Bản án số 04/2020/LĐ-PT ngày 04/05/2020 của TAND tỉnh Đắk Lắk về tranh chấp bảo hiểm xã hội (yêu cầu tính truy thu tiền bảo hiểm xã hội)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tải văn bản
Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 04/2020/LĐ-PT

Tên Bản án: Bản án số 04/2020/LĐ-PT ngày 04/05/2020 của TAND tỉnh Đắk Lắk về tranh chấp bảo hiểm xã hội (yêu cầu tính truy thu tiền bảo hiểm xã hội)
Quan hệ pháp luật: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Cấp xét xử: Phúc thẩm
Tòa án xét xử: TAND tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: 04/2020/LĐ-PT
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 04/05/2020
Lĩnh vực: Lao động
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ/việc: Giữ nguyên bản án lao động sơ thẩm số05/2019 LĐ-ST ngày 21/11/2019 của Tòa án thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

BẢN ÁN 04/2020/LĐ-PT NGÀY 04/05/2020 VỀ TRANH CHẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI

Ngày 04 tháng 5 năm 2020, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 02/2020/TLPT-LĐ ngày 10/02/2020 “Tranh chấp về bảo hiểm xã hội”. Do bản án dân sự sơ thẩm số: 05/2019/LĐ-ST ngày 21/11/2019 của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 05/2020/QĐ-PT ngày 25/02/2020, Quyết định hoãn phiên tòa số 02/2020/QĐ-PT ngày 12/3/2020 và thông báo chuyển lịch phiên tòa số 258/2020/TB-TA ngày 16/4/2020 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Võ Quang T, sinh năm 1955 (có mặt); Địa chỉ: Thôn 4, xã E, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Ngô Đình K, Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Đắk Lắk (có mặt); Địa chỉ: 39 L, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

2. Bị đơn: Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk); Địa chỉ: Số 16 Đ, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Trương Văn B – Phó trưởng phòng Thanh tra – Kiểm tra, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk (có mặt); Địa chỉ: 1/3 N, TP. B, tỉnh Đắk Lắk.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chi cục thuế thành phố B; Địa chỉ: Số 90 N, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Mai Văn H – Đội trưởng đội Hành chính, Chi cục thuế thành phố B (có mặt); Địa chỉ: Số 90 N, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

4. Người kháng cáo: Nguyên đơn ông Võ Quang T.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện đề ngày 19/5/2016, đơn thay đổi nội dung khởi kiện đề ngày 24/7/2019 nguyên đơn ông Võ Quang T và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp ông Ngô Đình K trình bày:

Từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002 công Võ Quang T công tác tại Chi cục thuế thị xã B (nay là Chi cục thuế thành phố B) thuộc diện hợp đồng dài hạn chờ biên chế nhưng không được Chi cục thuế thành phố B làm thủ tục đóng tiền bảo hiểm xã hội, để được tính chế độ khi nghỉ hưu. Đến tháng 10/2002 ông T làm việc tại Ủy ban nhân dân xã E, thành phố B cho đến tháng 02/2016 thì nghỉ công tác, nhưng do chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội nên không được chế độ hưu trí (không được đóng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002 (12 năm 10 tháng) công tác tại Chi cục thuế thị xã B nên không đủ thời gian để được tính chế độ khi ông nghỉ hưu). Sau đó ông T đã tự đóng thêm 58 tháng nữa để hưởng mức chế độ hưu trí ở mức tối thiểu (được hưởng 55% của 60 tháng cuối cùng tham gia bảo hiểm xã hội, tính cả thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện) và đã được hưởng chế độ hưu trí từ tháng 01/2018 đến nay.

Như vậy quyền lợi bảo hiểm của ông T không được tính từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002 công tác tại Chi cục thuế thị xã B, ảnh hưởng đến quyền lợi tiền lương khi ông T được hưởng. Căn cứ vào Điều 2, Điều 34 Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động - Thương binh và xã hội; Căn cứ Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ. Nay ông T khởi kiện yêu cầu Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) phải tính nối, tính truy thu nộp số tiền bảo hiểm xã hội của ông như sau:

Từ tháng 9/1989 đến 12/1997 là 08 năm 04 tháng x 80.000đ/tháng = 8.000.000đ. Từ tháng 01/1998 đến 8/2000 là 02 năm 08 tháng x 110.000đ/tháng = 3.520.000đ. Từ tháng 09/2000 đến 06/2002 là 01 năm 10 tháng x 210.000đ/tháng = 4.620.000đ.

Tổng số tiền truy thu bảo hiểm xã hội phải nộp là 16.140.000đ x 20% = 3.228.000đ. Trong đó: Người sử dụng lao động (Chi cục thuế TP. B) phải nộp là 16.140.000đ x 15% = 2.421.000đ. Người lao động (ông Võ Quang T) phải nộp là 16.140.000đ x 5% = 807.000đ. Yêu cầu tính lại chế độ hưu trí cho ông T kể từ ngày 01/3/2016 đến tháng 02/2018 theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Tại các lời khai và trong quá trình giải quyết vụ án người đại diện theo ủy quyền của Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) ông Trương Văn B trình bày:

Về thời gian ông T công tác từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002 tại Chi cục thuế thị xã B (nay là Chi cục thuế thành phố B) là đúng. Tuy nhiên ông Võ Quang T chỉ làm nhân viên ủy nhiệm thu thuế tại địa bàn xã E, TP. B, sau đó đến tháng 6/2002 ông T chuyển công tác không làm nhân viên ủy nhiệm thu thuế cho Chi cục thuế. Về hồ sơ và các giấy tờ được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động do Chi cục Thuế và ông Võ Quang T ký từ khi vào làm việc đến thời gian chuyển công tác không làm nhân viên ủy nhiệm thu thuế cho Chi cục thuế không có hồ sơ. Nay ông T khởi kiện yêu cầu Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) phải tính nối, tính truy thu nộp số tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1989 đến tháng 06/2002 tổng số tiền truy thu bảo hiểm xã hội phải nộp là 3.228.000đ. Trong đó: Người sử dụng lao động (Chi cục thuế thành phố B) phải nộp là 2.421.000đ. Người lao động phải nộp là 807.000đ. Đồng thời tính lại chế độ hưu trí cho ông T kể từ ngày 01/3/2016 đến tháng 02/2018 theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thì Bảo hiểm xã hội thành phố B (Nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) căn cứ Điều 3, chương I Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Căn cứ Điều 1 Nghị định 01/2003/NĐ- CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ; Căn cứ vào hồ sơ của ông T đã nghỉ việc tại Chi cục thuế TP. B vào tháng 6/2002, thì ông T không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội và không thuộc đối tượng được áp dụng theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ. Do đó Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) không tính cộng nối, tính nối, tính truy thu nộp số tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1989 đến tháng 06/2002 đối với ông Võ Quang T. Đồng thời ông Võ Quang T không có đủ hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ lao động-Thương binh và xã hội để xem xét. Từ đó yêu cầu tính lại chế độ hưu trí cho ông Võ Quang T kể từ ngày 01/3/2016 đến tháng 02/2018 theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội là không có căn cứ. Nên Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông T .

- Tại các lời khai và trong quá trình giải quyết vụ án người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của Chi cục thuế thành phố B - ông Mai Văn H trình bày:

Ông Võ Quang T được Chi cục thuế thị xã B (nay là Chi cục thuế thành phố B) hợp đồng làm nhân viên ủy nhiệm thu thuế tại địa bàn xã E, thành phố B từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002. Đến tháng 6/2002 ông T chuyển công tác không làm nhân viên ủy nhiệm thu thuế cho Chi cục thuế. Tuy nhiên về hồ sơ và các giấy tờ được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động do lãnh đạo Chi cục Thuế và ông Võ Quang T ký từ khi vào làm việc đến thời gian chuyển công tác không làm nhân viên ủy nhiệm thu thuế cho Chi cục thuế nữa thì do nhiều nguyên nhân như thời gian đã lâu hơn 30 năm, Chi cục Thuế đã nhiều lần chuyển trụ sở nên hồ sơ bị thất lạc, hồ sơ bị mục nát nên gây thất lạc hồ sơ của ông T , không còn hồ sơ. Căn cứ theo Điều 3, chương I Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Điều 1 Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ, thì ông Võ Quang T là nhân viên ủy nhiệm thu thuế của Chi cục Thuế không thuộc đối tượng nộp bảo hiểm xã hội, nên trong thời gian công tác của ông T từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002 tại Chi cục thuế thị xã B thì Chi cục Thuế không nộp bảo hiểm xã hội cho ông T là đúng quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Vì vậy Chi cục thuế thành phố B không chấp nhận yêu cầu khởi kiện và không đồng ý nộp số tiền theo yêu cầu của ông T . Đề nghị Tòa án bác đơn khởi kiện của ông T .

Với nội dung trên: Tại bản án dân sự sơ thẩm số 05/2019/DS-ST ngày 21/11/2019 của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk đã quyết định:

Căn cứ: Khoản 1 Điều 32, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự; Điều 6, Điều 15, Điều 16 Bộ Luật lao đồng; Điều 3, chương I Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Điều 1, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ; Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử: Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Võ Quang T về việc: Yêu cầu Bảo hiểm xã hội thành phố B phải tính nối, tính truy thu nộp số tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1989 đến tháng 06/2002, tổng số tiền truy thu bảo hiểm xã hội phải nộp là 3.228.000đ (Trong đó: Người sử dụng lao động (Chi cục thuế thành phố B) phải nộp là 2.421.000đ, người lao động phải nộp là 807.000đ). Đồng thời tính lại chế độ hưu trí cho ông Võ Quang T kể từ ngày 01/3/2016 đến tháng 02/2018 theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo cho các đương sự theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 01/12/2019, nguyên đơn ông Võ Quang T có đơn kháng cáo toàn bộ bản án Lao động sơ thẩm theo hướng đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông.

Tại phiên tòa, các đương sự không cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ gì mới. Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và nội dung đơn kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk phát biểu quan điểm: Về thủ tục tố tụng: Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng như các đương sự đã tuân thủ đúng với qui định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đối với kháng cáo của bà ông Võ Quang T là không có căn cứ. Đề nghị HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Võ Quang T, giữ nguyên bản án lao động sơ thẩm số 05/2019/LĐ-ST ngày 21/11/2019 của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, ý kiến của các đương sự, của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk; căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Nguyên đơn ông Võ Quang T có đơn kháng cáo trong thời hạn luật định, ông T thuộc trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí lao động phúc thẩm nên vụ án được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm là phù hợp.

[2] Xét nội dung kháng cáo của ông Võ Quang T, Hội đồng xét xử nhận thấy:

[2.1] Đối với yêu cầu Tuyên buộc Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) phải làm các thủ tục cho ông được đóng nối bảo hiểm xã hội thời gian 12 năm 10 tháng (Từ tháng 9/1989 đến tháng 06/2002): Các đương sự đều xác định ông Võ Quang T công tác từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002 tại Chi cục thuế thị xã B (nay là Chi cục thuế TP. B) là có thật, nhưng chỉ là nhân viên ủy nhiệm thu thuế. Ông Võ Quang T được Chi cục thuế thị xã B (nay là Chi cục thuế TP. B) hợp đồng làm nhân viên ủy nhiệm thu thuế tại địa bàn xã E, TP. B, về hồ sơ và các giấy tờ được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động do lãnh đạo Chi cục Thuế và ông Võ Quang T ký từ khi vào làm việc đến thời gian chuyển công tác không làm nhân viên ủy nhiệm thu thuế cho Chi cục thuế nữa thì do nhiều nguyên nhân nên hồ sơ của ông T không còn. Bản thân ông T cũng không đưa ra được, chứng cứ liên quan đến thời gian ông công tác của ông. Như vậy, không có căn cứ để xác định ông Võ Quang T có ký hợp đồng lao động với Chi cục thuế thị xã B (nay là Chi cục thuế TP. B), thuộc diện hợp đồng dài hạn chờ biên chế mà chỉ là nhân viên ủy nhiệm thu thuế tại địa bàn xã E, TP. B của Chi cục thuế thị xã B (nay là Chi cục thuế TP. B).

Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) đã tiến hành đối chiếu, rà soát hồ sơ thu của Chi cục thuế thành phố B không có lưu tại Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) thì ông Võ Quang T không có tên trong danh sách đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/1/1995 đến tháng 6/2002. Đồng thời do ông T và Chi cục thuế thành phố B không cung cấp được hợp đồng lao động đã ký kết. Như vậy, Chi cục thuế thành phố B và ông Võ Quang T không đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/1/1995 đến tháng 6/2002.

Căn cứ Điều 3, chương I, Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ- CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ: Trường hợp của ông T là nhân viên ủy nhiệm thu thuế, không thuộc đối tượng được tham gia đóng bảo hiểm xã hội và không thuộc đối tượng được áp dụng theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, do đó Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) không tính cộng nối, tính nối, tính truy thu nộp số tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1989 đến tháng 06/2002 đối với ông Võ Quang T là đúng quy định của pháp luật. Đồng thời ông Võ Quang T không có đủ hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ lao động - Thương binh và xã hội để xem xét. Do đó ông T khởi kiện yêu cầu Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) phải tính nối, tính truy thu nộp số tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1989 đến tháng 06/2002, tổng số tiền truy thu bảo hiểm xã hội phải nộp là 3.228.000đ là không có căn cứ chấp nhận nên đối với yêu cầu tính lại chế độ hưu trí cho ông Võ Quang T kể từ ngày 01/3/2016 đến tháng 02/2018 theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội cũng không có căn cứ chấp nhận.

[2.2] Đối với yêu cầu Bồi thường thiệt hại do chậm trễ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội: Tại đơn khởi kiện ông T không có yêu cầu Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) bồi thường thiệt hại do chậm trễ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội. Nay ông T kháng cáo yêu cầu giải quyết nội dung này là vượt quá phạm vi khởi kiện của ông nên không có căn cứ để xem xét chấp nhận.

[3] Từ những phân tích nhận định tại mục [2.1] và [2.2] trên, Hội đồng xét xử thấy Tòa án cấp sơ thẩm tuyên xử: Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Võ Quang T về: Yêu cầu Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) phải tính nối, tính truy thu nộp số tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1989 đến tháng 06/2002, tổng số tiền truy thu bảo hiểm xã hội phải nộp là 3.228.000đ (Trong đó: Người sử dụng lao động (chi cục thuế TP. B) phải nộp là 2.421.000đ, người lao động phải nộp là 807.000đ). Không tính lại chế độ hưu trí cho ông Võ Quang T kể từ ngày 01/3/2016 đến tháng 02/2018 theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội là có căn cứ. Do vậy, không có căn cứ chấp nhận nội dung kháng cáo của nguyên đơn ông Võ Quang T.

[4] Về án phí lao động sơ thẩm và án phí lao động phúc thẩm: Do ông T thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí nên ông T không phải nộp án phí lao động sơ thẩm và án phí lao động phúc thẩm.

[5] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị tiếp tục có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng Dân sự;

1. Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông Võ Quang T. Giữ nguyên bản án lao động sơ thẩm số 05/2019/LĐ-ST ngày 21/11/2019 của tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

2. Áp dung; Điều 6, Điều 15, Điều 16 Bộ Luật lao động; Điều 3, chương I Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Điều 1, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ; Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

3. Tuyên xử: Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Võ Quang T về việc: Yêu cầu Bảo hiểm xã hội thành phố B (nay là Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk) phải tính nối, tính truy thu nộp số tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1989 đến tháng 06/2002, tổng số tiền truy thu bảo hiểm xã hội phải nộp là 3.228.000đ (Trong đó: Người sử dụng lao động (chi cục thuế TP. B) phải nộp là 2.421.000đ, người lao động phải nộp là 807.000đ). Không tính lại chế độ hưu trí cho ông Võ Quang T kể từ ngày 01/3/2016 đến tháng 02/2018 theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội.

4. Về án phí : Về án phí Lao động sơ thẩm và án phí lao động phúc thẩm. Miễn toàn bộ án phí Lao động sơ thẩm và án phí lao động phúc thẩm cho ông Võ Quang T.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị tiếp tục có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày tuyên án.

Tải về
Bản án số 04/2020/LĐ-PT Bản án số 04/2020/LĐ-PT

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án/ Quyết định cùng đối tượng

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất