Bản án số 59/2024/KDTM-PT ngày 22/08/2024 của TAND cấp cao tại TP.HCM về tranh chấp về thuê, cho thuê, thuê mua
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 59/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 59/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 59/2024/KDTM-PT
Tên Bản án: | Bản án số 59/2024/KDTM-PT ngày 22/08/2024 của TAND cấp cao tại TP.HCM về tranh chấp về thuê, cho thuê, thuê mua |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về thuê, cho thuê, thuê mua |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND cấp cao tại TP.HCM |
Số hiệu: | 59/2024/KDTM-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 22/08/2024 |
Lĩnh vực: | Kinh doanh thương mại |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Công ty TNHH O kiện Công ty Cổ phần Đ về Tranh chấp hợp đồng thuê tài sản |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bản án số: 59/2024/KDTM-PT
Ngày 22 - 8 - 2024
V/v Tranh chấp hợp đồng thuê tài sản.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Bà Trần Thị Thu Thủy;
Các Thẩm phán: Ông Dương Tuấn Vinh;
Ông Trần Văn Đạt.
- Thư ký phiên tòa: Bà Lê Thị Thủy Tiên - Thư ký Tòa án nhân dân cấp
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
tham gia phiên tòa: Bà Phạm Thị Thanh Hoa - Kiểm sát viên.
Trong các ngày 15 và 22 tháng 8 năm 2024, tại trụ sở, Tòa án nhân dân cấp
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh
thương mại thụ lý số: 92/2022/TLPT-KDTM ngày 22 tháng 11 năm 2023 về việc
“Tranh chấp hợp đồng thuê tài sản”.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1599/2023/KDTM-ST ngày
05 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 406/2024/QĐ-PT ngày
05 tháng 3 năm 2024, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Công ty TNHH O
Địa chỉ: V – 1, số F Đường N, Phường Đ, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện theo pháp luật: Ông GOH WEE FUNG.
Người đại diện theo ủy quyền: Bà Đoàn Ngọc Vân A; (có mặt)
Địa chỉ liên lạc: V – 1, số F Đường N, Phường Đ, Quận A, Thành phố Hồ
Chí Minh.;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Lê Thu
H là Luật sư Công ty L và Cộng sự thuộc Đoàn Luật sư Thành phố H; (có mặt)
Địa chỉ liên lạc: 116 Đường Đ, Phường C, Quận A, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Bị đơn: Công ty Cổ phần Đ (tên cũ Công ty Cổ phần X)
Địa chỉ trụ sở: Officete 03.05, Tầng D số A Đường H, phường P, Quận G,
Thành phố Hồ Chí Minh.
2
Người đại diện theo pháp luật: Ông Vũ Đình H1 - Tổng giám đốc.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Xuân T; (có mặt)
Địa chỉ liên lạc: Số B Đường T, phường P, quận T, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Người kháng cáo: Công ty TNHH O.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Công ty TNHH O trình bày:
Công ty TNHH O (gọi tắt là nguyên đơn) có ký hợp đồng kinh tế về việc cho thuê
cừ ván thép với Công ty Cổ phần X (gọi tắt là bị đơn) thể hiện qua ba hợp đồng
như sau:
1. Ngày 23/10/2013, nguyên đơn và bị đơn ký Hợp đồng số OSP/AXT-131023 (gọi
tắt là Hợp đồng 1):
- Nội dung hợp đồng: Nguyên đơn cho Bị đơn thuê 260 cây cừ ván thép Type 4
với khối lượng là 337.123 kg, thời gian thuê từ ngày 23/10/2013 đến ngày
30/3/2014. Tổng giá trị hợp đồng là 1.205.214.725 đồng (đã bao gồm thuế GTGT
10%),
- Về việc thực hiện hợp đồng và thanh toán:
Theo Bảng chi tiết tính tiền hàng hóa ngày 15/12/2014, được hai bên ký
xác nhận và đóng dấu (phía bị đơn do ông Trần Sĩ T1 tổng giám đốc ký) đã xác
định số lượng cừ thuê thực tế là 250 cây. Bị đơn đã trả đủ 250 cây cừ thể hiện qua
09 Phiếu nhập kho: Ngày 31/10/2014; ngày 04/11/2014; ngày 07/11/2014; ngày
14/11/2014; ngày 17/11/2014; ngày 18/11/2014; ngày 24/11/2014; ngày
28/11/2014; ngày 02/12/2014.
a) Đơn giá thuê cừ: Theo Điều 4 Phần 1 của hợp đồng, đơn giá thuê là
650.000 đồng/tấn/tháng và công thức tính tiền thuê là “mỗi tấn nhân với số ngày
sử dụng”, cụ thể: (650.000 đồng x 12 tháng) : 360 ngày = 21.667 đồng/ngày.
b) Giá trị thực tế thực hiện hợp đồng và thanh toán:
Thực tế thời gian thuê cừ là từ ngày 30/10/2013 đến ngày 02/12/2014. Tổng
giá trị tiền thuê là 2.894.547.278 đồng, bao gồm: Giá trị trước thuế GTGT là:
2.631.406.616 đồng; Thuế GTGT là: 263.140.662 đồng.
Nguyên đơn đã xuất 15 Hóa đơn giá trị gia tăng (từ ngày 12/12/2013 đến
ngày 22/12/2014) với tổng số tiền là 2.894.547.277 đồng.
Bị đơn đã thanh toán số tiền 2.609.470.748 đồng, tương ứng 10 (mười)
Giấy báo nhận tiền của Ngân hàng TNHH MTV H3 trong thời gian từ ngày
25/10/2013 đến ngày 09/4/2015.
Số tiền bị đơn còn nợ là 285.076.530 đồng.
Ngày 19/12/2014, bị đơn có Văn bản số 306/AXT-OSP/2014 gửi cho Nguyên
đơn, xác định “phần công nợ còn lại của Hợp đồng 1 sau khi đã trừ hết các khoản
3
đặt cọc, thanh toán cho Nguyên đơn tương đương số tiền là 285.076.530 đồng”.
Bị đơn sẽ thanh toán dứt điểm trong tháng 2/2015.
Theo Điều 10 Phần 2 của hợp đồng và Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 thì
bên thuê phải trả lãi thanh toán trễ hạn tính theo tỷ lệ 18%/mỗi năm trên số tiền
trễ hạn căn cứ theo ngày đến hạn phải trả cho đến ngày bên cho thuê nhận được
số tiền tương ứng.
Thời gian chậm thanh toán được tính từ ngày 01/3/2015 (sau thời hạn Bị
đơn cam kết thanh toán tháng 2/2015) đến ngày 05/9/2023 là 102 tháng.
Tiền lãi chậm thanh toán được tính như sau:
285.076.530 đồng x (18% : 12 tháng) x 102 tháng = 436.167.091 đồng.
Tổng cộng số tiền nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả cho Hợp đồng 1 là:
721.243.621 đồng, bao gồm: Nợ gốc 285.076.530 đồng và lãi chậm thanh toán
là: 436.167.091 đồng.
2. Ngày 26/11/2013, nguyên đơn và bị đơn ký Hợp đồng số OSP/AXT-
131126 (gọi tắt là Hợp đồng 2):
- Nội dung hợp đồng: Nguyên đơn cho bị đơn thuê 340 cây cừ ván thép loại
cừ Type 3 với nhiều kích cỡ khác nhau, có khối lượng là 244.800 kg, thời gian
thuê 07 tháng, từ ngày 26/11/2013 đến ngày 26/6/2014. Tổng giá trị hợp đồng là
1.225.224.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT 10%).
- Về việc thực hiện hợp đồng và thanh toán:
a) Số lượng cừ thực tế thuê là: 340 cây, có khối lượng 246.810 kg. Thời
gian thuê là 18 tháng, từ tháng 01/2014 đến hết tháng 6/2015.
Theo Bảng chi tiết quyết toán ngày 25/8/2015 xác định bị đơn đã trả 167
cây cừ, tương đương 113.912 kg, số lượng cừ Bị đơn chưa trả là 173 cây.
Từ tháng 8/2015 đến tháng 9/2015 bị đơn trả thêm 135 cây tương đương
97.842 kg (với số tiền là 1.722.019.200 đồng).
Tổng số cừ bị đơn đã trả của Hợp đồng 2 là 302 cây tương đương với
211.754 kg; số cừ chưa trả là 38 cây, tương đương 35.056 kg;
b) Đơn giá thuê cừ: Theo Điều 4 Phần 1 của hợp đồng, đơn giá thuê là
650.000 đồng/tấn/tháng và công thức tính tiền thuê là “mỗi tấn nhân với số ngày
sử dụng”, cụ thể: (650.000 đồng x 12 tháng) : 360 ngày = 21.667 đồng/ngày.
c) Theo Bảng chi tiết quyết toán ngày 25/8/2015 thì tổng giá trị thực hiện
Hợp đồng 2 là 5.254.976.827 đồng (đã bao gồm thuế GTGT 10%).
Nguyên đơn đã xuất 08 Hóa đơn giá trị gia tăng (từ ngày 18/3/2014 đến
30/6/2015) với tổng số tiền là 1.180.561.971 đồng.
Bị đơn đã thanh toán số tiền 3.106.048.000 đồng, cụ thể như sau:
+ Tiền đặt cọc 175.032.000 đồng;
4
+ Giải ngân theo Thư bảo lãnh thanh toán số BL005062 của Ngân hàng
TMCP P (ngày 15/9/2015) là 861.696.000 đồng;
+ Giá trị cây cừ đã trả thêm trong tháng 8 và tháng 9/2015 là 1.722.019.200 đồng;
+ Khoản tiền tính nhầm hai lần (cừ phế thải và chi phí sửa chữa) với khối
lượng 19.733 kg là 347.300.800 đồng;
Số tiền bị đơn còn phải trả cho Hợp đồng 2 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) là:
5.254.976.827 đồng - 3.106.048.000 đồng = 2.148.928.827 đồng.
c) Về tiền lãi chậm thanh toán: Theo Điều 10 Phần 2 của hợp đồng và Điều 357
Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thuê phải trả lãi thanh toán trễ hạn tính theo tỷ lệ
18%/ mỗi năm trên số tiền trễ hạn căn cứ theo ngày đến hạn phải trả cho đến ngày
bên cho thuê nhận được số tiền tương ứng.
Do nguyên đơn chỉ phát hành 08 Hóa đơn giá trị gia tăng với tổng số tiền
là 1.180.561.971 đồng, nên nguyên đơn sẽ tính lãi chậm thanh toán trên số tiền
1.180.561.971 đồng.
Thời gian tính lãi chậm thanh toán từ ngày 16/9/2015 (sau ngày Bị đơn trả
tiền lần cuối cùng 15/9/2015) cho đến ngày 05/9/2023, làm tròn là 95,5 tháng, cụ
thể như sau: 1.180.561.971 đồng x (18%/năm : 12 tháng) x 95,5 tháng =
1.691.155.023 đồng.
Như vậy, tổng số tiền bị đơn phải trả cho nguyên đơn đối với Hợp đồng 2
là: 3.840.083.850 đồng, bao gồm: Nợ gốc 2.148.928.827 đồng; tiền lãi chậm
thanh toán 1.691.155.023 đồng.
3. Ngày 16/01/2014, nguyên đơn và bị đơn ký Hợp đồng số OSP/AXT-140116 (gọi
tắt là Hợp đồng 3):
- Nội dung hợp đồng: Nguyên đơn cho Bị đơn thuê 150 cây cừ ván thép OT22, có
khối lượng là 238.950 kg. Thời gian thuê là 05 tháng, từ ngày 16/01/2014 đến
ngày 31/5/2014. Tổng giá trị hợp đồng là 854.246.250 đồng (đã bao gồm thuế
GTGT 10%).
- Về việc thực hiện hợp đồng và thanh toán:
a) Số lượng cừ thực tế thuê là 150 cây cừ, có khối lượng 236.561 kg. Thời
gian thuê là 16 tháng, từ tháng 02/2014 đến tháng 5/2015.
Do công trình bị đơn xây dựng gặp sự cố bị sập hố móng vào ngày 30/5/2014, nên
bị đơn chưa trả số lượng cừ thuê cho Nguyên đơn.
b) Theo Bảng chi tiết quyết toán ngày 25/8/2015 tổng giá trị thực hiện Hợp đồng
3 là 6.640.662.670 đồng.
Nguyên đơn đã phát hành 05 Hóa đơn giá trị gia tăng (từ ngày 18/3/2014 đến ngày
30/6/2015) với tổng số tiền là 4.530.057.038 đồng.
Bị đơn đã thanh toán số tiền 3.041.646.630 đồng, bao gồm:
+ Tiền đặt cọc 170.849.250 đồng;
5
+ Giải ngân theo Thư bảo lãnh thanh toán số BL005069 của Ngân hàng
TMCP P (ngày 15/9/2015) với số tiền 841.104.000 đồng;
+ Tiền thuê cừ từ tháng 06/2014 đến tháng 05/2015 là 2.029.693.380 đồng, đã bao
gồm thuế GTGT (số tiền này đã xác nhận trong Bảng chi tiết quyết toán ngày
25/8/2015, nguyên đơn tự nguyện cấn trừ lại cho bị đơn);
Số tiền bị đơn còn phải trả cho Hợp đồng 3 (đã bao gồm GTGT 10%) là:
6.640.662.670 đồng - 3.041.646.630 đồng = 3.599.016.040 đồng.
c) Về tiền lãi chậm thanh toán:
Thời gian chậm thanh toán được tính từ ngày 01/9/2015 (là sau ngày hai bên
ký tên và đóng dấu trên Bảng chi tiết quyết toán ngày 31/8/2015) đến ngày
05/9/2023 là 96 tháng, số tiền cụ thể: 3.599.016.040 đồng x (18%/năm : 12 tháng)
x 96 tháng = 5.182.583.098 đồng.
Như vậy số tiền bị đơn phải trả cho nguyên đơn đối với Hợp đồng 3 là:
8.781.599.138 đồng, gồm: Nợ gốc 3.599.016.040 đồng, tiền lãi chậm thanh toán
5.182.583.098 đồng.
Tổng số tiền nợ gốc và tiền lãi chậm thanh toán mà bị đơn phải thanh toán cho
nguyên đơn đối với 03 (ba) hợp đồng nêu trên là: 13.342.926.609 đồng, trong đó:
- Hợp đồng 1 là: 721.243.621 đồng, bao gồm nợ gốc (đã tính thuế GTGT 10%) là
285.076.530 đồng, tiền lãi chậm thanh toán là 410.510.203 đồng.
- Hợp đồng 2 là: 3.840.083.850 đồng, bao gồm nợ gốc (đã tính thuế GTGT 10%)
là 2.148.928.827 đồng, tiền lãi chậm thanh toán là 1.691.155.023 đồng.
- Hợp đồng 3 là: 8.781.599.138 đồng, bao gồm nợ gốc (đã tính thuế GTGT 10%)
là 3.559.016.040 đồng, tiền lãi chậm thanh toán là 5.182.583.098 đồng.
Yêu cầu Bị đơn thanh toán ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn Công ty Cổ phần Đ trình bày:
Ngày 23/4/2019, bị đơn có yêu cầu phản tố với nội dung yêu cầu nguyên
đơn thanh toán số tiền khối lượng thép trả thừa là 391.760.000 đồng. Ngày
08/12/2022, bị đơn đã rút toàn bộ yêu cầu phản tố.
Bị đơn xác nhận có ký 03 hợp đồng thuê cừ có nội dung như phía nguyên đơn
trình bày. Tuy nhiên về việc thanh toán tiền thuê cừ và bồi thường giá trị cừ hư
hỏng, cừ phế thải và số lượng cừ chưa hoàn trả thì nguyên đơn trình bày chưa
chính xác, bị đơn không đồng ý. Cụ thể:
a) Về đơn giá thuê cừ của cả 03 hợp đồng: Theo Mục IV Điểm 4.1 Điều 4
của hợp đồng, đơn giá thuê là 650.000 đồng/tấn/tháng và công thức tính tiền thuê
là “mỗi tấn nhân với số ngày sử dụng” = (650.000 đồng x 12 tháng) : 365 ngày =
21.370 đồng/tấn/ngày sử dụng thực tế. Tuy nhiên, nguyên đơn chia một năm cho
360 ngày, để tính đơn giá thuê cừ là 21.667 đồng/tấn/ngày sử dụng thực tế, dẫn
đến mâu thuẫn giữa các bên do chênh lệch về giá trị tiền thuê cừ.
6
b) Theo Mục III Phần I của hợp đồng 1, 2, 3, quy định điều kiện và thời hạn
thanh toán “trong vòng 30 ngày kể từ ngày bên thuê nhận được hóa đơn đỏ”. Như
vậy, nghĩa vụ thanh toán về tiền thuê, tiền lãi và thời điểm tính lãi của bị đơn chỉ
phát sinh khi có đủ các điều kiện như sau:
+ Sau khi nguyên đơn và bị đơn thống nhất và xác định được giá trị tiền
thuê của mỗi giá trị thanh toán trước thuế, của mỗi hóa đơn giá trị gia tăng;
+ Nguyên đơn xuất hóa đơn giá trị gia tăng trên số tiền thuê trước thuế, tiền
thuế VAT và giá trị tiền thuê sau thuế;
+ Bị đơn nhận được hóa đơn giá trị gia tăng và sau 30 ngày kể từ ngày bị
đơn nhận được hóa đơn giá trị gia tăng thì mới phát sinh nghĩa vụ thanh toán và
nếu sau 30 ngày kể từ ngày đã nhận được được hóa đơn mà bị đơn chưa thanh
toán thì mới xác định là chậm thanh toán.
1. Đối với Hợp đồng số OSP/AXT – 131023, ký ngày 23/10/2013 (gọi tắt
là Hợp đồng 1): Bị đơn đã hoàn trả 260 cây cừ có khối lượng là 337.123 kg và hai
bên không có tranh chấp về số lượng cừ thất thoát.
Tổng số tiền thuê cừ của Hợp đồng 1 từ ngày 30/10/2013 đến ngày
01/12/2014 là: 2.570.995.226 đồng + 26.960.000 đồng (chi phí bồi thường sửa
chữa cừ hư hỏng) = 2.597.955.226 đồng (chưa bao gồm thuế VAT).
Nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền 285.076.530 đồng và lãi
chậm thanh toán tính từ ngày 01/3/2015. Theo Bản tự khai ngày 26/7/2023 nguyên
đơn đã thừa nhận đến ngày 09/4/2015 bị đơn đã thanh toán 10 lần với tổng số tiền
là 2.609.470.748 đồng. Như vậy, Bị đơn đã thanh toán dư tiền thuê cừ trước thuế
là 11.515.522 đồng = (2.609.470.748 đồng - 2.597.955.226 đồng = 11.515.522
đồng).
Tính đến tháng 12/2014, nguyên đơn đã xuất Hóa đơn giá trị gia tăng với
tổng số tiền là 2.443.224.797 đồng; tiền thuế 10% VAT = 244.322.480 đồng.
Tiền thuế VAT 10% là (244.322.480 đồng - 11.515.522 đồng) =
232.806.958 đồng.
Như vậy, bị đơn đã thanh toán đủ 100% giá trị tiền thuê cừ trước thuế là
2.597.955.226 đồng và chỉ còn lại tiền thuế VAT 232.806.958 đồng (sẽ được trừ
vào giá trị thanh toán dư của Hợp đồng 2).
2. Đối với Hợp đồng số OSP/AXT – 131126, ký ngày 26/11/2013 (gọi tắt
là Hợp đồng 2):
Số tiền thuê cừ từ ngày 01/01/2014 đến 30/6/2015 là 2.378.696.548 đồng
(chưa bao gồm thuế VAT 10%).
Nguyên đơn đã xuất được Hóa đơn giá trị gia tăng với số tiền 1.073.238.155
đồng (số tiền chưa xuất hóa đơn là 1.305.458393 đồng) nên tiền thuế VAT 10%
là 107.323.816 đồng.
Tổng số tiền thanh toán của Hợp đồng 2 là 2.486.020.364 đồng, bao gồm
tiền thuê cừ trước thuế 2.378.696.548 đồng; tiền thuế 107.323.816 đồng.
7
Nguyên đơn thừa nhận tổng số tiền mà bị đơn đã thanh toán cho Hợp đồng
02 là 3.106.048.000 đồng (chưa bao gồm thuế VAT). Như vậy, bị đơn cũng đã
thanh toán đủ số tiền thuê cừ và tiền thuế của Hợp đồng 2, cụ thể là (3.106.048.000
đồng - 2.486.020.364 đồng ) = 620.027.636 đồng.
Số tiền 620.027.636 đồng còn lại này được thanh toán cho tiền thuế VAT
còn nợ của Hợp đồng 1, cụ thể: (620.027.636 đồng - 232.806.958 đồng) =
387.220.678 đồng.
Như vậy, số tiền thuê cừ trước thuế và tiền thuế VAT của Hợp đồng 2 phía
bị đơn đã thanh toán đầy đủ cho nguyên đơn 100%, vẫn còn thừa số tiền
387.220.678 đồng.
Do đó, bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện về việc thanh toán tiền thuê
cừ của nguyên đơn đối với Hợp đồng 2.
Tuy nhiên trong Hợp đồng 2 này các bên có tranh chấp mâu thuẫn về việc bồi
thường giá trị cừ hư hỏng, cừ phế thải và số lượng cừ thất thoát chưa hoàn trả. Ý
kiến của Bị đơn như sau:
a) Về yêu cầu khởi kiện số lượng cừ bị thất thoát:
Nguyên đơn yêu cầu số lượng cừ thất thoát là 38 cây tương đương 35.056
kg x 16.000 đồng/kg = 560.896.000 đồng x 10%VAT = 616.986.600 đồng.
Theo Bản tự khai ngày 26/7/2023, nguyên đơn thừa nhận bị đơn đã trả tổng
cộng là 299 cây cừ tương đương 216.552 kg. Đồng thời, nguyên đơn cũng thừa
nhận “tháng 06/2014 trả 40 cây = 22.052kg”.
Như vậy, số lượng cừ bị đơn đã trả là: 299 cây tương đương 216.552 kg +
40 cây tương đương 37.008 kg = 339 cây tương đương 253.560 kg. Tổng số lượng
và trọng lượng cừ thuê của Hợp đồng 2 là: 340 cây tương đương 246.810 kg - 339
cây tương đương 253.560 kg = 6.750 kg. Lý do trả thiếu 01 cây cừ, nhưng thừa
6.750 kg là do đợt trả hàng tháng 8 và 9/2015 có 11 cây cừ có trọng lượng riêng
là 76.1 kg/m. Vì vậy, bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện đối với cừ thất
thoát của nguyên đơn là 38 cây vì bị đơn không những đã trả hết mà còn trả dư ra
6.750 kg.
b) Về yêu cầu khởi kiện số lượng cừ phế thải:
Đơn khởi kiện ngày 11/01/2016, nguyên đơn đã tính hai lần tiền cừ phế
thải, cụ thể: (19.733 kg x 16.000 đồng/kg) = 315.728.000 đồng x 10% VAT =
347.300.800 đồng x 2 lần = 694.601.600 đồng.
Sau đó, nguyên đơn thừa nhận tại Bản tự khai ngày 04/01/2022 như sau
“Trong các buổi hòa giải tại Tòa án nhân dân quận 7, Công ty X cho rằng Công
ty O1 đã tính hai (02) lần về khối lượng 19.733 kg phế thải trong khoản tiền
488.268.000 đồng, …..Sau khi xem xét lại Bảng chi tiết quyết toán ngày
25/8/2015, Công ty O1 đồng ý trừ phần khiếu nại của Công ty X”. Nguyên đơn
rút một phần yêu cầu khởi kiện xác định giá trị khởi kiện là 238.769.300 đồng
(19.733 kg x 11.000 đồng = 217.063.000 đồng x 10% VAT = 238.769.300 đồng).
Bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì:
8
- Thứ nhất: Bảng tính chi phí sửa chữa ngày 25/8/2015 là bảng tính chi phí
bồi thường tổn thất hư hỏng hàng hóa trong quá trình sử dụng do nguyên đơn tự
tính toán và bị đơn khẳng định rõ là chỉ xác nhận khối lượng, “không xác nhận
đơn giá, giá trị tiền, chờ thống nhất 2 bên”. Tuy nhiên, Bảng tính chi phí sửa chữa
ngày 25/8/2015 đã tính chi phí bồi thường tổn thất của 62 cây cừ vượt quá phạm
vi tổn thất thực tế, một tổn thất, bị tính hai lần tiền, cụ thể:
- 40 cây cừ bị cong vênh đã tính tiền sửa chữa cong vênh là 800.000
đồng/cây = 32.000.000 đồng. Sau khi tính tiền sửa chữa và đã được sửa chữa thì
40 cây cừ đã hoàn thành việc khắc phục tổn thất, không còn bị cong vênh, nhưng
sau đó tiếp tục bị cắt bỏ 54% chiều dài tương ứng 6.2 m/11.5m, chuyển sang cừ
phế thải là 14.956 kg và tính tiền 16.000 đồng/kg.
- 22 cây cừ bị cong vênh đã tính tiền sửa chữa cong vênh là 800.000
đồng/cây = 17.600.000 đồng. Sau khi tính tiền sửa chữa và được sửa chữa thì 22
cây cừ đã hoàn thành việc khắc phục tổn thất, nhưng sau đó lại tiếp tục cắt bỏ đi
21% chiều dài tương ứng 2.5 m/11.5m, chuyển sang cừ phế thải 4.356 kg và tính
tiền 16.000 đồng/kg cừ phế thải.
Bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với 62 cây
cừ cong vênh đã tính tiền sửa chữa, sau đó lại tính tiền cừ phế thải 40 cây tương
đương 14.956 kg và 22 cây tương đương 4.356 kg, tổng cộng 19.312 kg, chiếm
98% khối lượng cừ phế thải (19.312 kg/19.733 kg).
Bị đơn chỉ đồng ý thanh toán một phần tiền cừ phế thải (sau khi trừ khối
lượng cừ phế thải 62 cây đã tính tiền sửa chữa), cụ thể:
19.733 kg – 19.312 kg = 421 kg x 11.000 đồng/kg = 4.631.000 đồng.
c) Về yêu cầu khởi kiện chi phí sửa chữa cừ:
Tại Bảng tính chi phí sửa chữa ngày 25/8/2015 có thể hiện: Chi phí bồi
thường tiền sửa chữa cừ cong vênh là 107.200.000 đồng; Chi phí bồi thường hư
đầu cừ: 8.000.000 đồng; Chi phí bồi thường cắt đầu cừ: 13.340.000 đồng; Tổng
cộng 128.540.000 đồng (chưa bao gồm thuế VAT do Nguyên đơn chưa xuất Hóa
đơn giá trị gia tăng).
Tại Văn bản giải trình ngày 08/12/2022 nguyên đơn tự nguyện không tính
phần tiền sửa chữa của 134 cây cừ tại Bảng chi phí tiền sửa chữa ngày 25/8/2015.
Do đó, bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử không tính phần tiền sửa chữa của 134 cây
cừ của Hợp đồng 2 theo sự tự nguyện của Nguyên đơn. Đồng thời tại phiên tòa
ngày 25/8/2023 nguyên đơn không có yêu cầu chi phí bồi thường tiền sửa chữa
cừ cong vênh 107.200.000 đồng.
Do đó, bị đơn đồng ý thanh toán cho nguyên đơn chi phí bồi thường hư đầu
cừ: 8.000.000 đồng và chi phí bồi thường cắt đầu cừ: 13.340.000 đồng, tổng cộng
số tiền là 21.340.000 đồng.
3. Đối với Hợp đồng số OSP/AXT – 140116/OT22, ký ngày 16/01/2014
(gọi tắt là Hợp đồng 3):
a) Về giá trị thực hiện hợp đồng và thanh toán tiền thuê cừ:
9
Tổng số tiền thuê cừ từ tháng 02/2014 đến hết tháng 5/2014 là 395.741.125
đồng (chưa bao gồm thuế VAT).
Nguyên đơn đã xuất Hóa đơn giá trị gia tăng với số tiền 447.405.689 đồng
(bao gồm tiền thuê chưa thuế là 406.732.445 đồng, thuế VAT 10% là 40.673.244
đồng = 447.405.689 đồng).
Tại Bản tự khai ngày 26/7/2023 nguyên đơn thừa nhận Hợp đồng 3 bị đơn
đã thanh toán số tiền 3.041.646.630 đồng. Như vậy, số tiền bị đơn thanh toán
3.041.646.630 đồng, trừ tiền thuê cừ đã có thuế là 447.405.689 đồng, bị đơn còn
thừa số tiền 2.594.240.941 đồng.
Như vậy tiền thuê cừ phát sinh từ ngày 14/02/2014 đến 30/5/2014 bị đơn
đã thanh toán đủ cho nguyên đơn 100% giá trị, không còn nợ khoản tiền nào.
Về tiền thuê cừ từ tháng 06/2014 đến tháng 5/2015 là 1.845.175.800 đồng
x 10% VAT = 2.029.692.500 đồng; nguyên đơn đã rút yêu cầu khởi kiện, đề nghị
Hội đồng xét xử không xem xét yêu cầu khởi kiện này của nguyên đơn.
b) Về yêu cầu việc bồi thường 236.561 kg cừ thất thoát, sau sự cố sập hố
móng trạm bơm PS2, trị giá là 3.784.976.000 đồng (chưa bao gồm thuế VAT):
Toàn bộ số lượng 236.561 kg cừ thép OT22 được sử dụng để thi công trạm
bơm PS2 thuộc gói thầu XL16 cải tạo Kênh T do U làm chủ đầu tư. Trong quá
trình thi công vào lúc 23h30 ngày 30/5/2014 khi đang thi công tới cốt (âm) -10
của hố đào, thì đã xảy ra sự cố làm sập toàn bộ hố móng trạm bơm PS2. Nguyên
đơn yêu cầu thanh toán số tiền 3.784.976.000 đồng, bị đơn không đồng ý vì những
lý do sau đây:
Theo nội dung tại trang 5 và 6 Kết luận giám định số 14151/DV31/SSQC
“Nhà thầu (bị đơn) đang thi công đào trạm bơm nhận thấy hiện tượng trồi đất từ
đáy móng lên, nhà thầu đã có biện pháp ngăn chặn là tăng cường thêm 3 lớp
giằng, là giảm tải xung quang hố đào và thay đổi cách đào ....., nhưng các biện
pháp trên không đủ dừng biên dạng của nên đất và nên đất cứ tiếp tục phát triển
biến dạng..... Chỉ tạm dừng thi công vào lúc 17h30 ngày 30/5/2014.
Vào lúc 23h30 ngày 30/5/2014 thì xảy ra sự cố theo mô tả ở trên.
Như vậy trước khi xảy ra sự cố đã có sự chuyển dịch ngang của đất nên,
đẩy dồn đất đào trồi lên ...... rồi dẫn tiến nhanh đến xảy ra sự cố đột biến. Điều
quan trọng là trước khi xảy ra sự cố, chúng ta đã lường trước được sự cố, nhưng
hoàn toàn bị động, các biện pháp mà chúng ta đã thực hiện không đủ ngăn chặn
sự chuyển dịch, biến dạng của nên đất........... sự phá hoại cục bộ đi đến phá hoại
tổng thể là điều tất yêu xảy ra”. Bị đơn đã áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý
và trong khả năng cho phép để ngăn chặn và hạn chế tổn thất.
Tại Điều 13 Phần 2 Hợp đồng 3 quy định cụ thể về quyền sở hữu tài sản
của nguyên đơn đối với 236.561 kg cừ thép OT22 như sau:
“HÀNG HÓA VẪN THUỘC TÀI SẢN CỦA BÊN CHO THUÊ
10
Không có điều gì được nêu ở đây sẽ trao cho Bên thuê bất kỳ quyền sở hữu
hay quyền lợi đối với các hàng hóa, tại bất cứ thời điểm nào hàng hóa vẫn thuộc
tài sản của bên cho thuê và bên thuê sẽ không có quyền hoặc lợi ích trong đó trừ
trường hợp với tư cách là bên nhận hàng và bên thuê”.
Như vậy, theo nội dung thỏa thuận nêu trên, thì đến thời điểm xét xử sơ
thẩm, quyền sở hữu tài sản vẫn luôn thuộc về nguyên đơn. Căn cứ Điều 166 Bộ
luật Dân sự 2005 và Kết luận giám định số 14151/DV31/SSQC thì “Chủ sở hữu
phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”; Khoản 1
Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015 “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở
hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác”.
Căn cứ vào Điều 269 Luật Thương mại 2005 quy định cho thuê hàng hoá
“là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng
hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn
nhất định để nhận tiền cho thuê”. Về trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá trong
thời hạn thuê được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 273 Luật Thương mại
2005: “1. Bên cho thuê phải chịu tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời
hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó;
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, bên cho thuê có trách
nhiệm sửa chữa hàng hoá cho thuê trong thời hạn hợp lý để bảo đảm mục đích sử
dụng của bên thuê”.
Căn cứ các quy định đã nêu trên thì nguyên đơn là chủ sở hữu đối với
236.561 kg cừ thép OT22, nên nguyên đơn phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy
hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, khách quan. Nguyên đơn phải chịu tổn
thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê là bị đơn không
có lỗi gây ra tổn thất.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 302 và Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy
định “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành
vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm” và căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294
của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau
đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm
hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”
Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định “Bên vi phạm hợp đồng
được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
11
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao
kết hợp đồng”.
Hợp đồng 3 không có nội dung thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng, nhưng
theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép”.
Kết luận giám định số 14151/DV31/SSQC đã khẳng định, sự cố sập hố
móng trạm bơm PS2 lúc 23h30 ngày 30/5/2014 là sự kiện bất khả kháng, khách
quan, không thể lường trước được và bị đơn không có hành vi vi phạm hợp đồng,
không có lỗi dẫn đến thiệt hại, tổn thất.
Bị đơn đề nghị Tòa án xác định yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là quan
hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng theo quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2005; năm 2015 cũng như là các quy định của Luật
Thương mại năm 2005. Bị đơn được miễn toàn bộ trách nhiệm đối với thiệt hại,
tổn thất đối với 236.561 kg cừ thép OT22.
Đồng thời tại Bản tự khai ngày 26/7/2023 nguyên đơn có ý kiến “Ngoài ra,
theo quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng của công ty bảo hiểm thì các khoản
tiền mà nguyên đơn đang yêu cầu bị đơn thanh toán đều không nằm trong phạm
vi bảo hiểm của công ty bảo hiểm”. Nguyên đơn từ chối triệu tập Công ty B (BSH)
và từ chối quyền lợi của mình liên quan đến tổn thất 236.561 kg cừ thép OT22
trong phạm vi của Hợp đồng bảo hiểm số 008-09/13/03.LA/HD/00010 ngày
12/9/2013. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu bồi thường
236.561 kg cừ thép với số tiền là 3.784.976.000 đồng của nguyên đơn do nguyên
đơn đã từ chối quyền lợi của mình.
Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1599/2023/KDTM-ST ngày
05 tháng 9 năm 2023, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
1/. Đình chỉ xét xử một phần yêu cầu khởi kiện do Nguyên đơn rút yêu cầu
và đình chỉ xét xử đối với yêu cầu phản tố của Bị đơn do Bị đơn rút yêu cầu phản
tố.
2/. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH
O;
Buộc bị đơn Công ty Cổ phần Đ (tên cũ Công ty Cổ phần X) phải thanh
toán cho nguyên đơn số tiền 25.971.000 (Hai mươi lăm triệu chín trăm bảy mươi
mốt nghìn) đồng. Nguyên đơn phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho bị đơn. Thi
hành ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn
yêu cầu thi hành án, nếu Bị đơn chưa thanh toán số tiền nêu trên, thì hàng tháng
Bị đơn còn phải chịu thêm tiền lãi trên số tiền chậm trả theo mức lãi suất nợ quá
12
hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian
chậm trả.
3/. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn đòi Bị đơn thanh
toán tiền nợ gốc và lãi chậm thanh toán, với tổng số tiền là 13.316.955.609 (Mười
ba tỷ ba trăm mười sáu triệu chín trăm năm mươi lăm nghìn sáu trăm lẻ chín)
đồng.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí tố tụng, quyền
kháng cáo và quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật.
Ngày 15/9/2023, nguyên đơn Công ty TNHH O có đơn kháng cáo bản án
sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đề
nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn.
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng
cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham
gia phiên tòa phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án:
- Về việc chấp hành pháp luật: Hội đồng xét xử phúc thẩm và những người
tham gia tố tụng đã chấp hành đúng các quy định pháp luật.
- Về nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết là có căn cứ, đúng quy định
pháp luật. Đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo của nguyên đơn; giữ nguyên
bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại
phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên
Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về hình thức: Đơn kháng cáo của Công ty TNHH O làm trong hạn luật
định, hợp lệ về hình thức nên được Hội đồng xét xử xem xét theo thủ tục phúc
thẩm.
[2] Về nội dung:
[2.1] Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán nợ của: Hợp đồng
cho thuê cừ ván thép số OSP/AXT-131023 (Hợp đồng số 01) số tiền 721.243.621
đồng, bao gồm nợ gốc (đã tính thuế GTGT 10%) là 285.076.530 đồng, tiền lãi
chậm thanh toán là 410.510.203 đồng; Hợp đồng số OSP/AXT-131126 (Hợp đồng
số 02) số tiền 4.373.346.250 đồng, bao gồm nợ gốc (đã tính thuế GTGT 10%) là
2.682.191.227 đồng, tiền lãi chậm thanh toán là 1.691.155.023 đồng; Hợp đồng
số OSP/AXT-1401 (Hợp đồng số 03) số tiền 8.781.599.138 đồng, bao gồm nợ
gốc (đã tính thuế GTGT 10%) là 3.559.016.040 đồng, tiền lãi chậm thanh toán là
5.182.583.098 đồng.
13
Bị đơn chỉ đồng ý thanh toán chi phí bồi thường hư đầu cừ 8.000.000 đồng,
chi phí bồi thường cắt đầu cừ 13.340.000 đồng và bồi thường một phần tiền cừ
phế thải là 4.631.000 đồng; tổng cộng số tiền là 25.971.000 đồng cho nguyên đơn.
Số tiền thuê cừ và tiền lãi chậm thanh toán của cả ba Hợp đồng số 01, 02, 03 phía
bị đơn đã thanh toán xong nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn.
[2.2] Về việc hai bên ký kết 03 hợp đồng cho thuê cừ ván thép như đã nêu
trên, về số lượng thuê, thời gian thuê, đơn giá thuê (theo tháng) của từng hợp đồng
được nguyên đơn, bị đơn xác nhận. Tuy nhiên, nguyên đơn, bị đơn không thống
nhất về đơn giá thuê tính theo ngày, khối lượng cừ bên cho thuê giao, số lượng cừ
bên thuê hoàn trả khi hết thời hạn thuê, khối lượng cừ thất thoát và số tiền đã
thanh toán của từng hợp đồng thuê.
Đối với đơn giá cho thuê, thấy rằng 03 hợp đồng thuê đều thể hiện đơn giá
650.000 đồng/tấn/tháng; đơn giá thuê và thời gian thuê của hợp đồng đều được
tính theo tháng. Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 151 Bộ luật dân sự
2005 và điểm c khoản 1 Điều 146 Bộ luật dân sự 2015 thì “trường hợp các bên
có thỏa thuận về thời hạn là tháng, thì một tháng là 30 ngày”. Thực tế, việc xác
định 01 tháng 30 ngày và đơn giá theo ngày là 21.667 đồng/tấn đã được nguyên
đơn, bị đơn thống nhất thực hiện, thể hiện tại các Bảng chiết tính hàng hóa và
Bảng cho tiết quyết toán của cả 03 hợp đồng thuê, có xác nhận của bị đơn. Tòa án
cấp sơ thẩm chấp nhận ý kiến của bị đơn, xác định đơn giá thuê theo ngày 21.370
đồng/tấn theo cách tính (650.000 đồng/tấn x 12 tháng) : 365 ngày là không phù
hợp với thỏa thuận của hai bên tại các hợp đồng thuê.
Đối với ý kiến không thống nhất giữa nguyên đơn và bị đơn về khối lượng
cừ bên cho thuê giao, số lượng cừ bên thuê hoàn trả khi hết thời hạn thuê, khối
lượng cừ thất thoát và số tiền đã thanh toán của từng hợp đồng thuê, được Hội
đồng xét xử phúc thẩm phân tích cụ thể theo từng hợp đồng ở các mục sau.
[2.3] Đối với Hợp đồng số OSP/AXT-131023 (Hợp đồng số 01):
Theo nội dung của Hợp đồng số 01 thì nguyên đơn cho bị đơn thuê 260 cây
cừ ván thép Type 4 với khối lượng 337.123 tấn (thực tế khối lượng giao 250 cây,
khối lượng 322,587 tấn); đơn giá thuê 650.000 đồng/tấn/tháng; thời hạn thuê thực
tế từ ngày 30/10/2013 đến ngày 02/12/2014. Ngày 15/12/2014, Công ty X do ông
Trần Sĩ T1 (Tổng Giám đốc) ký xác nhận Bảng chi tiết tính tiền thuê hàng hóa cừ
T4 với số tiền 2.894.547.278 đồng (đã bao gồm thuế VAT 10%). Thực hiện hợp
đồng, Công ty X đã thanh toán 2.609.670.748 đồng. Ngày 19/12/2014, Công ty X
gửi Công văn số 306/AXT-OSP/2014 xác nhận công nợ 285.076.530 đồng và cam
kết thanh toán dứt điểm trong tháng 02/2015. Như vậy, đối với Hợp đồng số 01,
hai bên đã hoàn thành việc đối chiếu và xác nhận công nợ. Đến nay, bị đơn chưa
thực hiện thanh toán cho nguyên đơn phần còn thiếu của Hợp đồng 01 nên nguyên
đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán nợ gốc 285.076.530 đồng và lãi chậm trả
phát sinh là có căn cứ chấp nhận.
Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng đơn giá thuê theo ngày là 21.370 đồng/tấn nên
tổng tiền thuê của Hợp đồng số 01 chỉ 2.842.277.706 đồng; số tiền còn lại chưa
14
thanh toán của hợp đồng 01 là 244.322.480 đồng là không phù hợp với nhận định
của Hội đồng xét xử tại mục [2.2]. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng quá
trình giải quyết vụ án, nguyên đơn và Luật sư của nguyên đơn thừa nhận tổng số
tiền bị đơn đã thanh toán của ba hợp đồng là 8.757.165.378 đồng, số tiền thanh
toán cho Hợp đồng 1 là 2.842.277.706 đồng, số tiền còn lại 5.914.887.672 đồng,
được trừ vào nghĩa vụ thanh toán của Hợp đồng 2 và Hợp đồng 3; như vậy, toàn
bộ nghĩa vụ thanh toán của Hợp đồng 1 bị đơn đã thanh toán đủ 100% cho nguyên
đơn. Xét thấy, hợp đồng 01, 02, 03 độc lập với nhau; các khoản tiền bị đơn chuyển
cho nguyên đơn sau thời điểm xác nhận công nợ ngày 19/12/2014 không thể hiện
nội dung thanh toán cho công nợ của Hợp đồng số 01 mà là để thanh toán cho
Hợp đồng số 02, 03. Tòa án cấp sơ thẩm tự cấn trừ vào khoản công nợ của Hợp
đồng 01, xác định bị đơn đã thanh toán đủ 100%, từ đó bác yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn là không phù hợp.
[2.4] Đối với Hợp đồng số OSP/AXT-131126 (Hợp đồng số 02):
- Nguyên đơn, bị đơn thống nhất số lượng cho thuê 340 cây cừ Type 3, thời
gian thuê từ ngày 02/01/2014 đến ngày 30/6/2014. Tuy nhiên, bị đơn cho rằng do
chiều dài cừ chỉ 11,5m nên khối lượng thuê thực tế là 234,60 tấn; không phải
246,810 tấn như nguyên đơn trình bày; đơn giá thuê là 21.370 đồng/tấn/ngày nên
tổng giá trị thực hiện của hợp đồng số 02 là 2.378.696.548 đồng (theo nguyên đơn
là 2.686.768.661 đồng). Xét thấy, đối với Hợp đồng số 02, Công ty X do ông Trần
Sĩ T1 đại diện ký xác nhận trong Bảng chi tiết tính tiền hàng ngày 31/12/2014 và
Bảng chi tiết quyết toán ngày 25/8/2015 thể hiện khối lượng thực tế của 340 cây
cừ ván thép là 246.810 kg (tức 246,810 tấn), chênh lệch 2.010kg so với khối lượng
ước tính ghi trên Hợp đồng 2 là 244.800kg. Với khối lượng và đơn giá đã được
hai bên thống nhất, có căn cứ xác định tiền thuê của Hợp đồng số 02 là
2.686.768.661 đồng như nguyên đơn trình bày.
- Thực hiện Hợp đồng số 02, phát sinh khối lượng cừ thất thoát, cừ phế thải
và chi phí sửa chữa cừ hư hỏng.
+ Về số tiền cừ phế thải 4.631.000 đồng, hai bên thống nhất, không phát
sinh tranh chấp.
+ Đối với khối lượng cừ thất thoát, nguyên đơn xác định bị đơn đã trả 302
cây, tương đương 211.754kg, chưa trả 38 cây tương đương 35.056kg; bị đơn xác
định đã trả dư nên không phát sinh thất thoát. Xét thấy, số lượng cừ thuê thực tế
theo Hợp đồng số 02 là 340 cây, khối lượng 246.810kg. Theo bị đơn trình bày thì
tại bản tự khai ngày 26/7/2013, nguyên đơn thừa nhận tháng 01/2014 đến tháng
5/2015, bị đơn trả 127 cây, tương đương 91.860 kg và trong tháng 8 và tháng
9/2015 bị đơn đã trả 172 cây tương đương 124.692 kg; tổng cộng là 299 cây tương
đương 216.552 kg; đồng thời, nguyên đơn cũng thừa nhận “tháng 06/2014 trả 40
cây = 22.052 kg” nên thực tế bị đơn đã trả 339 cây tương đương 253.560 kg, dư
6.750 kg. Xét thấy, theo Bảng chi tiết tính tiền hàng ngày 31/12/2014 và Bảng chi
tiết quyết toán ngày 25/8/2015, có xác nhận của bị đơn thì từ tháng 01/2015, bị
đơn trả 127 cây; tháng 6/2015 bị đơn trả 40 cây; còn lại 173 cây. Trong tháng 8 và
9/2015, bị đơn trả theo các phiếu nhập kho ngày 18/8/2015, 21/8/2015, 22/8/2015,
15
04/9/2015, 09/9/2015, 14/9/2015 tổng cộng 135 cây; số cây còn lại chưa trả là 38
cây, tương ứng 35.056kg. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào lời trình bày của các bên,
không xem xét đến các chứng từ giao nhận để xác định bị đơn đã trả dư khối lượng
cừ của Hợp đồng số 02 là không phù hợp.
Tại Điều 1 Mục 5 của Hợp đồng số 02 xác định chi phí cho việc thất thoát
cừ là 16.000.000 đồng/tấn. Như vậy, số tiền bồi thường do thất thoát cừ là 35,056
tấn x 16.000.000 đồng/tấn = 560.896.000 đồng.
+ Về chi phí sửa chữa cừ: Theo bản án sơ thẩm, nguyên đơn và bị đơn thống
nhất chi phí sửa chữa là 21.340.000 đồng; tuy nhiên theo nội dung biên bản phiên
tòa sơ thẩm ngày 26/7/2023, ngày 25/8/2023 thì nguyên đơn vẫn đề nghị bị đơn
thanh toán chi phí sửa chữa là 128.540.000 đồng. Xét thấy, bảng kê chi phí sửa
chữa của nguyên đơn được bị đơn ký tên, đóng dấu xác nhận nên yêu cầu của
nguyên đơn về nội dung này có cơ sở chấp nhận.
- Như vậy, tổng hợp lại, giá trị thanh toán của Hợp đồng số 02 là
3.380.835.661 đồng (2.686.768.661 đồng tiền thuê + 560.896.000 đồng chi phí
bồi thường thất thoát cừ + 4.631.000 đồng cừ phế thải + 128.540.000 đồng chi phí
sửa chữa) + VAT 10 % là 338.083.566 đồng = 3.718.919.227 đồng.
- Số tiền bị đơn đã thanh toán đối với Hợp đồng số 02 gồm 66.924.000 đồng
(ngày 25/12/2023), 77.220.000 đồng (ngày 08/01/2014), 30.888.000 đồng (ngày
24/01/2014), 861.696.000 đồng giải ngân Thư bảo lãnh số BL 005062; tổng cộng
1.036.728.000 đồng.
Quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm, nguyên đơn xác định số tiền bị
đơn đã thanh toán cho Hợp đồng số 02 là 3.106.048.000 đồng, trong đó có
1.722.019.200 đồng giá trị cừ trả trong tháng 8, 9/2015 và 347.3000.800 đồng
khấu trừ do tính nhầm hai lần cừ phế thải. Đồng thời với đó, nguyên đơn xác định
giá trị thực hiện của hợp đồng là 5.254.976.827 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ
vào lời thừa nhận của nguyên đơn để xác định số tiền bị đơn đã thanh toán của
Hợp đồng 02 là 3.106.048.000 đồng, từ đó kết luận bị đơn thanh toán thừa là
không phù hợp với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Xét thấy, đối với Hợp đồng số 02, bị đơn chỉ thanh toán tạm ứng thông qua
Ngân hàng H3 và khoản giải ngân Thư bảo lãnh số BL 005062, tổng cộng
1.036.728.000 đồng nêu trên. Vì vậy, số tiền bị đơn chưa thanh toán của Hợp đồng
số 02 là: 3.718.919.227 đồng - 1.036.728.000 đồng = 2.682.191.227 đồng.
Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán giá trị thực hiện còn thiếu của
Hợp đồng số 02 là có căn cứ chấp nhận.
Về tiền lãi chậm thanh toán, do nguyên đơn chỉ xuất hóa đơn VAT đối với
số tiền 1.180.561.971 đồng nên chỉ có căn cứ buộc bị đơn phải thanh toán lãi chậm
trả đối với số tiền này. Căn cứ mức lãi suất hai bên quy định tại Điều 10 của hợp
đồng thì lãi suất được áp dụng là 18%/năm; tương ứng với thời gian chậm trả từ
ngày thanh toán cuối cùng 16/9/2015 đến ngày xét xử sơ thẩm 05/9/2023 là
1.691.155.023 đồng [(1.180.561.971 đồng x 95,5 tháng x (1,5%/tháng)].
16
Thực tế, thời gian chậm trả là 95,6 tháng nhưng nguyên đơn xác định thời
gian chậm trả là 95,5 tháng và buộc bị đơn thanh toán lãi cho nguyên đơn với thời
gian trên là có lợi hơn cho bị đơn nên Hội đồng xét xử ghi nhận.
[2.5] Đối với Hợp đồng số OSP/AXT-1401 (Hợp đồng số 03):
[2.5.1] Ngày 16/01/2014, nguyên đơn và bị đơn ký Hợp đồng số 03 về việc
bị đơn thuê 150 cây cừ ván thép OT22 với khối lượng 238.950 kg để thi công trạm
bơm PS2 thuộc dự án cải tạo Kênh T. Thời gian thực tế thuê là 16 tháng kể từ
tháng 02/2014 đến tháng 05/2014, khối lượng thực tế là 236.561 kg. Do công trình
của bị đơn xây dựng gặp sự cố nên bị đơn chưa hoàn trả số lượng cừ thuê cho
nguyên đơn.
Đối với hợp đồng này, nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán tiền thuê từ
ngày 14/02/2014 đến ngày 31/5/2015 là 406.814.264 đồng; đối với tiền thuê từ
tháng 6/2014 đến tháng 5/2015 số tiền 1.845.175.800 đồng, nguyên đơn rút lại
yêu cầu khởi kiện. Đồng thời, nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán tiền cừ thất
thoát 4.163.473.600 đồng.
Bị đơn xác định tiền thuê từ ngày 14/02/2014 đến ngày 31/5/2015 là
395.741.125 đồng; tiền thuê từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015, nguyên đơn đã rút
yêu cầu nên đề nghị ghi nhận; đối với tiền cừ thất thoát không đồng ý thanh toán
do đây là sự kiện bất khả kháng.
[2.5.2] Đối với tiền thuê từ ngày 14/02/2014 đến ngày 31/5/2015, tương tự
như hợp đồng số 01 và 02, bị đơn xác định đơn giá thuê ngày không đúng thỏa
thuận nên dẫn đến không thống nhất giá thuê của hợp đồng. Ý kiến của bị đơn về
nội dung này không có cơ sở; cần chấp nhận ý kiến của nguyên đơn về xác định
giá thuê.
[2.5.3] Về số tiền thanh toán, quá trình xét xử sơ thẩm, nguyên đơn xác định
giá trị hợp đồng là 6.640.662.670 đồng, bao gồm tiền thuê từ tháng 02/2014 đến
tháng 5/2015 số tiền 2.251.990.064 đồng và giá trị toàn bộ cừ thất thoát
3.784.976.000 đồng và VAT 603.696.606 đồng; bị đơn đã thanh toán số tiền
3.041.646.630 đồng, trong đó bao gồm 2.029.693.380 đồng tiền thuê từ tháng
6/2014 đến tháng 5/2015 nguyên đơn tự nguyện khấu trừ cho bị đơn (tức không
có việc bị đơn thanh toán số tiền này mà do nguyên đơn cộng cả số tiền khấu trừ
vào số tiền đã thanh toán). Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng nguyên đơn thừa nhận bị
đơn đã thanh toán 3.041.646.630 đồng cho Hợp đồng số 03, từ đó xác định bị đơn
đã thanh toán dư tiền thuê của Hợp đồng 03 để khấu trừ cho khoản nợ của các hợp
đồng trước là không có căn cứ.
Đối với Hợp đồng số 03, bị đơn chỉ thực hiện thanh toán thông qua cấn trừ
tiền tạm ứng 170.849.250 đồng (nộp tiền ngày 12/02/2014, 18/3/2014) và giải
ngân 841.104.000 đồng theo chứng thư Bảo lãnh số BL005069 ngày 15/9/2015;
tổng cộng 1.011.953.250 đồng.
Tiền thuê theo Hợp đồng số 03 từ ngày 14/02/2014 đến ngày 31/5/2015 là
406.814.264 đồng, cộng với 10% VAT, tổng là 447.495.690 đồng. Bị đơn đã
thanh toán 1.011.953.250 đồng; còn dư lại 564.457.560 đồng.
17
Đối với khoản tiền thuê, do bị đơn đã thực hiện xong nên Hội đồng xét xử
không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc tính lãi chậm trả.
[2.5.4] Đối với số lượng cừ bị thất thoát do sự cố sập hố móng trạm bơm
PS2, nguyên đơn và bị đơn đều xác định số cừ bị thiệt hại là 236.561kg. Theo
thỏa thuận của hai bên tại hợp đồng thuê thì giá trị cừ thiệt hại phát sinh được tính
tương ứng 16.000 đồng/kg nên giá trị cừ bị thiệt hại do sự cố được xác định là
236.561kg x 16.000 đồng/kg = 3.784.976.000 đồng.
Bị đơn cho rằng sự cố sập hố móng là sự kiện bất khả kháng, theo quy định
của hợp đồng thuê thì tài sản thuê vẫn thuộc sở hữu của bên cho thuê; theo quy
định của Điều 166 Bộ luật dân sự 2005, Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
chủ sở hữu tài sản phải chịu rủi ro về tài sản của mình nên không đồng ý bồi
thường số cừ đã bị thất thoát. Xét thấy, toàn bộ số cừ trên là tài sản hợp pháp của
nguyên đơn, cho bị đơn thuê để thực hiện thi công. Theo quy định tại Điều 487
Bộ luật dân sự 2005 quy định về nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê như sau: “1. Bên
thuê phải bảo quản tài sản thuê như tài sản của chính mình, phải bảo dưỡng và
sửa chữa nhỏ; nếu làm mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường”. Điều 271 Luật
Thương mại năm 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê: “Trừ trường
hợp có thoả thuận khác, bên thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
2. Giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê và trả lại
hàng hoá đó cho bên cho thuê khi hết thời hạn;…”.
Quá trình thi công, bị đơn có mua bảo hiểm cho gói thầu trạm bơm PS2 của
Công ty B (BSH). Theo bị đơn trình bày thì phạm vi bảo hiểm bao gồm toàn bộ
gói thầu, bao gồm cả thiệt hại về tài sản và chi phí nhân công. Ngày 03/6/2014, bị
đơn gửi văn bản thông báo cho nguyên đơn về sự cố sập hầm. Ngày 29/6/2014, bị
đơn gửi cho nguyên đơn Công văn số 172/CV-AXT đề nghị quyết toán hợp đồng;
có nội dung xác định việc rút cừ lên là không khả thi, hoặc nếu rút lên thì cũng là
cừ phế thải nên đề nghị nguyên đơn tính tiền đền bù và làm hồ sơ quyết toán hợp
đồng. Bị đơn cho rằng nguyên đơn là chủ sở hữu tài sản, phải chịu rủi ro khi sự
kiện bất khả kháng xảy ra; tuy nhiên hợp đồng giữa hai bên không thỏa thuận về
nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên khi có sự kiện bất khả kháng; thực tế khi có sự
cố xảy ra, nguyên đơn không được tham gia vào quá trình giải quyết sự cố, đề
nghị giám định, bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của mình; bản thân bị đơn đã thừa
nhận nghĩa vụ với nguyên đơn khi có sự cố xảy ra. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận
trình bày của bị đơn, buộc nguyên đơn phải chịu rủi ro đối với tài sản bị thiệt hại
trên là không phù hợp với diễn biến sự việc, quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận của
các bên, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Đối với việc
nguyên đơn không đề nghị đưa Công ty B (BSH) vào tham gia tố tụng trong vụ
án, thấy rằng giữa nguyên đơn và B (BSH) không có giao dịch, thỏa thuận liên
quan. Việc cho rằng nguyên đơn không đề nghị đưa BSH S (BSH) vào tham gia
tố tụng đồng nghĩa với việc nguyên đơn từ bỏ quyền lợi của mình trong việc đòi
bồi thường thiệt hại là không có căn cứ. Hội đồng xét xử xét thấy nguyên đơn
khởi kiện yêu cầu bị đơn bồi thường số cừ thiệt hại là có căn cứ chấp nhận.
18
Quá trình xét xử phúc thẩm, nguyên đơn xác định giá trị cừ thất thoát
4.163.473.600 đồng (đã bao gồm thuế VAT 10%) và tiền lãi chậm thanh toán từ
ngày 01/9/2015. Xét thấy, tài sản bị thiệt hại do sự cố xảy ra, nguyên đơn yêu cầu
bồi thường về tài sản bị thiệt hại nên không có căn cứ chấp nhận khoản tiền tương
ứng 10% VAT mà nguyên đơn yêu cầu; chỉ có căn cứ chấp nhận đối với số tiền
3.784.976.000 đồng. Đối với khoản tiền lãi chậm thanh toán, Hội đồng xét xử xét
thấy sự cố xảy ra được kết luận là do nguyên nhân khách quan; sau khi xảy ra sự
cố hai bên không thống nhất được với nhau phương thức giải quyết dẫn đến bị
đơn chưa thực hiện được việc bồi thường. Vì vậy, Hội đồng xét xử không chấp
nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc tính lãi chậm thanh toán đối với giá trị cừ
bị thiệt hại.
[2.5.5] Như vậy, đối với Hợp đồng số 03, khấu trừ khoản tiền bị đơn đã
thanh toán dư 564.457.560 đồng vào khoản tiền bị đơn buộc bồi thường cho
nguyên đơn 3.784.976.000 đồng thì bị đơn còn phải bồi thường số tiền
3.220.518.440 đồng.
[2.6] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy kháng cáo của
nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận, cần sửa bản án sơ thẩm theo hướng buộc bị
đơn phải thanh toán cho nguyên đơn giá trị chưa thanh toán của 03 hợp đồng là
8.315.108.311 đồng, trong đó:
Hợp đồng 01: Gốc 285.076.530 đồng; lãi 436.167.091 đồng; tổng cộng
721.243.621 đồng.
Hợp đồng 02: Gốc 2.682.191.227 đồng; lãi 1.691.155.023 đồng; tổng cộng
4.373.346.250 đồng.
Hợp đồng 03: 3.220.518.440 đồng.
[3] Về án phí:
- Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:
+ Nguyên đơn phải chịu án phí đối với số tiền yêu cầu không được chấp
nhận 5.561.080.698 đồng (13.876.189.009 đồng - 8.315.108.311 đồng):
(112.000.000 đồng + [(5.561.080.698 - 4.000.000.000 đồng) x 0,1%] =
113.561.081 đồng. (một trăm mười ba triệu năm trăm sáu mươi mốt nghìn không
trăm tám mươi mốt đồng)
+ Bị đơn phải chịu án phí đối với số tiền buộc thanh toán cho nguyên đơn
8.315.108.311 đồng: (112.000.000 đồng + [(8.315.108.311 - 4.000.000.000 đồng)
x 0,1%] = 116.315.108 đồng. (một trăm mười sáu triệu ba trăm mười lăm nghìn
một trăm lẻ tám đồng)
- Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Do kháng cáo được chấp nhận
nên Công ty TNHH O không phải chịu án phí phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự;
19
Chấp nhận kháng cáo của Công ty TNHH O. Sửa Bản án kinh doanh thương
mại sơ thẩm số 1599/2023/KDTM-ST ngày 05/9/2023 của Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh.
1/. Đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu của nguyên đơn Công ty TNHH O
về việc buộc bị đơn Công ty Cổ phần Đ (tên cũ Công ty Cổ phần X) thanh toán
số tiền thuê 1.845.175.800 đồng từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015 của Hợp đồng
số OSP/AXT-1401.
Đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty Cổ phần Đ
(tên cũ Công ty Cổ phần X) về việc buộc nguyên đơn Công ty TNHH O thanh
toán số tiền 387.220.678 đồng.
2/. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH
O.
Buộc bị đơn Công ty Cổ phần Đ (tên cũ Công ty Cổ phần X) phải thanh
toán cho nguyên đơn số tiền 8.315.108.311 đồng (tám tỷ ba trăm mười lăm triệu
một trăm lẻ tám nghìn ba trăm mười một đồng). Nguyên đơn phải xuất hóa đơn
giá trị gia tăng cho bị đơn (trừ khoản tiền 3.784.976.000 đồng bồi thường thiệt hại
do sự cố). Thi hành ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn
yêu cầu thi hành án, nếu Bị đơn chưa thanh toán số tiền nêu trên, thì hàng tháng
Bị đơn còn phải chịu thêm tiền lãi trên số tiền chậm trả theo mức lãi suất nợ quá
hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian
chậm trả.
3/. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH O
về việc buộc bị đơn Công ty Cổ phần Đ (tên cũ Công ty Cổ phần X) thanh toán
số tiền 5.561.080.698 đồng (năm tỷ năm trăm sáu mươi mốt triệu không trăm tám
mươi nghìn sáu trăm chín mươi tám đồng).
4/. Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:
Nguyên đơn Công ty TNHH O phải chịu 113.561.081 đồng; được khấu trừ
vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 59.280.061 đồng theo Biên lai thu số
AD/2014/0009162 ngày 05/4/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận 7, Thành
phố Hồ Chí Minh; nguyên đơn còn phải nộp tiếp 54.281.020 đồng.
Bị đơn Công ty Cổ phần Đ (tên cũ Công ty Cổ phần X) phải chịu
116.315.108 đồng; được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 9.794.000
đồng theo Biên lai thu số AA/2018/0025702 ngày 16/5/2019 của Cục Thi hành án
dân sự Thành phố Hồ Chí Minh; bị đơn còn phải nộp tiếp 106.521.108 đồng.
5/. Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: H2 lại cho Công ty TNHH O
2.000.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0002397 ngày
29/9/2023 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.
6/. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2
Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung) thì người được thi hành án
dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu
20
cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy
định tại các Điều 6, 7, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung);
Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án
dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung).
7/. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhận:
- Tòa án nhân dân Tối cao;
- VKSND cấp cao tại TP.HCM;
- TAND TP.HCM;
- VKSND TP.HCM;
- Cục THADS TP.HCM;
- Đương sự (2);
- Lưu: HSVA (2), VP (3) 12B LTTT.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Trần Thị Thu Thủy
Tải về
Bản án số 59/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án số 59/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 27/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 27/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 19/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 12/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 09/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 30/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 28/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 28/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 26/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 07/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 07/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 06/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 30/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 30/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 29/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 29/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 29/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 19/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 18/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm