã chụp giấy tính
tiền gửi cho bà B. Tuy nhiên, những khoản tiền lãi này chưa nhận tính để
cho bà B biết. Ngoài ra, có ghi số tiền 40.000.000đ bà B vay ngày 26/02/2018 và
tính số tiền lãi đã trả cho người vay và ghi trong bảng danh sách này đ B
biết cụ thể 40.000.000đ x 6.000đ/1.000.000đ/ngày x 58 ngày = 53.920.000đ (tổng
cả gốc lãi). Ngày 24/4/2018 B trả 40.000.000đ, còn lại 14.000.000đ (đã làm
3
tròn) tiền lãi chưa trả nên tính lãi của 14.000.000đ x 6000đ/1000.000đ/ngày x 214
ngày (từ ngày 24/4/2018 đến ngày 24/11/2018) = 17.976.000đ và cộng 14.000.000đ
tiền lãi thành 31.976.000đ, do đó cũng ghi ra để cho B biết chứ chưa
nhận khoản tiền lãi này của bà B.
Như vậy, bà B còn nợ các khoản như sau: 140.000.000đ vay nhiều lần năm
2017; 62.000.000đ vay ngày 26/02/2018. Ngoài ra, B mua hàng tạp hoá của
còn nợ 314.000đ. đã nhiều lần yêu cầu trả nnhưng B không thực hiện. Nay
yêu cầu tính lãi cụ thể như sau:
- Khoản vay 140.000.000đ: 140.000.000đ x 19,5% : 365 ngày x 2.633 ngày
(bà yêu cầu tính lãi bắt đầu từ ngày 28/9/2017 đến ngày 16/12/2024) = 196.933.972đ.
- Khoản vay 62.000.000đ: 62.000.000đ x 19,5% : 365 ngày x 2.480 ngày (từ
ngày 26/02/2018 đến ngày 16/12/2024) = 82.145.753đ.
Tổng cộng ngốc, nlãi và tiền nợ mua hàng 481.393.725đ (140.000.000đ
+ 62.000.000đ + 196.933.972đ + 82.145.753đ + 314.000đ). Yêu cầu bà B trả cho
số tiền trên. xin rút một phần yêu cầu buộc bà B phải trả 14.000.000đ tiền lãi của
khoản vay 40.000.000đ ngày 26/02/2018 so với yêu cầu khởi kiện ban đầu.
Bị đơn bà Lê Thị Thu B trình bày:
Trước đây, vay nhiều lần tiền của bà Thái Thị Kim H, đến ngày
26/5/2017 thì tổng cộng 30.000.000đ nên viết giấy vay tiền giao cho H
giữ, thời hạn vay 01 năm, lãi suất 6.000đ/1.000.000đ/ngày, lãi suất thoả thuận
miệng, chứ không ghi trong giấy. Sau đó, có vay thêm 10.000.000đ nhưng không
lập giấy tờ và tiền lãi của số tiền 30.000.000đ tiền hàng mua của bà H nên tổng
cộng thành tiền 20.000.000đ, do đó ngày 28/6/2017 ghi giấy nợ bà H
20.000.000đ, tổng cộng 50.000.000đ. Ngày 08/7/2017, ghi giấy vay thêm
20.000.000đ nhưng số tiền 20.000.000đ là tiền lãi của số tiền 50.000.000đ trước đó
cộng tiền hàng mua còn nợ. Ngày 29/7/2017, bà ghi giấy vay thêm 20.000.000đ
nhưng số tiền này là tin lãi của số tiền vay trước đó, không tiền hàng. thừa
nhận trong ngày 29/7/2017, bà vay thêm 10.000.000đ nên đến ngày 29/7/2017 cả
tiền gốc, tiền lãi, tiền hàng 100.000.000đ. Ngày 21/8/2017, ghi giấy vay thêm
20.000.000đ nhưng số tiền này cũng tiền lãi phát sinh của các số tiền vay lãi
trước đó. Ngày 28/9/2017, vay thêm 20.000.000đ nên tổng cộng đến ngày
28/9/2017 số tiền gốc, lãi và tiền hàng 140.000.000đ, trong đó 70.000.000đ tiền
gốc, còn lại 70.000.000đ tiền lãi phát sinh tiền hàng nhưng không nhớ
không biết là bao nhiêu tiền lãi, bao nhiêu tiền hàng do không ghi cụ thể nên không
chứng cứ đchứng minh đối với số tiền nêu trên. thừa nhận các chữ ký, chữ
viết trong các lần viết giấy từ ngày 26/5/2017 đến ngày 28/9/2017 là chữ ký, chữ viết
của .
Đối với khoản vay 62.000.000đ trong giấy mượn tiền ngày 26/02/2018 thì
không vay số tiền này của H là phát sinh lãi của số tiền nợ 140.000.000đ năm
2017. Sau đó, H cộng chung hai khoản nên thành tổng số tiền 202.000.000đ,
giấy mượn tiền bà H viết và bảo nên có ký vào giấy mượn tiền này. thừa
nhận chữ ký, chữ viết Thị Thu B phía dưới mục người mượn tiền trong giấy mượn
4
tiền ngày 26/02/2018 chký, chữ viết của . Đối với số tiền 40.000.000đ vay
ngày 26/02/2018 thì khoản tiền này không vay của bà H.
Ngày 22/4/2018, trả cho H 40.000.000đ trong số nợ 140.000.000đ.
Khi trả thì có ghi giấy và bà H có xác nhận đã nhận 40.000.000đ và giao giấy trả
tiền này cho giữ. Ngoài ra, trả cho H 8.000.000đ tiền lãi 5.000.000đ
trả theo hình thức chuyển khoản. Số tiền 5.000.000đ trả lãi chứ không phải tr
tiền mua hàng như bà H trình bày.
H liệt số tiền lãi gốc của số tiền 140.000.000đ từ tháng 01/2018
đến tháng 11/2018 thành tiền 239.480.000đ, số tiền lãi tiền gốc của số tiền
62.000.000đ từ ngày 26/02/2018 đến ngày 26/11/2018 95.980.000đ thì thừa
nhận đây H mới liệt số tiền lãi, chứ thực tế chưa trả lãi cho H các
khoản tiền này. Ngoài ra, H giao cho bảng liệt số tiền 40.000.000đ liệt
tính lãi số đã trả còn lại 24.768.00thì không vay khoản vay 40.000.000đ
nên không biết bà H liệt kê tính số tiền này như thế nào trong giấy. Vì giấy này là do
bà H tự ghi.
thừa nhận vay của H 70.000.000đ nợ gốc, tiền i phát sinh và tiền mua
hàng 70.000.000đ, tổng cộng 140.000.000đ. Ngày 22/4/2018, đã trả
40.000.000đ nên còn nợ 100.000.000đ thừa nhận còn nợ H 314.000đ tiền
mua hàng tạp hoá. đồng ý trả tiền lãi cho bà H như sau: 100.000.000đ x 9% : 12
tháng x 75 tháng (từ ngày 22/4/2018 đến ngày 22/7/2024) = 56.250.000đ, trừ
13.000.000đ tiền lãi đã trả = 43.250.000đ. Tổng cộng đồng ý trả cho H
143.564.000đ (trong đó 100.000.000đ tiền vay tiền mua hàng năm 2017,
43.250.000đ tiền lãi, 314.000đ tiền mua hàng). Ngoài ra, không ý kiến nào
khác.
Bị đơn Lê ThThu B có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt nên vụ án không tiến
hành hòa giải được. Vì vậy, Tòa án đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa, nguyên đơn bà H yêu cầu bị đơn B phải trả các khoản như
sau: 140.000.000đ vay nhiều lần năm 2017; 62.000.000đ vay ngày 26/02/2018;
314.000đ tiền mua hàng tạp hoá yêu cầu tính lãi cụ thể như sau:
- Khoản vay 140.000.000đ: 140.000.000đ x 19,5% : 365 ngày x 2.658 ngày
(yêu cầu tính lãi bắt đầu từ ngày 28/9/2017 đến ngày 10/01/2025) = 198.803.835đ.
- Khoản vay 62.000.000đ: 62.000.000đ x 19,5% : 365 ngày x 2.510 ngày (từ
ngày 26/02/2018 đến ngày 10/01/2025) = 83.139.452đ.
Tổng cộng nợ gốc, nợ lãi tiền nợ mua hàng 484.257.287đ. xin rút một
phần yêu cầu buộc B phải trả 14.000.000đ tiền lãi của khoản vay 40.000.000đ
ngày 26/02/2018 so với yêu cầu khởi kiện ban đầu.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng phát biểu
ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm
phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, việc chấp hành pháp luật của đương sự kể
5
từ khi thụ vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đảm bảo đúng
theo quy định của pháp luật đề nghị Hội đồng xét xử:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Thái Thị Kim H về
việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản mua bán tài sản” đối với bị đơn
Lê Thị Thu B.
Buộc Lê Thị Thu B nghĩa vụ thanh toán cho Thái Thị Kim H số tiền
266.014.314đ (Hai trăm sáu mươi sáu triệu không trăm mười bốn nghìn ba trăm
mười bốn đồng).
Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Thái Thị Kim H
buộc bị đơn bà Lê Thị Thu B phải trả số tiền 14.000.000đ (Mười bốn triệu đồng).
Ván phí: Thái Thị Kim H, bà Lê Thị Thu B phải chịu tiền án phí dân sự
sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu trong hồ vụ án được thẩm tra tại phiên
tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về thủ tục tố tụng:
[1.1] Về quan hệ tranh chấp thẩm quyền giải quyết: Nguyên đơn Thái
Thị Kim H khởi kiện yêu cầu bị đơn Thị Thu B phải trả số tiền 484.257.287đ,
trong đó 483.943.287đ tiền nợ gốc, nợ lãi của khoản tiền vay, 314.000đ tiền mua
hàng tạp hoá. Bị đơn chỉ đồng ý trả 143.564.000đ tiền nợ gốc, nợ lãi tiền
mua hàng tạp hoá. Vì vậy, Hội đồng xét xử xác định đây là “Tranh chấp hợp đồng
dân sự vay tài sản mua bán tài sản”. Bị đơn địa chỉ trú tại: đường X, thị
trấn Th, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân
dân huyện Đơn Dương theo quy định tại khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35, khoản
3 Điều 36 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
[1.2] Về việc vắng mặt ca đương sự:
Bị đơn B đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Căn cứ khoản 1 Điều 227; khoản
1 Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng
mặt đối với bà B theo thủ tục chung.
[2] Về nội dung tranh chấp:
[2.1] Nguyên đơn H cho rằng từ ngày 26/5/2017 đến ngày 28/9/2017
cho bà B vay 07 lần tiền tổng cộng 140.000.000đ, những lần vay, bà B đều ghi giấy
vay tiền, các lần vay sau B ghi vào giấy vay tiền đầu tiên ngày 26/5/2017. Ngày
26/02/2018, có cho bà B vay 62.000.000đ, thời hạn vay 01 tháng. Do trước đó bà B
còn nợ 140.000.000đ nên ghi khoản vay 140.000.000đ vào trong giấy mượn tiền
ngày 26/02/2018, bà là người viết giấy, bà B ký ghi họ tên của mình vào giấy mượn
tiền này. Lãi suất của các khoản vay 5%/tháng nhưng chỉ thoả thuận miệng, không
ghi vào giấy vay tiền. Ngoài ra, cũng trong ngày 26/02/2018, do cần tiền nên B
có nhờ H vay số tiền 40.000.000đ của người khác và cho bà B vay lại, khi vay số
6
tiền 40.000.000đ bà B ghi giấy nhận nợ giao cho H giữ, do đi vay bên ngoài
nên thoả thuận lãi suất 6.000đ/1.000.000đ/ngày, vay không thời hạn. Đến ngày
24/4/2018, B đã trả 40.000.000đ tiền gốc, ghi giấy nhận số tiền 40.000.000đ,
đồng thời giao cả giấy nhận nợ giấy trả nợ cho B giữ, còn số tiền lãi
14.000.000đ thì B không trả. Ngoài ra, B còn nợ 314.000đ tiền mua hàng tạp
hoá. Để chứng minh cho u cầu khởi kiện thì H giao nộp cho Tòa án bản chính giấy
vay tiền ngày 26/5/2017 và giấy mượn tiền ngày 26/02/2018. Bị đơn B cho rằng có
vay nhiều lần tiền của H, đến ngày 26/5/2017 thì tổng cộng là 30.000.000đ nên
viết giấy vay tiền giao cho H giữ, thời hạn vay 01 m, lãi suất là
6.000đ/1.000.000đ/ngày (18%/tháng), lãi suất thoả thuận miệng, chkhông ghi trong
giấy. Sau đó, bà có vay thêm 10.000.000đ, khi vay không lập giấy tờ và tiền lãi của
số tiền 30.000.000đ, tiền hàng mua của bà H nên tổng cộng thành tiền
20.000.000đ, do đó ngày 28/6/2017 bà có ghi giấy nợ bà H 20.000.000đ, tổng cộng
50.000.000đ. Ngày 08/7/2017, ghi giấy vay thêm 20.000.000đ nhưng số tiền
20.000.000đ là tiền lãi của số tiền 50.000.000đ trước đó cộng tiền hàng bà mua còn
nợ. Ngày 29/7/2017, bà có ghi giấy vay thêm 20.000.000đ nhưng số tiền này là tiền
lãi của số tiền trước đó, không có tiền hàng. Bà thừa nhận trong ngày 29/7/2017, có
vay thêm 10.000.000đ nên đến ngày 29/7/2017 cả tiền gốc, tiền lãi, tiền hàng
100.000.000đ. Ngày 21/8/2017, bà ghi giấy vay thêm 20.000.000đ nhưng số tiền này
cũng là tiền lãi phát sinh của các số tiền vay lãi trước đó. Ngày 28/9/2017, bà vay
thêm 20.000.000đ nên tổng cộng đến ngày 28/9/2017 số tiền gốc, lãi và tiền hàng
140.000.000đ, trong đó có 70.000.000đ tiền gốc, còn lại là 70.000.000đ tiền lãi phát
sinh tiền hàng. Đối với khoản vay 62.000.000đ trong giấy mượn tiền ngày
26/02/2018 thì bà không vay số tiền này mà là phát sinh lãi của số tiền nợ
140.000.000đ năm 2017. Đối với số tiền 40.000.000đ vay ngày 26/02/2018 thì khoản
tiền này bà không vay của bà H.
[2.2] Xem xét stiền nợ 140.000.000đ thì thấy: trong giấy vay tiền th hiện từ
ngày 26/5/2017 đến ngày 28/9/2017 bà B 07 lần vay của bà H tổng cộng số tiền
140.000.000đ, mỗi lần vay sau bà B đều ghisố tiền vay thêm vào trong giấy vay
đầu tiên ngày 26/5/2017. B cho rằng trong số tiền 140.000.000đ thì chỉ
70.000.000đ nợ gốc, còn lại 70.000.000đ tiền lãi phát sinh và tiền mua hàng. Tuy
nhiên, trong giấy vay tiền đều thể hiện rõ khoản tiền vay, không có nội dung nào
thể hiện tiền lãi hoặc tiền mua hàng như bà B trình bày. Mặt khác, chính bà B cũng
không nhớ, không biết trong số tiền 70.000.000đ có bao nhiêu tiền lãi, bao nhiêu
tiền hàng, trong khi đó H không thừa nhận 70.000.000đ tiền lãi phát sinh
tiền mua hàng còn nợ số tiền 140.000.000đ nợ gốc. Tại biên bản lấy lời khai
đối chất ngày 22/7/2024 (bút lục 39), bà B thừa nhận các chữ ký, chữ viết trong các
lần viết giấy vay tiền từ ngày 26/5/2017 đến ngày 28/9/2017 là chữ ký, chữ viết của
bà. Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ xác định số tiền 140.000.000đ khoản tiền
gốc mà bà B đã vay của bà H.
[2.3] Xem xét số tiền 62.000.000đ trong giấy mượn tiền ngày 26/02/2018 thì
thấy: B cho rằng số tiền 62.000.000đ không vay của H số tiền lãi phát
7
sinh từ số tiền 140.000.000đ nợ bà H năm 2017. Tuy nhiên, đến ngày 28/9/2017, bà
B n nợ bà H 140.000.000đ, nếu tính từ ngày 28/9/2017 đến ngày 26/02/2018 là 5
tháng, với mức lãi suất 18%/tháng như B trình bày thì số tiền lãi là 126.000.000đ,
hoặc mức lãi suất 5%/tháng như bà H trình bày thì số tiền lãi là 35.000.000đ, không
trùng khớp với số tiền 62.000.000đ trong giấy vay tiền ngày 26/02/2018. H không
thừa nhận đây là số tiền lãi phát sinh số tiền gốc cho B vay. Tại biên bản
lấy lời khai đối chất ngày 22/7/2024 (bút lục 39), B thừa nhận chký, chữ viết
Thị Thu B phía dưới mục người mượn tiền trong giấy mượn tiền ngày 26/02/2018
chữ ký, chviết của . Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ xác định số tiền
62.000.000đ khoản tiền gốc B đã vay của H, không phải khoản tiền
lãi phát sinh của số tiền 140.000.000đ vay năm 2017.
[2.4] Xem xét số tiền 40.000.000đ vay ngày 26.02.2018 thì thấy: H cho
rằng trong ngày 26/02/2018, do cần tiền nên bà B có nhờ bà H vay số tiền
40.000.000đ của người khác cho bà B vay lại, khi vay số tiền 40.000.000đ bà B
ghi giấy nhận nợ giao cho H giữ. Đến ngày 24/4/2018, B đã trả 40.000.000đ
tiền gốc, bà có ghi giấy nhận số tiền 40.000.000đ, đồng thời giao cả giấy nhận nợ và
giấy trả nợ cho B giữ. Còn B thì cho rằng không vay khoản tiền 40.000.000đ
của H. Stiền 40.000.000đ bà trả cho H là trả vào khoản tiền nợ 140.000.000đ
năm 2017. H không i liệu, chứng cứ nào để chứng minh số tiền 40.000.000đ
cho B vay vào ngày 26/02/2018, trong khi đó B không thừa nhận vay số tiền
này của bà H. H thừa nhận, ngày 24/4/2018 đã nhận stiền 40.000.000đ tbà B.
Do đó, Hội đồng xét xử có căn cứ xác định bà B không vay số tiền 40.000.000đ vào
ngày 26/02/2018. Số tiền 40.000.000đ B trả cho H vào ngày 24/4/2018 trả
vào khoản tiền vay 140.000.000đ năm 2017.
[2.5] Đối với số tiền 314.000đ bà B mua hàng tạp hoá của bà H còn nợ, bà B
xác nhận số tiền này chưa thanh toán cho bà H.
[2.6] Xét yêu cầu của nguyên đơn bà H yêu cầu bị đơn B phải trả
198.803.835đ tiền lãi của khoản vay 140.000.000đ; 83.139.452đ tiền lãi của khoản
vay 62.000.00thì thấy: Số tiền 140.000.000đ vay nhiều lần năm 2017, số tiền
62.000.000đ vay ngày 26/02/2018 thì bà H cho rằng mức lãi suất 5%/tháng, còn
B cho rằng mức lãi suất H cho vay 6.000đ/1.000.000đ/ngày (18%/tháng).
Cả H, B đều thừa nhận mức lãi suất các bên chỉ thoả thuận miệng, không ghi
vào giấy vay tiền. B không có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh bà H cho bà B
vay số tiền 140.000.000đ cũng như số tiền 62.000.000đ với mức lãi suất 18%/tháng.
Như vậy, Hội đồng xét xnhận thấy việc bà H cho bà B vay tiền là vay lãi nhưng
các bên tranh chấp về mức lãi suất. Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự về lãi suất quy
định: 1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên có thoả thuận về
lãi suất thì lãi suất theo thoả thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền
vay… 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
lãi suất tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi
suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Do đó, Hội đồng
xét xử căn cứ mức lãi suất 10%/năm đgiải quyết về lãi suất. Như đã nhận định
8
trên, số tiền 140.000.000đ bà H cho bà B vay nhiều lần năm 2017, bà H chỉ yêu cầu
tính lãi bắt đầu từ ngày 28/9/2017, ngày 24/4/2018, B đã trả được 40.000.000đ,
còn nợ lại 100.000.00. Đối chiếu với quy định nêu trên thì khoản tiền lãi được tính
như sau:
Khoản vay 140.000.000đ: 140.000.000đ x 10% : 365 ngày x 207 ngày (từ ngày
28/9/2017 đến ngày 23/4/2018) = 7.939.726đ. 100.000.000đ x 10% : 365 ngày x
2.451 ngày (từ ngày 24/4/2018 đến ngày 10/01/2025) = 67.150.684đ.
Khoản vay 62.000.000đ: 62.000.000đ x 10% : 365 ngày x 2.510 ngày (từ ngày
26/02/2018 đến ngày 10/01/2025) = 42.635.616đ.
H thừa nhận bà B trả được 8.000.000đ tiền lãi cho khoản vay
140.000.000đ năm 2017. Ngoài ra, B trả được 5.000.000đ vào năm 2017 bằng
hình thức chuyển khoản nhưng đây số tiền B trả tiền mua hàng tạp hoá. Còn bà
B thì cho rằng 8000.000đ tr bằng tiền mặt và 5.000.00trả bằng hình thức chuyển
khoản trả lãi cho bà H, stiền 5.000.000đ không phải trả tiền mua hàng tạp hoá.
H không tài liệu, chứng cứ nào chứng minh số tiền 5.000.000đ B trả tiền
mua hàng tạp hoá. Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ xác định bà B đã trả cho bà H
13.000.000đ tiền lãi của số tiền 140.000.000đ vay năm 2017. Nvậy, số tiền lãi bà
B còn phải trả cho bà H104.726.026đ (7.939.726đ + 67.150.684đ + 42.635.616đ
- 13.000.000đ).
[2.7] Như vậy, tổng cộng số tiền vay, tiền mua hàng tạp hoá bà B còn nợ bà H
là 267.040.026đ, trong đó nợ vay 266.726.026đ (100.000.000đ nợ gốc vay nhiều lần
năm 2017 + 62.000.000đ nợ gốc vay ngày 26/02/2018 + 104.726.026đ nợ lãi),
314.000đ nợ tiền mua hàng tạp hoá chưa thực hiện việc thanh toán vi phạm
nghĩa vụ trả tiền.
[2.8] Đối với việc H cho rằng liệt số tiền ngốc, nợ lãi của khoản vay
140.000.000đ từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2018 khoản vay 62.000.000đ từ
ngày 26/02/2018 đến ngày 26/11/2018. Hình thức tính lãi trên nợ gốc 5%/tháng,
sau đó cộng tiền lãi vào nợ gốc để tính lãi tiếp theo. Tính đến tháng 11/2018 của
khoản vay 140.000.000đ thì cả gốc lãi là 239.480.000đ, tính đến ngày 26/11/2018
của khoản vay 62.000.000đ thì cả gốc và lãi là 95.980.000đ. Sau đó, bà H chụp giấy
tính tiền gửi cho B. Tuy nhiên, những khoản tiền lãi này H chưa nhận
tính để cho bà B biết. Bị đơn bà B thừa nhận bà H mới liệt kê số tiền lãi, chứ thực tế
bà chưa trả lãi cho bà H các khoản tiền này. vậy, Hội đồng xét xử có căn cứ xác
định số tiền lãi mà bà H liệt kê nêu trên không liên quan đến số tiền lãi 13.000.000đ
thực tế B đã trả cho H. Đối với việc H liệt kê ngày vay 26/02/2018, ngày trả
nợ 24/4/2018 và tính lãi của số tiền 40.000.000đ thì bà B không vay số tiền này của
H như nhận định nêu trên. Việc H liệt số tiền đã trả, số tiền lãi phát sinh
trong giấy và chụp gửi cho bà B bà H tự ghi. Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ
xác định số tiền 40.000.000đ H liệt kê ngày vay, ngày trả nợ tính lãi không liên
quan đến số tiền 40.000.000đ bà B trả cho bà H vào ngày 24/4/2018.
9
[2.9] Trong đơn khởi kiện ngày 05/6/2024, đơn khởi kiện bổ sung ngày
13/6/2024, H yêu cầu bà B phải trả 490.000.000đ n nợ. Qúa trình giải quyết vụ
án, H xin rút một phần yêu cầu khởi kiện yêu cầu B phải trả số tiền 14.000.000đ.
Xét thấy, việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của H hoàn toàn tnguyện
phù hợp với quy định của pháp luật nên được chấp nhận. Căn cứ khoản 2 Điều 244
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử đối với yêu cầu
khởi kiện của bà H yêu cầu bà B phải trả số tiền 14.000.000đ.
[2.10] Từ những phân tích, đánh giá, nhận định nêu trên. Căn cứ vào chứng
cứ, tài liệu trong hồ và quá trình tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận
thấy cần chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn B
nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn bà H số tiền 267.040.026đ (trong đó
266.726.026đ tiền vay, 314.000đ tiền mua hàng tạp hoá). Không chấp nhận yêu cầu
của nguyên đơn H yêu cầu bị đơn B phải trả số tiền 217.217.261đ
(484.257.287đ - 267.040.026đ) là phù hợp với quy định tại các Điều 280, 430, 440,
463, 466, 468, 469, 470 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[3] Về án p: Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn H được chấp nhận một
phần nên H phải chịu 10.860.863đ (217.217.261đ x 5%) tiền án phí dân sự
thẩm. Bị đơn B phải chịu 13.352.000đ (267.040.026đ x 5%) tiền án phí dân sự
thẩm phù hợp với quy định tại Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
- Căn cứ vào khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35, khoản 3 Điều 36, khoản 1
Điều 39 và các Điều 146, 147, 207, 220, 227, 228, 244, 262, 273 của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015;
- Căn cứ Điều 280, 430, 440, 463, 466, 468, 469, 470 của Bộ luật Dân sự năm
2015;
- Căn cứ Điều 26 ca Luật Thi hành án dân sự;
- Căn cứ Điều 26 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên x:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Thái Thị Kim H
về việc “Tranh chấp hợp đồng dân svay tài sản mua bán tài sản” đối với bị đơn
Lê Thị Thu B.
Buộc bà Lê Thị Thu B nghĩa vụ thanh toán cho bà Thái Thị Kim H số tiền
267.040.026đ (Hai trăm sáu mươi bảy triệu không trăm bốn mươi nghìn không trăm
hai mươi sáu đồng).
10
K t ngày có đơn yêu cu thi hành án ca ngưi đưc thi hành án (đi vi các khon
tin phi tr cho ngưi đưc thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phi thi hành án
còn phi chu khon tin lãi ca s tin còn phi thi hành án theo mc lãi sut quy định tại
Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Thái Thị Kim H
yêu cầu bị đơn Thị Thu B phải trả số tiền 217.217.261đ (Hai trăm mười bảy
triệu hai trăm mười bảy nghìn hai trăm sáu mươi mốt đồng).
3. Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Thái Thị Kim H yêu cầu bị
đơn Lê Thị Thu B phải trả số tiền 14.000.000đ (Mười bốn triệu đồng).
4. Về án phí: Buộc Lê Thị Thu B phải chịu 13.352.000đ tiền án phí dân sự
sơ thẩm. Buộc Thái Thị Kim H phải chịu 10.860.863đ tiền án phí dân sự sơ thẩm
nhưng được trừ vào số tiền 11.800.000đ đã nộp theo biên lai thu tiền số 0002549
ngày 24/6/2024 của Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Đơn Dương, hoàn trả cho bà
Thái Thị Kim H 939.137đ tiền tạm ứng án phí còn thừa.
5. Về quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong hạn
15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo
tính từ ngày nhận được bản án hoặc được tống đạt hợp lệ.
Trưng hp bn án đưc thi hành theo quy đnh ti Điu 2 ca Lut Thi hành án dân s
thì ngưi đưc thi hành án dân s, ngưi phi thi hành án dân s có quyn tho thun thi hành
án, quyn yêu cu thi hành án, t nguyn thi hành án hoc b cưng chế thi hành án theo quy
đnh ti các Điu 6, 7, 7a, 7b và 9 ca Lut Thi hành án dân s; thi hiu thi hành án đưc thc
hin theo quy đnh ti Điu 30 ca Lut Thi hành án dân s .
Nơi nhận:
- Tòa án ND tỉnh Lâm Đồng;
- VKSND huyện Đơn Dương;
- Chi cục THADS huyện Đơn Dương;
- Các đương sự;
- Lưu hồ sơ.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Luyện Thanh Sơn
Tải về
Bản án số 01/2025/DS-ST Bản án số 01/2025/DS-ST

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án số 01/2025/DS-ST Bản án số 01/2025/DS-ST

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án/ Quyết định cùng đối tượng

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất