Bản án số 03/2017/DS-ST ngày 18/09/2017 của TAND huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tải văn bản
Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 03/2017/DS-ST

Tên Bản án: Bản án số 03/2017/DS-ST ngày 18/09/2017 của TAND huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Quan hệ pháp luật:
Cấp xét xử: Sơ thẩm
Tòa án xét xử: TAND huyện Bình Giang (TAND tỉnh Hải Dương)
Số hiệu: 03/2017/DS-ST
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 18/09/2017
Lĩnh vực: Dân sự
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ/việc:
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 03/2017/DS-ST NGÀY 18/09/2017 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ

Ngày 18  tháng 9  năm 2017, tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 07/2017/TLST-DS ngày 8 tháng 6 năm 2017 về tranh chấp chia thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản trênđất theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 03/2017/QĐXXST-DS ngày 30 tháng 8  năm 2017 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Dương Thị Đ, sinh năm 1940. Địa chỉ: Thôn H, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương (Có mặt tại phiên tòa).

2. Bị đơn : - Ông Nguyễn Văn D, sinh năm 1962. Địa chỉ: Ấp Hà Tiên, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện hợp pháp của ông D: Bà Vũ Thị C, sinh năm 1965. Địa chỉ: Ấp Hà Tiên, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương.

- Ông Nguyễn Văn S, sinh năm 1968. Địa chỉ: Thôn H, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương. Bà C, Ông S vắng mặt tại phiên tòa, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan :

- Bà Nguyễn Thị K, sinh năm 1958.

Địa chỉ: Thôn Thái Khương, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương.

- Ông Nguyễn Văn D1, sinh năm 1965.

Địa chỉ: Ấp T, xã P, huyện B, tỉnh Bình Phước.

- Bà Nguyễn Thị K1, sinh năm 1970.

Địa chỉ: Thôn T, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương.

- Bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1972.

Địa chỉ: Thôn H, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện hợp pháp của ông D1, bà K, bà K1: Bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1972. Địa chỉ Thôn H, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương. (Bà N có mặt tại phiên tòa).

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện ngày 31/10/2016, bản tự khai và các biên bản lấy lời khainguyên đơn là bà Dương Thị Đ trình bày:

Bà và ông Nguyễn Bá Tuyền (tên khác là Nguyễn Văn Tuyền), sinh năm 1934, Quê quán ở Kinh Trang, T, B, Hải Dương kết hôn vào năm 1956 và chung sống đến năm 2007 thì ông Tuyền chết. Vợ chồng bà có với nhau 6 người con chung gồm:

Ông Nguyễn Văn D; Ông Nguyễn Văn S; Bà Nguyễn Thị K; Ông Nguyễn Văn D1; Bà Nguyễn Thị K1; Bà Nguyễn Thị N.

Ông Tuyền không có người vợ nào khác, cũng không có con nuôi, con đẻ nào khác. Bố, mẹ đẻ của ông Tuyền đã chết cách đây khoảng hơn 30 năm.

Năm 1978, vợ chồng bà chuyển lên sinh sống tại khu đất thuộc thôn H, xã T với sự cho phép của chính quyền địa phương, phục vụ việc di dân. Năm 1995 vợ chồng bà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất này, với diện tích là 360 m2, thuộc ở tờ bản đồ số 2, thửa đất số 142, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số E 0482580 do UBND tỉnh Hải Hưng cấp ngày 25/4/1995, đứng tên ông Nguyễn Văn Tuyền. Quyền sử dụng đất này là chung của vợ chồng.

Ông Tuyền chết không để lại di chúc và để lại di sản gồm: 180 m2 là quyền sử dụng của ông Tuyền nằm trong 360 m2 đất của vợ chồng.

Trên phần đất 360 m2 còn có các tài sản gồm: 01 nhà cấp 4; 01 gian bếp cũ;

01 sân trạt xi măng; 01 bể nước cũ; tường bao quanh nhà, cổng sắt 02 cánh đã cũ;01 bể nướccũ; 02 cây xoài; 02 cây ổi nhỏ; 01 cây nhãn; Đây là các tài sản chung của bà và ông Tuyền, ông Tuyền có quyền sở hữu ½ tài sản trên khi còn sống. Khi ông Tuyền chết, thì một nửa khối tài sản trên trở thành di sản thừa kế.

Ngoài các tài sản trên, thì trên đất còn có 01 khu lán lợp tôn do ông NguyễnVăn S dựng lên, ông S đang sử dụng để nuôi gà, vịt.

Hiện nay, phần đất 360m2 nêu trên, bà Đ vẫn quản lý từ khi ông Tuyền chết cho đến nay.

Bà xác định hàng thừa kế thứ nhất của ông Tuyền gồm 7 người gồm có bà, ông D, ông S, ông D1, bà N, bà K và bà K1 và những người này đều được hưởng phần di sản thừa kế Nng nhau.

Ông Tuyền chết, không để lại nghĩa vụ tài sản nào với cá nhân, tổ chức, nhà nước. Sau khi ông Tuyền chết, bà và các người thừa kế khác đã giải quyết xong vấn đề chi phí chữa trị cho ông Tuyền, chi phí mai táng và đến nay không ai có tranh chấp.

Sau khi ông Tuyền chết, gia đình bà có mâu thuẫn về chia thừa kế, nên bà khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế đối với di sản của ông Tuyền để lại, cụ thể:

Về phần tài sản của riêng bà trong khối tài sản chung của vợ chồng, bà đề nghị nhận bằng hiện vật là đất. Lý do là vì hiện tại bà không có chỗ ở, phải ở nhờ phần đất của con trai là ông Nguyễn Văn D1 (ở H, T).

Về phần thừa kế mà bà được hưởng trong khối di sản của ông Tuyền để lại thì do những người thừa kế gồm: Ông D1, bà K, bà N, bà K1 đều từ chối nhận phần di sản mình được hưởng, nhường lại cho bà hưởng, nên bà đề nghị được hưởng phần của mình và của những người từ chối, nhường lại cho bà. Do có nhu cầu sử dụng đất, nên bà xin hưởng toàn bộ di sản của ông Tuyền để lại, dưới hình thức hiện vật là đất và có trách nhiệm trả phần di sản mà ông D, ông S được hưởng bằng tiền.

Bà không có yêu cầu gì về tiền công, chi phí quản lý di sản sau khi ông Tuyền chết cho đến nay.

Do là hộ cận nghèo, bà đề nghị được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

Các tài liệu mà bà Đ giao nộp cho  Tòa án: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy khai tử đối với ông Nguyễn Văn Tuyền, Tờ khai quan về hàng thừa kế có xác nhận của UBND xã T, Giấy chứng nhận hộ cận nghèo.

Trong các bản tự khai, biên bản lấy lời khai bị đơn là ông Nguyễn Văn D và ông Nguyễn Văn S trình bày thống nhất với nội dung trình bày của nguyên đơn như nêu trên. Chỉ riêng đối với yêu cầu chia thừa kế, thì ông D yêu cầu nhận phần di sản mình được hưởng theo quy định của pháp luật bằng hiện vật là đất, vì ông có nhu cầu xây nhà thờ trên đất của bố ông để lại. Ông Nguyễn Văn S trong những lời khai đầu cũng yêu cầu được hưởng di sản bằng hiện vật là đất, để làm nhà thờ. Tuy nhiên, sau đó ông S không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn chia thừa kế di sản của ông Tuyền để lại, mà phần đất này phải để lại để làm nơi xây nhà thờ. Ông S chỉ đồng ý chia trả cho bà Đ phần đất thuộc quyền sử dụng của bà Đ trong khối tài sản chung của vợ chồng. Ông D và ông S đều xác định đã có đất ở (ông D có đất ở ấp Hà Tiên, xã T; ông S có đất ở thôn H, xã T), nên không có nhu cầu thêm về đất ở nữa. Tuy nhiên, do đất di sản ông Tuyền để lại mới có ý nghĩa, thích hợp nhất để làm nơi thờ tự, nên hai ông có quan điểm như nêu trên.

Tại các bản tự khai, biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: Ông Nguyễn Văn D1, bà Nguyễn Thị K, bà Nguyễn Thị K1, bà Nguyễn Thị N cũng trình bày thống nhất với nội dung trình bày của nguyên đơn. Riêng đối với yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng có quan điểm: Từ chối nhận phần di sản mình được hưởng, mà nhường lại quyền hưởng di sản của mình cho bà Đ hưởng và khẳng định việc từ chối này không nhằm trốn tránh bất cứ nghĩa vụ tài sản nào.  Đồng thời đối với vấn đề xây dựng nhà thờ, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quan điểm không nhất trí với yêu cầu của ông D, ông S vì rằng, việc xây dựng nhà thờ sẽ do toàn thể anh, chị em trong nhà bàn bạc, thống nhất chứ không phải chỉ là do ông D quyết định, dù ông D anh trưởng trong gia đình. Còn việc chia thừa kế thì không liên quan gì đến vấn đề xây nhà thờ.

Tòa án đã tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản đối với khối tài sản là đất và tài sản trên đất. Tại Biên bản định giá tài sản ngày 12/8/2017, Hội đồng định giá đã định giá các tài sản như sau:

Diện tích đất 360m2 trị giá: 139.500.000 đồng. Tài sản trên đất gồm:

+ 01 ngôi nhà cấp 4 đã bỏ hoang nhiều năm, xuống cấp nghiêm trọng.

+ 01 bếp đã bỏ hoang nhiều năm, xuống cấp nghiêm trọng.

+ 01 khu công trình phụ đã mất nóc, đổ tường không còn sử dụng.

+ 01 bể nước đã cũ, thủng đáy.

+ 01 sân trạt xi măng, đã hư hỏng không sử dụng được.

+ Toàn bộ tường bao xung quanh khu đất 360 m2 cao 1,5 m, tường xây nối liên từ ngôi nhà ra cổng, xây bằng gạch chỉ đều đã xuống cấp.

+ 01 cây nhãn đã chết.

(Các tài sản trên đất được kể ra ở trên đều đã hỏng, không thể sử dụng, giá trị còn lại là 0 đồng).

+ 01 đoạn tường gạch ba banh, dài 15,38 m, cao 1,4 m có trị giá hiện tại là 2.302.500 đồng.

+ 01 cổng sắt hai cánh, giá trị còn lại là 50.000 đồng.

+ 02 cây xoài, đường kính 40cm, trí giá hai cây là 400.000 đồng.

+ 02 cây ổi nhỏ (01 cây đường kính gốc 25cm, 01 cây đường kính gốc 10cm). Trị giá của hai cây là 170.000 đồng.

+ 01 cây nhãn, nằm sát cổng sắt đường kính gốc 30cm, trị giá 530.000 đồng.

+ 01 chuồng nuôi gia súc, gia cầm dựng tạm bằng cọc tre, lợp mái tôn trị giá 2.400.000 đồng.

Tổng giá trị tài sản định giá là 145.352.500 đồng. Kết quả xác minh tại UBND xã T cung cấp:Bà Dương Thị Đ là vợ duy nhất của ông Nguyễn Văn Tuyền. Bà Đ và ông Tuyền có 6 người con chung là các ông bà Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn S, Nguyễn Thị K, Nguyễn Văn D1, Nguyễn Thị K1, Nguyễn Thị N. Ngoài 6 người con đẻ nêu trên, ông Tuyền không có người con riêng, con nuôi nào khác. Bố mẹ đẻ của ông Tuyền đều đã chết từ rất lâu, trước năm 1990.

Ông Nguyễn Văn Tuyền chết vào năm 2007, đã thực hiện việc khai tử theo quy định.

Diện tích đất 360 m2 tại thôn H, xã T thể hiện ở tờ bản đồ số 2, thửa đất số142 có nguồn gốc là của nhà nước giao cho hộ gia đình bà Đ, ông Tuyền khi giãn dân. Ông Tuyền, bà Đ ở đó ổn định đến nay không có ai tranh chấp gì. Đất đó vào năm 1995 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên ông Nguyễn Văn Tuyền, nhưng là đất của chung vợ chồng ông Tuyền, bà Đ. Đất này bao gồm 300 m2  đất ở và 60 m2 đất trồng cây lâu năm (trừ vào phần đất nông nghiệp của ông Tuyền, bà Đ ngoài đồng). Khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1995, thì Nhà nước đã giao hẳn cho ông Tuyền, bà Đ được sử dụng phần đất trồng câylâu năm này, nên xác định đất này chỉ thuộc quyền sử dụng của riêng ông Tuyền, bà Đ. Hiện tại đất này không vi phạm bất cứ quy hoạch hành lang an toàn giao thông, hoặc dự án gì mà vẫn là đất khu dân cư nông thôn.

Hiện tại bà Dương Thị Đ đang ở nhờ đất của con trai, còn bản thân bà chỉ có duy nhất quyền sử dụng đất nằm trong 360 m2 đất chung của bà với ông Tuyền. Ông D đã có đất ở tại ấp Hà Tiên, xã T; ông S đã có đất ở tại thôn H, xã T.

Tại phiên tòa Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Giang phát biểu quan điểm:

- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán và Hội đồng xét xử: Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã tuân theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự từ khi thụ lý đến khi xét xử vụ án.

- Về giải quyết vụ án:

Căn cứ khoản 1 Điều 620; khoản 2 Điều 651; khoản 2 Điều 660 của Bộ luật dân sự 2015; Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 2 Điều 10 Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ngày 21/11/2014; Theo điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án,- Chấp nhận sự tự nguyện của các ông, bà: Nguyễn Thị K, Nguyễn Văn D1, Nguyễn Thị K1, Nguyễn Thị N về việc từ chối hưởng di sản và nhường quyền hưởng di sản cho bà Dương Thị Đ.

- Giao cho bà Dương Thị Đ được sử dụng diện tích đất 360 m2, thuộc tờ bản đồ số 2 thửa đất số 142 tại thôn H, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương.

 Giao cho bà Dương Thị Đ được quyền sở hữu toàn bộ khối tài sản trên đấtgồm:

- Tài sản trên đất gồm: 01 ngôi nhà cấp 4 đã bỏ hoang nhiều năm, xuốngcấp nghiêm trọng; 01 bếp đã bỏ hoang nhiều năm, xuống cấp nghiêm trọng; 01 khucông trình phụ đã mất nóc, đổ tường không còn sử dụng; 01 bể nước đã cũ, thủng đáy; 01 sân trạt xi măng; Toàn bộ tường bao xung quanh khu đất 360 m2  cao 1,5 m, tường xây nối liên từ ngôi nhà ra cổng, xây bằng gạch chỉ đều đã xuống cấp; 01 cây nhãn đã chết.

(Các tài sản trên đất được kể ra ở trên đều đã hỏng, không thể sử dụng, giá trị còn lại là 0 đồng)

+ 01 đoạn tường gạch ba-banh, dài 15,38 m, cao 1,4 m có trị giá 2.302.500 đồng; 01 cổng sắt hai cánh, trị giá 50.000 đồng; 02 cây xoài, đường kính 40cm, trị giá hai cây là 400.000 đồng; 02 cây ổi nhỏ Trị giá là 170.000 đồng; 01 cây nhãn, trị giá 530.000 đồng.

Tổng giá trị tài sản là 142.952.500 đồng.

- Bà Dương Thị Đ thanh toán cho ông Nguyễn Văn D, ông Nguyễn Văn Smỗi người số tiền là: 10.211.000 đồng.

- Ông Nguyễn Văn S có nghĩa vụ tháo dỡ, thu hồi toàn bộ phần tài sản là chiếc lán lợp tôn nằm trên diện tích đất 360 m2  đất nêu trên, để trả lại đất cho bà Dương Thị Đ.

- Bà Dương Thị Đ là hộ cận nghèo và đề nghị được miễn án phí, nên cần chấp nhận.

- Ông Nguyễn Văn D, Ông Nguyễn Văn S mỗi người phải chịu án phí dânsự sơ thẩm là 510.600 đồng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Bị đơn là ông Nguyễn Văn S và Người đại diện hợp pháp của ông Nguyễn Văn D là bà Vũ C đã được Tòa án triệu tập hợp lệ, song có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, HĐXX căn cứ vào khoản 1 Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, xét xử vụ án theo thủ tục chung.

[2] Về nội dung vụ án:

[2.1] Về quan hệ thừa kế, hàng thừa kế:

Lời khai của các đương sự thống nhất với nhau, thống nhất với kết quả xác minh tại chính quyền địa phương, chứng cứ do bà Đ nộp nên có đủ cơ sở xác định:

Ông Nguyễn Văn Tuyền có tài sản, chết năm 2007 không để lại di chúc, nên phát sinh quan hệ thừa kế tài theo pháp luật.

Ông Tuyền có vợ là bà Đ và 6 người con là các ông (bà): Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn S, Nguyễn Văn D1, Nguyễn Thị K, Nguyễn Thị K1, Nguyễn Thị N.

Do vậy xác định hàng thừa kế thứ nhất của ông Tuyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015  bao gồm 7 người: Bà Đ, Ông D, Ông S, Ông D1, Bà K, Bà K1, Bà N.

[2.2] Về di sản của ông Nguyễn Văn Tuyền để lại thừa kế:

Lời khai của các đương sự thống nhất với nhau, phù hợp kết quả xem xét, thẩm định tài sản tại chỗ, kết quả xác minh tại địa phương, tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ nên có căn cứ xác định di sản mà ông Tuyền để lại là tài sản của ông Tuyền nằm trong khối tài sản chung của ông Tuyền, bà Đ, gồm:

Diện tích đất 360m2 tại thôn H, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương.

Tài sản trên đất gồm:

+ 01 ngôi nhà cấp 4 đã bỏ hoang nhiều năm, xuống cấp nghiêm trọng.

+ 01 bếp đã bỏ hoang nhiều năm, xuống cấp nghiêm trọng.

+ 01 khu công trình phụ đã mất nóc, đổ tường không còn sử dụng.

+ 01 bể nước đã cũ, thủng đáy.

+ 01 sân trạt xi măng.

+ Toàn bộ tường bao xung quanh khu đất 360 m2 cao 1,5 m, tường xây nối liên từ ngôi nhà ra cổng, xây bằng gạch chỉ đều đã xuống cấp.

+ 01 cây nhãn đã chết.

Các tài sản trên đất được kể ra ở trên đều đã hỏng, không thể sử dụng, giá trị còn lại là 0 đồng.

+ 01 đoạn tường gạch ba-banh, dài 15,38 m, cao 1,4 m có trị giá 2.302.500 đồng

+ 01 cổng sắt hai cánh, trị giá 50.000 đồng.

+ 02 cây xoài, đường kính 40cm, trị giá hai cây là 400.000 đồng.

+ 02 cây ổi nhỏ Trị giá là 170.000 đồng.

+ 01 cây nhãn, trị giá 530.000 đồng. Tổng giá trị tài sản là 142.952.500 đồng.

Riêng đối với lán lợp tôn để làm chuồng nuôi gia cầm nằm trên diện tích đất trên thì không thuộc khối tài sản chung của ông Tuyền, bà Đ mà là của ông S.

Đây là khối tài sản chung của vợ chồng bà Đ, nên xét theo phần trong sở hữu chung thì ông Tuyền trước khi chết và bà Đ, mỗi người có phần quyền sử dụng đối với ½ diện tích đất 360 m2 =180m2 đất; quyền sở hữu đối ½ khối tài sản trên đất nêu trên. Tính bằng tiền, thì phần tài sản của mỗi người trị giá là142.952.500 đồng/2 =71.476.250 (bảy mươi mốt triệu, bốn trăm bảy mươi sáu nghìn, hai trăm năm mươi) đồng.

[2.3] Về yêu cầu chia sản thừa kế của nguyên đơn:

- Đối với phần tài sản thuộc phần quyền sử dụng, sở hữu của bà Đ  trong khối tài sản chung của vợ chồng, không phải là di sản thừa kế, cần được giao cho bà Đ sử dụng, sở hữu.

- Đối với phần tài sản của ông Tuyền chết để lại, là di sản thừa kế:

Bị đơn là ông Nguyễn Văn S cho rằng, di sản của ông Tuyền để lại phải được để làm nhà thờ, không được chia. Quan điểm này của ông S là không có căn cứ vì tại điều 609 của Bộ luật dân sự thì cá nhân có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật, nên bà Đ có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế.

Ông Tuyền chết không để lại các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế. Do vậy, Toàn bộ khối di sản trị giá 71.476.250 đồng được chia cho 7 người thừa kế.

Vì những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông D1, bà K, bà K1, bà N đều từ chối nhận di sản, nhường quyền cho bà Đ. Sự từ chối này không nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người thứ 3 nào khác và việc tự nguyện nhường quyền hưởng di sản cho người khác không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo Đ xã hội, nên căn cứ vào khoản 1 Điều 620 của Bộ luật dân sự 2015 cần chấp nhận sự tự nguyện của các đương sự, giao phần di sản thuộc quyền hưởng của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho bà Đ hưởng. Như vậy, tính bằng tiền, phần di sản của ông Tuyền mà bà Đ được hưởng trị giá: (71.476.250 đồng :7) x 5 (phần)= 51.054.000 đồng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015, mỗi đồng thừa kế được hưởng một phần di sản bằng nhau. Như vậy, nếu hưởng theo hiện vật, thì ông D và ông S, mỗi người được hưởng diện tích đất là 180/7 =25.7 m2.So với quy định của UBND tỉnh Hải Dương tại Điều 10 của Quyết định 24/2014/QĐ-UBND ngày 21/11/2014, thì phần diện tích như vậy không đủ điều kiện để tách thửa (điều kiện tách thửa theo quyết định này là tối thiểu đất phải có diện tích là 60 m2). Xét thấy bà Dương Thị Đ hiện tại chỉ có duy nhất quyền sửdụng đất nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng mà không có quyền sử dụng đất, chỗ ở độc lập nào khác; Trong khi đó, bị đơn là ông Nguyễn Văn D yêu cầu hưởng thừa kế là quyền sử dụng đất, ông S không đồng ý chia, nhưng ông D, ông S đều không có nhu cầu đất ở, mà yêu cầu đưa ra chỉ để phục vụ cho việc làm nhà thờ. Nhưng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan lại khẳng định việc xây nhà thờ là việc thỏa thuận của toàn thể anh chị em trong nhà, không phải là việc riêng của ông D; việc thừa kế không liên quan gì đến việc xây nhà thờ. Do đó, Hội đồng xét xử thấy rằng, cần chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Đ, giao cho bà Đ được sử dụng toàn bộ phần di sản thừa kế mà ông Tuyền để lại bằng hiện vật là đất và tài sản trên đất. Bà Đ có trách nhiệm trả phần di sản của ông D, ông S được hưởng bằng tiền, là phù hợp với nhu cầu sử dụng đất hiện tại của bà Đ. Bà Đ phải trả cho ông D, ông S mỗi người một phần di sản, trị giá bằng tiền là 71.476.250 đồng/7 = 10.211.000 đồng là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 660 của Bộ luật dân sự 2015.

[2.4] Đối với tài sản trên đất là lán lợp tôn để làm chuồng nuôi gà vịt tạm thời của ông S, là tài sản hoàn toàn có thể tháo rời và chuyển đi vì chỉ được làm bằng cọc tre, mái tôn, ông S có trách nhiệm tháo dỡ, thu hồi để giao đất cho bà Đ.

[2.5] Về án phí: Bà Dương Thị Đ, ông Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn S được hưởng di sản, nên phải chịu án phí theo quy định. Tuy nhiên, bà Đ là hộ cận nghèo, đề nghị được miễn án phí, nên miễn án phí dân sự sơ thẩm cho bà Đ. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan từ chối hưởng di sản, nên không phải chịu án phí.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào  Điều 609; Điều 612; khoản 1, 2 Điều 620 ; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 651; khoản 2 Điều 660 của Bộ luật dân sự 2015; khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015; Điều 27, 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Khoản 1 Điều 228; Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí và lệ phí tòa án.

Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia thừa kế của bà Dương Thị Đ.

Chấp nhận sự tự nguyện của các ông, bà: Nguyễn Thị K, Nguyễn Văn D1, Nguyễn Thị K1, Nguyễn Thị N về việc từ chối hưởng di sản và nhường quyền hưởng di sản cho bà Dương Thị Đ. Giao cho bà Dương Thị Đ được:

- Sử dụng toàn bộ diện tích đất 360 m2 tờ bản đồ số 2, thửa đất số 142 thuộc thôn H, xã T, huyện B, tỉnh Hải Dương, hiện đang mang tên ông Nguyễn Văn Tuyền trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số E 0482580 do UBND tỉnh Hải Hưng cấp ngày 25/4/1995. Thửa đất có đặc điểm vị trí như sau: Cạnh phía Bắc, dài 20 mét, Giáp với đất của hộ gia đình bà Nhân; Cạnh phía Tây, dài 18 mét, giáp với đường đi của xóm; Cạnh phía Nam, dài 20.2 mét, giáp đường đi của xóm; Cạnh phía Đông dài 17 mét, giáp đất ao của tập thể.

- Sở hữu toàn bộ khối tài sản trên đất gồm:

+ 01 ngôi nhà cấp 4; 01 bếp; 01 khu công trình phụ đã mất nóc; 01 bể nước đã cũ, thủng đáy; 01 sân trạt xi măng; Toàn bộ tường bao xung quanh khu đất 360 m2 cao 1,5 m, tường xây nối liền từ ngôi nhà ra cổng, xây bằng gạch chỉ đều đã xuống cấp; 01 cây nhãn đã chết.

Các tài sản trên đất được kể ra ở trên đều đã hỏng, giá trị còn lại là 0 đồng.

01 đoạn tường gạch ba-banh, dài 15,38 m, cao 1,4 m; 01 cổng sắt hai cánh; 02 cây xoài, đường kính 40cm; 02 cây ổi ; 01 cây nhãn.

Tổng giá trị tài sản gồm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất giao cho bà Đ hưởng là 142.952.500 (một trăm bốn mươi hai triệu chín trăm năm mươi hai nghìn năm trăm) đồng.

Bà Dương Thị Đ phải thanh toán cho ông Nguyễn Văn D và ông Nguyễn Văn S giá trị phần di sản được hưởng, tính bằng tiền (cho mỗi người) là 10.211.000 (mười triệu hai trăm mười một nghìn) đồng.

Kể từ ngày ông Nguyễn Văn D, ông Nguyễn Văn S có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong về khoản tiền nêu trên, bà Đ còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án, theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.

Ông Nguyễn Văn S có nghĩa vụ tháo dỡ, thu hồi toàn bộ phần tài sản là lán lợp tôn nằm trên diện tích đất 360 m2 đất nêu trên, để trả lại đất cho bà Dương Thị Đ. (Kèm theo bản án là sơ đồ hiện trạng tài sản).

2. Về án phí: Bà Dương Thị Đ được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm về việc hưởng di sản thừa kế. Ông Nguyễn Văn D, ông Nguyễn Văn S mỗi người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 510.600 (năm trăm mười nghìn sáu trăm) đồng. Các ông, bà: Nguyễn Thị K, Nguyễn Văn D1, Nguyễn Thị K1, Nguyễn Thị N không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Bị đơn; người đại diện hợp pháp của bị đơn vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày bản án được tống đạt hợp lệ.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu yêu cầu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Tải về
Bản án số 03/2017/DS-ST Bản án số 03/2017/DS-ST

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án/ Quyết định cùng đối tượng

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất