Bản án số 25/2023/HS-PT ngày 21-09-2023 của TAND tỉnh Lạng Sơn về tội hủy hoại tài sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng tội danh
  • Tải về
Mục lục
Tải văn bản
  • 25_2023_HS-PT_ LANG SON

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

  • 25_2023_HS-PT_ LANG SON

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 25/2023/HS-PT

Tên Bản án: Bản án số 25/2023/HS-PT ngày 21-09-2023 của TAND tỉnh Lạng Sơn về tội hủy hoại tài sản
Tội danh: 178.Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015)
Cấp xét xử: Phúc thẩm
Tòa án xét xử: TAND tỉnh Lạng Sơn
Số hiệu: 25/2023/HS-PT
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 21/09/2023
Lĩnh vực: Hình sự
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ án: Bế Thị D phạm tội Hủy hoại tài sản
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

----------

Bản án số: 25/2023/HS-PT

Ngày: 21-9-2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đc lp - Tự do - Hnh phúc

----------

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

BẢN ÁN 25/2023/HS-PT NGÀY 21/09/2023 VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN

Ngày 21 tháng 9 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 59/2023/TLPT-HS, ngày 03 tháng 8 năm 2023 đối với bị cáo Bế Thị D do có kháng cáo của bị cáo, bị hại đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 09/2023/HS-ST, ngày 19 tháng 6 năm 2023 của Toà án nhân dân huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

- Bị cáo có kháng cáo: Bế Thị D, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1968, tại xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở: Thôn P, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn; nghề nghiệp: Cán bộ Lâm trường nghỉ hưu; trình độ học vấn: 7/12; dân tộc: Tày; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; con ông Bế Văn M (đã chết) và bà Hoàng Thị T (đã chết); có chồng là Hoàng Văn C, sinh năm 1971 (đã ly hôn) và có 02 con; tiền án, tiền sự: Chưa có; nhân thân: Chưa bị kết án, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 31/8/2022 đến ngày 19/9/2022 được thay đổi biện pháp ngăn chặn Bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú đến nay; có mặt.

- Người bào chữa cho bị cáo:

1. Bà Trịnh Thị H - Luật sư của Công ty luật K thuộc Đoàn L thành phố Hà Nội; có mặt.

2. Ông Phạm Đình T - Luật sư của Công ty L thuộc Đoàn L thành phố Hà Nội; vắng mặt.

Bị hại: Bà Hoàng Thị B, địa chỉ: Đường H, thôn M, xã M, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn; có mặt.

- Người đại diện theo ủy quyền của bà Hoàng Thị B: Bà Hoàng Thị N, địa chỉ: Số g, phường Đ, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn; có mặt - Người làm chứng:

1. Ông Bế Văn Ch; vắng mặt.

2. Bà Hoàng Thị K; vắng mặt.

3. Bà Lành Thị L, sinh năm 1972; vắng mặt.

4. Ông Hoàng Văn L, sinh năm 1965; vắng mặt.

5. Ông Tàng Văn B, sinh năm 1944; vắng mặt.

6. Ông Hoàng Văn TX, sinh năm 1960; vắng mặt.

7. Ông Mông Văn T, sinh năm 1955; vắng mặt.

8. Ông Nông Văn Ng, sinh năm 1957; vắng mặt.

9. Ông Hoàng Văn H, sinh năm 1965; vắng mặt.

10. Bà Nông Thị Hc, sinh năm 1971; vắng mặt.

11. Bà Bế Thị H, sinh năm 1971; vắng mặt.

12. Ông Hoàng Văn C, sinh năm 1971; có mặt;

13. Ông Vi Văn H; vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng tháng 10 năm 2021 Bế Thị D đã thuê vợ chồng anh Bế Văn Ch và chị Hoàng Thị K tiến hành phát dọn thực bì và chặt hạ các cây vải tại lô đất số 264 thuộc tiểu khu 479 và một phần lô đất số 284 thuộc tiểu khu 484 tại N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn. Từ khoảng tháng 10/2021 đến cuối tháng 11/2021 anh Bế Văn Ch và chị Hoàng Thị K đã sử dụng cưa máy để chặt hạ 150 cây vải, đường kính gốc từ 03 cm đến 20 cm, trong đó có 147 cây vải nằm trên lô đất số 264, tiểu khu 479 và 03 cây vải nằm trên lô đất số 284, tiểu khu 484. Toàn bộ số cây vải đều là tài sản của bà Hoàng Thị B trồng từ năm 1995 và được bà Hoàng Thị B quản lý, chăm sóc từ khi trồng đến năm 2002, sau đó bà Hoàng Thị B giao cho con trai là Hoàng Văn V và vợ là Lành Thị L trông coi, quản lý, bảo vệ đến nay.

Tại Công văn số 311/CNVPĐKĐĐ, ngày 13/6/2022 của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn xác định: Lô đất số 264, tiểu khu 479 đã được Ủy ban nhân dân huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn giao cho bà Hoàng Thị B quản lý, sử dụng theo Quyết định số 158/UB-QĐ, ngày 06/9/1994 với diện tích là 24,2 ha. Sau đó Ủy ban nhân dân huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 766/QĐ-UBND, ngày 21/6/2012 thu hồi 3,34 ha đất của lô 264, tiểu khu 479. Tuy nhiên, phần diện tích thu hồi không nằm trong diện tích đất có cây vải đã bị chặt tại lô 264, tiểu khu 479. Đối với lô đất 284, tiểu khu 484 đã được Ủy ban nhân dân huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn giao cho hộ ông Mông Văn T và bà Bế Thị H theo Quyết định số 21/UB-QĐ, ngày 02/02/1994 về việc giao quyền quản lý và sử dụng rừng và đất trồng rừng với diện tích là 5,7ha. Đến ngày 14/8/2009 gia đình ông Mông Văn T chuyển nhượng lô đất 284, tiểu khu 484 cho gia đình ông Hoàng Văn C.

Tại bản Kết luận định giá tài sản số 03/KL-HĐĐGTS, ngày 15/6/2022 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự kết luận: 147 cây vải bị chặt phá tại lô đất số 264, tiểu khu 479 N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn có giá trị là 97.692.000 đồng.

Tại bản Kết luận định giá tài sản số 07/KL-HĐĐGTS, ngày 30/9/2022 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự kết luận: 03 cây vải bị chặt phá tại lô đất số 284, tiểu khu 484 N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn có giá trị là 2.361.000 đồng.

Tại bản Cáo trạng số 03/CT-VKSĐL ngày 15/3/2023 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã truy tố bị cáo Bế Thị D về tội Hủy hoại tài sản theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 178 Bộ luật Hình sự.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 09/2023/HS-ST ngày 19-6-2023 của Tòa án nhân dân huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định: Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 178, Điều 38, Điều 50 của Bộ luật Hình sự, tuyên bố bị cáo Bế Thị D phạm tội Hủy hoại tài sản, xử phạt bị cáo Bế Thị D 03 năm tù và phạt bổ sung 20.000.000 đồng để sung ngân sách Nhà nước, về trách nhiệm bồi thường dân sự, buộc bị cáo Bế Thị D phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho bà Hoàng Thị B số tiền 100.053.000 đồng. Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo quy định.

Người làm chứng anh Bế Văn Ch và chị Hoàng Thị K trình bày tại phiên tòa: Khoảng tháng 10 năm 2021 vợ chồng anh chị được Bế Thị D thuê phát dọn thực bì và chặt hạ cây vải. Hai vợ chồng làm thuê theo sự chỉ đạo của Bế Thị D và không biết tài sản này là của ai. Sau khi phát dọn thực bì và chặt xong cây vải anh Bế Văn Ch và chị Hoàng Thị K đã được bị cáo trả đủ số tiền theo như thỏa thuận.

Đối với người làm chứng ông Hoàng Văn C trình bày tại phiên tòa như sau: Năm 2009 gia đình ông nhận chuyển nhượng với ông Mông Văn T, bà Bế Thị H lô đất 284, tiểu khu 484 tại N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn. Khi chuyển nhượng hai bên chỉ thỏa thuận chuyển nhượng đất và cây thông trên đất, không đề cập gì đến cây vải. Sau khi nhận chuyển nhượng, năm 2018 đã xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất giữa gia đình ông với bà Hoàng Thị B và đã được hòa giải ở xã nhưng kết quả hòa giải không thành. Việc Bế Thị D thuê người chặt phát cây vải không nói gì với ông Hoàng Văn C nên ông không biết được sự việc xảy như thế nào.

Người làm chứng ông Hoàng Văn H trình bày tại biên bản lấy lời khai ngày 07/12/2022: Khoảng năm 1994 ông được bà Hoàng Thị B nhờ trồng cây vải tại đồi N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn.

Đối với những người làm chứng: ông Hoàng Văn L; ông Tàng Văn B, ông Hoàng Văn TX, ông Mông Văn T, ông Nông Văn Ng, bà Nông Thị Hc đều thừa nhận toàn bộ cây vải do Bế Thị D thuê chặt phá là của bà Hoàng Thị B.

Người làm chứng bà Bế Thị H trình bày tại phiên tòa: Năm 2009 vợ chồng bà đã chuyển nhượng cho ông Hoàng Văn C, bà Bế Thị D lô đất số 284, tiểu khu 484 tại N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn. Số cây vải trên đất là do ông Mông Văn T và mẹ của ông Mông Văn T trồng.

Người làm chứng anh Bế Văn Ch và chị Hoàng Thị K trình bày tại phiên tòa: Khoảng tháng 10 năm 2021 vợ chồng anh chị được Bế Thị D thuê phát dọn thực bì và chặt hạ cây vải. Hai vợ chồng làm thuê theo sự chỉ đạo của Bế Thị D và không biết tài sản này là của ai. Sau khi phát dọn thực bì và chặt xong cây vải anh Bế Văn Ch và chị Hoàng Thị K đã được bị cáo trả đủ số tiền theo như thỏa thuận.

Đối với người làm chứng ông Hoàng Văn C trình bày tại phiên tòa như sau: Năm 2009 gia đình ông nhận chuyển nhượng với ông Mông Văn T, bà Bế Thị H lô đất 284, tiểu khu 484 tại N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn. Khi chuyển nhượng hai bên chỉ thỏa thuận chuyển nhượng đất và cây thông trên đất, không đề cập gì đến cây vải. Sau khi nhận chuyển nhượng, năm 2018 đã xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất giữa gia đình ông với bà Hoàng Thị B và đã được hòa giải ở xã nhưng kết quả hòa giải không thành. Việc Bế Thị D thuê người chặt phát cây vải không nói gì với ông Hoàng Văn C nên ông không biết được sự việc xảy như thế nào.

Người làm chứng ông Hoàng Văn H trình bày tại biên bản lấy lời khai ngày 07/12/2022: Khoảng năm 1994 ông được bà Hoàng Thị B nhờ trồng cây vải tại đồi N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn.

Đối với những người làm chứng: ông Hoàng Văn L; ông Tàng Văn B, ông Hoàng Văn TX, ông Mông Văn T, ông Nông Văn Ng, bà Nông Thị Hc đều thừa nhận toàn bộ cây vải do Bế Thị D thuê chặt phá là của bà Hoàng Thị B.

Người làm chứng bà Bế Thị H trình bày tại phiên tòa: Năm 2009 vợ chồng bà đã chuyển nhượng cho ông Hoàng Văn C, bà Bế Thị D lô đất số 284, tiểu khu 484 tại N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn. Số cây vải trên đất là do ông Mông Văn T và mẹ của ông Mông Văn T trồng.

Sau khi xét xử sơ thẩm:

Trong thời hạn luật định, bị cáo Bế Thị D kháng cáo kêu oan, không phạm tội; bị hại Hoàng Thị B kháng cáo đề nghị giảm mức hình phạt cho bị cáo Bế Thị D; yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại cho bị hại và xem xét số lượng cây thông và tài sản khác do bị cáo Bế Thị D đã xâm hại của bà Hoàng Thị B.

Tại phiên tòa:

Bị cáo Bế Thị D giữ nguyên nội dung kháng cáo, bị cáo Bế Thị D khẳng định diện tích đất trồng cây vải và cây gắn liền với đất bị cáo đã mua, được bàn giao. Hơn nữa, cấp sơ thẩm đã nhận đình cây vải do bà B trồng từ năm 1994- 1995 là không phù hợp, không đúng với thực tế. Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không phạm tội.

Bị hại Hoàng Thị B đã rút phần xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, chỉ yêu cầu bị cáo tăng mức bồi thường thiệt hại tài sản là cây vải bị chặt cho bị hại do định giá thấp so với thực tế .

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án: Đối với nội dung kháng cáo của bị cáo, thấy rằng. Trong gia đoạn xét xử sơ thẩm, bị cáo thừa nhận được thuê người chặt cây vải, nhưng không thừa nhận hành vi phạm tội. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Bế Thị D vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, qua thẩm vấn và phân tích, giải thích, bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội và nhất trí bồi thường cho bị hại theo kết quả định giá tài sản và xin không áp dụng hình phại bổ sung cho bị cáo. Xét thấy, bản án sơ thẩm xử phạt bị cáo 03 năm tù là có căn cứ; Tại cấp phúc thẩm bị cáo đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và chấp nhận bồi thường và đề nghị xem xét hình phạt bổ sung. Xét thấy, yêu cầu của bị cáo là có căn cứ chấp nhận. Từ những đánh giá nêu trên, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b, s khoản 1 Điều 51, điểm b khoản 2 Điều 178, Điều 38, Điều 50 Bộ luật Hình sự; điểm b khoản 1 Điều 355, điểm c khoản 1 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự: Giảm hình phạt cho bị cáo từ 03 năm xuống còn 02 năm tù và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị hại không xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và yêu cầu tăng mức bồi thường, xét thấy tại cấp phúc thẩm bị hại không xuất trình được các chứng cứ mới cho yêu cầu của mình, cấp sơ thẩm buộc bị cáo phải bồi thường theo mức Hội đồng định giá tài sản là có căn cứ, nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị hại, giữ nguyên mức bồi thường theo bản án sơ thẩm.

Qua tranh luận, bị cáo lại thay đổi quan điểm, chấp nhận ý kiển của Luật sư bào chữa và không thừa nhận hành vi phạm tội, do vậy quan điểm của Viện kiểm sát đề nghị, nếu bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội và ăn năn hối cải, chấp nhận bồi thường thì giảm án cho bị cáo, trong trường hợp không thừa nhận hành vi phạm tội thì đề nghị Hội đồng xét xử y án sơ thẩm đối với bị cáo.

Ý kiến của người bào chữa cho bị cáo: Qua xét hỏi, mặc dù bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng qua nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu và lời khai của những người làm chứng có trong hồ sơ vụ án thì chưa đủ cơ sở kết tội bị cáo, vì: Các chứng cứ và lời khai của những người làm chứng là không có căn cứ; sau khi bà Bế Thị D và ông Hoàng Văn C mua đất với ông T, thì cơ quan, chính quyền địa phương giải quyết xác định cây trên đất của ai thì người đó quản lý; các cây vải bị chặt chưa được giám định và bà B trình bày một số cây vải bị cháy và hiện vẫn còn một số cây vải trên khu đất khác; Quyền sử dụng đất của bà B không đảm bảo, vì sổ bì xanh bị sửa chữa; việc các cây vải của bà B có nằm trong diện tích bị thu hồi đất hay không thì chưa được làm rõ; ông Hoàng Văn C nhận chuyển nhượng khu đất là hợp pháp; sau khi nhận chuyển nhượng ông C bà D tiếp tục quản lý và khai thác nhựa thông; Qua giám định hai thửa đất 49, 59 có sự chồng lẫn và quá trình sử dụng đất bà D không tranh chấp với ai; những người làm chứng khai không thể hiện các cây vải của bà B trồng ở vị trí nào. Mặt khác từ năm 1994 đến năm 2009 có sảy ra tranh chấp và đã được hòa giải, xác định bà D là người được quản lý đất và các cây thông ngay tình. Theo ông T thì các cây vải là do mẹ ông T trồng. Các cây vải tranh chấp có nằm trong ranh giới đang tranh chấp hay không còn chưa được làm rõ; một số cây vải bị chắt là cây tự mọc và giá trị cây bị chặt theo định giá là chưa chính xác; Bà B có động cơ tố cáo không khách quan. Ngay kết luận điều tra cho rằng cây vải bị chặt được trồng từ năm 1994, còn cáo trạng kết luận cây vải bị chặt được trồng từ năm 1995. Hơn nữa bản thân bà Bế Thị D không có động cơ, mục đích hủy hoại tài sản, do đó kết luận điều tra xác định bị cáo cố ý hủy hoại tài sản là không phù hợp với động cơ mục đích của hành vi phạm tội.

Bởi lẽ trên, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các ý kiến đã nêu trên.

Bị cáo nói lời sau cùng: Bị cáo mua đất và tài sản trên đất, nên bị cáo có quyền chặt cây trên đất, mong Hội đồng xét xử xem xét.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thư ký trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tại cấp sơ thẩm đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Bị cáo, bị hại không có khiếu nại về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Tại đơn kháng cáo bị cáo Bế Thị D cho rằng cơ quan điều tra đã tiến hành dụ cung, yêu cầu bị cáo từ chối luật sư để tại ngoại, không ghi đầy đủ lời khai của người dân mà không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh, trong suốt quá trình xét xử tại Tòa án cấp sơ thẩm bị cáo cũng không có ý kiến gì. Do đó, xác định hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện đều hợp pháp.

[2] Xét kháng cáo kêu oan của bị cáo Bế Thị D thấy rằng:

[2.1] Tại Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 02-02-1994 của Ủy ban nhân dân huyện Đ đã giao quyền quản lý và sử dụng đất rừng và đất trồng rừng với diện tích là 5,7ha tại thửa đất số 284, tiểu khu 484 cho hộ ông Mông Văn T và bà Bế Thị H. Sau đó đến ngày 06-9-1994 Ủy ban nhân dân huyện Đ ban hành Quyết định số 158/UB-QĐ cho bà Hoàng Thị B được quyền quản lý và sử dụng diện tích 24,2ha tại thửa đất số 264, tiểu khu 479. Trong quá trình khai thác và sử dụng của 2 thửa đất nói trên như sau:

[2.2] Đối với thửa đất số 284: Sau khi được giao đất tại thửa 284 ông Mông Văn T thường xuyên trích nhựa thông trên đất tranh chấp, đến năm 2007 gia đình ông Mông Văn T khai thác và bán cây thông cho ông Bế Văn L để khai thác, năm 2009 gia đình ông chuyển vào sinh sống trong miền nam nên đã chuyển nhượng đất rừng theo Giấy chuyển nhượng đất sổ bìa xanh ngày 14-3- 2009 có ghi nhận người bán rừng là ông Mông Văn T và vợ là bà Bế Thị H chuyển nhượng “01 sổ rừng và đất trồng thông rừng hiện ở tại địa điểm tiểu khu 484 thuộc thôn Nà Kéo với diện tích là 5,7ha” cho ông Hoàng Văn C (chồng của bị cáo Bế Thị D), giấy chuyển nhượng trên có chữ ký của một số người làm chứng. Sau đó gia đình ông Hoàng Văn C và Bế Thị D quản lý dẫn đến phát sinh tranh chấp với bà Hoàng Thị B vào các năm 2013 và 2018 nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

[2.3] Đối với thửa đất số 264: Năm 1995 bà Hoàng Thị B đã trồng cây khoảng 700 cây vải thiều, sau đó do hỏa hoạn cháy rừng nên một phần diện tích trồng vải thiều bị chết, sau đó bà Hoàng Thị B có trồng xen một số cây thông.

[2.4] Do 2 thửa đất rừng số 284 và 264 có diện tích tiếp giáp, trong quá trình sử dụng năm 2007 khi ông Mông Văn T khai thác số cây thông trồng lần đầu đã phát sinh tranh chấp về cây thông trên đất (BL 109 và 222, 283), tuy nhiên các bên đã thống nhất danh giới, thỏa thuận về số cây thông, không tiếp tục tranh chấp. Đến năm 2013, sau khi ông Hoàng Văn C, bà Hoàng Thị B nhận chuyển nhượng thì tiếp tục phát sinh tranh chấp với bà Hoàng Thị B (được thể hiện tại Biên bản vắng mặt, biên bản vắng mặt lần 2 tại BL 117-118 và Biên bản lấy lời khai của bị cáo Bế Thị D ngày 31-8-2022 BL 306, 314) tuy nhiên đến thời điểm tháng 10 năm 2021, Bế Thị D thuê anh Bế Văn Ch và chị Hoàng Thị K khai phá, chặt cây thông, cây vải thiểu, khai phá thực bì trên diện tích đất rừng các thửa 264, 284.

[2.5] Căn cứ vào lời khai của bị cáo, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng như những người làm chứng có cơ sở để xác định: Ông Mông Văn T quản lý sử dụng trên thửa 284 thì diện tích được giao là có 5,7 ha và chỉ canh tác trồng thông trên đất, không có cây vải thiều, điều đó cũng được khẳng định tại nhiều biên bản ghi lời khai của bị cáo Bế Thị D đã thừa nhận số cây vải thiều là của bà Hoàng Thị B trồng (B 306, 309..), sau khi nhận chuyển nhượng từ năm 2009 đến năm 2013 đã phát sinh tranh chấp về đất giữa gia đình bị cáo Bế Thị D và Hoàng Thị B, mặc dù đã yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết nhưng chưa chấm dứt tranh chấp. Như vậy, mặc dù biết rõ diện tích nhận chuyển nhượng của gia đình ông Mông Văn T chỉ có 5,7 ha nhưng bị cáo Bế Thị D lại thuê người khai phá thực bì, chặt hạ toàn bộ số cây vải trên với tổng diện tích 8,7ha, trong đó có 5,63 ha tại thửa đất số 264 của bị hại Hoàng Thị B, hơn nữa bị cáo cũng biết rõ số cây vải thiều là của bị hại nhưng bị cáo vẫn cố ý, bất chấp mà cho người chặt hạ 150 cây vải, đường kính từ 03 cm đến 20 cm, trong đó có 147 cây vải nằm trên lô đất 264, tiểu khu 479 và 03 cây vải nằm trên lô số 284, tiểu khu 484, tổng giá trị của 150 cây vải là 100.053.000 đồng.

[2.6] Tại cấp phúc thẩm, qua thẩm vấn, bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội và nhất trí bồi thường thiệt hại cho bị hại và xin Hội đồng xét xử không áp dụng hình phạt bổ sung số tiền 20.000.000 đồng mà cấp sơ thẩm đã tuyên. Nhưng qua tranh luận và lời nói sau cùng, bị cáo đã thay đổi quan điểm là bản thân không phạm tội, đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại.

[3] Xét thấy lời trình bày của bị cáo là không có căn cứ, vì trước khi khởi tố vụ án bị cáo đã thừa nhận cây vải bị chặt là cây của bà Hoàng Thị B và sau khi mua đất với ông Hoàng Văn C và bà Bế Thị H thì có xảy ra tranh chấp với bà Hoàng Thị B như đã nêu trên việc khai nhận là hoàn toàn tự nguyên, không bị ép cung, mớm cung hay dùng nhục hình (các BL 303, 304, 305, 306, 307, 308). Sau khi khởi tố vụ án thì bị cáo đã tự nguyện đến nhà bị hại xin lỗi và tự nguyện bồi thường 180.000.000 đồng để khắc phục hậu quả (BL211). Sau khi khởi tố vụ án bị cáo cũng đã thừa nhận các cây vải thiều là do bà Hoàng Thị B trồng và sau khi mua đất với ông Mông Văn T và bà Bế Thị H thì có xảy ra tranh chấp với bà Hoàng Thị B (Các BL 315, 320, 322). Tại phiên tòa phúc thẩm, qua tranh tụng bị cáo cuãng đã thừa nhận hành vi phạm tội và nhất trí bồi thường thiệt hại cho bị hại, nhưng sau khi tranh luận bị cáo lại thay đổi quan điểm, điều này thể hiện bị cáo đã nhận thức được tính chất nghiệm trọng của hành vi bị cáo. Nhưng vì muốn chối bỏ trách nhiệm nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Mặt khác lời khai của các nhân chứng là những người không có mâu thuẫn với bị cáo đều thừa nhận cây vải thiều là của bà Hoàng Thị B trồng (các BL88, 89, 90, 91, 92, 95). Tại cấp phúc thẩm các nhận chứng, ông Tàng Văn B, ông Mông Văn T có bản tự khai nộp cho cấp phúc thẩm thể hiện quan điểm khác với lời khai đã trình bày tại cấp sơ thẩm, việc thay đổi lới khai của 02 người này là không có căn cứ vì trong 02 bản tự khai này hoàn toàn sao chép của nhau về nội dụng, nên không khách quan.

[4] Người bào chữa cho bị cáo cho rằng: Bị cáo Bế Thị D nhận chuyển nhượng đất và tài sản trên đất thuộc lô 284, tiểu khu 484, tại N, thôn B, xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn và quản lý, sử dụng liên tục. Đối với hồ sơ cấp đất của bà Hoàng Thị B tại lô đất 264, tiểu khu 479 được cấp sau, có nhiều thông tin không đúng, cấp chồng lên lô 284, tiểu khu 484 và bà Hoàng Thị B không quản lý, sử dụng liên tục. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý lỏng lẻo, cấp đất sai và giải quyết đất đai chưa làm rõ ranh giới. Vì vậy, việc quản lý sử dụng đất và tài sản trên đất của bị cáo Bế Thị D là hợp pháp. Về xác định giá trị thiệt hại đối với cây vải bị chặt chưa được giám định về loài, tuổi cây. Bị hại và những người làm chứng không xác định được vị trí trồng cây vải, số lượng cây vải trồng khai không giống nhau. Trong hồ sơ có nhiều tài liệu chứng cứ mâu thuẫn vẫn được sử dụng làm căn cứ chứng minh tội phạm. Ngoài ra, trong hồ sơ vụ án chưa làm rõ mối liên hệ giữa các lô thửa đất, cụ thể tại biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/02/2022 xác định hiện trường tại thửa đất số 49, 59 tờ bản đồ số 03 bản đồ đất lâm nghiệp xã B, huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn, thửa đất số 49 quy chủ bà Hoàng Thị Quỳnh, thửa đất số 59 do Ủy ban nhân dân xã Bính Xá quản lý. Tuy nhiên, quá trình điều tra thể hiện hiện trường vụ án là lô đất 264 tiểu khu 479 và lô đất 284 tiểu khu 484. Về động cơ, mục đích phạm tội: Bị cáo không có động cơ cơ mục đích hủy hoại tài sản của bà B. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội. Xét thấy lời trình bày này là không có cơ sở chấp nhận vì như đã phân tích nêu trên. Bản thân bị cáo và đa số người làm chứng đã thừa nhận các cây vải là do bà B trồng và sau khi mua đất thì bị cáo có xảy ra tranh chấp với bà B vào các năm 2013, 2018 nhưng chưa được dứt điểm, nên bị cáo phải biết rằng đất tranh chấp chưa được giải quyết nhưng vì bị cáo cho rằng đất do bị cáo mua nên bị cáo có quyền chặt cây vải của người khác, đây là hành vi cố ý chặt phá. Do đó bị cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do vậy, khởi tố, điều tra và Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội Huy hoại tài sản và Tòa án nhân dân huyện Đình Lập tuyên bố bị cáo pham tội Hủy hoại tài sản là có căn cứ.

[5] Từ những phân tích nêu trên, thấy rằng hành vi phạm tội của bị cáo Bế Thị D đã cấu thành tội Hủy hoại tài sản. Do đó, Bản án hình sự sơ thẩm số 09/2023/HS-ST ngày 19-6-2023 của Tòa án nhân dân huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn xử phạt bị cáo Bế Thị D về tội Hủy hoại tài sản theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 178 Bộ luật Hình sự là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không oan.

[6] Hành vi phạm tội của bị cáo Bế Thị D là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự trị an tại địa phương. Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng về nhân thân, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo và không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo là có căn cứ, vì tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình và không nhất trí bồi thường số tiền đã bồi thường trước mà yêu cầu bà Hoàng Thị B trả lại số tiền. Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt đối với bị cáo Bế Thị D 03 tù là phù hợp. Do vậy không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị cáo vè tội danh.

[7] Về yêu cầu xem xét về áp dụng miễn hình phạt bổ sung: Nhận thấy bị cáo là cán bộ nghỉ hưu mức lương không đáng kể và đã ly hôn chồng, xét thấy không cần thiết áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo, nên cần sửa bản án sơ thẩm về phần hình phạt bổ sung cho bị cáo.

[8] Đối với yêu cầu kháng cáo của bị hại:

[8.1] Về phần giảm mức hình phạt: Xét thấy tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo chỉa thừa nhận hành vi là được thuê người đi chặt cây vải nhưng không thừa nhận mình sai nên không ăn ăn hối cải và bị cáo không chấp nhận bồi thường thiệt hại tài sản, bị cáo đã đòi lại số tiền đã bồi thường, nên bị cáo không được hưởng các tình tiết tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự, cấp sơ thẩm xét xử bị cáo và án định mức hình phạt 03 năm tù là phù hợp và có căn cứ.

[8.2] Về phần tăng mức bồi thường: Theo bản kết luận định giá tài sản số 03/KL-HĐĐGTS, ngày 15/6/2022 và kết luận định giá tài sản số 07/KL- HĐĐGTS, ngày 30/9/2022 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự đã kết luận, tổng giá trị tài sản bị thiệt hại 150 cây vải là 100.053.000 đồng. Do đó, bị cáo phải bồi thường cho bị hại số tiền bị thiệt hại là 100.053.000 đồng là phù hợp. Bị cáo đã bồi thường cho bị hại số tiền 180.000.000 đồng nên bị hại phải hoàn trả lại cho bị cáo số tiền 79.947.000 đồng. Tại cấp phúc thẩm bị hại không đưa ra được các tình tiết mới để chứng minh cho yêu cầu mình nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị cáo.

[9] Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Do bị cáo hủy hoại tài sải số tiền của 147 cây vải bị chặt hạ là 79.947.000 đồng, nên bị cáo phải bồi thường cho bị hại số tiền này là có cơ sở.

[10] Về án phí: Do bị cáo bị kết án nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm và do kháng cáo của bị cáo không được chấp nhận về tội danh, nhưng sửa bản án sơ thẩm về hình phạt bổ sung nên bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm; Do bị hại kháng cáo không được chấp nên bị hại phải chịu án phí hình sự và dân sự phúc thẩm. Nhưng bị hại là người cao tuổi có đơn xin miễn án phí nên miễ án phí cho bị hại theo khoản 2 Điều 135, khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, điểm a khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 23 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH 14, ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Khoá 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

[11] Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn của những người bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa, ý kiến nào phù hợp với nhận định phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận; ý kiến nào phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên không được chấp nhận.

[12] Các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

1. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo Bế Thị D về tội danh và kháng cáo của bị hại về tăng mức bồi thường thiệt hại; giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 09/2023/HS-ST, ngày 19 tháng 6 năm 2023 của Toà án nhân dân huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn về tội danh, về mức bồi thường, cụ thể:

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 178; Điều 38, Điều 50 của Bộ luật Hình sự năm 2015;

Tuyên bố bị cáo Bế Thị D phạm tội Hủy hoại tài sản. Xử phạt bị cáo Bế Thị D 03 (ba) năm tù về tội Hủy hoại tài sản, được trừ thời gian tạm giam 20 (hai mươi) ngày bị cáo còn phải chấp hành hình phạt tù còn lại là 02 (hai) năm 11 (mười một) tháng 10 (mười) ngày. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo đi thi hành án.

2. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm a khoản 1 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Chấp nhận xem xét về phần hình phạt bổ sung; sửa một phần quyết định của bản án sơ thẩm số 09/2023/HS-ST, ngày 19 tháng 6 năm 2023 của Toà án nhân dân huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn về hình phạt bổ sung, cụ thể:

Bị cáo Bế Thị D không chải chịu hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

3. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Buộc bị cáo Bế Thị D phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho bà Hoàng Thị B số tiền 100.053.000 đồng (một trăm triệu không trăm năm mươi ba nghìn đồng). Số tiền bồi thường được khấu trừ vào số tiền 180.000.000 đồng (một trăm tám mươi triệu đồng) mà bị cáo đã bồi thường cho bà Hoàng Thị B theo biên bản thỏa thuận ngày 30 tháng 8 năm 2022. Bà Hoàng Thị B có trách nhiệm hoàn trả lại cho bị cáo Bế Thị D số tiền 79.947.000 đồng (bẩy mươi chín triệu chín trăm bốn mươi bẩy nghìn đồng).

Khi bản án có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án chậm trả tiền thì phải chịu lãi suất đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 357 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

4. Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 135, khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm a khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khoá 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

Bị cáo Bế Thị D phải chịu 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm để ngân sách Nhà nướ; bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. Bà Hoàng Thị B được miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc.

4. Về hiệu lực pháp luật: Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án, ngày 21 tháng 9 năm 2023./.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nơi nhn:

- TAND cấp cao tại Hà Ni;

- VKSND cấp cao ti Hà Ni;

- Sở T tỉnh Lạng Sơn;

- VKSND tỉnh Lạng Sơn;

- PV06 Công an tỉnh Lạng Sơn;

- TAND h. Đình Lập, tnh Lạng Sơn;

- VKSND h. Đình Lập, tnh Lạng Sơn;

- CCT h. Đ, tnh Lng Sơn;

- Công an h. Đình Lập, tnh Lạng Sơn;

- Bị cáo; người liên quan;

- Lưu: HS; Tòa HS; HCTP, KTNV&THA.

TM. HI ĐNG XÉT XỬ PHÚC THẨM

THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

 

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

 

Vi Đức Trí

Tải về
25_2023_HS-PT_ LANG SON 25_2023_HS-PT_ LANG SON

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

25_2023_HS-PT_ LANG SON 25_2023_HS-PT_ LANG SON

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án/ Quyết định cùng đối tượng

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất