Bản án số 240/2024/KDTM-PT ngày 10/09/2024 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về bảo hiểm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 240/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 240/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 240/2024/KDTM-PT
Tên Bản án: | Bản án số 240/2024/KDTM-PT ngày 10/09/2024 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về bảo hiểm |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về bảo hiểm |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND TP. Hà Nội |
Số hiệu: | 240/2024/KDTM-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 10/09/2024 |
Lĩnh vực: | Kinh doanh thương mại |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm. |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bản án số: 240/2024/KDTM-PT
Ngày: 10/9/2024
V/v: Tranh chấp hợp đồng bảo
hiểm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán- Chủ tọa phiên tòa: Ông Bùi Đức Bằng
Các Thẩm phán : Ông Hoàng Ngọc Thành
Ông Nguyễn Đức Lập
- Thư ký phiên toà: Ông Nguyễn Trung Kiên - Thư ký Tòa án nhân dân
Thành phố Hà Nội.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội tham gia phiên toà:
Bà Đinh Thị Tuyết Mai- Kiểm sát viên.
Ngày 06 và 10/9/2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử
phúc thẩm công khai vụ án Kinh doanh thương mại thụ lý số 159/2024/TLPT-
KDTM ngày 17/7/2024 về việc “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm”.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 25/2025/KDTM-ST ngày
02/5/2024 của Tòa án nhân dân quận ĐĐ, thành phố Hà Nội bị kháng cáo. Theo
Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 497/2024/QĐXX-PT ngày 07/8/2024, Quyết
định hoãn phiên tòa số 545/2024/QĐ-HPT ngày 22/8/2024 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Công ty TNHH MTV H5 (gọi tắt là Công ty H5)
Trụ sở: Số B, Ấp B, xã B, huyện P, tỉnh An Giang.
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Thanh H-Giám đốc.
Đại diện theo ủy quyền: Luật sư Nguyễn Trường T – Văn phòng L1 thuộc
Đoàn Luật sư thành phố C. (Có mặt)
2. Bị đơn: Tổng Công ty cổ phần H5 (gọi tắt là: MIC)
Trụ sở: Tầng E tòa nhà M, số B C, phường C, quận Đ, Hà Nội.
Đại diện theo pháp luật: Ông Uông Đông H1– Chủ tịch HĐQT.
Đại diện theo ủy quyền: Lê Như H2 – Phó Tổng Giám đốc.
2
Đại diện theo ủy quyền lại: Bà Nguyễn Thị Hương L; ông Trần Bình D.
(Theo giấy ủy quyền số 2332 ngày 22/11/2023) (Có mặt)
3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
3.1 Công ty C1 (gọi tắt là : Công ty C1).
Trụ sở: Tầng B Sài Gòn T, số C T, phường B, quận A, thành phố Hồ Chí
Minh.
Đại diện theo pháp luật: Ông Cheng Yi C – Tổng Giám đốc.
Đại diện theo ủy quyền: Bà Huỳnh Phương N. (Theo Giấy uỷ quyền số
10112023/GUQ ngày 16/11/2023)
3.2 Công ty Cổ phần G.
Trụ sở: Tầng A Tòa nhà B H, đường L, phường N, quận T, Hà Nội.
Đại diện theo pháp luật: Ông Võ Minh Đ - Giám đốc.
Đại diện theo ủy quyền: Bà Vũ Thị H3.(Theo Giấy uỷ quyền số
05/2023/UQ-SMART ngày 02/11/2023)(Có mặt)
NỘI DUNG VỤ ÁN:
1. Tại đơn khởi kiện, trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa -
nguyên đơn do đại diện theo ủy quyền trình bày:
Do nhu cầu trong việc hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH MTV H5 (gọi
tắt làCông ty H6) cần mua 01 cần trục bánh xích, cố định trên sà lan để hoạt
động thi công các công trình dưới nước,Công ty H5 đã liên hệ Công ty C1 (gọi
tắt làCông ty C2). Sau khi bàn bạc thống nhất, Công ty H5 và Công ty C1 đã ký
hợp đồng 03 bên ngày 21/01/2021 (Hợp đồng B2101143C3-PC) cùng với Công
ty TNHH T5 để mua tài sản là Cần trục bánh xích hiệu NIPPPON SHARYO
DH600; SK: 64008; SM: 65482; Nước sản xuất: Nhật Bản; Năm sản xuất: 1993
với giá 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ đồng).
Khi hoàn thành thủ tục mua bán, Công ty H5 được Công ty C1 hướng dẫn
liên hệ Công ty H5 mua bảo hiểm vật chất đối với cần trục bánh xích nêu trên.
Công ty H5 đã thực hiện việc ký kết hợp đồng và được Công ty H5 bàn giao
Hợp đồng bảo hiểm 313/21/HD- KT.3/061-BGD; Giấy chứng nhận bảo hiểm
máy móc thiết bị chủ thầu số 313/21/HD-KT.3/061-BGD ngày 27/01/2021 và
Quy tắc bảo hiểm của Tổng Công ty Cổ phần H5 (gọi tắt là MIC).
Công ty H5 cũng đã hoàn thành thủ tục kiểm định trước khi đưa vào hoạt
động đối với tài sản là cần trục bánh xích nêu trên.
Khoảng 17h00’ ngày 22/3/2021, trong lúc đang thi công công trình cầu dẫn
điện gió Sóc Trăng 7 thuộc địa bàn xã V, Thị xã V, tỉnh Sóc Trăng, cần trục
bánh xích Nippon Sharyo DH600 đã gặp sự cố: “chân mâm quay bị đứtlàm cho
3
mâm quay (thớt trên) bị trượt khỏi mâm quay (thớt dưới) làm cho cần cẩu bị đổ
gây nghiêng xà lan khiến cho nước tràn vào hầm xà lan dẫn tới chìm xà lan”.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Công ty H5 đã lập tức thông báo cho Công ty
H5 biết. Ngày 25/3/2021, theo yêu cầu của Công ty H5, Công ty cổ phần G đã
cử ông Đặng Văn B - Giám định viên đến tiến hành các thủ tục ghi nhận sự kiện
bảo hiểm và thực hiện việc giám định tài sản bị thiệt hại. Ngày 01/4/2021, Công
ty G cùng các bên liên quan tiếp tục ghi nhận khi cần trục bánh xích hiệu
NIPPON SHARYO DH600 đã được chuyển về cảng V có địa chỉ tại khu công
nghiệp N sông H tỉnh Hậu Giang để tiến hành kiểm tra, khắc phục.
Trong thời gian yêu cầu bồi thường bảo hiểm, Công ty H5 nhận được báo
cáo sơ bộ đề ngày 19/4/2021; Báo cáo chuyển tiếp đề ngày 15/6/2021 và Báo
cáo cuối cùng đề ngày 17/8/2021 của Công ty cổ phần G. Trong các báo cáo
này, Công ty G đã nêu luôn các điều khoản loại trừ bảo hiểm. Đây là điều mà
Công ty H5 hoàn toàn không đồng ý, nó gây nên sự mất tính độc lập, minh bạch,
công khai của đơn vị giám định.
Sau rất nhiều lần yêu cầu có T1 từ chối bồi thường từ Công ty H5 và Tổng
Công ty Cổ phần H5, Công ty H5 vẫn không hề nhận được T1 từ chối bồi
thường.
Văn bản 215/2022/MIC-GDBT ngày 08/4/2022 về việc phúc đáp văn
bảnkhiếu nại ngày 30/3/2022 của Công ty H5 thì MIC đã thừa nhận: “do trong
quá trình hoạt động, bu lông của mâm quay toa cần trục bánh xích bị đứt làm
toàn bộ thớt trên của cabin và cần bị lật đổ làm nghiêng Sà lan khiến cho nước
ngập tràn vào hầm Sà lan gây ngập toàn bộ máy vàSà lan trong nước biển”.
Từ sự kiện bảo hiểm đã làm hư hỏng toàn bộ tài sản/thiết bị được bảo hiểm
và dẫn đến những tổn thất thực tế có liên quan trực tiếp đến đối tượng được bảo
hiểm nên trước đây, Công ty H5 yêu cầu được bảo hiểm với số tiền cụ thể sau:
1/- Chi phí trục vớt, cứu hộ, vận chuyển: 520.000.000 đồng.
2/- Chi phí khắc phục cần trục sau khi trục vớt: 3.000.000.000 đồng.
3/- Chi phí thuê bãi 03 tháng: 15.000.000 đồng.
4/- Chi phí cẩu thiết bị lên bãi thuê: 20.000.000 đồng.
Tổng cộng: 3.555.000.000 đồng.
Tuy nhiên, phía MIC đã cố tình viện dẫn nhiều lý do, trong đó có trích dẫn
Điều 1 các điểm loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm máy móc thiết bị của chủ thầu
và điều khoản 3.1.2 điều khoản về máy móc thiết bị hoạt động trên Sà lan; tự ý
đánh giá tỷ lệ tham gia bảo hiểm của Công ty H5 là 54.55% để rồi lên bảng tổng
hợp tính toán, điều chỉnh và phương án cuối cùng chỉ đồng ý bồi thường cho
4
Công ty H7 458.013.14 đồng. Công ty H5 cho rằng việcMIC cố tình hiểu sai, cố
tình viện dẫn không chính xácđiều khoản loại trừ và cách tính, tự ý điều chỉnh tỷ
lệ tham gia bảo hiểm củaCông ty H6 còn 54,55% là trái luật, xâm phạm nghiêm
trọng đến quyền và lợiích hợp pháp củaCông ty H6.
Từ những căn cứ trên, Công ty H5 (Nguyên đơn) yêu cầu Tòa án giải
quyết:
1/- Yêu cầu Tòa án xem xét, buộc Tổng Công ty Cổ phần H5 (MIC) và
Công ty H5 (Công ty H5) có trách nhiệm liên đới bồi thường cho Công ty
TNHH MTV H5 tổng số tiền theo yêu cầu được bảo hiểm là 3.555.000.000
đồng.
2/- Yêu cầu Tòa án buộc Tổng Công ty Cổ phần H5 và Công ty H5 có trách
nhiệm liên đới trả cho Công ty TNHH MTV H5 số tiền lãi phát sinh do chậm chi
trả tiền bồi thường bảo hiểm là 10%/năm, tính từ thời điểm thực hiện yêu cầu
bồi thường bảo hiểm cho đến khi hoàn thành xong nghĩa vụ bồi thường.
Tạm tính từ thời điểm Công ty TNHH MTV H5 có văn bản yêu cầu bồi
thường bảo hiểm là ngày 28/6/2021 đến ngày 28/9/2022 là 15 tháng. Cụ thể:
3.555.000.000 đồng x 10% x 15/12 = 444.375.000 đồng.
Tổng (1) + (2), Công ty TNHH MTV H5 yêu cầu Tổng Công ty cổ phần
H5 và Công ty H5 có trách nhiệm liên đới bồi thường cho Công ty số tiền:
3.999.375.000 đồng. Tiếp tục tính lãi chậm trả theo yêu cầu của Công ty TNHH
MTV H5 cho đến khi bị đơn hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
2. Tại bản tự khai và các lời khai tiếp theo trong quá trình giải quyết
vụ án, người đại diện theo ủy quyền của Tổng công ty CP H5 (MIC) trình
bày:
Ngày 27/01/2021, Công ty H5 và Công ty H5 có ký kết Hợp đồng bảo
hiểm máy móc thiết bị chủ thầu số 313/21/HD-KT.3/061-BGD, đối tượng bảo
hiểm là cần trục bánh xích hiệu NIPPON SHARYO DH 600, sản xuất năm
1993, số tiền bảo hiểm là 3.000.000.000 đồng.
Quá trình ký kết hợp đồng bảo hiểm, các bên cùng cam kết đã xem xét kỹ,
hiểu rõ, chấp nhận và thực hiện đúng toàn bộ nội dung của Hợp đồng này và các
Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm kèm theo. Sau khi ký kết hợp đồng bảo
hiểm, H5 đã bàn giao đầy đủ bộ tài liệu hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo
hiểm. Nội dung này, Công ty H5 cũng xác nhận tại Đơn khởi kiện ngày
03/10/2022 và Bản tự khai ngày 24/12/2022, cụ thể: “Chúng tôi đã thực hiện
việc ký kết hợp đồng và được Công ty H5 bàn giao Hợp đồng bảo hiểm
313/21/HD-KT.3/061-BGD; Giấy chứng nhận bảo hiểm máy móc thiết bị chủ
5
thầu số 313/21/HD-KT.3/061-BGD ngày 27/01/2021 và Quy tắc bảo hiểm của
Tổng công ty H5”.
Ngày 22/3/2021, khi cần trục bánh xích được lắp đặt trên sà lan và làm
việc tại công trường điện gió Sóc Trăng 7 đang trong quá trình đóng cọc thì xảy
ra tổn thất. Ngay sau khi xảy ra tổn thất, các bên thống nhất chỉ định Công ty cổ
phần G (sau đây gọi tắt là Giám định độc lập Smart) tiến hành thực hiện việc
giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Sau quá trình
giám định và làm việc với các bên, ngày 07/8/2021, Giám định độc lập S phát
hành Báo cáo giám định cuối cùng kết luận về nguyên nhân tổn thất và tính toán
giá trị bồi thường bảo hiểm và gửi báo cáo giám định tới các bên.
Theo Điều 1 Các điểm loại trừ trong “Quy tắc bảo hiểm máy móc và thiết
bị chủ thầu” ban hành kèm theo Quyết định số 126/2016/QĐ-MIC của MIC
ngày 01/01/2016:
“MIC sẽ không chịu trách nhiệm đối với:
9) Tổn thất hoặc thiệt hại là hậu quả trực tiếp của hoạt động liên tục (mài
mòn, xói mòn, sét gỉ, hư hại do thiếu sử dụng và do điều kiện không khí bình
thường)”.
Đồng thời, Công ty H5 có tham gia Điều khoản số 3.1.2 Hợp đồng bảo
hiểm 313 - Điều khoản về máy móc/thiết bị hoạt động trên sà lan.
“Điều khoản về máy móc/thiết bị hoạt động trên sà lan, thiết bị nổi.
Cho dù trái ngược với các quy định, điều khoản điều kiện và các sửa đổi
bổ sung của Quy tắc bảo hiểm này, các bên đồng ý và hiểu rằng những máy móc
thiết bị được liệt kê dưới đây cũng được bảo hiểm khi được lắp đặt và hoạt động
trên bệ máy bên cạnh mép nước hoặc trên sà lan hoặc cầu phao.
Tuy nhiên, Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với:
- Bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại đối với máy móc lắp đặt trên sà lan hoặc
cầu phao có nguyên nhân do mắc cạn hoặc chìm tại công trường mà không thể
khắc phục
- Bất kỳ chi phí cứu hộ, trục vớt và dọn dẹp hiện trường trong suốt quá
trình khắc phục trừ khi điều khoản về chi phí trục vớt cứu hộ được đính kèm hợp
đồng bảo hiểm và phụ phí đã được thanh toán.”.
Như vậy những chi phí cứu hộ, trục vớt và dọn dẹp hiện trường trong suốt
quá trình khắc phục không được xem xét; những hạng mục hư hỏng sau khi cần
trục bánh xích bị chìm trong nước biển không được xem xét (chỉ xem xét những
hạng mục hư hỏng trước khi bị chìm trong nước); bulong liên kết giữa mâm
6
quay với thân cẩu hư hỏng do quá trình hoạt động liên tục mài mòn không được
xem xét.
Cụ thể như sau:
Đối với các hạng mục tổn thất trước khi cần trục bánh xích bị ngập, chìm
trong nước sẽ được xem xét trách nhiệm bảo hiểm; những hạng mục tổn thất sau
khi cần trục bánh xích bị ngập, chìm trong nước sẽ không được xem xét.
+ Đối với các hạng mục tổn thất trước khi cần trục bánh xích bị ngập,
chìm sẽ được xem xét trách nhiệm bảo hiểm, cụ thể là: Cần 36mx12.000.000/m,
mâm quay toa, cặp Tó trung gian, bulon mâm và bulon ở đỡ của T2. Đối với các
hạng mục này không xem xét khấu hao.
+ Đối với các hạng mục còn lại, tức là các hạng mục bị tổn thất sau khi
cần trục bánh xích bị ngập và ngâm trong nước biển và bị oxi hóa sau đó gây ra
tổn thất sẽ không được xem xét (thuộc điểm loại trừ theo nội dung của điều
khoản số 3.1.2 của Hợp đồng bảo hiểm).
Sở dĩ có phân loại như trên là bởi vì, khi cần trục đang trong quá trình
đóng cọc, tổn thất xuất phát điểm từ sự đứt gãy bu lông liên kết giữa mâm quay
với thân cẩn làm sập khung cần đã làm cho 4 hạng mục bị tổn thất trực tiếp nêu
trên còn các bộ phận, hạng mục khác không bị tổn thất tại thời điểm đó. Nhưng
sau khi tổn thất sập khung cần xảy ra làm mất cân bằng sà lan, Công ty H5
(NĐBH) đã không có các biện pháp cứu hộ kịp thời và hạn chế tổn thất, để mặc
làm toàn bộ cần trục trên sà lan bị chìm dần xuống nước biển dẫn đến các hạng
mục không bị tổn thất còn lại đã bị ô xi hóa do ngập mặn.
+ Chi phí cứu hộ, vận chuyển cần trục bánh xích sẽ không được xem xét
do trong Hợp đồng bảo hiểm, Cong ty H6 không tham gia và không đóng phí
bảo hiểm cho điều kiện bảo hiểm này, đồng thời không có điều khoản chi trả về
chi phí trục vớt (thuộc điểm loại trừ theo nội dung của điều khoản số 3.1.2 của
Hợp đồng bảo hiểm).
+ Xem xét hạng mục tổn thất bulon mâm và bulon ở đỡ của T2, hạng mục
này là bu long liên kết giữa mâm quay với thân cẩu bị loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm tại Đ 9 Điều 1 Quy tắc bảo hiểm do đây là hậu quả của hoạt động liên tục
mài mòn giữa các bulon liên kết.
Mặt khác, căn cứ theo Ghi nhớ 2 Điều 2– Cơ sở giải quyết bồi thường của
Quy tắc bảo hiểm máy moc số 126:
“Trong trường hợp tổn thất xảy ra đối với hạng mục được bảo hiểm có thể
sửa chữa được MIC sẽ thanh toán chi phí cần thiết liên quan để khôi phục lại
trạng thái sử dụng của hạng mục bị thiệt hại như trước khi xảy ra sự cố cùng
với các khoản chi phí tháo dỡ và lắp ráp lại với mục đích tiến hành sửa chữa
7
cũng như các chi phí vận chuyển thông thường tới xưởng sửa chữa hoặc ngược
lại,”.
Như vậy, chi phí trục vớt/cứu hộ trong trường hợp này sẽ bị loại trừ
nhưng chi phí vận chuyển thông thường sẽ được xem xét. Giá trị vận chuyển
thông thường theo chào giá của Công ty H5 là 50.000.000 VNĐ (chào giá do
Hoàng Huynh Phú T3 cung cấp).
Ngay sau khi trục vớt thiết bị lên bờ đưa về xưởng sửa chữa, các bên liên
quan đã cùng nhau đánh giá chi tiết mức độ tổn thất và nhận được các chào giá
sửa chữa của các đơn vị sửa chữa như sau:
STT
Đơn vị chào giá
Đơn vị
Chào giá
(VNĐ)
Ghi chú
1
Doanh nghiệp tư nhân Cơ
khí Minh Thường
Trọn gói
2.571.400.000
Báo giá do Hoàng
Huynh Phú Tân
cung cấp
2
Công ty TNHH MTV
TM-DV Kỹ thuật Phúc
Hưng
Trọn gói
2.616.800.000
Báo giá do Hoàng
Huynh Phú Tân
cung cấp
3
Công ty CP Cơ khí Công
nghiệp HVC
Trọn gói
3.227.600.000
Báo giá do Smart
thu thập
Trên cơ sở các chào giá đã nhận được như đã nêu trên, chào giá của
Doanh nghiệp tư nhân C3 có giá trị thấp hơn được sử dụng làm cơ sở để tính
toán.
Bảng tổng hợp chi phí khắc phục như sau:
STT
Hạng mục
Đơn vị
số
lượng
Tính toán
điều chỉnh
thiệt hại
(VNĐ)
Ghi chú
1
Thay mới cần
m
36
432.000.000
Cong vênh, biến
dạng
2
Thay mới mâm quay
toa
bộ
1
250.000.000
Móp méo, cong
vênh
3
Thay mới cặp tó trung
gian
bộ
1
130.000.000
Bị vặn xoắn
8
4
Nhân công rã và ráp,
cẩu phục vụ
Trọn
gói
1
115.412.632
Tính theo tỷ lệ
trên tổng báo giá
5
Chi phí vận chuyển
Trọn
gói
1
50.000.000
Tổng cộng
977.412.632
Đánh giá tỷ lệ tham gia bảo hiểm:
Theo Ghi nhớ 1 – Số tiền bảo hiểm thuộc Điều 2 Các điều khoản tại Quy
tắc bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu:
“Ghi nhớ 1 – Số tiền bảo hiểm:
Yêu cầu của loại hình bảo hiểm này là số tiền được bảo hiểm của hạng
mục được bảo hiểm phải bằng giá trị thay thế của một hạng mục mới tương tự
cùng loại và cùng công suất, trong đó giá trị thay thế sẽ bao gồm chi phí vận
chuyển, các khoản lệ phí và thuế hải quan, nếu có và chi phí lắp đặt. Nếu số tiền
bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế cần phải bảo hiểm thì MIC chỉ chi trả số tiền
bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị cần bảo hiểm”.
Theo Điều 43 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, 2010 quy định về
hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị như sau:
“Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền
bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao
kết hợp đồng.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao
kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số
tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết
hợp đồng.”.
Như vậy, tỷ lệ bảo hiểm sẽ được tính toán trên giá máy mới tương đương
có cùng tính năng, công suất và chủng loại. Theo bản chào giá của Công ty CP P
tại Mục 5 Phụ lục báo cáo giám định số 2021/02/019/MIC ngày 07/08/2021, giá
máy mới tại thời điểm xảy ra tổn thất là 5.500.000.000 VNĐ.
Tỷ lệ bảo hiểm đối với tổn thất này = 3.000.000.000 VNĐ/5.500.000.000
VNĐ = 54.55%.
Tính toán giá trị thu hồi:
Giá trị thu hồi đối với các hạng mục thuộc trách nhiệm của bảo hiểm theo đề
xuất của Giám định Smart là: 5.623,15kg x 7.900 VNĐ/kg = 24.230.673 đồng.
Mức khấu trừ: 10% giá trị tổn thất, tối thiểu 20.000.000 đồng (Điều 5 Hợp
đồng bảo hiểm).
9
Bảng tổng hợp tính toán điều chỉnh:
TT
Hạng mục
Điều chỉnh (VNĐ)
1
Chi phí sửa chữa khắc phục điều chỉnh
927.412.632
2
Chi phí vận chuyển
50.000.000
3
Cộng (1+2)
977.412.632
4
Điều chỉnh theo tỷ lệ tham gia bảo hiểm
(3)*54.55%
533.134.163
5
Cấn trừ thu hồi phế liệu
24.230.673
6
Chi phí khắc phục sau khi điều chỉnh tỷ lệ
tham gia bảo hiểm và cấn trừ thu hồi phế liệu
(4)-(5)
508.903.490
7
Mức miễn thường: 10% tổn thất, tối thiểu
20.000.000/vụ tổn thất
50.890.349
8
Phương án tính toán
458.013.141
Giá trị pháp lý của báo cáo giám định:
Căn cứ Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định như sau:
“Điều 48. Giám định tổn thất
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp B2 hoặc người được doanh
nghiệp B2 thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ
tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu …”.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, sau khi xảy ra tổn thất
hàng hóa, căn cứ theo Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Điều 7.3, Điều 7.4
của Hợp đồng bảo hiểm, MIC và Công ty H5 chỉ định Công ty cổ phần G giám
định nguyên nhân tổn thất, tính toán giá trị tổn thất, phát hành báo cáo giám định
là đúng theo quy định của pháp luật.Bên cạnh đó, Giám định viên của đơn vị
giám định độc lập S là người có chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm cần thiết,
chức năng thực hiện việc giám định theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có
đối tượng cần giám định mà các bên đang tranh chấp.Vì vậy, Báo cáo giám định
có giá trị pháp lý và là cơ sở giải quyết bồi thường đối với các bên trong vụ tổn
thất này. Các bên cần tôn trọng kết quả giám định.
Từ những phân tích trên, MIC chỉ chấp nhận bồi thường số tiền
458.013.141 đồng cho Công ty H5 và đề nghị Tòa án bác bỏ toàn bộ yêu cầu
khởi kiện của Nguyên đơn.
3. Trình bày của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
10
3.1 Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Quốc tế C1 trình bày:
Do Công ty H5 có nhu cầu sử dụng Cần trục bánh xích để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh và có yêu cầu Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV
Quốc tế C1 (gọi tắt là “Công ty C1”) cho thuê tài chính nên hai bên đã ký kết
Hợp đồng cho thuê tài chính số B2101143C3 (gọi tắt là “Hợp đồng thuê”). Theo
đó, Công ty C1 là bên cho thuê tài chính, Công ty H5 là bên thuê tài chính, tài
sản thuê là: Cần trục bánh xích hiệu NIPPON SHARYO DH600, biển số 64008.
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của
công ty C1 và công ty cho thuê tài chính thì Công ty C1 với tư cách là tổ chức
tín dụng, là bên cho thuê và là chủ sở hữu tài sản thuê trong suốt thời hạn của
hợp đồng thuê.
Theo khoản 4 Điều 20 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP và Điều 19.3 Hợp
đồng thuê thì bên thuê trong hợp đồng thuê mà cụ thể là Công ty H5 là chủ thể
chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và thanh toán tiền phí bảo hiểm cho công ty H5.
Theo quy định tại Điều 19.1 Hợp đồng thuê, Công ty C1 là người thụ
hưởng đầu tiên và duy nhất khi xảy ra bất kỳ rủi ro cũng như tổn thất nào đối với
tài sản thuê.
Theo khoản 1 khoản 9 Điều 20 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP và Điều
15.1 Hợp đồng thuê thì bên thuê trong hợp đồng thuê chính là chủ thể thực hiện
giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê của
hợp đồng. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng bảo hiểm với Công ty H5 thì
Công ty H5 có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy định để giải quyết
tranh chấp.
Từ những phân tích trên, Công ty C1 không có ý kiến gì đối với tranh
chấp hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn và bị đơn. Khi Tòa án giải quyết các
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đề nghị Tòa án xem xét Công ty C1 là người
thụ hưởng duy nhất theo quy định tại Hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng thuê.
3.2 Công ty CP G trình bày:
Công ty CP G được Tổng công ty CP H5 (MIC) và Công ty H5 chỉ định
để tiến hành công tác giám định cho tổn thất cần trục bánh xích NIPPON
SHARYO DH600 của Công ty TNHH MTV H5 tại Công trường điện gió S tỉnh
Sóc Trăng xảy ra vào hồi 17h00 ngày 22/3/2021 (theo Hợp đồng bảo hiểm số
313/21/HD-KT.3/061-BGD)
Sau khi nhận được chỉ định giám định từ MIC, Công ty đã thực hiện các
công việc để giám định tổn thất đối với đối tượng bảo hiểm và gửi báo cáo giám
định cho MIC.Về quy trình giám định, Công ty CP G khẳng định đã thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật.
4. Tại phiên tòa sơ thẩm:
11
4.1 Trình bày của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm
- Đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn giữ nguyên toàn bộ yêu cầu khởi
kiện, cụ thể như sau:
1/Buộc Tổng Công ty Cổ phần H5 và Công ty H5 có trách nhiệm liên đới
bồi thường cho Công ty TNHH MTV H5 tổng số tiền theo yêu cầu được bảo
hiểm là 3.555.000.000 đồng.
2/ Buộc Tổng Công ty Cổ phần H5 và Công ty H5 có trách nhiệm liên đới
trả cho Công ty TNHH MTV H5 số tiền lãi phát sinh do chậm chi trả tiền bồi
thường bảo hiểm là 10%/năm, tính từ thời điểm thực hiện yêu cầu bồi thường
bảo hiểm cho đến khi hoàn thành xong nghĩa vụ bồi thường.Tạm tính đến ngày
28/3/2024là 977.625.000 đồng.
Tổng cộng số tiềnCông ty H6 yêu cầu Tổng Công ty cổ phần H5 và Công
ty H5 có trách nhiệm liên đới bồi thường là: 4.532.625.000 đồng. Tiếp tục tính
lãi chậm trả theo yêu cầu của Công ty TNHH MTV H5 cho đến khi bị đơn hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán.
- Đại diện bị đơn giữ nguyên toàn bộ quan điểm đã trình bày và chỉ đồngý
bồi thường 458.013.141 đồng, không chấp nhận yêu cầu tính lãi của nguyên
đơn, với lý do: Hợp đồng bảo hiểm ký kết giữa các bên có điều khoản loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm. Đề nghị HĐXX không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, chỉ chấp nhận 1 phần yêu cầu với mức bồi thường là
458.013.141 đồng.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan giữ nguyên các quan điểmđã
trình bày và khẳngđịnh:
Việc Công ty CP G thực hiện giám định là theo sự chỉ định của Công ty H5
và MIC. Khi thực hiện xong việc giám định, Công ty đã gửi kết quả giám định
cho 2 bên. Quá trình thực hiện giám định, Công ty CP G đã thực hiện đúng theo
quy trình và quy định của Luật Giám định.
Công ty C1 vắng mặt.
4.2 Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 25/2024/KDTM-ST ngày
02/5/2024 của Tòa án nhân dân quận ĐĐđã xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH MTV H5 đối
với Tổng công ty CP H5.
2. Buộc Tổng công ty CP H5 phải bồi thường thiệt hại phát sinh từ sự kiện
bảo hiểm xảy ra đối với tài sản bảo hiểm là cần trục bánh xích hiệu: NIPPON
SHARYO DH600; SK: 64008; SM: 65482 theo Hợp đồng bảo hiểm máy móc
thiết bị chủ thầu số 313/21/HD-KT.3/061-BGD ngày 27/01/2021 giữa Công ty
12
TNHH MTV H5 đối với Tổng công ty CP H5, với số tiền bồi thường là
479.860.731 đồng.
Số tiền bồi thường nêu trên được Tổng công ty CP H5 thanh toán cho
người thụ hưởng là Công ty C1.
3. Bác các yêu cầu khác của nguyên đơn.
Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền thi hành án và
kháng cáo theo quy định của pháp luật.
5. Nội dung kháng cáo
Không đồng ý với Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm, Công ty TNHH
MTV H5 (nguyên đơn) đã kháng cáo đối với một phần Bản án kinh doanh
thương mại sơ thẩm số 25/2025/KDTM-ST ngày 02/5/2024 của Tòa án nhân
dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận
toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn,
Ngoài đơn kháng cáo, người kháng cáo không có tài liệu, chứng cứ nào
khác.
6. Trình bày của các đương sự tại Tòa án cấp phúc thẩm:
Tại cấp phúc thẩm và tại phiên tòa hôm nay, Công ty TNHH MTV H5
(nguyên đơn)vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo.
6.1 Công ty TNHH MTV H5 (nguyên đơn) trình bày các nội dung kháng
cáo như sau:
MIC đã cố tình viện dẫn nhiều lý do, trong đó có trích dẫn Điều 1 các điểm
loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm máy móc thiết bị của chủ thầu và điều khoản
3.1.2 điều khoản về máy móc thiết bị hoạt động trên Sà lan; tự ý đánh giá tỷ lệ
tham gia bảo hiểm của Công ty H5 là 54.55% để rồi lên bảng tổng hợp tính toán,
điều chỉnh và phương án cuối cùng chỉ đồng ý bồi thường cho Công ty H5
458.013.14 đồng là cố tình hiểu sai, cố tình viện dẫn không chính xác điều
khoản loại trừ. MIC tính và tự ý điều chỉnh tỷ lệ tham gia bảo hiểm của Công ty
H5 chỉ còn 54,55% là trái luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợiích hợp
pháp của Công ty H5.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty H5 rút một phần yêu cầu khởi kiện, yêu
cầu MIC phải bồi thườngthiệt hại và chi phí khắc phục cần trục theo đề xuất của
Công ty G với mức báo giá sửa chữa, khắc phục thiệt hại của Doanh nghiệp tư
nhân M là 2.571.400.000 đồng, sau khi trừ đi mức miễn thường 10% tổn thất thì
số tiền bảo hiểm phải bồi thường là 2.359.260.000 đồng. Cụ thể như sau:
- Đối với 05 hạng mục MIC xác định bị tổn thất trước khi bị chìm trong
nước, MIC phải bồi thường số tiền bảo hiểm là 888.671.369 đồng. Cụ thể theo
Bảng tổng hợp sau:
13
TT
Hạng mục
Điều chỉnh (VNĐ)
1
Chi phí sửa chữa khắc phục điều chỉnh
937.412.632
2
Chi phí vận chuyển
50.000.000
3
Cộng (1+2)
987.412.632
4
Mức miễn thường: 10% tổn thất, tối thiểu
20.000.000/vụ tổn thất
98.741.263
5
Số tiền phải bồi thường: (3-4)
888.671.369
- Đối với 13 hạng mục MIC xác định bị tổn thất sau khi cần trục bị chìm
trong nước, MIC phải bồi thường số tiền bảo hiểm là 1.470.588.631 đồng. Cụ
thể theo Bảng tổng hợp sau:
TT
Hạng mục
Điều chỉnh (VNĐ)
1
Chi phí sửa chữa khắc phục điều chỉnh
1.633.987.368
2
Mức miễn thường: 10% tổn thất, tối thiểu
20.000.000/vụ tổn thất
163.398.737
3
Số tiền phải bồi thường: (1-2)
1.470.588.631
Tổng cộng: 888.571.369 đồng + 1.470.588.631 đồng = 2.359.260.000
đồng.
* Về yêu cầu thanh toán tiền lãi chậm trả:
Ngày 07/8/2021, Công ty G có Báo cáo cuối cùng xác định nguyên nhân
tổn thất. Ngày 17/9/2021, MIC có Văn bản số 818/2021/MIC-GĐBT-TSKT đề
nghị Công ty H5 xác nhận phương án giải quyết bồi thường là 458.013.141 đồng
để MIC tiến hành thanh toán theo các điều khoản của Hợp đồng bảo hiểm. Do
đó, có cơ sở xác định MIC đã chấp nhận hồ sơ yêu cầu bảo hiểm của Công ty
H5 từ ngày 17/9/2021 nên MIC phải có nghĩa vụ thanh toán bảo hiểm cho Công
ty H5 trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 17/9/2021, tức là từ ngày 03/10/2021.
Tuy nhiên, Công ty H5 chỉ yêu cầu tính lãi chậm trả đối với một phần số
tiền bồi thường 888.671.369 đồng; còn đối với số tiền còn lại là 1.470.588.631
đồng không yêu cầu tính lãi do phần này các bên còn đang có cách hiểu khác
nhau về quy định trong Hợp đồng bảo hiểm.
Số tiền lãi MIC phải thanh toán cho Công ty H5 tạm tính từ ngày
03/10/2021 đến ngày xét xử sơ thẩm 02/5/2024 (943 ngày) là:
888.671.369 đồng x 10%/năm x 943 ngày = 229.593.726 đồng.
Như vậy, tổng số tiền MIC phải bồi thường bảo hiểm cho Công ty H5 tạm
tính đến ngày xét xử sơ thẩm 02/5/2024 là: 2.588.853.726 đồng, trong đó: tiền
gốc 2.359.260.000 đồng và tiền lãi chậm trả là 229.593.726 đồng.
Đồng thời, Công ty H5 đề nghị Tòa án xem xét sửa phần bản án sơ thẩm
tuyên buộc MIC phải thanh toán tiền bảo hiểm cho Công ty H5 (là bên mua bảo
14
hiểm) mà không phải là cho Công ty C1. Nếu giữa Công ty H5 và Công ty C1
có phát sinh tranh chấp sẽ giải quyết bằng vụ án khác. Và sau khi thanh toán
xong tiền bồi thường, đề nghị Tòa án giao lại tài sản bảo hiểm là cần trục bánh
xích cho Công ty H5 được xử lý theo quy định để giảm bớt thiệt hại vì hiện nay
cần trục bánh xích Công ty H5 đang quản lý và hàng tháng phải thanh toán tiền
thuê kho bãi.
6.2 Tổng công ty CP H5 (bị đơn) trình bày:
Về việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn - Công ty H5, H5
đồng ý và đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đối với nội dung khởi kiện và nội dung kháng cáo của nguyên đơn - Công
ty H5, MIC không đồng ý, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo,
giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm với những lý do sau đây:
- Ngày 27/01/2021, Công ty H5 và Công ty H5 có ký kết Hợp đồng bảo
hiểm máy móc thiết bị chủ thầu số 313/21/HD-KT.3/061-BGD, đối tượng bảo
hiểm là cần trục bánh xích hiệu NIPPON SHARYO DH 600, sản xuất năm
1993, số tiền bảo hiểm là 3.000.000.000 đồng. Hợp đồng bảo hiểm trên là hợp
đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị theo quy định tại Điều 43 Luật Kinh doanh
bảo hiểm năm 2000, vì: Theo Quy tắc bảo hiểm máy móc và thiết bị chủ thầu
ban hành kèm theo Quyết định số 126/2016/QĐ-MIC ngày 01/01/2016 thì tại
Ghi nhớ 1 – Số tiền bảo hiểm, Điều 2 – Các Điều khoản – Quy tắc bảo hiểm quy
định về phương thức xác định số tiền bảo hiểm các bên có thỏa thuận: “Yêu cầu
của loại hình bảo hiểm này là số tiền được bảo hiểm của hạng mục được bảo
hiểm phải bằng giá trị thay thế của một hạng mục mới tương tự cùng loại và
cùng công suất, trong đó giá trị thay thế sẽ bao gồm chi phí vận chuyển, các
khoản lệ phí và thuế hải quan, nếu có và chi phí lắp đặt. Nếu số tiền bảo hiểm
thấp hơn giá trị thực tế cần phải bảo hiểm thì MIC chỉ chi trả số tiền bồi thường
theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị cần bảo hiểm”.”
Theo bản chào giá của Công ty CP P tại Mục 5 Phụ lục báo cáo giám định
số 2021/02/019/MIC ngày 07/08/2021, giá máy mới tại thời điểm xảy ra tổn thất
là 5.500.000.000 đồng. Do đó, tỷ lệ bảo hiểm đối với tổn thất này =
3.000.000.000 đồng/5.500.000.000 đồng = 54.55%.
Trước khi ký kết Hợp đồng bảo hiểm, MIC không phải kiểm tra, thẩm
định và định giá tài sản bảo hiểm vì theo Luật Kinh doanh bảo hiểm không quy
định nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
phải thẩm định và định giá tài sản. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 18, khoản 1
Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Công ty H5 phải có nghĩa vụ kê
khai đầy đủ, trung thực giá trị tài sản được bảo hiểm. Giá trị số tiền bảo hiểm
3.000.000.000 đồng là phù hợp với giá trị của tài sản theo kê khai của người
được bảo hiểm và quy định của pháp luật.
15
- Sau khi nhận được thông báo tổn thất, MIC và Công ty H5 đã thống nhất
chỉ định đơn vị giám định độc lập là Công ty Cổ phần G giám định nguyên nhân
tổn thất, tính toán xác định, phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Công ty G đã xác
định tổng cộng 18 hạng mục bị tổn thất, trong đó có 04 hạng mục tổn thất thuộc
phạm vi trách nhiệm của MIC nên được xem xét đánh giá, còn các hạng mục
còn lại thuộc điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 9 Điều
1 các điểm loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm máy móc thiết bị của chủ thầu và
khoản 3.1.2 Điều 3 Hợp đồng bảo hiểmvề máy móc thiết bị hoạt động trên Sà
lan.
- MIC đồng ý với tính toán phạm vi trách nhiệm bảo hiểm mà Công ty Cổ
phần G đã đề xuất. MIC giữ nguyên những căn cứ về các trường hợp loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm như đã trình bày tại Tòa án cấp sơ thẩm và chỉ chấp nhận
bồi thường số tiền 458.013.141 đồng cho Công ty H5.
- Về yêu cầu tính lãi đối với số tiền chậm thanh toán:
Ngay sau khi nhận được yêu cầu bảo hiểm, MIC đã thực hiện các thủ tục
cần thiết để giải quyết yêu cầu bảo hiểm và gửi Công ty H5 phương án giải
quyết khiếu nại bảo hiểm. Việc MIC không thực hiện bồi thường là do Công ty
H5 không đồng ý với giá trị bồi thường. Do đó, trong trường hợp này xác định
MIC không có lỗi trong việc chậm thanh toán tiền bảo hiểm nên không có căn
cứ để yêu cầu tính lãi.
6.3 Công ty cổ phần G trình bày:
Sau khi xảy ra tổn thất, căn cứ theo Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm,
Điều 7.3, Điều 7.4 của Hợp đồng bảo hiểm, MIC đã chỉ định Công ty cổ phần G
giám định và được Công ty H5 đồng ý. Công ty G đã giám định nguyên nhân
tổn thất, tính toán giá trị tổn thất, phát hành báo cáo giám định là đúng theo quy
định của pháp luật.
Tại Báo cáo kết quả giám định, ngoài xác định nguyên nhân tổn thất, mức
độ thiệt hại, Công ty G có tính toán xác định phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Đối
với nội dung này, Công ty G tính toán xác định trên cơ sở các quy định về loại
trừ trách nhiệm bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận tại Hợp đồng bảo hiểm và
chỉ có ý nghĩa đề xuất để MIC và Công ty H5 thỏa thuận trách nhiệm bồi
thường.
Các đương sự thống nhất xác nhận ngoài các tài liệu chứng cứ đã nộp cho
Tòa án ra thì không còn tài liệu chứng cứ nào khác để nộp cho Tòa án và đề nghị
Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
* Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trình bày quan điểm
và đề xuất hướng giải quyết vụ án:
- Về thủ tục tố tụng: Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng quy
định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án từ thủ tục thụ lý vụ án, mở
phiên tòa và tại phiên tòa xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa, đương sự đã thực
16
hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty H5 rút một phần yêu cầu khởi kiện. Việc
rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là hoàn toàn tự nguyện, không
bị ép buộc, không trái với các quy định của pháp luật; bị đơn đồng ý với việc rút
một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử
quyết định chấp nhận việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và
đình chỉ xét xử đối với các nội dung yêu cầu khởi kiện nguyên đơn đã rút theo
quy định tại Điều 244, Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự
- Về nội dung:
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, lời trình bày của các đương sự
trong quá trình giải quyết vụ án, xác định Công ty H5 và Tổng Công ty CP H5
đã ký Hợp đồng bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu số 313/21/HD-KT.3/061-
BGD ngày 27/01/2021. Đối tượng bảo hiểm: Cần trục bánh xích hiệu NIPPON
SHARYO DH600, sản xuất năm 1993 tại Nhật Bản; Thời hạn bảo hiểm: 48
tháng. Số tiền bảo hiểm là 3.000.000.000 đồng. Khi giao kết Hợp đồng bảo
hiểm, MIC không thông báo, không có giải thích hay có thỏa thuận nào xác định
Hợp đồng bảo hiểm 313 là Hợp đồng dưới giá trị. Sau khi sự kiện bảo hiểm xảy
ra, MIC và Công ty G mới thu thập giá của tài sản bảo hiểm và căn cứ bản photo
báo giá duy nhất của Công ty V1 để xác định giá trị cần trục bánh xích – là tài
sản bảo hiểm có giá thị trường là 5.500.000.000 đồng, là giá của máy mới chưa
qua sử dụng. Đồng thời, viện dẫn quy định tại Ghi nhớ 1 – Số tiền bảo hiểm và
Điều 2 – Các Điều khoản – Quy tắc bảo hiểm quy định về phương thức xác định
số tiền bảo hiểm để xác định Hợp đồng bảo hiểm 313 là Hợp đồng bảo hiểm tài
sản dưới giá trị là có lợi cho bên Công ty Bảo hiểm, không phù hợp với quy định
về giải thích hợp đồng theo quy định Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm
2000. Đề nghị Hội đồng xét xử xác định Hợp đồng bảo hiểm máy móc thiết bị
chủ thầu số 313 là Hợp đồng bảo hiểm tài sản đúng giá trị, số tiền bảo hiểm là
3.000.000.000 đồng. MIC phải bồi thường cho Công ty H5 các thiệt hại thực tế
xảy ra theo quy định tại Điều 46, Điều 47 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
Về sự kiện bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
Căn cứ Báo cáo cuối cùng số 03 ngày 07/8/2021 của Công ty G có cơ sở
xác định nguyên nhân gây ra tổn thất là do xung lực trong quá trình hoạt động đã
làm bu lông liên kết mâm quay với thân bị đứt dẫn tới cần trục bánh xích
Nippon Sharyo DH600 hoạt động trên sà lan bị hư hỏng, thuộc phạm vi bảo
hiểm và trường hợp được bảo hiểm theo Điều 2 và Điều 3.1.2 của Hợp đồng bảo
hiểm. Công ty G và MIC xác định bu lông liên kết giữa mâm quay với thân cầu
bị đứt do “bị mài mòn” trong quá trình hoạt động liên tục là nguyên nhân thuộc
trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo khoản 9 Điều 1 Quy tắc bảo hiểm
và các thiệt hại cần trục bánh xích bị chìm trong nước thuộc trường hợp loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa theo Khoản 3.1.2 Điều 3 Hợp đồng bảo hiểm là
có lợi cho công ty bảo hiểm, không phù hợp với quy định về giải thích hợp đồng
17
theo quy định Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và không đúng với
nguyên nhân gây ra tổn thất theo báo cáo giám định. Do đó, Kháng cáo của
Công ty H5 cho rằng toàn bộ thiệt hại thuộc trường hợp được bảo hiểm là có cơ
sở nên đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.
Về số tiền bảo hiểm: Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty H5 rút một phần
yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu MIC phải bồi thường thiệt hại và chi phí khắc
phục cần trục theo đề xuất của Công ty G với mức báo giá sửa chữa, khắc phục
thiệt hại và chi phí vận chuyển của Doanh nghiệp tư nhân M, sau khi trừ đi mức
miễn thường 10% tổn thất, thì số tiền bảo hiểm phải thanh toán là 2.359.260.000
đồng. Còn các yêu cầu bồi thường khác thì không yêu cầu. Số tiền yêu cầu bảo
hiểm phải thanh toán là 2.359.260.000 đồng không vượt quá phạm vi số tiền bảo
hiểm và phù hợp với thiệt hại thực tế xảy ra nên đề nghị Hội đồng xét xử chấp
nhận.
Về số tiền lãi do chậm thanh toán: Có cơ sở xác định MIC chấp nhận hồ sơ
yêu cầu bảo hiểm của Công ty H5 từ ngày 17/9/2021 nên xác định MIC phải có
nghĩa vụ thanh toán bảo hiểm cho Công ty H5 trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
17/9/2021. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng Công ty H5 không đồng ý với giá trị
bồi thường của MIC nên MIC không phải chịu lãi chậm trả là không có cơ sở và
không phù hợp với quy định của pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty H5
chỉ yêu cầu tính lãi chậm trả đối với một phần số tiền bảo hiểm 888.671.369
đồng, mức lãi suất 10% năm. Còn đối với số tiền còn lại theo Hợp đồng bảo
hiểm thì không yêu cầu tính lãi chậm thanh toán do các bên có cách hiểu khác
nhau, hiện còn đã tranh chấp. Xét thấy việc rút một phần yêu cầu tính lãi trên
của Công ty H5 là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, phù hợp với quy định
của pháp luật nên đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.
Từ những phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng
cáo của Công ty H5, căn cứ khoản Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa một
phần bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm.
Về án phí: Do kháng cáo được chấp nhận nên Công ty H5 không phải chịu
án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ kết quả hỏi và
tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1]. Xét về thủ tục kháng cáo: Đơn kháng cáo của Công ty H5 làm trong
thời hạn luật định. Người kháng cáo đã nộp tạm ứng án phí phúc thẩm nên việc
kháng cáo là hợp lệ. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết là đúng thẩm
quyền.
Về việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Tại phiên tòa phúc
thẩm, Công ty H5 rút một phần yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu MIC phải bồi
thường thiệt hại và chi phí khắc phục cần trục theo đề xuất của Công ty G với
18
mức báo giá sửa chữa, khắc phục thiệt hại và chi phí vận chuyển của Doanh
nghiệp tư nhân M, sau khi trừ đi mức miễn thường 10% tổn thất, thì số tiền bảo
hiểm còn phải thanh toán là 2.359.260.000 đồng và thanh toán tiền lãi chậm trả
đối với một phần số tiền bảo hiểm 888.671.369 đồng, mức lãi suất 10% năm.
Còn các yêu cầu bồi thường khác thì không yêu cầu.
Hội đồng xét xử xét thấy, việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không trái với các quy định của
pháp luật; bị đơn đồng ý với việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn. Do đó, Hội đồng xét xử quyết định chấp nhận việc rút một phần yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn và đình chỉ xét xử đối với các nội dung yêu cầu khởi
kiện nguyên đơn đã rút theo quy định tại Điều 244, Điều 299 Bộ luật Tố tụng
dân sự.
Về người tham gia tố tụng: Tòa án đã tống đạt hợp lệ các văn bản tố tụng
của Tòa án cho các đương sự trong vụ án. Tại phiên tòa hôm nay, Công ty C1 là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ hai không có lý do. Căn
cứ Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành
xét xử vắng mặt đương sự.
[2].Về nội dung kháng cáo:
2.1. Về Hợp đồng bảo hiểm:
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, lời trình bày của các đương sự
trong quá trình giải quyết vụ án, xác định Công ty TNHH MTV H5 và Tổng
Công ty CP H5 đã ký Hợp đồng bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu số
313/21/HD-KT.3/061-BGD ngày 27/01/2021. Đối tượng bảo hiểm: Cần trục
bánh xích; Thời hạn bảo hiểm: 48 tháng kể từ 16 giờ ngày 27/01/2021 đến 16
giờ ngày 27/01/2025. Số tiền bảo hiểm là 3.000.000.000 đồng. Phí bảo hiểm:
92.400.000 đồng. Sau khi ký hợp đồng bảo hiểm, ngày 27/01/2021, Tổng Công
ty CP H5 đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu số
313/21/HD-KT.3/061-BGD cho Công ty TNHH MTV H5.
Xét thấy:
Việc ký hợp đồng bảo hiểm giữa Công ty H5 và MIC trên cơ sở tự nguyện;
Hình thức, nội dung của Hợp đồng phù hợp với quy định tại Điều 116, 117, 118,
119 Bộ luật dân sự 2015; các Điều 12, 13, 14, 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm
năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2019. Khi ký hợp đồng, các bên cam kết đã xem
xét kỹ, hiểu rõ, chấp nhận và thực hiện đúng toàn bộ nội dung của Hợp đồng và
các Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm kèm theo (mục 11.4 Điều 11 Hợp
đồng bảo hiểm). Hiện nay các bên không kháng cáo về tính pháp lý của Hợp
đồng nên có hiệu lực pháp luật.
MIC và Công ty G cho rằng Công ty H5 tham gia bảo hiểm tài sản với số
tiền tham gia bảo hiểm là 3.000.000.000 đồng, trong khi đó theo báo giá của
Công ty cổ phần P – VINACOMA, cần trục bánh xích hiệu NIPPON SHARYO
19
DH600, sản xuất năm 1993 tại Nhật Bản trên thị trường thực tế có đơn giá
5.500.000.000 đồng, từ đó xác định số tiền tham gia bảo hiểm đối với tài sản của
Công ty H5 thấp hơn giá trị thực tế trên thị trường của tài sản cùng loại nên Hợp
đồng bảo hiểm đã ký giữa MIC và Công ty H5 là hợp đồng bảo hiểm tài sản
dưới giá trị theo quy định tại Điều 43 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và
xác định MIC chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo
hiểm và giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm trong trường hợp này là:
3.000.000.000/5.500.000.000 = 54,55%.
Hội đồng xét xử nhận thấy: Đối tượng của Hợp đồng bảo hiểm máy móc
thiết bị chủ thầu số 313/21/HD-KT.3/061-BGD ngày 27/01/2021 là Cần trục
bánh xích NIPPON SHARYO DH600, sản xuất năm 1993 đã qua sử dụng,
không phải là máy mới. Theo Hợp đồng mua bán cần trục bánh xích ngày
21/01/2021 giữa Công ty TNHH T6, Công ty C1 và Công ty H5 và Hóa đơn
VAT ngày 21/01/2021 thể hiện giá của Cần trục bánh xích là 3.000.000.000
đồng.
Theo quy định Điều 43 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 thì Hợp đồng
bảo hiểm dưới giá trị được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng. Ngày
27/01/2021, Công ty H5 và H5 ký kết Hợp đồng bảo hiểm 313. Các bên thỏa
thuận xác định giá trị cần trục được bảo hiểm là 3.000.000.000 đồng và số tiền
bảo hiểm tham gia bảo hiểm là 3.000.000.000 đồng, đúng bằng giá trị của cần
trục được bảo hiểm. Công ty H5 đã cung cấp cho MIC đầy đủ thông tin và giá trị
Hợp đồng mua bán của tài sản bảo hiểm, cũng như hóa đơn VAT. Tại Giấy
chứng nhận bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu, MIC cũng đã xác định rõ
“Tổng giá trị máy móc thiết bị: 3.000.000.000 đồng; Số tiền bảo hiểm:
3.000.000.000 đồng”. Do đó có cơ sở xác định giá của tài sản bảo hiểm tại thời
điểm giao kết hợp đồng đã được các bên xác định là 3.000.000.000 đồng.
Theo quy định tại Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 về Giải
thích hợp đồng bảo hiểm “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản
không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua
bảo hiểm”.
Và quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 về
Trách nhiệm cung cấp thông tin thì “1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh
nghiệp B2 có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng
bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm”.
Theo các tài liệu, chứng cứ và trình bày của các đương sự thể hiện, khi giao
kết Hợp đồng bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu số 313/21/HD-KT.3/061-
BGD ngày 27/01/2021, MIC không thông báo, không có giải thích hay có thỏa
thuận nào xác định Hợp đồng bảo hiểm 313 là Hợp đồng dưới giá trị. Tại thời
điểm giao kết hợp đồng, MIC không tiến hành thẩm định và định giá lại tài sản
bảo hiểm. MIC đồng ý ký kết Hợp đồng bảo hiểm 313 với số tiền bảo hiểm đúng
bằng giá trị của tài sản bảo hiểm là 3.000.000.000 đồng theo Hợp đồng mua bán
20
cần trục bánh xích ngày 21/01/2021. Sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, MIC và
Công ty G mới thu thập giá của tài sản bảo hiểm và căn cứ bản photo báo giá
duy nhất của Công ty V1, không phải là cơ quan có chức năng hoặc thẩm quyền
về thẩm định giá và định giá tài sản, để xác định giá trị cần trục bánh xích– là tài
sản bảo hiểm có giá thị trường là 5.500.000.000 đồng, là giá của máy mới chưa
qua sử dụng, mà không tiến hành thẩm định, xác minh hay tham khảo giá của
Công ty nào khác là không phù hợp. Đồng thời, viện dẫn quy định tại Ghi nhớ 1
– Số tiền bảo hiểm và Điều 2 – Các Điều khoản – Quy tắc bảo hiểm quy định về
phương thức xác định số tiền bảo hiểm để xác định Hợp đồng bảo hiểm 313 là
Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị, MIC chỉ phải chịu trách nhiệm bồi
thường bảo hiểm theo tỷ lệ: 3.000.000.000/5.500.000.000 = 54,55% là có lợi
cho bên Công ty Bảo hiểm, không phù hợp với quy định về giải thích hợp đồng
theo quy định Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
Do đó, có cơ sở xác định Hợp đồng bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu số
313/21/HD-KT.3/061-BGD ngày 27/01/2021 là Hợp đồng bảo hiểm tài sản đúng
giá trị, số tiền bảo hiểm là 3.000.000.000 đồng. MIC phải bồi thường cho Công
ty H5 các thiệt hại thực tế xảy ra theo quy định tại Điều 46, Điều 47 Luật Kinh
doanh bảo hiểm năm 2000. Kháng cáo của Công ty H5 là có căn cứ nên Hội
đồng xét xử chấp nhận.
2.2 Về sự kiện bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm:
Căn cứ đơn yêu cầu bồi thường và lời trình bày của các bên trong quá trình
giải quyết vụ án, xác định: Khoảng 17h00 ngày 22/3/2021, tại Công trường điện
gió S tỉnh Sóc Trăng, khi đang trong quá trình làm việc thì cần trục bánh xích
Nippon Sharyo DH600 đã gặp sự cố: “chân mâm quay bị đứtlàm cho mâm quay
(thớt trên) bị trượt khỏi mâm quay (thớt dưới) làm cho cần cẩu bị đổ gây
nghiêng xà lan khiến cho nước tràn vào hầm xà lan dẫn tới chìm xà lan”. Ngay
sau khi cần trục bánh xích bị đổ, Công Hoàng Huynh Phú T4 đã thông báo đến
Tổng Công ty CP H5 để thực hiện các thủ tục bảo hiểm theo quy định. Như vậy,
có đủ cơ sở để khẳng định sự kiện bảo hiểm phát sinh.
Tại Mục 4 (trang 2,3) Báo cáo cuối cùng ngày 7/8/2021 của Công ty G
xác định: “Thời điểm xảy ra tổn thất không có gió bão, thời tiết tốt. Nguyên
nhân gây ra tổn thất đối với tài sản của người được bảo hiểm là do xung lực
trong quá trình hoạt động cộng hưởng với tác động của sóng nước đã làm
bulong liên kết mâm quay với thân bị đứt dẫn tới sự cố lật, chìm cần trục dần
xuống biển”.
Tại Khoản 3.1.2 Điều 3 Hợp đồng bảo hiểm quy định về điều khoản bảo
hiểm đối với máy móc/thiết bị hoạt động trên sà lan, thiết bị nổi như sau: “Cho
dù trái ngược với các quy định, điều khoản điều kiện và các sửa đổi bổ sung của
Quy tắc bảo hiểm này, các bên đồng ý và hiểu rằng những máy móc thiết bị
21
được liệt kê dưới đây cũng được bảo hiểm khi được lắp đặt và hoạt động trên bệ
máy bên cạnh mép nước hoặc trên sà lan hoặc cầu phao”.
Như vậy, do xung lực trong quá trình hoạt động đã làm bu lông liên kết
mâm quay với thân bị đứt dẫn tới cần trục bánh xích Nippon Sharyo DH600
hoạt động trên sà lan bị hư hỏng, thuộc phạm vi bảo hiểm và trường hợp được
bảo hiểm theo Điều 2 và Điều 3.1.2 của Hợp đồng bảo hiểm.
* Về các điểm loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm:
- Tại khoản 9 Điều 1 Quy tắc bảo hiểm quy định về điều khoản loại trừ
bảo hiểm như sau: “MIC sẽ không chịu trách nhiệm đối với: 9. Tổn thất hoặc
thiệt hại là hậu quả trực tiếp của hoạt động liên tục (mài mòn, xói mòn, sét gỉ,
hu hại do thiếu sử dụng và do điều kiện không khí bình thường)”.
Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân làm cho bu lông liên kết mâm quay
với thân bị đứt là do xung lực trong quá trình hoạt động đã dẫn tới cần trục
bánh xích Nippon Sharyo DH600 đang hoạt động trên sà lan bị hư hỏng, không
có kết luận giám định nào xác định có nguyên nhân gây ra tổn thất là “bị mài
mòn do hoạt động liên tục” hoặc “mài mòn do thiếu sử dụng và do điều kiện
không khí bình thường” hoặc “là hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của
tài sản”. Do đó, Công ty G và MIC xác định bu lông liên kết giữa mâm quay với
thân cầu bị đứt do “bị mài mòn” trong quá trình hoạt động liên tục là nguyên
nhân thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo khoản 9 Điều 1 Quy
tắc bảo hiểm là tự suy luận, không có cơ sở và không phù hợp với kết luận giám
định tại Mục 4 (trang 2,3) Báo cáo cuối cùng ngày 7/8/2021.
- Tại Khoản 3.1.2 Điều 3 Hợp đồng bảo hiểm quy định về điều khoản loại
trừ bảo hiểm như sau: “…Điều khoản về máy móc/thiết bị hoạt động trên sà lan,
thiết bị nổi. ... Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với:
+ Bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại đối với máy móc lắp đặt trên sà lan hoặc
cầu phao có nguyên nhân do mắc cạn hoặc chìm tại công trường mà không thể
khắc phục ...”.
Hội đồng xét xử nhận thấy: Theo kết luận giám định của Công ty G, thời
điểm xảy ra tổn thất không có gió bão, thời tiết tốt; sà lan và các máy móc, thiết
bị trên Sà lan hoạt động bình thường. Tổn thất xuất phát điểm từ sự đứt gãy bu
lông liên kết giữa mâm quay với thân cẩu bị đứt trong quá trình hoạt động làm
sập khung cần trục. Sau khi khung cần trục bị đổ đã gây nghiêng xà lan, khiến
cho nước tràn vào hầm xà lan dẫn tới làm xà lan và cần trục bị chìm xuống nước
biển. Như vậy, nguyên nhân trực tiếp làm cho cần trục bánh xích bị chìm xuống
nước và hư hỏng là xuất phát từ sự kiện bảo hiểm do khung cần trục bị đứt gãy.
Đây là một chuỗi sự kiện diễn ra liên tục, có mối quan hệ nhân quả, trong đó cần
trục bị chìm là hậu quả trực tiếp từ việc khung cần trục bị sập. Công ty G xác
nhận nguyên nhân xà lan bị chìm là do cần trục bị sập làm nghiêng xà lan,
không có nguyên nhân nào khác. Do đó, thiệt hại cần trục bánh xích bị chìm
22
trong nước vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm và trường hợp được bảo hiểm theo Điều
2 và Điều 3.1.2 của Hợp đồng bảo hiểm.
MIC cho rằng tại Khoản 3.1.2 Điều 3 Hợp đồng bảo hiểm các bên đã thỏa
thuận về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với “bất kỳ tổn thất hoặc
thiệt hại đối với máy móc lắp đặt trên sà lan hoặc cầu phao có nguyên nhân do
mắc cạn hoặc chìm tại công trường” nên việc cần trục bị chìm do bất kỳ lý do gì
cũng sẽ thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Việc giải thích và áp
dụng điều khoản về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như trên của MIC là có lợi
cho công ty bảo hiểm, không phù hợp với quy định về giải thích hợp đồng theo
quy định Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và không đúng với
nguyên nhân gây ra tổn thất. Vì trong trường hợp này, sà lan và cần trục bánh
xích đang hoạt động trong điều kiện bình thường, nguyên nhân bị chìm là do sự
kiện bảo hiểm - cần trục bị gẫy chứ không phải nguyên nhân nào khác. Do đó,
Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo
Khoản 3.1.2 Điều 3 Hợp đồng bảo hiểm là không có căn cứ. Kháng cáo của
Công ty H5 cho rằng toàn bộ thiệt hại thuộc trường hợp được bảo hiểm là có cơ
sở nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.
2.3 Về số tiền yêu cầu bảo hiểm
Căn cứ phân tích nêu trên thì Hợp đồng bảo hiểm máy móc thiết bị chủ
thầu số 313/21/HD-KT.3/061-BGD ngày 27/01/2021 là Hợp đồng bảo hiểm tài
sản đúng giá trị nên MIC phải bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm
100% giá trị thiệt hại thực tế xảy ra. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của
MIC, xác định Hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa các bên là Hợp đồng bảo
hiểm tài sản dưới giá trị, từ đó chỉ buộc MIC phải bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ
54,55% là không phù hợp với giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm và thỏa thuận
giữa các bên.
Theo Quy tắc Bảo hiểm máy móc và thiết bị của chủ thầu ban hành theo
Quyếtđịnh số 126/2016/QĐ-MIC ngày 01/01/2016 của Tổng Giám đốc Tổng
công ty cổ phần H5, cơ sở giải quyết bồi thường được quy định như sau: “Trong
trường hợp xảy ra tổn thất hoặc thiệt hại, cơ sở để giải quyết bồi thường theo
Quy tắc bảo hiểm này sẽ được quy định như sau:
a) Trường hợp tổn thất xảy ra đối với hạng mục được bảo hiểm có thể sửa
chữađược – MIC sẽ thanh toán chi phí cần thiết liên quan để khôi phục lại trạng
thái sử dụng của hạng mục bị thiệt hại như trước khi xảy ra sự cố cùng với các
khoản chi phí tháo dỡ và lắp ráp lại với mục đích tiến hành sửa chữa cũng như
các chi phí vận chuyển thông thường tới xưởng sửa chữa và ngược lại, các
khoản lệ phí và thuế hải quan, nếu có, trong phạm vi của bảo hiểm này và các
khoản chi phí đó được bao gồm trong số tiền được bảo hiểm…”.
Tại báo cáo giám định, Công ty G đã xác định 18 hạng mục bị tổn thất và
đề xuất chi phí sửa chữa thay thế. Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty H5 rút một
phần yêu cầu khởi kiện, yêu cầu MIC phải bồi thường thiệt hại và chi phí khắc
23
phục cần trục theo đề xuất của Công ty G với mức báo giá sửa chữa, khắc phục
thiệt hại và chi phí vận chuyển của Doanh nghiệp tư nhân M, số tiền sửa chữa,
khắc phục là 2.571.400.000 đồng, sau khi trừ đi mức miễn thường 10% tổn thất,
thì số tiền bảo hiểm phải thanh toán là 2.359.260.000 đồng. Hội đồng xét xử
nhận thấy, 18 hạng mục bị tổn thất theo kết luận giám định của Công ty G phù
hợp với các diễn biến sự kiện bảo hiểm, đã được các bên thừa nhận nên có hiệu
lực thi hành đối với các bên. Tổng số tiền sửa chữa, khắc phục phải bảo hiểm là
2.359.260.000 đồng không vượt quá phạm vi số tiền bảo hiểm và phù hợp với
các thiệt hại thực tế xảy ra nên có cơ sở để chấp nhận.
* Chi phí trục vớt, cứu hộ, vận chuyển: 520.000.000 đồng
- Đối với chi phí trục vớt, cứu hộ:
Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty H5 đã rút yêu cầu khởi kiện đối với yêu
cầu này nên Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử theo quy định tại Điều 244, Điều
299 Bộ luật tố tụng dân sự.
- Đối với chi phí vận chuyển:
Theo Ghi nhớ 2 Điều 2– Cơ sở giải quyết bồi thường của Quy tắc bảo
hiểm máy móc số 126:“Trong trường hợp tổn thất xảy ra đối với hạng mục được
bảo hiểm có thể sửa chữa được MIC sẽ thanh toán chi phí cần thiết liên quan để
khôi phục lại trạng thái sử dụng của hạng mục bị thiệt hại như trước khi xảy ra
sự cố cùng với các khoản chi phí tháo dỡ và lắp ráp lại với mục đích tiến hành
sửa chữa cũng như các chi phí vận chuyển thông thường tới xưởng sửa chữa
hoặc ngược lại,”.
Như vậy, chi phí vận chuyển thuộc phạm vi được bảo hiểm. MIC đồng ý
với đề xuất của Công ty G giá trị vận chuyển thông thường theo báo giá của
Công ty H5 là 50.000.000 đồng và các đương sự không kháng cáo về số tiền này
nên có hiệu lực thi hành.
- Đối với chi phí thuê bãi 03 tháng: 15.000.000 đồng và chi phí cẩu thiết bị
lên bãi thuê: 20.000.000 đồng:
Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty H5 đã rút yêu cầu khởi kiện đối với yêu
cầu này nên Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử theo quy định tại Điều 244, Điều
299 Bộ luật tố tụng dân sự.
- Mức khấu trừ:
Tại Điều 5 Hợp đồng bảo hiểm quy định về “mức khấu trừ” là 10% tổn
thất, tối thiểu là 20.000.000 đồng. Mức khấu trừ này là khoản tiền Bên mua bảo
hiểm tự gánh chịu trong trường hợp tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Vì
vậy, mức khấu trừ trong trường hợp này là: 10% giá trị tổn thất có cơ sở chấp
nhận.
Từ những phân tích trên, MIC phải có trách nhiệm bồi thường cho Công
ty H5 số tiền bảo hiểm là: 2.359.260.000 đồng. Cụ thể theo Bảng tổng hợp sau:
24
TT
Hạng mục
Điều chỉnh (VNĐ)
1
Chi phí sửa chữa khắc phục điều chỉnh
2.571.400.000
2
Chi phí vận chuyển
50.000.000
3
Cộng (1+2)
2.621.400.000
4
Mức miễn thường: 10% tổn thất, tối thiểu
20.000.000/vụ tổn thất
262.140.000
5
Số tiền phải bồi thường: (3-4)
2.359.260.000
2.4 Xét yêu cầu tính lãi đối với số tiền bảo hiểm chậm thanh toán:
Theo Điều 29 Luật kinh doanh bảo hiểm về Thời hạn trả tiền bảo hiểm
hoặc bồi thường quy định: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp B2 phải
trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm; trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp
bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường.
Theo các tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp và trình bày thể hiện,
ngày 28/6/2021 Công ty H5 có văn bản yêu cầu MIC bồi thường số tiền bảo
hiểm. Tuy nhiên, tại thời điểm này Công ty G mới có báo cáo sơ bộ ngày
19/4/2021 và Báo cáo chuyển tiếp ngày 15/6/2021 nên thời điểm ngày
28/6/2021 chưa được xác định là ngày người được bảo hiểm nộp đủ hồ sơ hợp
lệ.
Ngày 07/8/2021, Công ty G có Báo cáo cuối cùng xác định nguyên nhân
tổn thất. Tại Văn bản số 818/2021/MIC-GĐBT-TSKT ngày 17/9/2021, MIC có
thông báo giải quyết khiếu nại bảo hiểm trong đó xác định sự kiện bảo hiểm,
phương án giải quyết bồi thường là 458.013.141 đồng và đề nghị Công ty H5
xác nhận để MIC tiến hành thanh toán theo các điều khoản của Hợp đồng bảo
hiểm. Trong quá trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường và khiếu nại của Công
ty H5, MIC không yêu cầu Công ty phải bổ sung tài liệu hay hồ sơ yêu cầu bảo
hiểm còn thiếu. Đồng thời, tại Văn bản phúc đáp ngày 08/4/2022 của MIC trả
lời khiếu nại của Công ty H5 vẫn xác nhận sự kiện bảo hiểm và phương án giải
quyết bồi thường là 458.013.141 đồng như Văn bản số 818/2021/MIC-GĐBT-
TSKT ngày 17/9/2021. Do đó, có cơ sở xác định MIC đã chấp nhận hồ sơ yêu
cầu bảo hiểm của Công ty H5 từ ngày 17/9/2021 nên xác định MIC phải có
nghĩa vụ thanh toán bảo hiểm cho Công ty H5 trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
17/9/2021, tức là từ ngày 03/10/2021.
Căn cứ theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm
chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau: - Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm
trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian
25
chậm trả. Do đó, Công ty H5 yêu cầu MIC phải thanh toán số tiền lãi chậm
thanh toán là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng Công ty H5 không đồng ý
với giá trị bồi thường của MIC nên MIC không phải chịu lãi chậm trả là không
có cơ sở và không phù hợp với quy định của pháp luật.
Công ty H5 yêu cầu mức lãi suất 10% là phù hợp với quy định tại khoản 2
Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty H5 chỉ yêu cầu tính lãi chậm trả đối với
một phần số tiền bảo hiểm 888.671.369 đồng, mức lãi suất 10% năm. Còn đối
với số tiền còn lại theo Hợp đồng bảo hiểm thì không yêu cầu tính lãi chậm
thanh toán do các bên có cách hiểu khác nhau, hiện còn đang tranh chấp. Số tiền
lãi MIC phải thanh toán cho Công ty H5 tạm tính từ ngày 03/10/2021 đến ngày
xét xử sơ thẩm 02/5/2024 (943 ngày) là:
888.671.369 đồng x 10%/năm x 943 ngày = 229.593.726 đồng.
Như vậy, tổng số tiền bảo hiểm MIC phải thanh toán cho Công ty H5 tạm
tính đến ngày xét xử sơ thẩm 02/5/2024 là: 2.588.853.726 đồng, trong đó: tiền
gốc 2.359.260.000 đồng và tiền lãi chậm trả là 229.593.726 đồng.
2.5 Về yêu cầu của Công ty H5 đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa
phần bản án sơ thẩm tuyên buộc MIC phải thanh toán tiền bảo hiểm cho
Công ty H5 (là bên mua bảo hiểm) mà không phải là cho Công ty C1.
Xét thấy:
Điều 10 Hợp đồng bảo hiểm quy định: “Trong mọi trường hợp phát sinh
trách nhiệm bồi thường bởi Công ty Bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm thì
bên được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm đầu tiên và duy nhất là: + Đơn vị Công
ty cho thuê tài chính TNHH MTV Quốc tế C1….”. Như vậy, người thụ hưởng
quyền lợi bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm ký giữa Công ty TNHH MTV H5
là Công ty C1. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên số tiền bảo hiểm được MIC thanh toán
cho người thụ hưởng là Công ty C1 là phù hợp với thỏa thuận tại Điều 10 Hợp
đồng bảo hiểm. Do đó, đề nghị của Công ty H5 là không có cơ sở.
2.6 Về yêu cầu của Công ty H5 sau khi thanh toán xong tiền bồi
thường, đề nghị Tòa án giao lại tài sản bảo hiểm là cần trục bánh xích cho
Công ty H5 được xử lý theo quy định.
Xét thấy:
Cần trục bánh xích là đối tượng của Hợp đồng cho thuê tài chính số
B2101143C3 ngày 15/01/2021 giữa bên cho thuê là Công ty C1 và bên thuê là
Công ty H5.
Tại khoản 3.2 Điều 3 của Hợp đồng cho thuê tài chính có thỏa thuận: “tài
sản thuê được Bên cho thuê mua theo yêu cầu của Bên thuê thông qua Hợp
đồng mua tài sản và thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê”.
26
Tại khoản 22.1 Điều 22 của Hợp đồng cho thuê tài chính có thỏa thuận:
“Bên thuê xác nhận rằng quyền sở hữu đối với Tài sản thuê sau khi bàn giao
cho Bên thuê vẫn thuộc về Bên cho thuê, và Bên thuê không được chuyển giao,
bán, chào bán, chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, cầm cố hay bằng cách
khác xử lý tài sản thuê hoặc có bất kỳ hành động nào xâm phạm đến quyền sở
hữu của Bên cho thuê; và Bên thuê không được cho phép bất cứ bên thứ ba nào
chiếm hữu hay sử dụng tài sản thuê mà không có sự chấp thuận trước bằng văn
bản của Bên cho thuê. Bên thuê cũng không được cho bất kỳ bên thứ ba nào
thuê lại Tài sản thuê trừ khi có sự chấp thuận trước bằng văn bản của B1 cho
thuê”.
Như vậy, mặc dù Công ty H5 là người quản lý, trực tiếp sử dụng tài sản
thuê nhưng quyền sở hữu đối với tài sản thuê thuộc Công ty C1. Hiện nay, nội
dung giải quyết tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp về trách nhiệm bảo
hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm nên yêu cầu của Công ty H5 đề nghị giao tài sản
Cần trục bánh xích là đối tượng của Hợp đồng cho thuê tài chính cho Công ty
H5 xử lý là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện. Do đó, trường hợp Công ty H5
có yêu cầu về việc xử lý tài sản thuê thì phải căn cứ vào các thỏa thuận tại Hợp
đồng thuê tài chính để thỏa thuận với Công ty C1 về xử lý tài sản.
Từ những phân tích trên căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự
chấp nhận kháng cáo của Công ty H5, sửa một phần bản án sơ thẩm.
Về án phí: Do yêu cầu kháng cáo được chấp nhận nên người kháng cáo
không phải chịu án phí phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
- Căn cứ các Điều 116, 117, 118, 119, 357, 468 Bộ luật Dân sự 2015;
- Căn cứ Khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; Điều
91; Điều 97; Điều 147; điểm b khoản 2 Điều 227; khoản 2 Điều 244, Điều 271;
Điều 273; Điều 278; Điều 280, Điều 299, khoản 2 Điều 308; Điều 309 Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015.
- Căn cứ Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 21, 29, 30, 40, 41, 43, 46, 47,
48 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2019.
- Căn cứ Điều 8 và Điều 13 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTPngày
11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.
- Căn cứ Điều 26, Điều 29 Nghị quyết số 326/2016 UBTVQH của Ủy ban
thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm,thu, nộp, quản lý, sử
dụng án phí, lệ phí Tòa án.
Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty TNHH MTV H5, sửa một
phần bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm. Xử:
27
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH MTV H5 đối
với Tổng Công ty CP H5.
2. Buộc Tổng Công ty CP H5 phải bồi thường thiệt hại phát sinh từ sự kiện
bảo hiểm xảy rađối với tài sản bảo hiểm là cần trục bánh xích hiệu: NIPPON
SHARYO DH600; SK: 64008; SM: 65482 theo Hợp đồng bảo hiểm máy móc
thiết bị chủ thầu số 313/21/HD-KT.3/061-BGD ngày 27/01/2021 giữa Công ty
TNHH MTV H5 đối với Tổng Công ty CP H5, với số tiền bồi thường là
2.588.853.726 đồng (hai tỷ năm trăm tám mươi tám triệu tám trăm năm mươi
ba nghìn bảy trăm hai mươi sáu đồng), trong đó: tiền gốc 2.359.260.000 đồng
và tiền lãi chậm trả là 229.593.726 đồng.
Số tiền bồi thường nêu trên được Tổng công ty CP H5 thanh toán cho
người thụ hưởng là Công ty C1.
Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong,
Tổng Công ty CP H5 còn phải chịu khoản tiền lãi đối với số tiền phải thi hành
án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tương
ứng với thời gian chậm thanh toán.
3. Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu khởi kiện số tiền bảo hiểm mà
Công ty TNHH MTV H5 đã rút yêu cầu khởi kiện.
4. Bác các yêu cầu khác của nguyên đơn.
5. Về án phí:
+ Án phí sơ thẩm:
Tổng Công ty CP H5 phải chịu 83.777.075 đồng (Tám mươi ba triệu bảy
trăm bảy mươi bảy nghìn không trăm bảy mươi năm đồng) án phí kinh doanh
thương mại sơ thẩm.
Hoàn trả lại Công ty TNHH MTV H5 số tiền tạm ứng án phí kinh doanh
thương mại sơ thẩm 55.993.750 đồng (năm mươi lăm triệu chín trăm chín mươi
ba nghìn bảy trăm năm mươi đồng) đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ
phí Tòa án số 0032332 ngày 15/11/2022 của Chi cục thi hành án dân sự quận
Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Án phí phúc thẩm:
H4 lại cho Công ty TNHH MTV H5 số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là
2.000.000 đồng (hai triệu đồng), đã nộp theo Biên lai tạm ứng án phí phúc thẩm
số 0064528 ngày 21/5/2024 của Chi cục Thi hành án dân sự quận ĐĐ, Hà Nội.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi
hành án dân sự thì người thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có
quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án
hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 của Luật Thi
hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30
của Luật Thi hành án dân sự.
28
6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án./.
Thành viên Hội đồng xét xử
Nguyễn Đức Lập Hoàng Ngọc Thành
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà
Bùi Đức Bằng
Nơi nhận:
-VKSND TP Hà Nội;
-TAND Q. ĐĐ;
- Chi cục THADS Q. ĐĐ;
- Các Đương sự;
- Lưu Hồ sơ.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN
Bùi Đức Bằng
Tải về
Bản án số 240/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án số 240/2024/KDTM-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Bản án số 02/2024/KDTM ngày 18/09/2024 của TAND huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh về tranh chấp về bảo hiểm
Ban hành: 18/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 10/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 23/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 13/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 06/05/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 24/04/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 17/04/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 16/04/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 05/04/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 27/03/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 18/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 11/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 11/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 05/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 05/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 22/12/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 20/12/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 18/12/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Bản án số 131/2023/KDTM-ST ngày 15/12/2023 của TAND Q. Đống Đa, TP. Hà Nội về tranh chấp về bảo hiểm
Ban hành: 15/12/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm