Bản án số 453/2024/DS-PT ngày 23/08/2024 của TAND cấp cao tại Hà Nội về tranh chấp về thừa kế tài sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 453/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 453/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 453/2024/DS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 453/2024/DS-PT ngày 23/08/2024 của TAND cấp cao tại Hà Nội về tranh chấp về thừa kế tài sản |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về thừa kế tài sản |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND cấp cao tại Hà Nội |
Số hiệu: | 453/2024/DS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 23/08/2024 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Tranh chấp chia di sản thừa kế |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
TẠI HÀ NỘI
Bản án số: 453/2024/DS-PT
Ngày: 23/8/2024
V/v “Tranh chấp chia di sản thừa kế”.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa:
Các Thẩm phán:
Ông Phạm Đình Khánh;
Ông Thái Duy Nhiệm;
Bà Hoàng Thị Bích Hải.
Thư ký ghi biên bản phiên tòa: Bà Nguyễn Hương Lê - Thẩm tra viên
chính Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa:
Bà Nguyễn Thị Thu Mai, Kiểm sát viên cao cấp.
Ngày 23 tháng 8 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
mở phiên tòa công khai xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số 457/2023/TLPT-
DS ngày 27 tháng 11 năm 2023 về việc “Tranh chấp chia di sản thừa kế”, do có
kháng cáo của bị đơn đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 53/2023/DS-ST ngày 28
tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 8788/2024/QĐ-PT ngày 02 tháng
8 năm 2024, giữa các đương sự:
* Nguyên đơn:
1. Ông Phạm Văn N, sinh năm 1946; địa chỉ: Số nhà A, T, phường L, thành
phố N, tỉnh Nam Định; có mặt.
2. Bà Phạm Thị N1, sinh năm 1943; địa chỉ: Thôn G, xã L, huyện M, tỉnh
Lào Cai; vắng mặt.
3. Bà Phạm Thị N2, sinh năm 1948; địa chỉ: Phố Đ, thị trấn L, huyện N,
tỉnh Nam Định; vắng mặt.
4. Bà Phạm Thị H, sinh năm 1951; địa chỉ: Xóm F, xã N, huyện N, tỉnh
Nam Định; vắng mặt.
Người đại diện theo ủy quyền của bà Phạm Thị N1,bà Phạm Thị N2, bà
Phạm Thị H: Ông Phạm Văn N, sinh năm 1946; địa chỉ: Số nhà A, T, phường L,
thành phố N, tỉnh Nam Định; có mặt.
2
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn ông Phạm Văn N:
Bà Nguyễn Thị H1 - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà
nước tỉnh N; có mặt.
* Bị đơn:
1. Bà Phạm Thị H2, sinh năm 1952; địa chỉ: Thôn H, xã T, huyện T, tỉnh
Nam Định; có mặt.
2. Ông Nguyễn Văn K, sinh năm 1951; địa chỉ: Thôn H, xã T, huyện T, tỉnh
Nam Định; có mặt.
Người đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Văn K: Ông Nguyễn Văn T,
sinh năm 1975; địa chỉ: P CT10A khu đô thị Đ, T, huyện T, thành phố Hà Nội;
vắng mặt.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Anh Nguyễn Văn T1, sinh năm 1975; địa chỉ: Thôn H, xã T, huyện T,
tỉnh Nam Định; có mặt.
2. Chị Phạm Thị T2, sinh năm 1978 (vợ anh T1); địa chỉ: Thôn H, xã T,
huyện T, tỉnh Nam Định; vắng mặt.
3. Anh Nguyễn Văn B, sinh năm 1985; địa chỉ: Thôn H, xã T, huyện T, tỉnh
Nam Định; có mặt.
4. Chị Nguyễn Thị T3, sinh năm 1989 (vợ anh B); địa chỉ: Thôn H, xã T,
huyện T, tỉnh Nam Định; vắng mặt.
5. Chị Nguyễn Thị O, sinh năm 1977; địa chỉ: Đ, xã N, huyện N, tỉnh Nam
Định; vắng mặt.
Người đại diện theo ủy quyền của chị Nguyễn Thị O: Anh Trần Văn T4,
sinh năm 1974; địa chỉ: Đ, xã N, huyện N, tỉnh Nam Định; vắng mặt.
6. Chị Nguyễn Thị T5, sinh năm 1982; địa chỉ: Đ, xã N, huyện N, tỉnh Nam
Định; có mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện, bản tự khai, biên bản hoà giải và tại phiên toà nguyên
đơn và đại diện uỷ quyền của các nguyên đơn ông Phạm Văn N trình bày:
Cụ Phạm Văn N3 (chết năm 1993) và cụ Tạ Thị H3 (chết năm 2001), sinh
được 04 người con, gồm: Ông là Phạm Văn N, bà Phạm Thị N2, bà Phạm Thị H
và bà Phạm Thị H2, ngoài ra cụ N3 có một người con riêng là bà Phạm Thị N1
(bà N1 ở với cụ N3 và cụ H3 từ bé cho đến khi trưởng thành); cụ Tạ Thị H3 trước
khi lấy cụ N3 có hai người con riêng là ông Nguyễn Văn T6 (chết năm 2012) và
ông Nguyễn Văn C (chết năm 2009). Ông T6 và ông C không sống cùng với cụ
N3 và cụ H3.
Quá trình cụ N3 và cụ H3 chung sống với nhau có tạo lập được một khối
tài sản chung là một ngôi nhà 05 gian và các công trình phụ trên thửa đất số 1462,
tờ bản đồ số 03, diện tích 1.036m
2
, tại xã T, huyện T, tỉnh Nam Định (nay là thửa
3
số 119, tờ bản đồ số 9, xã T).
Năm người con của cụ N3 và cụ H3 khi trưởng thành đều đi xây dựng gia
đình có nơi ở riêng, chỉ có bà Phạm Thị H2 lấy chồng ở gần nhà. Năm 1977, cụ
N3 và cụ H3 có cho vợ chồng bà H2 và ông Nguyễn Văn K (chồng bà H2) về
sống cùng với hai cụ. Quá trình vợ chồng bà H2 và ông K ở chung với bố mẹ đã
tự kê khai tách thửa đất của bố mẹ ra làm hai phần, một phần mang tên hộ ông
Nguyễn Văn K một phần mang tên cụ N3.
Năm 1995 UBND huyện N đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
cụ Phạm Thị N4 (tức cụ Tạ Thị H3) được quyền sử dụng 553m
2
(gồm 295m
2
đất
ở lâu dài, 45m
2
đất vườn, 213m
2
đất ao); hộ ông Nguyễn Văn K (chồng bà H2)
được cấp giấy chứng nhận sử dụng 483m
2
đất (gồm 210m
2
đất ở lâu dài, 90m
2
đất
vườn, 183m
2
đất ao). Cả hai thửa đất này đều có nguồn gốc từ thửa 1462, tờ bản
đồ số 03, xã T, huyện T, tỉnh Nam Định (nay là thửa số 119, tờ bản đồ số 9, xã
T). Ông N, bà N1, bà H, bà N2 là con của cụ N4 và cụ H3 không ai biết và cũng
không ai ký bất cứ thủ tục giấy tờ gì liên quan đến việc cho tặng hay thừa kế đất
đai của bố mẹ.
Năm 1995 ông Phạm Văn N (Con trai cụ N4 và cụ H3) về chuyển nhượng
lại thửa đất mang tên cụ Phạm Thị N4 (tức Tạ Thị H3) cho vợ chồng bà H2, ông
K với giá 15 chỉ vàng. Việc chuyển nhượng hai bên chỉ viết giấy tay cho nhau
chưa làm thủ tục sang tên. Từ đó đến nay vợ chồng bà H2, ông K sử dụng toàn bộ
thửa đất của cụ N4 và cụ H3 để lại.
Năm 2020 ông Phạm Văn N cùng bà Phạm Thị N1, bà Phạm Thị H, bà
Phạm Thị N2 về xây dựng nhà thờ trên đất của bố mẹ để lại nhưng vợ chồng bà
H2 ông K không đồng ý, hai bên xảy ra tranh chấp. Vì vậy, ông Phạm Văn N, bà
Phạm Thị N1, bà Phạm Thị H và bà Phạm Thị N2 đã làm đơn khởi kiện yêu Toà
án chia di sản thừa kế của bố mẹ (cụ Phạm Văn N3, cụ Tạ Thị H3) để lại là QSDĐ
thửa đất số 1462, tờ bản đồ số 03, diện tích 1.036m
2
, tại xã T, huyện T, tỉnh Nam
Định (nay là thửa số 119, tờ bản đồ số 9, xã T) theo quy định của pháp luật và
xem xét huỷ giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp cho hộ ông Nguyễn Văn K. Vì khi
bố mẹ còn sống bố mẹ chưa bao giờ lập văn bản, chuyển nhượng hay tặng cho
QSDĐ đất cho vợ chồng bà H2 và ông K. Sau khi bố mẹ chết tất cả anh em trong
gia đình cũng không ai biết bố mẹ có cho đất vợ chồng ông K hay không. Năm
1995 khi UBND huyện N cấp giấy chứng nhận QSDĐ đất cho hộ ông K khi đó
bố ông cụ Phạm Văn N3 đã chết ông K tự ý kê khai để đăng ký quyền sử dụng
một phần diện tích đất của bố mẹ khi chưa có ý kiến của cụ H3 và anh em trong
gia đình là không đúng quy định của pháp luật. Việc ông Phạm Văn N chuyển
nhượng một phần diện tích đất của bố mẹ cho vợ chồng ông K cũng không đúng
pháp luật.
Quá trình tham gia tố tụng tại Toà án bị đơn bà Phạm Thị H2 có lời khai
xác nhận:
Bố mẹ bà là cụ Phạm Văn N3 (chết năm 1993) và cụ Tạ Thị H3 (chết năm
2001), sinh được 05 người con, gồm: Bà Phạm Thị N1, ông Phạm Văn N, bà Phạm
4
Thị N2, bà Phạm Thị H và bà là Phạm Thị H2. Sau khi anh em trưởng thành đều
đi xây dựng gia đình và ở riêng, chỉ có bà lấy chồng ở gần nhà lên bố mẹ bà có
bảo vợ chồng bà về ở chung để thuận tiện việc chăm sóc. Vợ chồng bà đã về chung
sống cùng với bố mẹ từ năm 1977. Đến năm 1984, bố mẹ có ý định bán toàn bộ
nhà đất để lấy tiền cho ông Phạm Văn N là con trai làm nhà trên thành phố N. Vợ
chồng bà đã nhất trí mua với giá 10.000 đồng. Vợ chồng bà đã trả cho bố mẹ được
5.000 đồng còn nợ lại 5.000 đồng, việc mua bán chỉ thoả thuận bằng miệng. Sau
đó ông N đã đưa bố mẹ lên Nam Định ở cùng được một thời gian ngắn bố mẹ
không ở với ông N nữa lại về quê ở. Khi về bố mẹ có nói với vợ chồng bà không
ở thành phố nữa, nhà đất bố mẹ bán cho con một nửa. Năm 1991 vợ chồng bà làm
nhà riêng trên diện tích đất vườn phía Đông thửa đất để ở. Năm 1995 UBND
huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Nguyễn Văn K
(chồng bà H2) được sử dụng diện tích đất là 483m
2
(gồm 210m
2
đất ở lâu dài,
90m
2
đất vườn, 18m
2
đất ao) và mẹ bà cụ Phạm Thị N4 (tức Tạ Thị H3) được
quyền sử dụng 553m
2
(gồm 295m
2
đất ở lâu dài, 45m
2
đất vườn, 213m
2
đất ao).
Năm 1995 ông N về đã bán 1/2 thửa đất còn lại cho gia đình bà với giá 15
chỉ vàng. Vợ chồng bà đã trả đủ tiền cho ông N. Việc mua bán có văn bản ký kết
giữa hai bên nhưng chưa làm thủ tục sang tên. Gia đình bà đã sử dụng toàn bộ
thửa đất này từ năm 1985 cho đến nay, hàng năm bà vẫn đóng thuế cho Nhà nước
kể cả phần đất còn lại mang tên mẹ bà là cụ Phạm Thị N4. Đến nay bà không đồng
ý với yêu cầu khởi kiện của ông N, bà N1, bà H4, bà N2.
Quá trình tham gia tố tụng tại Toà án ông Nguyễn Văn K (chồng bà H2) có
lời khai xác nhận:
Năm 1977, vợ chồng ông về ở với bố mẹ vợ là cụ Phạm Văn N3 và cụ Tạ
Thị H3. Năm 1982 có đoàn đo đạc về đo đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, cụ N3 có nói cho vợ chồng ông diện tích đất ao. Năm 1991 đoàn đo đạc
về đo lại đất cụ Nguyễn L nói chia dọc thửa đất cho vợ chồng ông một nửa. Khi
làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ ông và cụ N3 đứng ra kê khai.
Đến năm 1995, gia đình ông được cấp giấy chứng nhận diện tích đất là
483m
2
(gồm 210m
2
đất ở lâu dài, 90m
2
đất vườn, 183m
2
đất ao), cụ Phạm Thị N4
(tức Tạ Thị H3) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 553m
2
(gồm 295m
2
đất
ở lâu dài, 45m
2
đất vườn, 213m
2
đất ao) tại thửa 119, tờ bản đồ số 9, xã T, huyện
T. Năm 1995 ông Phạm Văn N về đã bán thửa đất mang tên cụ Phạm Thị N4 cho
vợ chồng ông. Quan điểm của ông không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của ông
N, bà N1, bà N2, bà H. Quá trình sử dụng thửa đất vợ chồng con trai ông là anh
Nguyễn Văn B đã xây dựng nhà hai tầng trên phần đất vợ chồng ông được cấp
giấy chứng nhận. Con trai cả ông là Nguyễn Văn T1 đã xây dựng nhà trên phần
đất của cụ N4 được cấp giấy chứng nhận. Nếu ông N muốn xây dựng từ đường
trên đất thì phải hỏi ý kiến của gia đình ông.
UBND xã T cung cấp:
Nguồn gốc thửa đất vợ chồng ông K và bà H2 hiện đang sử dụng là của cụ
Phạm Văn N3 và cụ Tạ Thị H3 là bố mẹ ông N, bà H2, bà N1, bà N2, bà H4. Năm
5
1977 vợ chồng bà H2 và ông K về ở chung với cụ N3 và cụ H3.
Tại UBND xã T không còn lưu giữ bản đồ đo đạc lập năm 1984 cũng như
hồ sơ về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ ông K và cụ Phạm Thị N4. Do
đó không có cơ sở để xác nhận trong quá trình vợ chồng ông K, bà H2 ở chung
với cụ N4, cụ H3 hai cụ có bán hay tặng cho đất vợ chồng bà H2, ông K hay
không.
Theo bản đồ đo đạc năm 1987 thửa đất đang tranh chấp có số thửa 1462, tờ
bản đồ số 3b-1 có diện tích 940m
2
gồm 340m
2
đất ở, 400m
2
đất vườn, 200m
2
đất
ao, chủ sử dụng là cụ Phạm Văn N3 (bố ông N) và ông Nguyễn Văn K (chồng bà
H2).
Theo bản đồ đo đạc năm 1992 chỉnh lý năm 1995, thửa đất hiện đang tranh
chấp có số thửa 119, có hai hộ sử dụng, hộ ông Nguyễn Văn K sử dụng 483m
2
,
(gồm 210m
2
đất ở, 90m
2
đất vườn, 183m
2
đất ao); hộ cụ Phạm Văn N3 sử dụng
553m
2
(gồm 295m
2
đất ở, 45m
2
đất vườn, 213m
2
đất ao). Do hai hộ ở chung nên
không có ranh giới phân định cụ thể.
Năm 1995, UBND huyện N đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ ông
Nguyễn Văn K và cụ Phạm Thị N4 (Tạ Thị H3) là theo Quyết định 115 về việc
cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ dân đang sử dụng đất. Khi đó ai đang ở
đâu thì kê khai, đoàn đo đạc đo thực trạng xong lập hồ sơ trình UBND huyện cấp
giấy chứng nhận QSDĐ. Quá trình kê khai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, UBND
huyện không xem xét đến nguồn gốc đất là của ai, được cho tặng hay thừa kế…
Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện T cung cấp:
Theo bản đồ năm 1987 thửa đất đang tranh chấp là thửa số 1462, tờ bản đồ
số 3b-1 có diện tích 940m
2
gồm 340m
2
đất ở, 400m
2
đất vườn, 200m
2
đất ao, chủ
sử dụng là ông Phạm Văn N3 và ông Nguyễn Văn K.
Theo bản đồ đo đạc năm 1992 chỉnh lý năm 1995, thửa đất hiện đang tranh
chấp có số thửa 119, có hai hộ sử dụng, hộ ông Nguyễn Văn K sử dụng 483m
2
,
(gồm 210m
2
đất ở , 90m
2
đất vườn, 183m
2
đất ao); hộ cụ Phạm Thị N4 sử dụng
553m
2
(gồm 295m
2
đất ở, 45m
2
đất vườn, 213m
2
đất ao).
Năm 1995, UBND huyện N cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ ông
Nguyễn Văn K và cụ Phạm Thị Nguyễn T7 hướng dẫn Thông tư số 302/TT/ĐKTK
ngày 28/10/1989 của T8 thi hành Quyết định 115 về việc cấp giấy chứng nhận
QSDĐ. Khi đó ai đang sử dụng đất có kê khai với đoàn đo đạc thì được cấp giấy
chứng nhận. Hiện tại hồ sơ lưu trữ về việc cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình
ông Nguyễn Văn K và cụ Phạm Thị N4, Phòng T không còn lưu giữ.
Quá trình giải quyết vụ án theo yêu cầu của ông Phạm Văn N, Toà án đã
tiến hành thành lập hội đồng khảo sát và định giá đối với thửa đất đang tranh chấp
nhưng phía gia đình bà H2, ông K và các con của ông K không hợp tác, không
cho khảo sát, định giá. Hội đồng đã căn cứ vào bản đồ địa chính và cung cấp của
chính quyền địa phương để tiến hành thẩm định và định giá diện tích đất và các
tài sản trên đất.
6
- Kết quả thẩm định như sau: Thửa đất 119 có tứ cận: Phía Bắc giáp thửa
120; phía Nam giáp đường xóm; phía Đông giáp đường xóm; phía Tây giáp thửa
199.
- Xung quanh thửa đất 119 đã được xây dựng tường bao xung quanh, trên
thửa đất gia đình bà H2 đã xây dựng ba ngôi nhà về phía Bắc, phía Nam là diện
tích sân vườn (có sơ đồ kèm theo)
- Kết quả định giá: Giá chuyển nhượng thực tế hiện nay của thửa đất 119:
Đất ở, 505m
2
x 5.000.000đ/m
2
= 2.525.000.000 đồng; đất vườn và đất ao đã vượt
lập:1.700.000đ/m
2
x 531m
2
= 902.700.000 đồng. Tổng giá trị cả thửa đất là:
3.427.000.000 đồng (ba tỷ, bốn trăm hai mươi bảy triệu đồng). Đối với các công
trình xây dựng trên đất Hội đồng không định giá được.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 53/2023/DS-ST ngày 28 tháng 9 năm 2023,
Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã áp dụng các Điều 117, 119, 122, 129,131, 649,
650, 651, 654, 660 Bộ luật dân sự năm 2015; các Điều 34, 37, 147, 157, 227 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 32 Luật Tố tụng hành chính; Nghị Quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy
định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà
án, xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Văn N, bà Phạm Thị N1, bà
Phạm Thị H, bà Phạm Thị N2 về việc yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Phạm
Văn N3 và cụ Tạ Thị H3 theo pháp luật và xem xét hủy giấy chứng nhận QSDĐ
do UBND huyện T (huyện N cũ), tỉnh Nam Định đã cấp cho hộ ông Nguyễn Văn
K ngày 28/9/1995.
2. Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G 400610 do UBND huyện
T (huyện N cũ), tỉnh Nam Định đã cấp cho hộ ông Nguyễn Văn K ngày
28/9/1995)
3. Xác định di sản của cụ Phạm Văn N3 và cụ Tạ Thị H3 là quyền sử dụng
1036m
2
đất, tại thửa 119, tờ bản đồ số 9, xã T, huyện T, tỉnh Nam Định (gồm
505m
2
đất ở, 135m
2
đất vườn, 396m
2
đất ao): trị giá 3.427.000.000 đồng (ba tỷ,
bốn trăm hai bảy triệu đồng).
4. Về phân chia di sản thừa kế của cụ Phạm Văn N3 và cụ Tạ Thị H3:
4.1. Giao ông Phạm Văn N được quyền sử dụng 400 m
2
đất, tại thửa số 119,
tờ bản đồ số 9, xã T, huyện T, tỉnh Nam Định; có tứ cận như sau: Phía Nam giáp
đường xóm, chiều dài 10m; phía Bắc giáp nhà anh B, chiều dài 15,9m; phía Đông
giáp đường xóm, dài 30,2m; phía Tây giáp phần đất của gia đình ông K và bà H2
dài 32,5m. (có sơ đồ kèm theo).
4.2. Giao bà Phạm Thị H2 được sử dụng 636m
2
đất gồm: (383m
2
đất ở,
253m
2
đất vườn ao), tại thửa số 119, tờ bản đồ số 9, xã T, huyện T, tỉnh Nam Định
có giá trị: 2.345.100.000 đồng (hai tỷ, ba trăm bốn mươi lăm triệu, một trăm nghìn
đồng). Bà H2 phải thanh toán chênh lệch kỷ phần thừa kế cho ông N, bà N1, bà
H, bà N2 là 1.042.450.000 đồng (một tỷ, không trăm bốn mươi hai triệu, bốn trăm
7
năm mươi nghìn đồng). Số tiền này ông N được nhận.
4.3. Ông Phạm Văn N phải trả cho bà Phạm Thị H2 số tiền nhận chuyển
nhượng QSDĐ và bồi thường thiệt hại do hợp đồng bị vô hiệu tổng cộng là:
998.125.000 đồng (chín trăm chín mươi tám triệu, một trăm hai mươi lăm nghìn
đồng). Đối trừ số tiền bà H2 phải trả chênh lệch kỷ phần thừa kế cho ông N, bà
N1, bà H, bà N2; Bà H2 còn phải trả cho ông N số tiền: 44.330.000 đồng (bốn
mươi bốn triệu, ba trăm ba mươi nghìn đồng).
4.4. Bà Phạm Thị H2 và ông Phạm Văn N có nghĩa vụ kê khai làm thủ tục
để được cấp giấy chứng nhận quyền dụng đất theo quy định của pháp luật đối với
diện tích đất được giao theo quyết định của Bản án.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo
theo quy định pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 12/10/2023, bị đơn là bà Phạm Thị H2, ông
Nguyễn Văn K có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp
phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn bà Phạm Thị H2, ông Nguyễn Văn K đề
nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Trong trường hợp, Hội đồng xét xử không
sửa bản án sơ thẩm thì đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại
vì đây là vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất không phải vụ án tranh chấp chia di
sản thừa kế; thửa đất 119 thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ông bà và ông bà là
người khai hoang thửa đất và đã sử dụng thửa đất ổn định từ năm 1984 cho đến
nay; Giấy chứng nhận QSDĐ mang tên cụ Phạm Văn N3 không phải là của cụ Tạ
Thị H3. Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng trong nhận định đánh giá chứng
cứ; diễn biến phiên tòa sơ thẩm không đúng với bản án cũng như ghi nhận tại biên
bản phiên tòa.
Nguyên đơn và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Phạm
Văn N giữ nguyên yêu cầu khởi kiện; ông Phạm Văn N và người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp
nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội phát biểu quan điểm:
về tố tụng, vụ án đủ điều kiện để tiến hành xét xử phúc thẩm. Về nội dung, quá
trình giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm còn nhiều vi phạm về tố tụng và nội
dung cụ thể: Xác định thiếu quan hệ tranh chấp, không đưa đầy đủ người có quyền
lợi nghĩa vụ vào tham gia tố tụng; nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ ông K và Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu
cầu này của nguyên đơn, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng Tòa án
cấp sơ thẩm không xác định quan hệ tranh chấp về yêu cầu hủy Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và không đưa Ủy ban nhân dân huyện T, Ủy ban nhân dân xã
T vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là vi
phạm tố tụng. Về huyết thống: Ngoài 04 người con chung của cụ N3, cụ H3 thì
cụ H3 còn có 02 người con riêng gồm: ông Nguyễn Văn T6 - chết năm 2012, ông
8
Nguyễn Văn C - chết năm 2009. Ông T6 có vợ là bà S (đã chết) và có 06 người
con; ông Nguyễn Văn C có vợ là bà Trần Thị H5, có 08 người con nhưng cấp sơ
thẩm không thu thập chứng cứ để đưa các con của cụ H3 vào tham gia tố tụng là
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ
thẩm chưa thu thập chứng cứ liên quan đến diện tích đất nông nghiệp ngoài đồng
bị trừ vào đất ao thửa 119 của gia đình bà H2. Theo tài liệu của Ủy ban nhân dân
xã T cung cấp: Phương án giao đất ruộng theo Chỉ thị 115 thì diện tích đất nông
nghiệp (gồm đất vườn, đất ao) tại thửa 119 tờ bản đồ số 9 xã T mang tên hộ ông
Nguyễn Văn K diện tích 273m
2
đã được quy đổi trừ diện tích giao ruộng ngoài
đồng là 106m
2
; diện tích của cụ N3 là 258m
2
bị quy đổi để trừ diện tích giao ruộng
ngoài đồng 93m
2
đồng thời tại phiên tòa phúc thẩm bà H2 cũng khẳng định gia
đình bị trừ đất ruộng ngoài đồng vào đất vườn ao của gia đình bà đang sử dụng
nhưng bà không nhớ diện tích là bao nhiêu mét. Nội dung này cấp sơ thẩm chưa
thu thập chứng cứ làm rõ diện tích đất gia đình ông K, bà H2 bị trừ vào đất vườn,
ao của cụ H3 là bao nhiêu mét vuông nhưng lại chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
các nguyên đơn xác định cụ N3, cụ H3 để lại di sản thừa kế là 1.036m
2
để chia
thừa kế là không chính xác làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Những
sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm không thể khắc phục tại phiên tòa phúc thẩm; vì
vậy, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm, căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310
BLTTDS, chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn K, bà Phạm Thị H2, hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm số 53/2023/DS-ST ngày 28/9/2023 của Tòa án nhân dân
tỉnh Nam Định để giải quyết lại vụ án.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ vào kết quả tranh tụng, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án
được xem xét tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
tại Hà Nội, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy:
[1]. Về tố tụng:
[1.1] Tại phiên tòa phúc thẩm, một số đồng nguyên đơn, đại diện theo ủy
quyền của bị đơn vắng mặt nhưng có mặt người đại diện theo ủy quyền và bị đơn;
một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không kháng cáo đã được triệu tập
hợp lệ nhiều lần nhưng vắng mặt tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phúc thẩm xét
thấy sự vắng mặt của đương sự không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án; việc
tiếp tục giải quyết vụ án như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
tại Hà Nội là phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự.
[1.2]. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị đơn ông Nguyễn Văn K, bà Phạm Thị H2
có đơn kháng cáo trong thời hạn luật định theo đúng quy định tại các Điều 271,
272, 273 Bộ luật tố tụng dân sự nên kháng cáo là hợp pháp, được xem xét theo
thủ tục phúc thẩm.
[1.3] Bà Phạm Thị N1, ông Phạm Văn N, bà Phạm Thị N2, bà Phạm Thị H
là con của cụ Phạm Văn N3 và cụ Tạ Thị H3 khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa
kế của hai cụ là quyền sử dụng thửa đất số 119, tờ bản đồ 9, xã T, huyện T, tỉnh
Nam Định và yêu cầu Tòa án xem xét hủy Giấy chứng nhận QSDĐ số G 400610
9
do UBND huyện N (nay là huyện T) đã cấp cho hộ ông Nguyễn Văn K ngày
28/9/1995. Căn cứ Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng
hành chính, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định thụ lý giải quyết vụ án là đúng thẩm
quyền.
Tuy nhiên, trong vụ án này, nguyên đơn có yêu cầu hủy GCNQSDĐ và
được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không đưa UBND
huyện T vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong vụ án là vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của UBND huyện T.
[2] Về nội dung:
[2.1] Về diện và hàng thừa kế của cụ Phạm Văn N3 và cụ Tạ Thị H3:
Cụ Phạm Văn N3 và cụ Tạ Thị H3, sinh được 04 người con, gồm: ông Phạm
Văn N, bà Phạm Thị N2, bà Phạm Thị H và bà Phạm Thị H2, ngoài ra cụ Phạm
Văn N3 có một người con riêng là bà Phạm Thị N1 (bà N1 ở với cụ N3 và cụ H3
từ nhỏ cho đến khi trưởng thành); cụ Tạ Thị H3 trước khi kết hôn với cụ N3 có
hai người con riêng là ông Nguyễn Văn T6 (chết năm 2012) và ông Nguyễn Văn
C (chết năm 2009). Hai ông T6 và ông C không sống cùng với cụ H3 và cụ N3.
Theo lời khai của bà Trần Thị H5 (vợ ông C), ông Nguyễn Văn N5 và ông Nguyễn
Văn Q (con ông C và bà H5) thì ông Nguyễn Văn T6 có vợ là Trần Thị S đều đã
chết. Ông T6 và bà S sinh được 06 người con. Khoảng năm 1990 gia đình ông T6
vào miền N sinh sống, hiện nay không biết địa chỉ cụ thể ở đâu. Vợ chồng ông
Nguyễn Văn C có 08 người con hiện nay đều đã trưởng thành.
Về việc ông Phạm Văn N và anh em trong gia đình khởi kiện chia di sản
thừa kế của cụ Phạm Văn N3 và cụ Tạ Thị H3, bà H5 (vợ ông C) và anh Q, anh
N5 (con ông Nguyễn Văn C) có ý kiến: Sau khi cụ H3 lấy cụ N3 thì hai người con
riêng của cụ H3 là ông C và ông T6 không còn liên quan gì đến tài sản của cụ H3
với cụ Nguyễn V trước đó hai ông đã được cụ H3 chia phần của mình. Từ trước
đến nay hai ông cũng không có ý kiến gì đối với tài sản chung của cụ H3 khi sống
chung với cụ N3. Tài sản của hai cụ để lại thuộc quyền thừa kế của các con của
cụ N3 với cụ H3. Nay bà H5, ông N5, ông Q xác định không liên quan đến việc
khởi kiện của các con cụ N3, đề nghị Toà án không đưa bà H5 cùng các con của
ông C vào tham gia tố tụng. Đối với ông Nguyễn Văn T6 con của cụ H3 đến nay
đã chết, các con ông T6 hiện nay sinh sống ở đâu cũng không ai biết. Theo lời
khai của bà H5 (vợ ông C) thì ông C và ông T6 không liên quan gì tới tài sản của
cụ H3. Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ những người kế thừa quyền và nghĩa vụ
tố tụng của hai người con riêng của cụ H3 là ông T6, ông C để xác định họ có liên
quan đến di sản thừa kế không mà chỉ nghe theo lời trình bày của đương sự cho
rằng họ không liên quan đến di sản thừa kế để không đưa vào tham gia tố tụng là
thiếu sót, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Trong trường hợp xác định họ có liên quan đến việc chia di sản thừa kế của cụ H3
nhưng hiện nay không tìm được địa chỉ thì vẫn phải chia di sản thừa kế cho họ và
kỷ phần họ được hưởng tạm giao cho một trong các thừa kế quản lý mới đúng tinh
thần Án lệ số 06/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
10
[2.2] Về xác định di sản thừa kế của cụ Phạm Văn N3 và cụ Tạ Thị H3.
Cụ Phạm Văn N3 và cụ Tạ Thị H3 quá trình chung sống với nhau có tạo
lập được khối tài sản chung là quyền sử dụng thửa đất số 1462, tờ bản đồ số 3b-1
có diện tích 940m
2
(gồm 340m
2
đất ở, 400m
2
đất vườn, 200m
2
đất ao), nay là thửa
119, tờ bản đồ số 9, xã T, diện tích 1.036m
2
(gồm 505m
2
đất ở, 135m
2
đất vườn,
496m
2
đất ao). Năm 1977, các con của hai cụ đều trưởng thành, lập gia đình ở
riêng. Vì vậy hai cụ cho hai vợ chồng ông Nguyễn Văn K, bà Phạm Thị H2 về ở
chung.
Nguyên đơn khởi kiện cho rằng toàn bộ diện tích 1.036m
2
tại thửa 119 trên
là di sản thừa kế của cụ N3 và cụ H3. Bị đơn cho rằng đã được bố mẹ chuyển
nhượng cho ½ thửa đất 119 trên.
Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng ông K bà H2 khai đã được bố mẹ chuyển
nhượng cho 483m
2
đất tại thửa 119 trên là không có căn cứ chấp nhận vì ông K
và H2 không xuất trình được tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng, đồng thời
các con của cụ N3 và cụ H3 là ông N, bà N1, bà H4, bà N2 đều không thừa nhận
việc bố mẹ bán đất cho vợ chồng ông K.
Xét thấy, ông K và bà H2 đã về ở cùng cụ N3 và cụ H3 từ năm 1977. Năm
1984 theo tờ bản đồ giải thửa xã T thể hiện thửa đất số 1462 tờ số 3b-1 mang tên
cụ N3 và ông K. Đến ngày 01/11/1986, UBND huyện N đã cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tạm thời số 8862 cho ông K đối với diện tích 640m
2
tại thửa số
1462 tờ bản đồ số 3, xã T, huyện N. Các tờ bản đồ năm 1992, 1995 đều thể hiện
thửa đất đứng tên cụ N3 và ông K. Như vậy, từ năm 1984 thì ½ thửa đất của cụ
N3 và cụ H3 đã đứng tên vợ chồng ông K bà H2. Thời điểm này cụ N3 và cụ H3
đều còn sống nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với thửa đất của các
cụ không cần sự đồng ý của các con. Sau đó, ông K đã được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tạm thời từ năm 1986, đến năm 1995 thì được cấp GCNQSDĐ
số G 400610. Điều này phù hợp với chứng cứ thể hiện, năm 1995 khi ông N viết
giấy chuyển nhượng ½ thửa đất còn lại cho ông K, tại Giấy chuyển nhượng nêu
rõ: Phần đất chuyển nhượng “Đông giáp nhà ông K”. Trên phần đất trên, năm
1991 ông K bà H2 đã phá bỏ ngôi nhà rạ 5 gian và xây nhà cấp 4; năm 2020, anh
Nguyễn Văn B là con của ông K bà H2 đã xây nhà 02 tầng trên đất. Quá trình gia
đình ông K ở và xây dựng nhà trên đất, các nguyên đơn đều biết và không có ý
kiến gì. Như vậy, mặc dù việc chuyển nhượng QSD đất từ cụ N3, cụ H3 sang vợ
chồng ông K không thể hiện có giấy tờ gì, nhưng hồ sơ quản lý đất đai thể hiện từ
năm 1986 thửa đất đã được tách thành 02 thửa đứng tên cụ N3 và ông K, sau đó
được cấp GCNQSDĐ nhưng các cụ không có ý kiến gì, gia đình ông K đã sử dụng
đất ổn định không có tranh chấp từ năm 1984, đến nay là đã trên 30 năm. Do đó,
Tòa án cấp sơ thẩm xác định toàn bộ thửa đất 119 là di sản thừa kế của cụ N3, cụ
H3 và phân chia thừa kế đối với toàn bộ thửa đất này là chưa đủ căn cứ vững chắc.
Đối với yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1995 của hộ
ông Nguyễn Văn K, xét thấy: Như phân tích trên, có đủ căn cứ xác định diện tích
483m
2
thuộc một phần thửa 119 thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình ông
Nguyễn Văn K. Tuy nhiên, thửa đất 119 diện tích 1.036m
2
có 02 GCNQSDĐ
11
nhưng lại không xác định ranh giới cụ thể. Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm không
đưa Ủy ban nhân dân huyện T tham gia tố tụng nên cũng không đủ căn cứ để xác
định tính hợp pháp của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này.
Từ những phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy bản án
sơ thẩm có những sai sót mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể bổ sung, khắc
phục được, cần hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại
vụ án như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
[3] Do hủy Bản án sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại nên nội dung khác trong
vụ án sẽ được cấp sơ thẩm xem xét, khi giải quyết lại vụ án.
[4] Về án phí: ông Nguyễn Văn K, bà Phạm Thị H2 không phải chịu án phí
dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310, Bộ luật tố tụng dân sự, xử:
1. Hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 53/2023/DS-ST ngày 28/9/2023
của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định về việc tranh chấp chia di sản thừa kế.
2. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định giải quyết lại
theo thủ tục sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
3. Về án phí dân sự phúc thẩm, ông Nguyễn Văn K, bà Phạm Thị H2 không
phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm, chi phí thẩm định, định giá tài sản sẽ được
xác định lại khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
*Nơi nhận:
- VKSNDCC tại Hà Nội;
- TAND tỉnh Nam Định;
- VKSND tỉnh Nam Định;
- Cục THADS tỉnh Nam Định;
- Các đương sự (theo địa chỉ);
- Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Phạm Đình Khánh
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 17/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 27/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 26/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 25/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 25/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 24/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 21/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 21/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 20/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 20/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 19/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 19/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 18/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 18/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 18/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 17/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 17/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 14/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 13/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
20
Ban hành: 10/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm