Bản án số 173/2024/DS-PT ngày 21/08/2024 của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về tranh chấp quyền sử dụng rừng và đất rừng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 173/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 173/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 173/2024/DS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 173/2024/DS-PT ngày 21/08/2024 của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về tranh chấp quyền sử dụng rừng và đất rừng |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp quyền sử dụng rừng và đất rừng |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Số hiệu: | 173/2024/DS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 21/08/2024 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Ông Nguyễn P khởi kiện Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B về việc |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Bản án số: 173/2024/DS-PT
Ngày 21 - 8 - 2024
V/v “ Tranh chấp hợp đồng
thuê khoán rừng”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông Cao Xuân Long
Các Thẩm phán: Bà Đào Thị Huệ
Bà Nguyễn Thị Quang
- Thư ký phiên tòa: Bà Hồ Thị Tâm – Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia
phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Kiểm sát viên.
Ngày 21 tháng 8 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 34/2024/TLPT-DS ngày
01/3/2024 về việc “Tranh chấp hợp đồng thuê khoán rừng”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 32/2023/DS-ST ngày 05-9-2023 của Tòa án
nhân dân thị xã Phú Mỹ bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 110/2024/QĐ-PT ngày
17/4/2024, Quyết định hoãn phiên tòa số 115/2024/QĐ-PT ngày 06/5/2024,
Thông báo mở lại phiên tòa số 98/2024/TB-TA ngày 03/7/2024 và Quyết định
hoãn phiên tòa số 215/2024/QĐ-PT ngày 31/7/2024 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn P, sinh năm 1965 (vắng mặt);
Địa chỉ: Số A N, Phường A, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bị đơn: Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B;
Địa chỉ: Số A đường B, phường P, thành phố B, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Người đại diện theo pháp luật của bị đơn: Ông Nguyễn Duy B – Giám
đốc Ban Q (vắng mặt).
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Ông Lê Trung K - Phó giám
đốc Ban Q (có mặt), ông Trần Đại T - Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng (có
mặt) và ông Nguyễn Văn T1 - Viên chức Phòng Quản lý bảo vệ rừng (có mặt).
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
2
3.1. Công ty Cổ phần P1;
Địa chỉ: Tổ A, ấp F, xã T, thị xã P, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Tài T2 - Giám đốc (vắng
mặt).
3.2. Ủy ban nhân dân thị xã P, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Địa chỉ: Trung tâm hành chính thị xã P, phường P, thị xã P, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn T3 – Chủ tịch UBND thị
xã P (vắng mặt)
Người đại diện theo uỷ quyền: Ông Võ Mạnh H – Phó trưởng Phòng T4
(vắng mặt); ông Phạm Hoàng V – Chuyên viên Phòng T4 (vắng mặt); ông Phạm
Doãn N – Trưởng phòng nghiệp vụ Trung tâm phát triển quỹ đất (vắng mặt).
4. Người kháng cáo: Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B; là bị đơn trong
vụ án.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
1. Theo đơn khởi kiện, các bản khai và quá trình tố tụng tại phiên tòa,
nguyên đơn trình bày:
Vào ngày 18/02/2009, ông Nguyễn P và Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh
B (sau đây gọi tắt là BQL rừng), ký Hợp đồng khoán bảo vệ rừng, gây trồng
rừng phòng hộ số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009 và Phụ kiện Hợp đồng khoán
bảo vệ rừng gây trồng rừng phòng hộ số 02/09/PKHĐ.RPH ngày 18/10/2016;
nội dung hợp đồng ông Nguyễn P được giao 5,7 ha rừng trồng cây lâu năm, tại
khoảnh VII, tiểu khu T, với nhiệm vụ bảo vệ rừng, chăm sóc …; thời hạn hợp
đồng là 20/5/2050; hợp đồng thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quản lý trồng và bảo vệ rừng.
Sau khi ký hợp đồng, ông P đã được BQL rừng bàn giao diện tích đất đúng
hợp đồng: 500 cây gõ đỏ/1 ha; Tràm bông vàng: 1.500 cây/ha (rừng trồng năm
2000); sau khi tiếp nhận, ông P cũng đã triển khai thực hiện phương án bảo vệ
chăm sóc rừng đúng hợp đồng đã ký. Ông P đã thuê người bảo vệ rừng thường
xuyên cũng như đầu tư chống cháy rừng theo yêu cầu của BQL rừng. Quá trình
thực hiện hợp đồng giữa ông P và BQL rừng không có tranh chấp.
Tuy nhiên đến cuối năm 2017, do Công ty cổ phần P1 đã đưa máy móc
vào khai thác đá trên khu vực rừng phòng hộ và đã tiến hành chặt toàn bộ cây
trên diện tích đất rừng do ông P được giao khoán nên ông P đã báo cho BQL
rừng; tuy nhiên BQL rừng chỉ ghi nhận mà không có bất kỳ giải đáp hay trả lời
về việc này. Do phía Công ty đã tiến hành khai thác đá nên ông không thực hiện
được hợp đồng đã ký. Từ khi ký hợp đồng cho đến phiên toà ngày hôm nay, ông
P không nhận được bất kỳ văn bản nào của BQL rừng hoặc cơ quan nhà nước có
3
thẩm quyền về việc buộc ông P trả lại rừng hoặc thanh lý hợp đồng đã ký với
BQL rừng. Đến năm 2020, ông vẫn tiếp tục nhận được giấy yêu cầu đóng tiền và
giấy mời thực hiện công tác phòng chống cháy rừng.
Từ năm 2017 cho đến phiên toà sơ thẩm hôm nay, ông P đã nhiều lần
khiếu nại vụ việc BQL rừng không thanh lý hợp đồng giao khoán, không trả tiền
công chăm sóc, không trả tiền bồi thường giá trị sản phẩm nhưng không được
giải quyết dẫn đến đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của ông P. Vì vậy ông P có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết như sau:
1. Tuyên chấm dứt Hợp đồng thuê khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng
phòng hộ số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009 giữa ông P và BQL rừng.
2. Buộc BQL rừng phải bồi thường do vi phạm hợp đồng:
2.1. Tiền công bảo vệ, triển khai công tác phòng cháy chữa cháy hằng
năm từ 02/2009 – 02/2020: 132.000.000 đồng (một trăm ba mươi hai triệu);
2.2. Tiền hưởng giá trị sản phẩm:
-Gõ đỏ 2.850 cây x 20% = 570 cây x 1.500.000 đồng/cây = 855.000.000
đồng (tám trăm năm mươi lăm triệu);
Tràm bông vàng: 8.550 cây x 20% = 1.710 cây x 500.000 đồng =
855.000.000 đồng (tám trăm năm mươi lăm triệu).
Tổng cộng số tiền tại 2.1, 2.2 là 1.842.000.000 đồng (một tỷ tám trăm bốn
mươi hai triệu).
Tại phiên toà sơ thẩm, ông Nguyễn P rút yêu cầu buộc Ban quản lý Rừng
phải bồi thường số tiền 1.842.000.000 đ (một tỷ tám trăm bốn mươi hai triệu
đồng) và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét quyền lợi của ông Nguyễn P phát
sinh từ hợp đồng giao khoán rừng theo quy định pháp luật.
2. Theo các bản tự khai, biên bản lấy lời khai và quá trình tố tụng tại
Tòa án, bị đơn và người đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày:
- Về pháp lý: BQL rừng được thành lập theo Quyết định số
1591/QĐ/UBT ngày 12/3/2002 trên cơ sở hợp nhất các dự án trồng rừng thuộc
chương trình 327 của tỉnh gồm: Dự án núi D - T, dự án núi M, dự án Vũng Tàu -
T, dự án Đ - S. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, có
chức năng tổ chức thực hiện việc quản lý các khu rừng phòng hộ được giao theo
quy định tại Quyết định số 08/2001/ QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng
Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (sau đó được thay thế bởi
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày
09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý rừng
phòng hộ; hiện nay là Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017, Nghị định số
156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm
nghiệp) và các văn bản khác có liên quan; Tham mưu cho Sở N1 về lĩnh vực
khôi phục, trồng mới, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh BR -
4
VT, là chủ rừng chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ và xây dựng phát triển rừng
trong quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Về căn cứ pháp lý giao khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ:
Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính Phủ ban hành bản quy định về
giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản trong các doanh nghiệp nhà nước (nay được thay thế bởi Nghị định số
168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính Phủ quy định về khoán rừng,
vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên N2).
Ông Nguyễn P đã ký Hợp đồng khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ số
02/09/HĐK ngày 18/02/2009 với BQL rừng tỉnh B diện tích 5,7 ha thuộc lô 27,
khoảnh VII, tiểu khu T; nằm trong diện tích trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà
nước đầu tư với mô hình trồng rừng là: Gõ đỏ 500 cây/ha, tràm bông vàng là
1.500 cây/ha (Quyết định 10/QĐ/NN-NV ngày 26/5/2000 của Sở NN&PTNT về
việc phê duyệt thiết kế - dự toán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng năm 2000 thuộc
chương trình dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Trong chu kỳ, suất đầu tư cơ bản trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng từ năm
2000 đến năm 2007, BQL rừng đã ký hợp đồng dịch vụ công việc và chi trả tiền
công cho hộ nhận khoán (ông Nguyễn Thanh C) để thực hiện việc trồng, chăm
sóc và bảo vệ rừng theo suất đầu tư cơ bản.
Về quyền và nghĩa vụ của các bên khai thác theo hợp đồng, được quy định
tại Điều 8 Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ quy định về giao
khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
trong các doanh nghiệp nhà nước; Điều 15 Quyết định số 178/2001/QĐ-Ttg
ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của
Hộ gia đình, cá nhân, được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;
khoản 1 điều 3 của Hợp đồng khoán số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009.
Dự án khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi T, xã T, huyện T (nay là thị
xã P) được Chủ tịch UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác số 18/GP-UBND ngày
12/5/2011, cấp giấy Chứng nhận đầu tư số 49121000371- Chứng nhận lần đầu,
ngày 20/01/2012, diện tích Dự án 34,88 ha; Ngày 21/02/2012, UBND huyện T
(nay là thị xã P) ban hành Thông báo số 267/TB-UBND về việc thu hồi đất Dự
án đầu tư xây dựng Khai thác khoáng sản đá xây dựng lô 14 A núi T, xã T,
huyện T; Ngày 06, 07/11/2012, Hội đồng kiểm kê, bồi thường huyện T tổ chức
kiểm kê tại thực địa. Liên quan đế đất rừng phòng hộ có 136.727 m2
(13,6727ha) bị thu hồi thuộc hợp đồng khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng
hộ gồm: hộ ông Nguyễn P (4,64 ha) và một số hộ dân khác;
Đến ngày 01/6/2013, UBND huyện T ban hành Quyết định số 2306/QĐ-
UBND Về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực
hiện Dự án: Khai thác mỏ đá xây dựng lô 14 A (giai đoạn 1) tại xã T, huyện T,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, bồi thường về giá trị cây trồng trên đất 13,67
ha rừng phòng hộ là 349.637.150 đồng, tất cả nộp ngân sách (theo bảng chiết
5
tính phương án bồi thường thì giá trị hoa màu cụ thể là hộ ông Nguyễn P (4,64
ha: 116.449.600 đồng);
Đến ngày 10/11/2014, UBND tỉnh B có Quyết định số 2436/QĐ-UBND
về việc thu hồi 136.104,0 m2 đất tại xã T, huyện T để đầu tư Dự án khai thác,
chế biến đá xây dựng lô 14 A núi T. Ngày 19/12/2014, UBND tỉnh B ban hành
Quyết định 2791.QĐ-UBND về việc cho Công ty Cổ Phần P1 thuê 195.310 m2
đất (đợt 1) để đầu tư Dự án khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi Thị Vải
(trong đó có 13,67 ha thu hồi đất rừng phòng hộ).
Hiện nay, dự án khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi T đã đi vào
hoạt động. Các hộ nhận khoán, trong đó có ông Nguyễn P chưa được giải quyết
bồi thường theo quy định về quyền lợi hộ nhận khoán rừng.
- Ý kiến của BQL rừng về yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn P:
1. Quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán từ khi trồng, chăm sóc bảo vệ
rừng đến khi thu hồi đất:
- Ông Nguyễn P nhận khoán theo Hợp đồng khoán số 02/09/HĐK ngày
18/02/2009 với diện tích 5,7 ha thuộc lộ 27, khoảnh VII, tiểu khu T với BQL
rừng có nguồn gốc từ các hợp đồng khoán, trình tự các hợp đồng như sau:
+ Nguyễn Thanh C theo Hợp đồng khoán 49/HĐK/2000 ngày 20/5/2000
với diện tích 6,3ha.
+ Sau đó hợp đồng khoán này được thanh lý hợp đồng và khoán lại cho
ông Nguyễn Thanh C Hợp đồng khoán 27/07/HĐK ngày 05/4/2007 với diện tích
5,7ha
+ Sau đó khoán lại cho ông Trần Đại Đ (Hợp đồng khoán 40/08/HĐK
ngày 28/4/2008), tiếp khoán lại cho bà Lê Thị X (Hợp đồng khoán 71/08/HĐK
ngày 13/8/2008).
Trên diện tích 5,7ha Ông Nguyễn P nhận khoán là rừng trồng bằng vốn
ngân sách nhà nước đầu tư với mô hình trồng rừng là: Gõ đỏ 500 cây/ha, tràm
bông vàng là 1.500 cây/ha (Quyết định 10/QĐ/NN-NV ngày 26/5/2000 của Sở
NN&PTNT về việc phê duyệt thiết kế - dự toán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng
năm 2000 thuộc chương trình dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu). Trong chu kỳ, suất đầu tư cơ bản trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng từ
năm 2000 đến năm 2007, BQL rừng đã hợp đồng dịch vụ công việc và chi trả
tiền công cho hộ nhận khoán (ông Nguyễn Thanh C) để thực hiện việc trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng theo suất đầu tư cơ bản.
2. Về quyền lợi, nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng
- Căn cứ Điều 8 Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ quy
định về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; khoản 1 Điều 15, Quyết định
số: 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ, có quy định:
6
“Được Nhà nước cấp kinh phí để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo quy định
hiện hành”.
Như vậy theo quy định trên ông Nguyễn P nhận khoán theo Hợp đồng
khoán số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009 với diện tích 5,7ha thuộc lô 27, khoảnh
VII, tiểu khu T với BQL rừng từ nguồn gốc khoán ban đầu ông Nguyễn Thanh C
theo Hợp đồng khoán 49/HĐK/2000 ngày 20/5/2000 với diện tích 6,3ha, sau đó
hợp đồng khoán này được thanh lý hợp đồng và khoán lại cho ông Nguyễn
Thanh C Hợp đồng khoán 27/07/HĐK ngày 05/4/2007 với diện tích 5,7ha. Sau
đó khoán lại cho ông Trần Đại Đ (Hợp đồng khoán 40/08/HĐK ngày
28/4/2008), tiếp khoán lại cho bà Lê Thị X (Hợp đồng khoán 71/08/HĐK ngày
13/8/2008).
Diện tích 5,7ha này nằm trong diện tích trồng rừng bằng vốn Ngân sách
Nhà nước đầu tư với mô hình trồng rừng là: Gõ đỏ 500 cây/ha, tràm bông vàng
là 1.500 cây/ha (Quyết định 10/QĐ/NN-NV ngày 26/5/2000 của Sở NN&PTNT
về việc phê duyệt thiết kế - dự toán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng năm 2000 thuộc
chương trình dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). BQL
rừng đã chi trả công tiền công để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cho các hộ trước
đó và khi ông Nguyễn P nhận khoán thì rừng đã đạt tiêu chí thành rừng, đã hết
chu kỳ suất đầu tư kiến thiết.
Do đó, ông Nguyễn P không được nhận kinh phí Nhà nước cấp kinh phí
để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo quy định hiện hành
+ Tại khoản 2 Điều 15, Quyết định số: 178/2001/QĐ-TTg ngày
12/11/2001 quy định: “Được sử dụng cây nông nghiệp lâu năm làm cây trồng
chính rừng phòng hộ hoặc trồng xen với cây rừng bản địa lâu năm theo thiết kế
trồng rừng do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông.”
Như vậy đất rừng do ông Nguyễn P nhận khoán được trồng rừng bằng
vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư theo phương án được duyệt với mô hình: cây
chính là cây Gõ đỏ; cây phụ trợ là tràm bông vàng (không áp dụng việc sử dụng
cây nông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính).
+ Tại khoản 3 Điều 15, Quyết định số: 178/2001/QĐ-TTg ngày
12/11/2001 quy định “Được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phụ trợ,
cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa, nhưng phải đảm bảo độ tàn che của rừng trên
0,6 sau khi tỉa thưa”
Như vậy việc khai thác cây phụ trợ tại thời điểm nhận khoán căn cứ quy
định tại Điều 8 của Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực
hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Riêng việc khai thác cây trồng
xen trong thời gian nhận khoán ông Nguyễn P không thực hiện việc trồng xen
trên diện tích nhận khoán. Do đó, việc được hưởng cây trồng xen là không có.
+ Tại khoản 4: “Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., theo
hướng dẫn của Bên giao khoán”.
7
Trong thời gian nhận khoán ông Nguyễn P có quyền lợi được thu hái các
lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., nhưng phải theo hướng dẫn của BQL rừng,
tức là phải có đơn xin thu hái gửi BQL rừng để phối hợp với các cơ quan, đơn vị
liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh hiện trường và cho phép, hướng dẫn hộ
nhận khoán thực hiện thu hái đảm bảo không ảnh hưởng đến cây rừng theo quy
định
+ Tại khoản 5: “Được sử dụng tối đa không quá 20% diện tích đất lâm
nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp theo sự hướng dẫn
của Bên giao khoán”.
Trong thời gian nhận khoán, ông Nguyễn P được sử dụng phần diện tích
đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp nhưng phải
theo hướng dẫn của BQL rừng, từ là phải có đơn xin gửi BQL rừng để phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh hiện trường và
cho phép hướng dẫn hộ nhận khoán thực hiện đảm bảo không ảnh hưởng đến
cây rừng theo quy định.
+ Tại khoản 6: “Được khai thác chọn khi cây trồng chính của rừng được
phép khai thác với cường độ không quá 20% theo thiết kế do Bên giao khoán
lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Ủy ban nhân dân
tỉnh P2 và cấp giấy phép khai thác. Giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế
được phân chia theo tỷ lệ như sau:
a. Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng thì được hưởng từ 80 - 90%, phần còn lại nộp Bên giao
khoán.
b. Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận khoản tự đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ
rừng thì được hưởng 100% giá trị sản phẩm sau khi nộp thuế".
Như vậy việc khai thác cây trồng chính (cây Gõ đỏ) thời điểm nhận khoán
theo phương thức chọn với cường độ không quá 20% và được BQL rừng lập, Sở
Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt, được hưởng sản
phẩm khai thác chọn cây trồng chính như sau:
+ Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng chỉ được hưởng từ 80 – 90% sản phẩm khai thác không
quá 20% cường độ khai thác được phê duyệt.
Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận khoán tự đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ
rừng thì được hưởng 100% giá trị sản phẩm khai thác không quá 20% cường độ
khai thác được phê duyệt sau khi nộp thuế
Từ các quy định trên, việc xác định các quyền hưởng lợi của hộ nhận
khoán trên và hợp đồng khoản số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009 nằm trong Dự án
Khai thác đá, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi T đã được UBND tỉnh có Quyết
định số 2436/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 về việc thu hồi 136.104,0 m2 đất tại
xã T, huyện T để đầu tư Dự án khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi Thị
Vải; Quyết định 2791/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 về việc cho Công ty Cổ
8
Phần P1 thuê 195.310 m2 đất (đợt 1) để đầu tư Dự án khai thác, chế biến đá xây
dựng lô 14 A núi Thị Vải; được UBND huyện T (nay là UBND thị xã P) phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện Dự án: Khai thác
mỏ đá xây dựng lô 14 A (giai đoạn 1) tại xã T, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
tại Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 11/6/2013. BQL rừng có ý kiến hộ
nhận khoán (ông Nguyễn P) được hưởng lợi khi nhà nước thu hồi đất đối với Dự
án Khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14a núi T được hưởng lợi từ số cây rừng
(loài cây rừng trồng năm 2000 đối cây phụ trợ Keo lá tràm, cây trồng chính Gõ
đỏ (nếu có), được thực hiện theo phương pháp như sau:
- Theo Biên bản kiểm kê ngày 7/11/2012 của Trung tâm Phát triển Quỹ
đất thị xã P có ghi nhận trên tổng diện tích 4,6467ha số cây rừng tại thời điểm
kiểm kê gồm:
+ Gõ đỏ: 2.050 cây tương đương với mật độ 441 cây/ha (tức là lấy toàn bộ
số cây Gõ đỏ kiểm kê 2.050 cây chia cho tổng diện tích 4,6467ha) (gồm: 51 cây
đường kính 15cm, 154 cây đường kính 8cm, 212 cây đường kính 7cm, 826 cây
đường kính 6cm, 807 cây đường kính 4cm)
+ Tràm bông vàng: 5.857 cây tương đương với mật độ 1.260 cây/ha (tức
là lấy toàn bộ số cây tràm bông vàng kiểm kê 5.857 cây chia cho tổng diện tích
4,6467ha) (gồm: 364 cây đường kính 25cm, 421 cây đường kính 20cm, 426 cây
đường kính 15cm, 463 cây đường kính 10cm, 512 cây đường kính 12cm, 1460
cây đường kính 7 cm, 1506 cây đường kính 6 cm, 705 cây đường kính 4 cm);
+ Xà cừ 115 cây đường kính 6cm
+ Bằng lăng: 110 cây đường kính 7cm; Keo 40 cây đường kính 6cm; Cây
rừng: 3.053 cây (gồm: 184 cây đường kính 20cm, 532 cây đường kính 10cm,
547 cây đường kính 8cm, 1336 cây đường kính 6cm, 454 cây đường kính 4cm)
- Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 8 của Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT
về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, có quy
định:
“Khi rừng khép tán được phép khai thác cây phụ trợ, nhưng phải đảm bảo
mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây trên một héc ta (viết tắt là
cây/ha)nếu không đủ thì phải để lại cây phụ trợ đảm bảo mật độ quy định như
đối với câu trồng chính.
Khi rừng đạt tiêu chuẩn phòng hộ theo quy định tại Điều 28 Quyết định
số 186/2006/QĐ-TTg, được khai thác chọn với cường độ tối đa là 20%, nhưng
phải đảm bảo độ tàn che của rừng sau khai thác lớn hơn 0,6 hoặc khai thác
trắng theo băng, đảm xen kẽ nhau, với tổng diện tích khai thác hàng năm không
vượt quá 2/10 diện tích rừng trồng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ và sau khai thác
phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng kế tiếp đối với bảng, đảm đã khai thác...”.
Như vậy, trên cơ sở đó tính toán thì mật độ cây Gõ đỏ (cây trồng chính) là
441 cây/ha (không đủ 600 cây/ha cây trồng chính). Do đó, phải để lại cây phụ
trợ (cây K1 lá tràm) là 738 cây trên tổng diện tích 4,6467ha. Sau khi tính toán số
9
cây Keo lá tràm để lại thì trên diện tích nhận khoản 4,6467ha số cây rừng (cây
phụ trợ Keo lá tràm) được hưởng là ((5.857 cây – 738 cây) * 20%) = 1.024 cây
(đường kính 25cm: 364 cây, đường kính 20cm: 421cây và đường kính 15cm:
239 cây).
Căn cứ Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08/4/2009 của UBND
tỉnh về việc ban hành quy định bảng giá hoa màu cây trái, diêm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước
thu hồi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tại thời điểm áp giá, thu hồi), thì số
kinh phí hộ nhận khoán (ông Nguyễn P) được hưởng là: 15.872.000 đồng
(đường kính 25cm: 364 cây x 15.500 đồng/cây, đường kính 20cm: 421 cây x
15.500 đồng/cây và đường kính 15cm: 239 cây x 15.500 đồng/cây).
Đồng thời BQL rừng cho rằng: BQL rừng không có nghĩa vụ phải mời
ông P tham gia buổi kiểm kê vì BQL rừng mới là chủ rừng được nhà nước giao
việc bảo vệ chăm sóc rừng.
3. Việc tính toán và chi trả tiền cho các hộ nhận khoán
- Ngày 11/6/2013, UBND huyện T ban hành Quyết định số 2306/QĐ-
UBND Về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực
hiện Dự án: Khai thác mỏ đá xây dựng lô 14 A (giai đoạn 1) tại xã T, huyện T,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, bồi thường về giá trị cây trồng trên đất 13,67
ha rừng phòng hộ là 349.637.150 đồng, tất cả số kinh phí này nộp Ngân sách
Nhà nước (theo bảng chiết tính phương án bồi thường thì giá trị hoa màu cụ thể
là hộ ông Nguyễn P (4,64 ha: 116.449.600 đồng).
BQL rừng đã có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép rút số tiền
kinh phí mà Công ty Cổ phần P1 đã nộp vào Ngân sách Nhà nước tại Giấy nộp
tiền vào ngân sách Nhà nước số CT: 0006872 ngày 12/11/2014 (văn bản số
287/BQL-P.QLBVR ngày 25/4/2017; văn bản số 428/BQL-P.QLBVR ngày
7/6/2017; văn bản 359/RPH-QLBVR ngày 07/6/2022). Ngày 22/7/2022, UBND
thị xã P có văn bản số 3575/UBND-VP về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ
thuộc dự án Khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14A tại xã T, thị xã P trong đó
UBND thị xã P có ý kiến BQL rừng đề nghị nhận số tiền 349.637.150 đồng
được rút từ Ngân sách thị xã P quản lý là không đúng với Quyết định số
2306/QĐ-UBND ngày 11/6 2023 của UBND huyện T, không có cơ sở giải
quyết.
Mặt khác theo Biên bản kiểm kê ngày 7/11/2012 của Trung tâm Phát triển
Quỹ đất thị xã P, có ghi nhận trên tổng diện tích 4,6467ha số cây rừng tại thời
điểm kiểm kê gồm: Gõ đỏ 2.050 cây (gồm 51 cây đường kính 15cm, 154 cây
đường kính 8cm, 212 cây đường kính 7cm, 826 cây đường kính 6cm, 807 cây
đường kính 4cm); Tràm bông vàng: 5.857 cây (gồm: 364 cây đường kính 25cm,
421 cây đường kính 20cm, 426 cây đường kính 15cm, 463 cây đường kính 10cm
512 cây đường kính 12cm, 1460 cây đường kính 7 cm, 1506 cây đường kính 6
cm, 705 cây đường kính 4 cm); Xà cừ: 115 cây đường kính 6cm; Bằng lăng: 110
cây đường kính 7cm, Keo 40 cây đường kính 6cm; Cây rừng: 3.053 cây (gồm:
10
184 cây đường kính 20cm, 532 cây đường kính 10cm, 547 cây đường kính 8cm
1336 cây đường kính 6cm, 454 cây đường kính 4cm). BQL rừng đã tính toán, áp
giá toàn bộ số cây rừng theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08/4/2009
của UBND tỉnh ghi nhận được với tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ cây rừng
là 121.620.600 đồng (chỉ trường hợp trên đất nhận khoán của ông Nguyễn P), có
sự chênh lệch tăng 5.171.000 đồng so với Quyết định số 2306/QĐ- UBND ngày
11/6/2013 của UBND huyện T (nay là UBND thị xã P) (kinh phí theo Quyết
định là 116.449.600 đồng).
Tại phiên toà sơ thẩm, BQL rừng có ý kiến như sau:
- BQL rừng đồng ý chấm dứt Hợp đồng thuê khoán bảo vệ rừng, gây
trồng rừng phòng hộ số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009 giữa ông P và BQL rừng.
- BQL rừng không chấp nhận bồi thường theo mức mà ông Nguyễn P đưa
ra. BQL Rừng chỉ đề nghị mức bồi thường hỗ trợ số tiền kinh phí hộ nhận khoán
(ông Nguyễn P) được hưởng là: 15.872.000 đồng.
- Đồng thời BQL rừng xác định theo Công văn 5387/UBND-VP ngày
05/6/2019 của UBND tỉnh B thì UBND thị xã P chịu trách nhiệm chi trả tiền bồi
thường cho các hộ dân. Vì vậy BQL rừng tiếp tục đề nghị cơ quan có thẩm
quyền rút tiền bồi thường theo Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 11/6/2013
của UBND huyện T để thanh toán, chi trả tiền bồi thường cho ông Nguyễn P
theo quy định (không chấp nhận đơn giá yêu cầu của ông Nguyễn P); thanh lý
hợp đồng khoán số: 02/09/HĐK ngày 18/02/2009;
- Không chấp nhận yêu cầu bồi thường tiền công bảo vệ, triển khai công
tác phòng cháy chữa cháy hằng năm từ 02/2009 – 02/2020.
- Đề nghị UBND thị xã P kiểm tra, rà soát lại kinh phí bồi thường hỗ trợ
các cây rừng trong đất rừng phòng hộ để điều chỉnh, bổ sung kinh phí và điều
chỉnh lại toàn bộ cây rừng nộp cho BQL rừng tại Quyết định số 2306/QĐ-
UBND ngày 11/6/2013 của UBND huyện T (nay là UBND thị xã P) để thực
hiện việc phân chia quyền hưởng lợi cho hộ nhận khoán theo quy định.
Quá trình tố tụng và tại phiên toà, bị đơn giữ nguyên ý kiến trình bày và
đề nghị Toà án bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
3. Quá trình tố tụng, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trình bày:
- Công ty Cổ phần P1, trình bày: Dự án khai thác, chế biến đá xây dựng
lô 14 A núi T, xã T, huyện T (nay là thị xã P) được Chủ tịch UBND tỉnh cấp
Giấy phép khai thác số 18/GP-UBND ngày 12/5/2011, cấp giấy Chứng nhận đầu
tư số 49121000371- Chứng nhận lần đầu, ngày 20/01/2012, diện tích Dự án
34,88 ha; Ngày 21/02/2012, UBND huyện T (nay là thị xã P) ban hành Thông
báo số 267/TB- UBND về việc thu hồi đất Dự án đầu tư xây dựng Khai thác
khoáng sản đá xây dựng lô 14 A núi T, xã T, huyện T; Ngày 06, 07/11/2012,
Hội đồng kiểm kê, bồi thường huyện T tổ chức kiểm kê tại thực địa. Liên quan
11
đến đất rừng phòng hộ có 136.727 m2 (13,6727ha) bị thu hồi thuộc hợp đồng
khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ.
Ngày 01/6/2013, UBND huyện T ban hành Quyết định số 2306/QĐ-
UBND Về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực
hiện Dự án: Khai thác mỏ đá xây dựng lô 14 A (giai đoạn 1) tại xã T, huyện T,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 10/11/2014, UBND tỉnh B có Quyết định số 2436/QĐ- UBND về
việc thu hồi 136.104,0 m2 đất tại xã T, huyện T để đầu tư Dự án khai thác, chế
biến đá xây dựng lô 14 A núi T.
Ngày 19/12/2014, UBND tỉnh B ban hành Quyết định 2791.QĐ-UBND
về việc cho Công ty Cổ Phần P1 thuê 195.310 m2 đất (đợt 1) để đầu tư Dự án
khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi Thị Vải (trong đó có 13,67 ha thu
hồi đất rừng phòng hộ).
Thực hiện theo Quyết định số 2306/QĐ-UBND Về việc phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện Dự án: Khai thác mỏ đá xây
dựng lô 14 A (giai đoạn 1) tại xã T, huyện T, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty
cổ phần P1 đã tiến hành bồi thường về giá trị cây trồng trên đất 13,67 ha rừng
phòng hộ là 349.637.150 đồng, tất cả nộp ngân sách theo Giấy nộp tiền vào ngân
sách nhà nước số CT 0006872 và mã hiệu BRV090114 ngày 12/11/2014. Ban Q
chịu trách nhiệm thanh lý hợp đồng giao khoán và chi trả tiền cho các hộ dân
nhận thuê khoán trồng rừng.
Hiện nay, Dự án khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi T đã được
Công ty cổ phần P1 cho vận hành đi vào hoạt động. Nay đối với yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn. Công ty cổ phần P1 đề nghị Tòa án giải quyết như sau:
Công ty cổ phần P1 đã được nhà nước giao đất đúng quy định pháp luật.
Phía Công ty cổ phần P1 cũng đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan
đối với nhà nước. Do đó Công ty cổ phần P1 không liên quan đến tranh chấp
giữa ông Nguyễn P và BQL rừng. Đề nghị Toà án giải quyết theo quy định pháp
luật.
- UBND thị xã P trình bày:
Ngày 14/5/2013, BQL rừng có Văn bản số 213/BQLvề việc đề xuất cách
tính toán bồi thường, hỗ trợ đối với cây rừng phòng hộ đầu nguồn tại dự án Khai
thác đá xây dựng mỏ lô 14a xã T.
Ngày 20/5/2013, Sở N3 có Văn bản số 863/SNN-LN về việc bồi thường,
hỗ trợ cây rừng phòng hộ đối với dự án Khai thác đá xây dựng mỏ lô 14a xã T.
Ngày 11/6/2013, UBND huyện T ban hành Quyết định 2306/QĐ- UBND
về việc phê duyệt kinh phí BT, HTTĐC để thực hiện dự án Khai thác mỏ đá xây
dựng lô 14A (giai đoạn 1) tại xã T, huyện T.
Ngày 12/11/2014, Công ty cổ phần P1 đã chuyển vào Ngân sách huyện T
(nay là thị xã P) theo giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước số CT0006872, mã
12
hiệu BRV909114 với số tiền là 349.637.150 đồng (Ba trăm bốn mươi chín triệu,
sáu trăm ba mươi bảy ngàn, một trăm năm mươi đồng).
Ông Nguyễn P là người có hợp đồng khoán với BQL rừng tỉnh nên không
được bồi thường về đất, chỉ được tính toán hỗ trợ phần tài sản giải tỏa trên đất
rừng phòng hộ, riêng giá trị cây rừng đã nộp ngân sách nhà nước theo ý kiến của
BQL rừng tỉnh.
Như vậy, UBND thị xã đã ban hành Quyết định 2306/QĐ-UBND ngày
11/6/2013 là đúng theo quy định, có ý kiến thống nhất của BQL rừng tỉnh và Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số tiền này hiện trong ngân sách thị xã P
quản lý. Do là đất rừng phòng hộ nên BQL rừng là đối tượng thu hồi đất. Ông
Nguyễn P là người có hợp đồng khoán với BQL rừng tỉnh nên BQL rừng tỉnh có
trách nhiệm thanh lý hợp đồng theo quy định.
4. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 32/2023/DS-ST ngày 05-9-2023 của
Tòa án nhân dân thị xã Phú Mỹ tuyên xử:
4.1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn P đối với
Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B về việc “Tranh chấp hợp đồng thuê khoán
rừng”.
4.2. Tuyên chấm dứt Hợp đồng thuê khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng
phòng hộ số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009 và Phụ kiện Hợp đồng khoán bảo vệ
rừng gây trồng rừng phòng hộ số 02/09/PKHĐ.RPH ngày 18/10/2016, giữa ông
P và BQL rừng, từ ngày 31/8/2023.
4.3. Buộc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B chi trả số tiền công bảo vệ
rừng cho ông Nguyễn P số tiền 12.540.000 đ (mười hai triệu năm trăm bốn mươi
nghìn đồng).
4.4. Buộc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B chi trả giá trị sản phẩm được
hưởng cho ông Nguyễn P với số tiền: 85.135.000 đ (tám mươi lăm triệu một
trăm ba mươi lăm nghìn đồng);
4.5. Buộc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B trả tiền lãi theo mức lãi suất
gửi tiết kiệm của Ngân hàng A với mức lãi suất xác minh tại thời điểm xét xử là
5,8%/năm và được tính từ ngày 12/11/2014 cho đến ngày 05/9/2023 (08 năm 10
tháng): 50.042.000 đ (năm mươi triệu không trăm bốn mươi hai nghìn đồng).
4.6. Căn cứ điểm b Điều 192, điểm g Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự,
Hội đồng xét xử đình chỉ đối với yêu cầu đòi tiền công bảo vệ, triển khai công
tác phòng cháy chữa cháy hằng năm từ 02/2009 – 02/2020: 132.000.000 đồng
(một trăm ba mươi hai triệu) của ông Nguyễn P.
4.7. Kiến nghị UBND tỉnh B, UBND thị xã P và Kho bạc nhà nước thị xã
P giải ngân số tiền đã được Công ty Cổ phần P1 nộp vào Kho bạc nhà nước theo
Hoá đơn số CT 0006872 ngày 12/11/2014.
Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí và quyền
kháng cáo của các bên đương sự theo quy định của pháp luật.
13
5. Nội dung kháng cáo:
Ngày 19/9/2023, Tòa án nhân dân thị xã Phú Mỹ nhận được đơn kháng
cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B, là bị đơn trong vụ án, có nội dung
yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
6. Tại phiên tòa phúc thẩm:
Người kháng cáo vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Các bên đương sự
không thỏa thuận được việc giải quyết vụ án và không cung cấp tài liệu, chứng
cứ mới.
7. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến:
Về tố tụng: Quá trình thụ lý, giải quyết vụ án và tại phiên tòa, Thẩm phán,
thành viên Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào khoản 2 Điều 308 Bộ
luật tố tụng dân sự; chấp nhận một phần kháng cáo của Ban Quản lý rừng phòng
hộ tỉnh B; sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số 32/2023/DS-ST ngày
05/9/2023 của Tòa án nhân dân thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo
hướng:
- Tuyên chấm dứt Hợp đồng thuê khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng
phòng hộ số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009 và Phụ kiện Hợp đồng khoán bảo vệ
rừng gây trồng rừng phòng hộ số 02/09/PKHĐ.RPH ngày 18/10/2016, giữa ông
P và BQL rừng, từ ngày 31/8/2023.
- Buộc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B chi trả cho ông Nguyễn P số
tiền 27.364.884đ (Hai mươi bảy triệu ba trăm sáu mươi bốn ngàn tám trăm tám
mươi bốn đồng); trong đó: giá trị sản phẩm được hưởng là 17.026.884đ (Mười
bảy triệu không trăm hai mươi sáu ngàn tám trăm tám mươi bốn đồng) và khoản
tiền lãi suất do chậm chia trả là 10.338.000đ (Mười triệu ba trăm ba mươi tám
ngàn đồng).
- Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu đòi tiền công bảo vệ, triển khai công tác
phòng cháy chữa cháy hằng năm từ 02/2009 – 02/2020: 132.000.000 đồng (một
trăm ba mươi hai triệu) của ông Nguyễn P.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ
sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên. Hội đồng xét xử
phúc thẩm nhận định:
[1] Về tố tụng:
14
[1.1] Đơn kháng cáo của bị đơn – Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B đảm
bảo đúng thủ tục, nội dung và nộp trong thời hạn theo quy định tại các Điều 272,
273 của Bộ luật tố tụng dân sự nên hợp lệ; Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp
nhận xem xét lại bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm.
[1.2] Sự vắng mặt của các đương sự tại phiên tòa: Tòa án đã tống đạt
quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên tòa hợp lệ cho các đương
sự; các đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc sự kiện bất khả
kháng, một số đương sự vắng mặt đã có đơn xin xét xử vắng mặt và đây là phiên
tòa lần thứ tư nên theo quy định tại khoản 3 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự thì
Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt họ.
[2] Xét nội dung kháng cáo của bị đơn – Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh
B thì thấy:
[2.1] Về việc giao nhận khoán đất trồng rừng:
Vào ngày 18/02/2009, ông Nguyễn P và Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh
B (sau đây gọi tắt là BQL rừng), ký Hợp đồng khoán bảo vệ rừng, gây trồng
rừng phòng hộ số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009 và Phụ kiện Hợp đồng khoán
bảo vệ rừng gây trồng rừng phòng hộ số 02/09/PKHĐ.RPH ngày 18/10/2016;
nội dung hợp đồng ông Nguyễn P được giao 5,7 ha rừng trồng cây lâu năm, tại
khoảnh VII, tiểu khu T, với nhiệm vụ bảo vệ rừng, chăm sóc …; thời hạn hợp
đồng là 20/5/2050; hợp đồng thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quản lý trồng và bảo vệ rừng.
Sau khi ký hợp đồng, ông P đã được BQL rừng bàn giao diện tích đất đúng
hợp đồng: 500 cây gõ đỏ/ha; Tràm bông vàng: 1.500 cây/ha (rừng trồng năm
2000); ông sau khi tiếp nhận cũng đã triển khai thực hiện phương án bảo vệ
chăm sóc rừng đúng hợp đồng đã ký.
[2.2] Theo xác nhận của các đương sự thì:
Dự án khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi T, xã T, huyện T (nay
là thị xã P) được Chủ tịch UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác số 18/GP-UBND
ngày 12/5/2011, cấp giấy Chứng nhận đầu tư số 49121000371- Chứng nhận lần
đầu, ngày 20/01/2012.
Ngày 21/02/2012, UBND huyện T (nay là thị xã P) ban hành Thông báo
số 267/TB-UBND về việc thu hồi đất Dự án đầu tư xây dựng Khai thác khoáng
sản đá xây dựng lô 14 A núi T, xã T, huyện T.
Ngày 06, 07/11/2012, Hội đồng kiểm kê, bồi thường huyện T tổ chức kiểm
kê tại thực địa. Liên quan đến đất rừng phòng hộ có 136.727 m2 (13,6727ha) bị
thu hồi thuộc hợp đồng khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ gồm: hộ
ông Nguyễn P (4,64 ha) và một số hộ dân khác;
Đến ngày 01/6/2013, UBND huyện T ban hành Quyết định số 2306/QĐ-
UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực
hiện Dự án: Khai thác mỏ đá xây dựng lô 14 A (giai đoạn 1) tại xã T, huyện T,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, bồi thường về giá trị cây trồng trên đất 13,67
15
ha rừng phòng hộ là 349.637.150 đồng, tất cả nộp ngân sách (theo bảng chiết
tính phương án bồi thường thì giá trị hoa màu cụ thể là hộ ông Nguyễn P (4,64
ha: 116.449.600 đồng) mà chưa thực hiện giải quyết quyền lợi cho hộ nhận
khoán theo quy định.
Ngày 10/11/2014, UBND tỉnh B có Quyết định số 2436/QĐ-UBND về
việc thu hồi 136.104,0 m2 đất tại xã T, huyện T để đầu tư Dự án khai thác, chế
biến đá xây dựng lô 14 A núi T. Ngày 19/12/2014, UBND tỉnh B ban hành
Quyết định 2791.QĐ-UBND về việc cho Công ty Cổ Phần P1 thuê 195.310 m2
đất (đợt 1) để đầu tư Dự án khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi Thị Vải
(trong đó có 13,67 ha thu hồi đất rừng phòng hộ).
Hiện nay, dự án khai thác, chế biến đá xây dựng lô 14 A núi T đã đi vào
hoạt động. Các hộ nhận khoán, trong đó có ông Nguyễn P chưa được giải quyết
bồi thường theo quy định về quyền lợi hộ nhận khoán rừng. Nay ông Nguyễn P
yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết quyền lợi của ông P theo quy định của
pháp luật.
[2.3] Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét quyền lợi của ông Nguyễn P
phát sinh từ Hợp đồng khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ số
02/09/HĐK ngày 18/02/2009 và Phụ kiện Hợp đồng khoán bảo vệ rừng gây
trồng rừng phòng hộ số 02/09/PKHĐ.RPH ngày 18/10/2016 do diện tích rừng
giao nhận khoán đã thu hồi thì thấy:
[2.3.1] Hợp đồng khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ số
02/09/KĐK ngày 18/02/2009 và Phụ kiện Hợp đồng khoán bảo vệ rừng gây
trồng rừng phòng hộ số 02/09/PKHĐ.RPH ngày 18/10/2016 đối với diện tích
rừng giao nhận khoán đương nhiên chấm dứt do bị nhà nước thu hồi nên Tòa án
cấp sơ thẩm Chấm dứt là phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 422 Bộ luật dân
sự 2015 về chấp dứt hợp đồng trong các trường hợp “Hợp đồng không thể thực
hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn”. Ông Nguyễn P và BQL rừng
không có lỗi trong việc hợp đồng bị chấm dứt.
[2.3.2] Diện tích đất giao nhận khoán của ông P bị thu hồi từ năm 2012,
giao cho Công ty cổ phần P1 thuê từ năm 2014 và đến năm 2017 thì Công ty đã
tiến hành khai thác, thực hiện Dự án vào năm 2017. Điều này có nghĩa việc Hợp
đồng giao nhận giữa ông P và BQL rừng chấm dứt trước thời điểm Luật Lâm
nghiệp năm 2017 có hiệu lực pháp luật. Do đó, cần đối chiếu nội dung thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng giao khoán rừng với quy định của pháp luật
có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt để xem xét quyền lợi cho ông P. Nay ông P
đề nghị Tòa án giải quyết quyền lợi của ông P phát sinh từ hợp đồng giao khoán
rừng theo đúng nội dung các bên thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định
của pháp luật.
[2.3.2.1] Về yêu cầu đòi tiền hưởng giá trị sản phẩm (cây rừng):
Tại biên bản kiểm kê ngày 07/11/2012 của Đoàn Kiểm kê phục vụ công
tác thu hồi, bồi thường đã xác định trên tổng diện tích 4,6467ha số cây rừng tại
thời điểm kiểm kê gồm:
16
+ Gõ đỏ: 2.050 cây tương đương với mật độ 441 cây/ha (tức là lấy toàn bộ
số cây Gõ đỏ kiểm kê 2.050 cây chia cho tổng diện tích 4,6467ha) (gồm: 51 cây
đường kính 15cm, 154 cây đường kính 8cm; 212 cây đường kính 7cm, 826 cây
đường kính 6cm, 807 cây đường kính 4cm);
+ Tràm bông vàng: 5.857 cây tương đương với mật độ 1.260 cây/ha (tức
là lấy toàn bộ số cây tràm bông vàng kiểm kê 5.857 cây chia cho tổng diện tích
4,6467ha) (gồm: 364 cây đường kính 25cm, 421 cây đường kính 20cm, 426 cây
đường kính 15cm 463 cây đường kính 10cm, 512 cây đường kính 12cm, 1460
cây đường kính 7 cm, 1506 cây đường kính 6 cm, 705 cây đường kính 4 cm);
+ Xà cừ 115 cây đường kính 6cm.
+ Bằng lăng: 110 cây đường kính 7cm; Keo 40 cây đường kính 6cm; Cây
rừng: 3.053 cây (gồm: 184 cây đường kính 20cm, 532 cây đường kính 10cm,
547 cây đường kính 8cm, 1336 cây đường kính 6cm, 454 cây đường kính 4cm).
Tại Bảng Tổng hợp phương án bồi thường hỗ trợ, phương án hỗ trợ
chuyển đổi nghề và tạo việc làm kèm theo quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày
11/6/2013 của UBND huyện T về việc phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư để thực hiện dự án Khai thác mỏ đá xây dựng lô 14A tại xã T đã xác
định: Kinh phí bồi thường giá trị đầu tư cây rừng của hộ nhận khoán ông
Nguyễn P tương ứng số tiền 116.449.600 đồng.
Trong quá trình giải quyết vụ án, BQL rừng thừa nhận: BQL rừng đã tính
toán, áp giá toàn bộ số cây rừng theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày
08/4/2009 của UBND tỉnh ghi nhận được với tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ
cây rừng là 121.620.600 đồng (chỉ trường hợp trên đất nhận khoán của ông
Nguyễn P), có sự chênh lệch tăng 5.171.000 đồng so với Quyết định số
2306/QĐ- UBND ngày 11/6/2013 của UBND huyện T (nay là UBND thị xã P).
Như vậy, có căn cứ để xác định giá trị cây rừng trên diện tích giao khoán
đất rừng cho ông Nguyễn P là 121.620.600 đồng.
Đối chiếu nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng số 02/09/HĐK ngày
18/02/2009 “Được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa cành thưa trong quá trình bảo
vệ, gây trồng rừng” và Phụ kiện hợp đồng số 02/09/PKHĐ.RPH ngày
18/10/2016 “Giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế được phân chia theo tỷ
lệ như sau: Nếu nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để trồng, chăm sóc, bảo vệ
rừng thì được hưởng từ 60 - 70%, phần còn lại nộp Bên giao khoán. Nếu tự bỏ
vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì được hưởng 100% giá trị sản phẩm sau
khi nộp thuế" và tại khoản 6 Điều 15 Quyết định số: 178/2001/QĐ-TTg ngày
12/11/2001 “Được khai thác chọn khi cây trồng chính của rừng được phép khai
thác với cường độ không quá 20% theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh P2 và cấp
giấy phép khai thác”; thì ông Nguyễn P được hưởng giá trị sản phẩm khai thác.
Tuy nhiên, việc khai thác chưa được thực hiện vì lý do Nhà nước thu hồi
đất là sự kiện bất khả kháng, khách quan. Vì vậy BQL rừng cho rằng: Việc khai
17
thác cây rừng phải được cấp phép là không thể thực hiện. Nay, để đảm bảo
quyền lợi cho người nhận khoán (ông P) khi chưa đến giai đoạn được khai thác
đã bị thu hồi, bồi thường thì Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định cho ông P
được hưởng quyền lợi trong giá trị sản phẩm cây rừng với số tiền là: 70% x
(20% x 121.620.600 đồng) = 17.026.884 đồng.
Từ năm 2014, sau khi có quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, BQL
rừng không chi trả số tiền trên cho ông P, ông P đã khiếu nại rất nhiều nhưng
không được BQL rừng chi trả kịp thời, vì vậy Hội đồng xét xử cần buộc BQL
rừng trả thêm khoản tiền lãi 5,8%/năm kể từ ngày 11/6/2014 (ngày có quyết
định phê duyệt) đến nay, cụ thể: 10 năm 02 tháng 09 ngày; tương ứng số tiền:
17.026.884 đồng x 10 năm 02 tháng 09 ngày x 5,8%/năm = 10.338.000 đồng.
Như vậy, ông P được hưởng quyền lợi trong giá trị sản phẩm cây rừng với
số tiền là 17.026.884 đồng + 10.338.000 đồng = 27.364.884 đồng.
Tòa án cấp sơ thẩm buộc BQL rừng phải chi trả 70% của số tiền
121.620.600 đồng là không phù hợp.
[2.3.2.2] Về yêu cầu tiền công bảo vệ rừng:
Tại hợp đồng, BQL rừng và ông Nguyễn P có thỏa thuận “Được thanh
toán kịp thời tiền công khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ sau khi
nghiệm thu theo thời giá Nhà nước đầu tư hàng năm hoặc các sản phẩm khác
quy thành tiền”.
Tuy nhiên, diện tích 5,7ha mà ông P nhận khoán nằm trong diện tích trồng
rừng bằng vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư với mô hình trồng rừng là: Gõ đỏ
500 cây/ha, tràm bông vàng là 1.500 cây/ha (Quyết định 10/QĐ/NN-NV ngày
26/5/2000 của Sở NN&PTNT về việc phê duyệt thiết kế - dự toán trồng, chăm
sóc bảo vệ rừng năm 2000 thuộc chương trình dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). BQL rừng đã chi trả tiền công để trồng, chăm sóc, bảo
vệ rừng cho các hộ trước đó và khi ông Nguyễn P nhận khoán thì rừng đã đạt
tiêu chí thành rừng, đã hết chu kỳ suất đầu tư kiến thiết.
Do đó, ông Nguyễn P không được nhận kinh phí Nhà nước cấp kinh phí
để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo quy định hiện hành. Tòa án cấp sơ thẩm
xác định tiền công bảo vệ rừng của ông P được chi trả mỗi năm 200.000 đồng/01
ha theo chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với hộ nhận khoán là không có
căn cứ.
[2.3.2.3] Về yêu cầu bồi hoàn tiền triển khai công tác phòng cháy, chữa
cháy:
Tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ giải quyết yêu cầu này của ông P, các
đương sự không kháng cáo, kháng nghị nên Hội đồng xét xử không xem xét
theo thủ tục phúc thẩm.
Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận một phần
kháng cáo của BQL rừng; sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm.
18
[3] Kiến nghị Ủy ban nhân dân thị xã P và Kho bạc nhà nước thị xã P giải
ngân số tiền đã được Công ty Cổ phần P1 nộp vào Kho bạc nhà nước theo Hoá
đơn số CT 0006872 ngày 12/11/2014 để giao cho BQL rừng chi trả số tiền trên
cho hộ nhận khoán - ông Nguyễn P được hưởng.
[4] Về chi phí tố tụng: Các nghĩa vụ của BQL rừng đối với ông Nguyễn P
không có liên quan đến chi phí tố tụng, chi phí thẩm định và định giá tài sản; nên
ông Nguyễn P phải chịu số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng). Ông Nguyễn P
đã nộp xong.
[5] Về án phí sơ thẩm:
BQL rừng phải chịu án phí trên số tiền phải chi trả cho ông P, cụ thế:
27.364.884 đồng x 5% = 1.368.200 đồng.
Hoàn trả cho ông Nguyễn P số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
33.630.000đ (Ba mươi ba triệu sáu trăm ba mươi nghìn đồng).
[6] Về án phí dân sự phúc thẩm:
Do yêu cầu kháng cáo được chấp nhận một phần nên BQL rừng không
phải chịu.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự;
Chấp nhận một phần kháng cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B
Sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số 32/2023/DS-ST ngày 05/9/2023
của Tòa án nhân dân thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể:
Áp dụng: Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 121, 122, 501, 510 Bộ
luật Dân sự 2005; Nghị định 01/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ;
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư số 35/2011/TT – BNNPTNT ngày 20/5/2011; Điều 26, 29 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Tuyên xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn P đối với Ban Quản lý
rừng phòng hộ tỉnh B về việc “Tranh chấp hợp đồng thuê khoán rừng”;
- Tuyên chấm dứt Hợp đồng thuê khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng
phòng hộ số 02/09/HĐK ngày 18/02/2009 và Phụ kiện Hợp đồng khoán bảo vệ
rừng gây trồng rừng phòng hộ số 02/09/PKHĐ.RPH ngày 18/10/2016, giữa ông
P và BQL rừng, từ ngày 31/8/2023.
- Buộc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B chi trả cho ông Nguyễn P số
tiền 27.364.884đ (Hai mươi bảy triệu ba trăm sáu mươi bốn ngàn tám trăm tám
19
mươi bốn đồng); trong đó: giá trị sản phẩm được hưởng là 17.026.884đ (Mười
bảy triệu không trăm hai mươi sáu ngàn tám trăm tám mươi bốn đồng) và khoản
tiền lãi suất do chậm chi trả là 10.338.000đ (Mười triệu ba trăm ba mươi tám
ngàn đồng).
2. Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu đòi tiền công bảo vệ, triển khai công
tác phòng cháy chữa cháy hằng năm từ 02/2009 – 02/2020: 132.000.000đ (một
trăm ba mươi hai triệu đồng) của ông Nguyễn P.
3. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho
đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn
phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy
định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự tương ứng với thời gian chưa thi hành
án.
4. Kiến nghị Ủy ban nhân dân thị xã P và Kho bạc nhà nước thị xã P giải
ngân số tiền đã được Công ty Cổ phần P1 nộp vào Kho bạc nhà nước theo Hoá
đơn số CT 0006872 ngày 12/11/2014 để giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ
tỉnh B chi trả cho hộ nhận khoán - ông Nguyễn P.
5. Về chi phí tố tụng: Ông Nguyễn P phải chịu số tiền: 10.000.000đ (mười
triệu đồng); ông P đã nộp xong.
6. Về án phí dân sự sơ thẩm:
Buộc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
là 1.368.200đ (Một triệu ba trăm sáu mươi tám ngàn hai trăm đồng).
Hoàn trả cho ông Nguyễn P số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
33.630.000 đ (ba mươi ba triệu sáu trăm ba mươi nghìn đồng) theo Biên lai thu
tiền tạm ứng án phí lệ phí Toà án số 0005925 ngày 06/10/2020 của Chi cục Thi
hành án dân sự thị xã Phú Mỹ.
7. Về án phí dân sự phúc thẩm:
Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B không phải chịu.
Hoàn trả cho Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh B số tiền tạm ứng án phí
300.000 đồng theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí lệ phí Toà án số 0007435
ngày 21/9/2023 của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Phú Mỹ.
8. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (ngày
21/8/2024).
9. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2
Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành
án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện
thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b
và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định
tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
20
Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
- VKSND tỉnh BR-VT; THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
- TAND thị xã Phú Mỹ;
- VKSND thị xã Phú Mỹ;
- Chi cục THADS thị xã Phú Mỹ;
- Các đương sự;
- Lưu: Hồ sơ, Tòa DS, VP.
Cao Xuân Long
Tải về
Bản án số 173/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án số 173/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 24/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 25/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 21/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 09/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 14/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 29/05/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 02/02/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 29/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 22/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 10/01/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 28/12/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 06/12/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 18/09/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 08/09/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 31/08/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 20/06/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 10/04/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 07/04/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 09/02/2023
Cấp xét xử: Phúc thẩm