Bản án số 86/2024/KDTM-PT ngày 17/04/2024 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về bảo hiểm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng nội dung
  • Tải về
Tải văn bản
Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 86/2024/KDTM-PT

Tên Bản án: Bản án số 86/2024/KDTM-PT ngày 17/04/2024 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về bảo hiểm
Quan hệ pháp luật: Tranh chấp về bảo hiểm
Cấp xét xử: Phúc thẩm
Tòa án xét xử: TAND TP. Hà Nội
Số hiệu: 86/2024/KDTM-PT
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 17/04/2024
Lĩnh vực: Kinh doanh thương mại
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ/việc: Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án Kinh doanh thương mại thụ lý số
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

1
TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
------------------
Bản án số: 86/2024/KDTM-PT
Ngày: 17/04/2024
V/v: Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Bà Lê Thúy Linh.
Các Thẩm phán: Bà Nguyễn Thị Thuý Hạnh
Bà Phạm Thị Mai
- Thư ký phiên tòa: Thị Thuỳ Dương là Thư ký Tòa án nhân dân Thành phố
Hà Nội
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Nội tham gia phiên tòa:
Nguyễn Thị Hoa - Kiểm sát viên.
Trong các ngày 14,21/12/2023 và 17/04/2024 tại Trụ sở Tòa án nhân dân Thành
phố Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án Kinh doanh thương mại thụ số:
215/2023/TLPT-KDTM ngày 12 tháng 10 năm 2023 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
do bản án Kinh doanh thương mại thẩm s20/2023/KDTM-ST ngày 08 tháng 08
năm 2023 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội bị kháng cáo theo
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 797/2023/QĐ-PT ngày 29 tháng 11 năm
2023 giữa các đương sự:
* Nguyên đơn: Công ty H
Địa chỉ: Tổ F, khu E, phường B, thành phố H, tỉnh Quảng Ninh.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Đỗ Văn T- chức vụ: Tổng giám đốc; mặt.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Quang L, mặt; ông Phạm Sỹ H, vắng
mặt; ông Hồ Sỹ H1, mặt (theo Giấy ủy quyền số HN/LH/2022/GUQ-01 ngày
28/7/2022).
Địa chỉ: Công ty L3, số A Đ, phường T, quận H, thành phố Hà Nội.
* Bị đơn: Tổng công ty cổ phần B3
Địa chỉ: Số H Bà T, phường H, quận H, Hà Nội.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn T1 - chức vụ: Tổng giám đốc;
2
Người đại diện theo ủy quyền: Bà Lê Thị Hương G, có mặt; bà Đinh Thị Kim A,
mặt; bà Hoàng Thị P, có mặt; ông Phí Đăng K, mặt; Ngô Phương A1, vắng mặt
Đặng Thùy L1, mặt (theo giấy ủy quyền số 2417/2023/UQ-B1-PC&KSNB
ngày 11/10/2023).
NỘI DUNG VỤ ÁN:
* Theo đơn khởi kiện các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên
đơn trình bày:
Công ty TNHH H là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận
tải biển. Ngày 17/5/2021, Công ty H kết Hợp đồng thuê tàu định hạn với Công ty L4.
Theo đó, Công ty H cho L4 thuê tàu Công ty H trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để vận
chuyển hàng hóa theo chỉ thị của L4 với cước thuê tàu là 16.500 đô la Mỹ/ngày.
Ngày 3/6/2021, Công ty H ký kết Hợp đồng bảo hiểm P&I tàu biển s 001-
KVDB/21/04.BIEN/HD/00012 ("Hợp đồng bảo hiểm P&I") với Công ty Bảo hiểm
của B1 - một đơn vị thành viên của B3 (Sau đây gọi chung là "B1"). Theo đó, B1 nhận
bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cho tàu Công ty H với phạm vi hoạt động trên
vùng biển quốc tế trong thời hạn từ 12h00 ngày 12/6/2021 đến 12h00 ngày 12/6/2022.
Từ ngày 27/8/2021 đến ngày 5/9/2021, theo chỉ thị của L4, tàu Công ty H nhận
hàng hóa tổng hợp tại cảng S, Trung Quốc để vận chuyển đến cảng K, Ấn Độ, trong đó
bao gồm bhàng nồi hơi, máy đốt lò, hệ thống chuyển tải tro, quạt hơi, thiết bị đốt, ng
chuyền, hệ thống phân tích hơi nước, hệ thống xử khí thải kết cấu thép (Sau đây
gọi chung là hàng tổng hợp”) của Công ty TNHH T4 (viết tắt TWEP”) theo
các Vận đơn số HN87SHAKDL018 đề ngày 1/9/2021 HN87SHAKDL012 đề ngày
3/9/2021.
Từ ngày 8/10/2021 đến ngày 13/10/2021, tàu Công ty H hành trình tới cảng K,
Ấn Độ để trả lô hàng tổng hợp cho TWEP sau đó ra khu neo đchờ chỉ thị về chuyến
hàng tiếp theo.
Từ ngày 15/10/2021 đến ngày 18/10/2021, theo chỉ thị mới của L4, tàu Công ty
H quay trở lại cảng K nhận hàng muối từ Công ty O (viết tắt "OCC") để vận
chuyển tới Oman theo Vận đơn số KDL/HN/21/01 ngày 18/10/2021. Sau khi hoàn tất
việc bốc hàng lên tàu, tàu Công ty H bất ngờ bị bắt giữ theo Lệnh bắt giữ tàu của Tòa
án Ấn Độ vì TWEP đã khởi kiện tàu Công ty H để yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với
lô hàng tổng hợp với số tiền hơn 9 triệu đô la Mỹ. Ngay khi nhận được thông tin, H đã
lập tức thông báo cho B1 để B1 thực hiện trách nhiệm bảo hiểm theo Hợp đồng bảo
hiểm P&I đã ký kết.
Từ ngày 18/10/2021 đến ngày 26/10/2021, B1 đã yêu cầu H cung cấp thông tin
liên quan đến chuyến hàng, đồng thời ủy quyền cho luật và giám định viên do họ chỉ
định tại Ấn Độ để tiến hành giám định thiệt hại hàng hóa giải quyết khiếu nại của
TWEP. Mặc dù H đã thực hiện mọi yêu cầu của B1, tuy nhiên, trong suốt khoảng thời
gian này, B1 đã không cập nhật cho Công ty H bất kỳ thông tin nào liên quan đến tiến
trình giám định và giải quyết khiếu nại để giải phóng tàu Công ty H. Chỉ tới khi Công
ty H bức xúc, phản đối gay gắt, B1 mới bắt đầu cập nhật thông tin cho H.
3
Vào các ngày 8/11/2021 10/11/2021, Công ty H đã yêu cầu B1 họp để trao đổi
về phương án giải phóng tàu do việc giám định thiệt hại thương lượng vẫn chưa có
bất kỳ tiến triển nào. Tại các cuộc họp này, B1 đề xuất phương án giải phóng tàu bằng
việc cung cấp một Thư bảo lãnh cho TWEP để đảm bảo giải quyết khiếu nại của họ và
Công ty H sẽ phải chịu mức phí 1% tổng số tiền bảo lãnh/năm. Công ty H đã chấp
nhận phương án này cảnh báo B1 về rủi ro phải đối mặt với cả khiếu nại của OCC
nếu việc giải phóng tàu vẫn tiếp tục bị chậm trễ.
Từ ngày 12/11/2021 đến ngày 14/11/2021, OCC đã chính thức khiếu nại Công ty
H đối với thiệt hại phát sinh từ việc hàng muối bị lưu giữ lâu ngày trên tàu với số tiền
hơn 3,1 triệu đô la Mỹ. Công ty H đã lập tức thông báo sự việc này cho B1 đề nghị
B1 đưa ra hướng dẫn cụ thể đề triển khai phương án cung cấp Thư bảo lãnh như các bên
đã thống nhất nhằm nhanh chóng giải phóng tàu. Tuy nhiên, B1 lại vi phạm cam kết và
thông báo rằng không thể thu xếp được Thư bảo lãnh vì giám định viên chưa xác định
được giá trị hàng hóa bị thiệt hại nên chưa thế đưa ra số tiền bảo lãnh hợp lý.
Từ ngày 15/11/2021 đến ngày 23/11/2021, tiến trình giám định thiệt hại thương
lượng với TWEP vẫn chưa có thêm bất kỳ tiến triển nào. Vì vậy, sau khi xin ý kiến
được sự chấp thuận bằng văn bản từ B1, H đã chỉ định luật tại Ấn Độ nhằm hỗ trợ
luật sư của B1 trong tiến trình tố tụng tại Tòa án để thúc đẩy nhanh việc giải phóng tàu.
Tuy nhiên, B1 lại liên tục lưu ý Công ty H phải tuân thủ mọi chỉ dẫn của Người bảo
hiểm, không được tự ý can thiệp vào việc bồi thường thiệt hại các công việc khác của
phía bảo hiểm. Thậm chí, B1 còn rút luật sư của họ ra khỏi tiến trình tố tụng tại Tòa án
Ấn Đcho rằng chỉ một luật được quyền đại diện cho phía chủ tàu tham gia
vào tiến trình tố tụng. Do đó, để tuân thủ tuyệt đối mọi chỉ dẫn của B1, H đã buộc phải
chấm dứt việc chỉ định luật sư tại Ấn Độ.
Ngày 24/11/2021, L4 thông báo chấm dứt hợp đồng thuê tàu do tàu đã bị bắt giữ
trên 35 ngày. Ngay sau khi nhận được thông tin này, H cũng đã lập tức thông báo lại
cho B1.
Ngày 3/12/2021, tàu Công ty H tiếp tục bị bắt giữ theo Lệnh bắt giữ tàu thứ hai
của Tòa án n Độ OCC đã chính thức khởi kiện tàu Công ty H để yêu cầu bồi thường
thiệt hại phát sinh từ việc lô hàng muối bị lưu giữ lâu ngày trên tàu với số tiền hơn 3,1
triệu đô la Mỹ. Công ty H cũng đã lập tức thông báo sự việc này cho B1.
Từ ngày 4/12/2021 đến ngày 28/12/2021, do tàu bị bắt giữ lâu ngày, thuyền viên
của tàu Công ty H đã liên tục bị mắc bệnh và gây áp lực đòi rời tàu. Trong khi đó, công
tác giám định thiệt hại tiến trình thương lượng, trao đổi với TWEP/ Tòa án Ấn Độ
do luật giám định viên được B1 chỉ định phụ trách vẫn chưa đạt được bất kỳ kết
quả nào.
Ngày 29/12/2021, B1 gửi công văn số 214/2021/CV-B1 QN cho Công ty H thông
báo sẽ giải quyết khiếu nại của H về chi phí y tế cho các thuyền viên. Tuy nhiên, B1 lại
từ chối giải quyết khiếu nại của OCC cho rằng khiếu nại này không thuộc trách nhiệm
của Hợp đồng bảo hiểm P&I, đồng thời phủ nhận trách nhiệm giải phóng tàu của Người
bảo hiểm.
4
Không đồng ý với quan điểm của B1, ngày 31/12/2021, H đã gửi ng văn số
168/2021/BH-HN để phản hồi B1. Trong đó, ng ty H đã nêu việc cung cấp bảo
lãnh để giải phóng tàu trách nhiệm của Người bảo hiểm theo khoản 4 Điều 55 Luật
kinh doanh bảo hiểm khiếu nại của OCC là hậu quả trực tiếp của việc B1 không thực
hiện đúng trách nhiệm của Người bảo hiểm. Theo đó, Công ty H đề nghị B1 nhanh
chóng thu xếp bảo lãnh để giải phóng tàu Công ty H bảo vệ Công ty H trước khiếu
nại của OCC.
Ngày 11/1/2022, sau rất nhiều lần được Công ty H yêu cầu, B1 mới đồng ý làm
việc cùng Công ty H đề thống nhất phương án giải phóng tàu và giải quyết dứt điểm các
khiếu nại về hàng hóa. Tại cuộc họp này, H đã đề xuất B1 để H được chđộng trao đổi,
thương lượng với TWEP và OCC thay vì chờ đợi kết quả làm việc của luật sư và giám
định viên do B1 chỉ định. B1 cũng đã thừa nhận những sai sót, chậm trễ trước đây, cam
kết sẽ cùng đồng hành, phối hợp với H để giải phóng tàu Công ty H đồng ý để Công
ty H chủ động thỏa thuận thương lượng với OCC và TWEP để giải phóng tàu. Theo đó,
mọi thiệt hại, chi phí, trách nhiệm sẽ được H B1 thỏa thuận và phân bố tại giai đoạn
sau.
Từ ngày 12/1/2022 đến ngày 28/1/2022, H đã gửi B1 dự thảo Biên bản làm việc
ngày 11/1/2022 để B1 xem xét, đóng góp ý kiến nhằm triển khai kết thực hiện.
Tuy nhiên, B1 lại cho rằng biên bản dthảo này không phản ánh đúng ý chí của B1
trong cuộc họp và từ chối ký nhưng lại không chỉ rõ nội dung nào trái với ý chí của B1
và cũng không đưa ra bất kỳ sửa đổi, bổ sung nào để các bên cùng nhau xem xét, hoàn
thiện, và ký kết biên bản dự thảo.
Công ty H đã thuê luật sư (được sự đồng ý của B1) để tự thỏa thuận với OCC và
TWEP nhằm giải phóng tàu Công ty H. Từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2022, ng ty H
đã liên tục cập nhật tiến trình đàm phán, thương lượng với OCC TWEP cho B1 để
B1 xem xét cho ý kiến. Tuy nhiên, trái với tinh thần cuộc họp nêu trên, trong suốt
thời gian này, B1 chỉ ghi nhận thông tin phó mặc cho Công ty H tự xoay xở, giải
quyết mà không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn, ý kiến nào.
Tới các ngày 16/3/2022 và 23/3/2022, Công ty H đã lần lượt đạt được thỏa thuận
giải quyết khiếu nại về tổn thất hàng hóa với OCC và TWEP lần lượt mức 325.000 đô
la Mỹ và 750.000 đô la Mỹ. Theo đó, tới ngày 1/4/2022, tàu Công ty H mới chính thức
được giải phóng.
Ngày 5/4/2022, H đã gửi công văn số 01/CVHN cho B1 thông báo toàn bộ thiệt
hại của H phát sinh từ việc tàu Công ty H bị bắt giữ hơn 96 tỷ đồng đề nghị B1
thựchiện trách nhiệm bảo hiểm của mình. Tuy nhiên, tới thời điểm này, B1 vẫn chưa
đưa ra bất kỳ ý kiến nào về việc giải quyết khiếu nại bảo hiểm của H.
Căn cứ pháp lý:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung
năm 2010), trong phạm vi số tiền bảo hiểm, Doanh nghiệp Bảo hiểm phải trả cho người
được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm
trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba. Theo đó, B1 phải trả cho Công ty H những
5
khoản tiền mà Công ty H đã thanh toán cho TWEP và OCC để giải quyết các khiếu nại
về hàng hóa của họ.
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật kinh doanh bảo hiểm, ngoài việc trả tiền bồi thường
nêu trên, doanh nghiệp Bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết
tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba lãi phải trcho người thứ ba do
người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp Bảo
hiểm. Theo đó, B1 phải trả cho Công ty H các chi phí giám định, chi phí pháp lý H
đã phải tự chi trả để thương lượng, giải quyết khiếu nại của TWEP và OCC.
Căn cứ khoản 4 Điều 55 Luật kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp Người được
bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho tài sản không bị lưu gi
hoặc để tránh việc khởi kiện tại Tòa án thì theo yêu cầu của Người được bảo hiểm,
Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc qutrong phạm vi số tiền
bảo hiểm. Tuy nhiên, trong vụ việc này, B1 đã không thu xếp bảo lãnh để giải phóng
tàu Công ty H, dẫn đến việc tàu bị bắt giữ lâu ngày kéo theo hàng loạt các chi p
thiệt hại phát sinh.
Căn cứ khoản 1 Điều 419, Điều 13, Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều302 Luật Thương mại năm 2005, B1 trách nhiệm bồi thường cho Công ty H
những chi phí, thiệt hại phát sinh từ việc B1 không thực hiện đúng trách nhiệm của
Người bảo hiểm theo luật định cũng như theo Hợp đồng bảo hiểm P&I.
Yêu cầu khởi kiện: Công ty H đề nghị Tòa án giải quyết buộc B1 phải thanh
toán và bồi thường như sau:
- Sốtiền giải quyết đối với các khiếu nại về ng hóa:
+ Số tiền giải quyết đối với khiếu nại của OCC: 325.000 USD.
+ Số tiền giải quyết đối với khiếu nại của TWEP: 750.000 USD.
- Chi phí giám định, chi phí pháp liên quan đến việc giải quyết khiếu nại
về hàng h:
+ Phí thuê giám định viên từ A LLP để giám sát việc dỡ hàng muối khỏi tàu:
2.687,57 USD.
+ Phí dịch vpháp của Công ty H2 trao đổi, làm việc, đàm phán, thương lượng
với các bên liên quan: 814.000.000 đồng.
- Các chi phí, thiệt hại phát sinh do B1 không thực hiện đúng trách nhiệm
của Người bảo hiểm:
+ Thiệt hại kinh doanh do tàu bị bắt giữ trong 165 ngày và không được tính vào
chi phí cho L4 thuê tàu: 2.722.500 USD.
+ Chi phí dầu FO: 261.391,13 USD.
+ Chi phí dầu DO: 14.817 USD.
+ Chi phí dầu nhờn: 142.086.000 đồng.
+ Phí đăng kiểm phát sinh do tàu không thể đăng kiểm đúng kế hoạch tại Việt
Nam: 18.492,84 USD.
6
+ Phí dịch vụ của Đại tàu hỗ trợ làm thủ tục đăng kiểm tại Ấn Độ: 13.847USD.
+ Phí neo đậu, cảng phí: 6.086 USD.
+ Phí bảo dưỡng, sửa chữa tàu do tàu bị bắt giữ trong thời gian dài: 638.716.320
đồng.
Tổng cộng: 4.114.821,54 USD và 1.594.802.320 đồng.
Quy đổi ra VNĐ: 96.791.198.648 (Tỷ giá chuyển đổi USD/VND = 1/23.135)
Ngoài ra Công ty H yêu cầu B1 thanh toán cho Công ty H tiền lãi phát sinh từ
việc chậm thanh toán các khoản tiền nêu trên tính từ ngày hết thời hạn thanh toán theo
yêu cầu của H từ (ngày 24/4/2022) cho đến khi thanh toán xong theo lãi suất 10%/năm.
Tạm tính từ ngày 24/4/2022 đến ngày 25/8/2022 (4 tháng 5 ngày) số tiền lãi
3.344.135.118 đồng
* Bị đơn trình bày:
1. Về cơ sở pháp lý áp dụng đối với vụ việc
Bên cạnh các quy định pháp luật Việt Nam hiệu lực tại thời điểm xảy ra vụ
việc tranh chấp, theo Hợp đồng bảo hiểm P&I, H B1 đều đã tự nguyện thỏa thuận,
thống nhất áp dụng "Bảo hiểm TNDS chủ tàu (P&I) theo Quy tắc bảo hiểm của Hội
"Maritime Mutual Insurance Association" (sau đây gọi tắt "Quy tắc Hội M"). vậy,
các nội dung của bản Quy tắc Hội M này giá trị ràng buộc với tất cả các bên, H
B1 đều phải tuân thủ Quy tắc Hội M.
2. Đối với yêu cầu của Công ty H liên quan đến thực hiện nghĩa vụ trả tiền
bảo hiểm theo quy định tại Hợp đồng bảo hiểm P&I
2.1 B1 không trách nhiệm phải thanh toán cho Công ty H các khoản tiền
Công ty H đã thanh toán cho TWEP OCC để giải quyết các khiếu nại vhàng
hóa của họ cũng như các chi phí liên quan đến việc giải quyết các khiếu nại này cho
Công ty H vì các khiếu nại này không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc thuộc
phạm vi loại trừ theo Hợp đồng bảo hiểm P&I. Cụ thể:
* Đối với khiếu nại về hàng hoá của TWEP
- Công ty H đã không thông báo cho B1/Hội M để tổ chức thực hiện giám định
hàng hóa đối với lô hàng thép trước khi xếp hàng lên tàu bởi giám định viên do B1/Hội
M chấp thuận (trong hồ sơ ván không có bất cứ tài liệu nào có liên quan thể hiện việc
"Lô hàng tổng hợp" (lô hàng thép) đã được thực hiện giám định bởi giám định viên do
B1/Hội M chấp thuận trước khi được xếp lên tàu)". Theo quy định tại Mục (xii), khoản
19, Điều 4. Rủi ro được bảo hiểm (Rule4. Risks covered), Phần 1. Bảo vệ Bồi thường
(Class 1. Protection & Indemnity) Quy tắc Hội M Trang 3 Bản chào phí Hội M
gửi cho Công ty H ngày 25/5/2021 thì B1/M sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả
các khiếu nại phát sinh từ việc vận chuyển các sản phẩm thép mà không tiến hành hoạt
động giám định trước khi xếp hàng được thực hiện bởi giám định viên do B1/Hội M
chấp thuận.
- H đã thông báo tổn thất muộn so với quy định trên Hợp đồng bảo hiểm P&I đã
ký kết (cần thông báo bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất).
7
Cụ thể, thông tin tổn thất về hàng hóa đã được thuyên viên/thuyền trưởng tàu Công ty
H biết vào các kháng nghị thư của chủ hàng thép TWEP từ ngày 08/10/2021 nhưng
chỉ đến khi tàu bị bắt giữ vào ngày 18/10/2021 B1 Hội M mới nhận được thông tin
từ H. Do đó, căn cứ quy định tại điểm 9.1, Điều 9 Hợp đồng bảo hiểm P1 đã ký, B1 sẽ
không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất vật chất hay trách nhiệm phát sinh từ tổn
thất đó nếu H không gửi văn bản thông báo tổn thất trong thời hạn theo Hợp đồng bảo
hiểm P&I.
Căn cứ các nội dung trên và căn cứ quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 17 Luật
kinh doanh bảo hiểm, B1 không có trách nhiệm phải thanh toán/chi trả cho Công ty H
khoản tiền liên quan đến khiếu nại của TWEP.
* Đối với khiếu nại về hàng hóa của OCC
- Khiếu nại về hàng hóa của OCC phát sinh từ việc hủy bỏ Hợp đồng thuê tàu để
vận chuyển hàng muối. Do tàu Công ty H bbắt giữ, ng muối đã xếp lên tàu
nhưng không được vận chuyển gây thiệt hại kinh doanh cho OCC (do Người mua hàng
đã hủy bỏ hàng của OCC yêu cầu OCC bồi thường thiệt hại) dẫn đến H bị OCC
khiếu nại. Như vậy, căn cứ quy định tại mục e, khoản 1, Điều 8 Các rủi ro khác bị loại
trừ, Phần 1 - Bảo vệ bồi thường, Quy tắc Hội M thì các tổn thất liên quan đến các
khiếu nại của OCC thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
- Trường hợp khiếu nại của OCC có bao gồm tổn thất phát sinh từ việc chậm trễ
giao hàng thì cũng thuộc trường hợp bị loại trừ theo mục g, khoản 1, Điều 8. Các rủi ro
khác bị loại trừ. Phần 1. Bảo vệ và bồi thường, Quy tắc Hội M.
- Trong trường hợp tổn thất liên quan đến khiếu nại của OCC tổn thất phát sinh
từ việc Tàu Công ty H bị bắt giữ lần 1, thì B1 cũng không chịu trách nhiệm về tổn thất
này, căn cứ theo Khoản 3, Điều 325 về "Miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm", Bộ
luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2018) và Mục d, Điều 29.
Loại trừ cụ thể (Rule 29. Specific Exclusion) Phần Quy tắc chung (General Rules of the
Association), Quy tắc Hội M.
Căn cứ các nội dung trên, B1 không trách nhiệm phải thanh toán/chi trả cho
Công ty H khoản tiền liên quan đến khiếu nại của OCC.
* Đối với chi phí giám định, chi phí pháp liên quan đến việc giải quyết
tranh chấp về trách nhiệm đối với TWEP, OCC
- Đối với khoản phí thuê giám định viên từ Aeghiscorp Maritime Venture LLP để
giám sát việc dỡ lô hàng muối khỏi tàu:
+ Do chi phí thuê giám định viên để giám sát việc dỡ lô hàng muối ra khỏi tàu là
tổn thất phát sinh từ việc hủy bỏ hợp đồng thuê tàu để vận chuyển hàng muối nên chi
phí này không thuộc phạm vi bảo hiểm cũng như B1 không trách nhiệm chi trả chi
phí này vì thuộc phạm vi loại trừ theo Quy tắc Hội M (mục e, khoản 1, Điều 8. Các rủi
ro khác bị loại trừ (Rule 8. Other risks excluded), Phần 1. Bảo vệ và bồi thường (Class
1. Protection & Indemnity).
+ Nếu như cho rằng chi phí giám sát việc dỡ lô hàng muối ra khỏi tàu là tổn thất
phát sinh từ việc Tàu Công ty H bị bắt giữ thì B1 cũng không phải chịu trách nhiệm về
8
tổn thất/chi phí này, căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 325, Bộ luật Hàng hải Vit
Nam và quy định tại mục d, Điều 29. Loại trừ cụ thể (Rule 29. Specific Exclusion) Phần
Quy tắc chung (General Rules of the Association), Quy tắc Hội M.
- Đối với khoản phí dịch vụ pháp của Công ty H2 trao đổi, làm việc, đàm phán,
thương lượng với các bên liên quan:
+ Chi phí pháp lý này liên quan đến việc xử lý các yêu cầu bồi thường của OCC
và TWEP. Do các tổn thất của TWEP và OCC đều thuộc Điều khoản loại trừ và không
thuộc phạm vi bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm P&I đã kết nên khiếu nại chi phí
pháp phát sinh này cũng không thuộc phạm vi bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm P&I
đã ký kết.
+ Ngoài ra, chi phí pháp này cũng thể được hiểu tổn thất xảy ra do tầu
Công ty H bị bắt giữ (Hợp đồng dịch vụ pháp lý được ký kết vào ngày 18/11/2021, xảy
ra sau thời điểm tàu Công ty H bị bắt giữ lần 1 ngày 18/10/2021) nên B1 không nghĩa
vụ thanh toán chi phí này, căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 325, Bộ luật Hàng hải
Vit Nam và quy định tại mục d, Điều 29. Loại trừ cụ thể (Rule 29. Specific Exclusion)
Phần Quy tắc chung (General Rules of the Association), quy tắc Hội M.
Căn cứ các nội dung trên, B1 không nghĩa vụ phải thanh toán chi phí giám
định, chi phí pháp liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với
TWEP, ОСС.
2. Cần làm lại trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong trường hợp
này có thực sự thuộc về Công ty H.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 55 về "Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm" Luật
kinh doanh bảo hiểm: "Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp Bảo hiểm phải
trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền theo quy định của pháp luật người
được bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba". Như vậy, một trong những
yếu tố quan trọng cần xem xét đến khi chi trả bảo hiểm trách nhiệm dân sự trách
nhiệm dân sự đó phải thuộc về Người được bảo hiểm. Tuy nhiên, việc xác định yếu tố
này trong vụ việc của tàu Công ty H còn nhiều điểm chưa được làm rõ. Cụ thể:
- Theo thông tin tại Đơn khởi kiện của H thì H cho Công ty L4 thuê tàu theo Hp
đồng thuê tàu định hạn các sự kiện liên quan đến Tàu Công ty H xảy ra trong thời
gian L4 thuê tàu. Hiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam có quy định về quyền nghĩa vụ
của các bên trong việc thuê tàu định hạn. Tuy nhiên, Điều 218 về "Nguyên tắc áp dụng
quy định pháp luật trong hợp đồng thuê tàu" tại Bộ luật Hàng hải Vit Nam cũng quy
định: "Các quy định liên quan đến quyền nghĩa vụ của chủ tàu người thuê tàu quy
định tại Chương này chỉ áp dụng khi chủ tàu người thuê tàu không có thỏa thuận
khác". Do hiện nay trong hồ sơ vụ án chưa có Hợp đồng ký giữa L4 TWEP, OCC
các tài liệu liên quan... nên chưa đủ căn cứ xác định quyền nghĩa vụ của các bên, đặc
biệt thỏa thuận về chủ thể chịu các trách nhiệm dân sự liên quan (và/hoặc việc chia
sẻ trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra tổn thất).
- Mặt khác, theo Email ngày 09/11/2021, Hội M nhận định "Người thuê tàu" (có
thể L4 hay bên thứ ba khác) sẽ chủ thể phải chịu 100% trách nhiệm đối với thiệt
hại hàng hóa (được cho là phát sinh từ việc xếp hàng, buộc dây, dỡ hàng, lưu kho hoặc
9
xử khác hàng hóa). Việc này đã được quy định tại Hợp đồng thuê tàu (Điều khoản
27).
- Trong vụ việc này, H đã cung cấp cho Tòa án các Thỏa thuận giải quyết (ký
ngày 16/3/2022 với OCC ngày 23/3/2022 với TWEP). Tuy nhiên, các thỏa thuận y
không hề viện dẫn hay ghi nhận sở, căn cứ cụ thể nào để khẳng định rằng H bên
có trách nhiệm bồi thường cho TWEP, OCC.
B1 cho rằng hiện không có cơ sở để khẳng định trách nhiệm dân sự đối với Bên
thứ 3 thực sự là thuộc về H. Không thể loại trừ trường hợp trách nhiệm này thuộc về L4
(hoặc bất kỳ bên thứ 3 nào khác). Trong trường hợp trách nhiệm dân sự đối với Bên thứ
ba (TWEP, OCC) không phải của H thuộc vL4 (hoặc bất kỳ bên thứ 3 nào khác)
thì Công ty H không có cơ sở để yêu cầu B1 phải chi trả tiền bảo hiểm/bồi thường thiệt
hại cho Công ty H dưới bất kỳ góc độ nào. Do đó, B1 kính đề nghị Quý Tòa xác minh
phạm vi trách nhiệm của L4 (hoặc bên thứ ba khác liên quan) Công ty H tại vụ
việc này đến đâu. Việc này nhằm xác định trách nhiệm dân sự đối với TWEP OCC
thuộc về ai, trong đó đặc biệt cần làm rõ trách nhiệm của L4 (hoặc bên thứ ba khác liên
quan - nếu có) với các thiệt hại liên quan đến con tàu trong thời gian thuê. Trên sở
làm rõ vấn đề này, mới xác định được các trách nhiệm khác phát sinh liên quan của các
bên trong vụ việc.
Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại
Công ty H căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 419, Điều 13, Điều 360 Bộ luật dân
sự năm 2015 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 để yêu câu B1 bồi thường chi
phí, thiệt hại phát sinh nêu tại Mục C, Đơn khởi kiện. Đối với nội dung này, B1 khẳng
định yêu cầu này của H là không có cơ sở, bởi lẽ:
* Xét trên phương diện quan hệ bảo hiểm theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm,
pháp luật về hàng hải, B1 không chịu trách nhiệm đối với tổn thất/chi phí này, vì:
- Đây các chi phí, thiệt hại thuộc về Điều hành quản trị u, không phải
trách nhiệm dân sự của H đối với bất kỳ bên thứ ba nào nên không thuộc đối tượng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự.
- Nếu như cho rằng các chi phí này tổn thất xảy ra, chi phí phát sinh do u
Công ty H bị bắt giữ thì B1 không chịu trách nhiệm về tổn thất/chi phí này căn cứ theo
quy định tại khoản 3, Điều 325, Bộ luật Hàng hải Vit Nam, quy định tại Quy tắc Hội
M (Mục d, Điều 29. Loại trừ cụ thể (Rule 29. Specific Exclusion) Phần Quy tắc chung
(General Rules of the Association) Mục g, khoản 1, Điều 8. Các rủi ro khác bị loại
trừ (Rule 8. Other risks excluded), Phần 1. Bảo vệ bồi thường (Class 1. Protection
& Indemnity).
* Xét trên phương diện quan hệ bồi thường theo pháp luật dân sự, H cũng không
có bất cứ cơ sở pháp lý nào để yêu cầu B1 bồi thường cho H, vì:
- B1 đã thực hiện đúng đầy đủ trách nhiệm của Người bảo hiểm và không vi
phạm bất kỳ nghĩa vụ nào của Hợp đồng bảo hiểm P&I và các văn bản, thỏa thuận khác
đã ký kết (B1 không có hành vi vi phạm hợp đồng).
10
- Thực tế, theo nội dung Đơn khởi kiện các hồ tài liệu do Công ty H cung
cấp, Công ty H chưa làm rõ được các thông tin, căn cứ để chứng minh các chi phí phát
sinh, thiệt hại mà Công ty H liệt tại Mục này là xuất phát từ hành vi vi phạm (nếu có)
của B1.
Từ những luận cứ nêu trên, B1 kính đề nghị Toà án nhân dân Quận Hoàn Kiếm,
thành phố Nội bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty H với B1 do không n
cứ pháp lý và không phù hợp với thực tiễn diễn biến vụ việc.
Tại bản án Kinh doanh thương mại thẩm số 20/2023/KDTM-ST ngày 08/08/2023
của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty H đối với Tổng công ty Cổ phần B3.
2. Buộc Tổng công ty Cổ phần B3 phải thanh toán cho Cônng ty H stiền (tính
đến ngày 05/08/2023) như sau:
Tiền gốc: 99.215.347.833 đồng
Tiền lãi: 17.360.911.255 đồng
Tổng cộng: 116.576.259.088 đồng
Tổng công ty Cổ phần B3 phải tiếp tục trả lãi phát sinh trên số nợ gốc chưa thanh
toán theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương
ứng với thời gian chậm trả kể từ ngày 06/8/2023 cho đến khi Tổng công ty Cổ phần B3
trả hết nợ cho Công ty H.
Ngoài ra bản án còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ngày 17/8/2023 Tổng công ty Cổ phần B3 có
đơn kháng cáo đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm.
Ngày 29/8/2023 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Nội quyết định số
10/QĐ-VKS-KDTM kháng nghị bản án thẩm số 20/2023/KDTM-ST ngày
08/08/2023 của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm. Đề nghị cấp phúc thẩm sửa bản án
sơ thẩm không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty H.
Tại phiên toà, Đại diện VKSND thành phố Nội đề nghị HĐXX giữ nguyên
nội dung kháng nghị và nêu quan điểm có nội dung chính:
Về thủ tục tố tụng: Toà án nhân dân Thành phố Nội tiến hành thụ giải
quyết vụ án đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán, HĐXX và việc chấp hành pháp luật
của nguyên đơn, người kháng cáo đúng qui định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Xét kháng cáo của bị đơn:
- Về tố tụng tại cấp sơ thẩm:
+ Quan hệ pháp luật tranh chấp thẩm quyền giải quyết cấp thẩm xác định đúng
quy định của pháp luật
11
+ Về thu thập chứng cứ: Tài liệu nguyên đơn giao nộp thư kháng nghị hàng hải, thoả
thuận giải quyết giữa Công ty H với TWEP OCC đều bản dịch không được hợp
pháp hoá lãnh sự.
- Về nội dung của bản án sơ thẩm:
+ Luật áp dụng: Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Hợp đồng bảo hiểm và Điều 11 (mục
11.2) các thoả thuận khác, Toà án cấp thẩm chỉ áp dụng Luật Việt Nam mà không áp
dụng quy tắc bảo hiểm của M là chưa xem xét toàn diện nội dung vụ việc.
+ Xác định thời điểm xảy ra tổn thất và thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm: Căn cứ thư kháng
nghị hàng hải từ ngày 8,10,11/10/2021 là thời điểm phát sinh tổn thất. Đến ngày 18/10
tàu Công ty H bị bắt giữ thì B1 mới biết được sự việc. Do đó H vi phạm vthời hạn
thông báo theo Điều 9 của Hợp đồng.
+Lô hàng vận chuyển 127 kiện hàng thép nhưng không giám định của M theo quy
định tại mục xii mục 19 quy tắc 4, nhóm I – Bảo vệ bồi thường điểm d Quy tắc 29
của Hội M, B1 không phải bảo hiểm đối với mặt hàng thép và tàu bị bắt giữ.
+ Công ty H yêu cầu B1 bồi thường 750.000 USD là số tiền H TWEP thoả thuận giải
quyết bồi thường. Tuy nhiên Hợp đồng bảo hiểm quy định mức khấu trừ 25.000 USD
đối với hàng hoá thép trong mỗi chuyến đi. Án sơ thẩm chấp nhận bồi thường 750.000
USD là chưa đúng quy định về mức khấu trừ.
+Số tiền giải quyết khiếu nại hàng hoá của OCC, Công ty H yêu cầu B1 bồi thường
325.000 USD. Khiếu nại của OCC thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm n
cứ quy định tại mục e,g khoản 1 Điều 8 các rủi ro khác bị loại trừ thuộc phần 1 Bảo
vệ và bồi thường; mục d Điều 29. Loại trừ cụ thể, Phần quy tắc chung – Bộ quy tắc Hội
M.
- Về việc phát hành bảo lãnh giải phòng u: Theo quy tắc 22 Bộ quy tắc Hội M bên bảo
hiểm không nghĩa vụ cung cấp bảo lãnh giải phóng tàu nên các chi phí thiệt hại do
tàu chậm được giải phóng không phải nghĩa vụ của B1 nên yêu cầu thanh toán các
thiệt hại không có cơ sở chấp nhận.
- Tại phiên toà B1 đồng ý hỗ trợ cho nguyên đơn 10 tỷ đồng nên ghi nhận sự tự nguyện
của đương sự
Đề nghị HĐXX: Áp dụng Điều 278,279, khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị
quyết 326/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:
Xử: Chấp nhận kháng nghị số 10/QĐ-VKS-KDTM ngày 29/8/2023 của VKSND Thành
phố Hà Nội và chấp nhận kháng cáo của bị đơn
Sửa bản án KDTM sơ thẩm theo hướng bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn hỗ trợ cho nguyên đơn 10 tỷ đồng.
Bị đơn không phải chịu án phí KDTM phúc thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
12
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả
việc tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên, các quy định của pháp luật, Hội
đồng xét xử nhận định:
[1]. Về thẩm quyền giải quyết: Theo đơn khởi kiện, nguyên đơn yêu cầu bị đơn
bồi thường thiệt hại phát sinh theo Hợp đồng bảo hiểm s 001-
KVDB/21/04.BIEN/HD/00012 ngày 03/6/2021. Do đó quan hệ pháp luật đây được
xác định là tranh chấp hợp đồng bảo hiểm thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp
huyện. Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm (nơi bị đơn có trụ sở) giải quyết tranh chấp
đúng thẩm quyền.
[2]. Về áp dụng pháp luật:
Ngày 03/06/2021 Công ty H (người được bảo hiểm) Công ty B1 đơn vị thành
viên của Tổng công ty Cổ phần B3 (người bảo hiểm, viết tắt B1) kết hợp đồng bảo
hiểm số 001-KVDB/21/04.BIEN/HD/00012 về việc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
tàu (P&I) cho tàu Công Ty H của Công ty H.
+ Điều 2: Đối tượng bo him: B1 bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cho tàu
Công ty H/XVGJ7/9316969 với phạm vi hoạt động trên vùng biển Viễn Đông, châu Á,
bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ Dương, vịnh Ba Tư và biển Đỏ có thể nằm trong giới hn
bảo hiểm.
+ Điều 3: Điều kiện, điều khon bo him: các bên tham gia tha thun áp dng
Quy tắc/Điều khon chính cùng các Điều khon b sung, loi tr trách nhim bo him
ới đây: Bảo him TNDS ch tàu (P&I) theo Quy tc bo him ca hội “M.
+ Điều 4: Thời hạn bảo hiểm từ 12 giờ ngày 12/6/2021 đến 12 giờ ngày 12/6/2022
(giờ GMT).
+ Điều 5: Số tiền/Mức trách nhiệm bảo hiểm và mức khấu trừ: 100.000.000USD
cho mỗi vụ tai nạn hoặc sự cố, mức khu tr 20.000USD đối vi các khiếu ni v hàng
hóa cho mi chuyến hàng, 25.000USD đối với các khiếu nại về hàng thép cho mi
chuyến hàng.
+ Điều 9: Giám định tn tht và bồi thường: Trong trường hp xy ra tn tht,
Bên được bo him có trách nhiệm thông báo ngay cho Bên bảo him bằng đin thoi
theo s 0942898828/1900969609/18006065 và sau đó phi có văn bản thông báo trong
thi hn 05 ngày làm vic k t ngày xy ra tn thất, được gửi đến địa ch của Bên bảo
him th hin ti Hợp đng này. Trong mọi trường hợp, Bên bảo him s không chịu
trách nhiệm đối vi nhng tn tht vt cht hay trách nhim phát sinh t tn thất đó nếu
Bên bảo hiểm không gửi văn bản thông báo tn tht trong thi hạn trên.
Ngày 3/6/2021 B1 đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm P&I s 001-
KVDB/21/04.BIEN/GCN/00018 trong đó ghi rõ được tham gia với hội M”, Điều kiện
bảo hiểm M
Phạm vi bảo hiểm của Tàu Công ty H được thực hiện vùng biển nước ngoài. Do
đó các bên thoả thuận áp dụng quy tắc bảo hiểm của Hội M (Hội bảo hiểm trách nhiệm
dân sự hỗ trợ pháp cho các chủ tàu trên thế giới) là phù hợp với hoạt động hàng
hải theo quy định tại Bộ luật hàng hải bởi khi hoạt động trên vùng biển Quốc tế xảy ra
13
sự kiện bảo hiểm, trên cơ sở tái bảo hiểm cho Hội M, B1 đề nghị M hỗ trợ kịp thời khi
tàu xảy ra sự kiện bảo hiểm. Mặt khác tại đơn yêu cầu Bảo hiểm và mẫu đơn xuất nhập
cảnh, Tổng giám đốc công ty H ngày 26/5/2021, H đã đồng ý tham gia bảo hiểm với
hội M. Ngày 2/6/2021 Hội M đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm và gia nhập của tàu số
C21/41622 cho Công ty H.
Việc tham gia quy tắc bảo hiểm của hi M đưc nhn mnh và ghi nhn c Điu
2, Điều 3 ca Hợp đồng bo hiểm. Điều này là tha thun t nguyn phù hp vi quy
định tại khoản 3 Điều 5 Bộ luật hàng hải:
3. Trong trường hợp Bộ luật này quy định hoặc các bên thỏa thuận trong
hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với quan hệ hợp đồng
liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam.
Đối chiếu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại khoản 2 Điều
3 BLDS 2015: nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình trên sở tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. Mọi cam kết, thoả thuận
không vi phạm Điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối
với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Ngoài ra tại Điều 11 hợp đồng bảo hiểm quy định:
11.2: Luật áp dụng: theo pháp luật của nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt
Nam.
11.3: Trường hợp sự không thống nhất, ghi nhận khác nhau về cùng một nội
dung giữa quy tắc, Điều kiện, Điều khoản áp dụng với Hợp đồng giữa các bộ phận
cấu thành của Hợp đồng với nhau thì các bên thoả thuận ưu tiên áp dụng Hợp đồng này.
Như vậy việc các bên thỏa thuận áp dụng quy tắc, Điều kiện, Điều khoản bảo
hiểm của hội M không vi phạm điều cấm, không trái nguyên tắc bản của pháp luật
Việt Nam. Do đó quy tắc hội M được áp dụng để giải quyết tranh chấp.
TAND qun Hoàn Kiếm cho rng ti hợp đng các bên đã tha thun lut áp
dng: theo pháp lut Vit Nam được quy định tại mục 11.2, từ đó ch áp dng theo quy
định ca Lut Việt Nam (Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật hàng hải, Bộ luật dân sự)
mà không xem xét quy định tại mục 11.3 ưu tiên áp dụng hợp đồng khi sự không
thống nhất với nhau về quy tắc, Điều kiện, Điều khoản áp dụng với Hợp đồng giữa
các bộ phận cấu thành của hợp đồng đây Quy tắc bảo hiểm của M không phù
hợp với ý chí các bên đã thoả thuận.
[3]. Vthời điểm xảy ra tổn thất: Hoạt động ca tàu Hải Nam 87 từ ngày
8/10/2021 đến ngày 13/10/2021 hành trình tới cảng K, Ấn Độ để trả hàng tổng hợp
cho TWEP và bị bắt giữ ngày 18/10/2021 theo lệnh của Toà án Ấn Độ. Trong các ngày
08,10,11,12/10/2021 tàu Công ty H đã ký thư kháng ngh hàng hi của TWEP, nội dung
th hiện các kiện hàng bị hỏng như bị xước, p méo, uốn cong, han gỉ…Kháng
nghị ghi tàu Hải Nam phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất phát sinh từ sự việc này.
Như vậy, ngày 08/10/2021 là thời điểm bắt đầu sự kiện tổn thất xảy ra bởi
kháng nghị của TWEP đã nêu các kiện hàng bị hỏng tàu Hải Nam phải chịu
14
trách nhiệm về mọi tổn thất phát sinh từ sự việc này. Hải Nam đã được TWEP cho biết
về hàng tổn thất nhưng Công ty H không thông báo cho B1 trong thời hạn theo
quy định tại Điều 9 ca hợp đồng phải thông báo ngay theo số điện thoại ghi trên hợp
đồng sau đó phi có văn bản thông o trong thi hn 05 ngày làm việc. Đến ngày
18/10/2021 khi tàu Hi Nam 87 b bt gi thì Công ty H mới thông báo cho B1. Điều
này cho thấy Công ty H đã vi phm v thi hạn thông o tn thất được quy định tại
Điều 9 của Hợp đồng bo hiểm, do đó B1 không phải chịu trách nhiệm bảo him khi
người được bảo hiểm không thông báo trong thời hạn nêu trên.
Bản án thẩm xác định ngày xảy ra tổn thất ngày 17/10/2021 (ngày TWEP
nộp đơn khiếu nại đến Toà án Ấn Độ yêu cầu bồi thường) bởi thư kháng nghị hàng hải
vào ngày 8/10/2021 TWEP chưa đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại cụ thể.
HĐXX thấy rằng: Các thư kháng nghị hàng hải đã nêu rõ hàng hoá do tàu Công
ty H vận chuyển bị hư hỏng TWEP yêu cầu tàu Công ty H phải chịu trách nhiệm bồi
thường. Việc yêu cầu cụ thể chưa được đề cập trong thư kháng nghị hàng hải bởi TWEP
còn phải đánh giá mức độ thiệt hại. Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật hàng hải: Khi
tàu biển, người hoặc hàng hóa vận chuyển trên tàu bị tổn thất hoặc nghi ngờ tổn thất
do gặp tai nạn, sự cố thì thuyền trưởng phải lập kháng nghị hàng hải và trình cơ quan
Nhà nước thẩm quyền để xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải. Như vậy kháng
nghị hàng hải được xác định là thời điểm để ghi nhận sự kiện pháp lý về tàu hoặc hàng
hoá vận chuyển trên tàu khi xảy ra sự cố. Do đó khi thuyền trưởng ký kháng nghị hàng
Công ty Hghĩa là đã sự cố/tổn thất xảy ra theo quy định của hợp đồng, bên được
bảo hiểm phải thông báo cho bên bảo hiểm trong thời hạn quy định để bên bảo hiểm t
chức giám định và hướng dẫn bên được bảo hiểm lập hồ sơ khiếu nại bảo hiểm. Do đó
ngày xảy ra tổn thất ngày thư kháng nghị hàng hải. Án thẩm xác định ngày Công
ty TWEP có yêu cầu bồi thường mới được tính là ngày xảy ra tổn thất là không đúng.
[3]. Xét yêu cầu bồi thường của nguyên đơn đối với lô hàng của TWEP:
H thoả thuận bồi thường cho TWEP số tiền 750.000 USD. Nay Công ty H yêu
cầu B1 bồi thường số tiền đã thanh toán này – HĐXX thấy rằng:
Công ty H cho Công ty L4 thuê tàu Công ty H. Tngày 27/8/2021 đến ngày
5/9/2021 tàu Công ty H nhận hàng hoá để vận chuyển theo chỉ định từ người thuê tàu
do đó tổn thất từ việc vận chuyển hàng hoá cho TWEP xảy ra trong thời gian L4 thuê
tàu. Liên quan đến ng hoá bị hỏng, Hợp đồng thuê tàu định hạn được giữa Công
ty H và Công ty L4 (Điều 69 mục 8) quy định: Chủ tàu/tàu không chịu trách nhiệm đối
với hàng hoá trên bong bị gây ra bởi bất kỳ cách nào. Mặt khác trong hàng vận
chuyển cho TWEP, trong đó có 127 kin hàng thép và 597 kiện hàng nồi hơi, máy đốt
lò, hệ thống truyền tải máy đốt lò…(gọi tắt lô hàng tổng hợp). Theo quy định tại Quy
tắc bảo hiểm Hội M, nhóm 1 Bảo vệ và bồi thường, tại quy tắc 4 quy định Rủi ro được
bảo hiểm tại Mục (xii), khoản 19 về sản phẩm thép:
Hội sẽ không chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại phát sinh từ việc vận chuyển
các sản phẩm thép trừ khi giám định trước khi xếp hàng đã được thực hiện bởi giám
định cho Hội chấp nhận do Hội viên trả chi phí, vận đơn đưc cung cp phù hp vi
phát hin của người giám định và bt k khuyến ngh nào của người giám định;
15
H đã không thông báo cho B1/Hội M để tổ chức thực hiện giám định hàng hóa
đối với các kiện hàng thép trước khi xếp hàng lên tàu. Do đó Công ty H đã vi phạm quy
tắc 4 quy định Rủi ro được bảo hiểm nêu trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 323 Bộ luật hàng hải, người bảo hiểm không chịu
trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra do hành động cố ý hoặc qcẩu thả của người được
bảo hiểm nhưng vẫn phải chi trả bảo hiểm trong trường hợp tổn thất phát sinh do sơ
suất hoặc sai lầm của thuyền trưởng. đây khi vận chuyển các kiện hàng thép,
được quy định phải thực hiện giám định trước khi xếp hàng lên tàu. Tàu Công ty H khi
thực hiện vận chuyển đã không thông báo cho B1 giám định kiện hàng này. Mặt khác
Công ty H không thông báo ngay cho B1 khi phát hiện về sự kiện tổn thất để B1 thực
hiện giám định làm rõ nguyên nhân xảy ra tổn thất. Khi B1 nhận được thông báo sau 10
ngày kể từ ngày kháng nghị hàng hải, toàn bộ hàng hđã được vận chuyển khỏi tàu.
Lúc này một phần hàng hoá đã di dời về kho của bên nhận hàng, một phần đang để tại
bãi đất trống của cảng. Báo cáo giám định không xác định được nguyên nhân dẫn đến
hàng hoá bị hư hỏng. Điều này thuộc về trách nhiệm của H. Do đó không có căn cứ xác
định lỗi hàng hoá bị hỏng do nguyên nhân nào. Án thẩm cho rằng nguyên nhân
xảy ra tổn thất do suất hoặc sai lầm của thuyền trưởng dựa trên căn cứ tại lệnh bắt
giữ tàu theo trình bày của TWEP không đúng bởi kết luận nguyên nhân xảy ra tổn
thất phải do cơ quan giám định thực hiện.
Ngoài ra Tại Quy tắc số 29 quy định loại tr c thể, Hội M sẽ không chịu trách
nhiệm pháp đối với bất kỳ thành viên nào về bất kỳ trách nhiệm pháp lý, tổn thất thiệt
hại hoặc chi phí nào trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi hoặc góp phần bởi:
d) Bt gi, thu gi, b bt, hn chế hoc giam gi (ngoi tr hành vi cm cn và
p bin), và hu qu ca việc đó hoc bt k n lc nào ca việc đó;
Như vậy, H vi nhng vi phm v thi hạn thông báo, không giám định đối
vi mt hàng thép trước khi xếp hàng và tàu Hi Nam 87 b bt gi theo lnh ca Tòa
án nước ngoài nên những thit hi ca Hi Nam phát sinh t vic tàu Hi Nam 87 b bt
gi không thuộc trách nhim bo him ca B1 theo Hợp đồng bảo hiểm P&I tàu biển s
001- KVDB/21/04.BIEN/HD/00012 ngày 03/6/2021.
[4]. Xét yêu cầu bồi thường đối với khiếu nại của OCC 325.000 USD HĐXX
thấy rằng:
Do Tàu Công ty H bị bắt giữ ngày 18/10/2021, hàng muối đã xếp lên tàu nhưng
không được vận chuyển, ngày 12/11/2021 đến 14/11/2021 OCC đã chính thức khiếu nại
Công ty H đối với thiệt hại phát sinh với số tiền hơn 3,1 triệu đô la Mỹ. Ngày 16/11/2021
OCC đã gửi đơn khiếu nại tàu Công ty H đến Toà án Ấn Độ không thực hiện được
hợp đồng vận chuyển hàng muối cho OCC. Ngày 2/12/2021 tàu Công ty H bị bắt giữ
lần 2 theo lệnh của Toà án Ấn Độ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 323 Bộ luật hàng hải: Người bảo hiểm chịu trách
nhiệm bồi thường cho những tổn thất hậu quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm
trong phạm vi stiền bảo hiểm. đây hàng muối hậu quả trực tiếp phát sinh do
tàu bị bắt giữ đối với lô hàng của TWEP, như đã phân tích ở trên việc bắt giữ tàu lần 1
xảy ra đối với hàng của TWEP hàng này không được chấp nhận bồi thường
16
nên B1 không phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả phát sinh từ việc tổn thất xảy ra
lần 2 khi lô hàng bị bắt giữ lần 1 không được chấp nhận bồi thường.
Nguyên đơn cho rằng B1 đã không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh giải phóng tàu
nên Công ty H bị thiệt hại phát sinh do không vận chuyển được lô hàng muối. Điu này
làm OCC b thit hi và đã hy hợp đồng.
đây theo quy định tại mục e,g khoản 1 Quy tắc 8: Loại trừ các rủi ro khác (trang
54 Bộ Quy tắc M) quy định tổn thất không được bảo hiểm do việc huỷ bỏ hợp đồng thuê
tàu; giao hàng chậm hoặc tạm giữ hoặc trì hoãn đối với con tàu đó. Căn cứ Điều khoản
này, khiếu nại của OCC thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
[5]. Về việc cấp bảo lãnh để giải phóng tàu – HĐXX thấy rằng:
Tại khoản 2 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm: Điều khoản loại trừ trách nhiệm
bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm
phải giải thích cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. Tại Điều 3 trong Hợp
đồng bảo hiểm đã ghi rõ Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy tắc của hội
M.
Tại khoản 1 Quy tắc 22: Tiền bảo lãnh (trang 20 Bộ quy tắc M) quy đnh: Hội
không có nghĩa vụ cung cấp bảo lãnh, đặt cọc hoặc bất kỳ đảm bảo nào khác thay mặt
cho Hội viên trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên nếu Điều tương tự được cung cấp,
stuân theo các Điều khoản (bao gồm thanh toán c khoản nợ cho Hội, khấu trừ
xác nhận của nhóm) theo cách thể được đề xuất bởi người quản lý…..Sự cần
thiết khả năng chấp nhận một khoản bồi thường hoặc bảo lãnh như vậy cả về hình
thức và đối với người bảo lãnh sẽ tuỳ thuộc vào quyết định của người quản lý.
Tại biên bản làm việc ngày 10/11/2021, H B1 đã trao đổi về phương án giải
phóng tàu bằng việc phát hành thư bảo lãnh. Công ty H chấp nhận trả chi phí bảo lãnh
là 1%/năm/số tiền bảo lãnh theo quy định của M. Tuy nhiên B1 có ý kiến sẽ đàm phán
với M về việc bảo lãnh tàu. Ngày 07/12/2021 hai bên tiếp tục làm việc để tìm phương
án giải phóng tàu, B1 ý kiến: Việc thu xếp bảo lãnh thuộc phạm vi trách nhiệm của
Hội M, B1 với vai trò là người bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu không thể cấp bảo
lãnh cho tàu Công ty H. Công ty B1 sẽ tiếp tục đề nghị Hội M để Hội M có phương án
bảo lãnh để giải phóng tàu Công ty H. Theo các biên bản làm việc này, B1 chưa quyết
định đồng ý cấp bảo lãnh cho Tàu Công ty H.
Ở đây theo quy tắc hội M và Giấy chứng nhận ngày 2/6/2021 Hội M đã cấp Giấy
chứng nhận bảo hiểm và gia nhập của tàu Công ty H số C21/41622 cho các thành viên
B1 và Công ty H, trong đó nêu rõ: B1 không đưa ra bất kỳ thoả thuận hoặc cam kết
nào cũng không thừa nhận bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào mà không có sự chấp thuận
trước của M đối với bất kỳ khiếu nại nào được đề cập theo các Điều khoản gia nhập.
TAND qun Hoàn Kiếm áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 55 luật Kinh doanh
bảo hiểm để xác định B1 phi phát hành bo lãnh để giải phòng tàu tđó chấp nhận
toàn bộ yêu cầu bồi thường của nguyên đơn không áp dụng Điều khoản loại trừ theo
quy tắc Hội M là chưa phù hợp với thoả thuận của các bên.
Công ty H đã gia nhập Hội M đã chọn quy tắc loại trừ bảo hiểm theo quy tắc
M được ghi nhận tại Hợp đồng bảo hiểm nên phải áp dụng theo quy tắc Hội M. Do M
17
không đồng ý cấp bảo lãnh giải phóng tàu nên B1 không thực hiện đối với tàu Công ty
H là phù hợp với thoả thuận mà các bên đã lựa chọn.
Các tổn thất liên quan đến khiếu nại của OCC không thuộc trường hợp B1 phải
thực hiện theo yêu cầu bảo hiểm. Do đó các chi phí liên quan do tàu chậm được giải
phóng không được chấp nhận.
Tại phiên toà, B1 đồng ý hỗ trợ cho nguyên đơn 10 (mười) tỷ đồng để giảm bớt
thiệt hại. Đây là sự tự nguyện của bị đơn nên chấp nhận.
Từ những phân tích trên thấy rằng kháng cáo của B1 cũng như Kháng nghị của
VKS nhân dân Thành phố Hà Nội được chấp nhận nên cần sửa bản án sơ thẩm.
Do sửa án sơ thẩm nên người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Công
ty H phải chịu án phí đối với yêu cầu không được chấp nhận.
Từ những nhận định trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Điều 3, 351 Bộ luật dân sự 2015;
Căn cứ Điều 5, 18, 325 Bộ Luật Hàng Hải;
Căn cứ Điều 16 Luật Kinh doanh Bảo hiểm;
Căn cứ khoản 1 Điều 30, 148, 308 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Căn cứ Điều 27, 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ
Quc Hi;
Xử:
1. Chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội và chấp
nhận kháng cáo của Tổng Công ty cổ phần B3.
2. Sửa bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 20/2023/KDTM-ST ngày
08/8/2023 của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và quyết định:
2.1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Công ty H
2.2. Ghi nhận sự tự nguyện của Tổng Công ty cổ phần B3 đồng ý hỗ trợ Công ty
H số tiền 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng).
3. Về án phí: Công ty H phải chịu 224.576.000 đồng án phí KDTM thẩm,
được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 102.395.000 đồng theo biên lai số
AA/2021/0000938 ngày 9/8/2022 của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội. Công
ty H còn phải nộp số tiền còn thiếu 122.181.000 đồng.
Tổng Công ty cổ phần B3 không phải chịu án phí KDTM phúc thẩm. Hoàn trả
Tổng Công ty cổ phần B3 số tiền tạm ng án phí 2.000.000 đồng đã nộp theo biên lai
số AA/2020/0052556 ngày 29/8/2023 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân
sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự quyền thoả thuận
thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi
18
hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành
án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có Hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhn:
- VKSND Thành phố Hà Nội;
- TAND quận Hoàn Kiếm;
- VKSND quận Hoàn Kiếm;
- Cục THADS thành phố Hà Nội;
- Chi cục THADS quận Hoàn Kiếm;
- Đương sự;
- Lưu HS, VP.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Lê Thuý Linh
Tải về
Bản án số 86/2024/KDTM-PT Bản án số 86/2024/KDTM-PT

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án số 86/2024/KDTM-PT Bản án số 86/2024/KDTM-PT

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án/ Quyết định cùng đối tượng

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất