Bản án số 48/2024/DS-PT ngày 24/09/2024 của TAND tỉnh Cao Bằng về tranh chấp quyền sử dụng đất
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 48/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 48/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 48/2024/DS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 48/2024/DS-PT ngày 24/09/2024 của TAND tỉnh Cao Bằng về tranh chấp quyền sử dụng đất |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp quyền sử dụng đất |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Cao Bằng |
Số hiệu: | 48/2024/DS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 24/09/2024 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | 1. Trong đơn khởi kiện, bản tự khai, biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải và tại phiên tòa nguyên đơn ông Hứa Tuấn M trình bày |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản

1
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
Bản án số: 48/2024/DS-PT
Ngày: 24/9/2024
V/v “Tranh chấp quyền sử dụng đất”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Dương Văn Sơn
Các Thẩm phán: Ông Hoàng Văn Thụ
Bà Nguyễn Thị Vân Khánh
Thư ký phiên tòa: Ông Nông Hữu Duy – Thm tra viên Tòa án nhân dân
tỉnh Cao Bằng.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng tham gia phiên toà: Bà
Hòang Thu Hằng - Kiểm sát viên.
Trong ngày 24 tháng 9 năm 2024 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng
xét xử phúc thm công khai trực tuyến tại điểm cầu tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng
và điểm cầu Tòa án nhân dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng vụ án dân sự thụ lý
số: 41/2023/TLPT-DS ngày 13/11/2023 về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất".
Do bản án dân sự sơ thm số 01/2023/DS-ST ngày 14 tháng 9 năm 2023
của Tòa án nhân dân huyện Bảo Lạc bị kháng cáo,
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thm số: 76/ 2024/QĐ-PT ngày
01 tháng 8 năm 2024 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Hứa Tuấn M, sinh năm 1967; Địa chỉ: Tổ dân phố F,
thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao Bằng (Có mặt)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Nguyễn
Mạnh T thuộc Văn phòng L8, Đoàn Luật sư Thành phố H. Địa chỉ: B A, Y, T,
thành phố Hà Nội (Có mặt)
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn và người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan Hứa Anh V, Hứa Xuân N, Trần Thị L, Trương Thị D, Hứa
Thị h, Hứa Văn H là Luật sư Phạm Quang H1, thuộc Văn phòng L8, Đoàn Luật
sư Thành phố H. Địa chỉ: B A, Y, T, thành phố Hà Nội (Có mặt)
- Bị đơn: Bà La Thị T1; sinh năm 1956; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng (Có mặt)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Hà Thị B và
luật sư Hoàng Thị L1 - Văn phòng Luật sư H2 – L, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh C
2
(Cng Có mặt).
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
+ Đại diện ủy ban nhân dân thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao Bằng: Bà Lãnh
Thu H3 - Chức vụ: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn B (Có mặt)
+ Bà Trần Thị L, sinh năm 1971; Địa chỉ: Tổ dân phố F, thị trấn B, huyện
B, tỉnh Cao Bằng; (Có mặt)
+ Bà Hứa Thị S, sinh năm 1956; Địa chỉ: Thôn P, xã H, huyện C, tỉnh
Lạng Sơn; (Có mặt)
+Hứa Anh V, sinh năm 1965; Địa chỉ: Tổ dân phố C, thị trấn B, huyện B,
tỉnh Cao Bằng; (Vắng mặt)
+ Hứa Xuân N, sinh năm 1957; Địa chỉ: Tổ dân phố D, thị trấn B, huyện
B, tỉnh Cao Bằng. (Vắng mặt)
+ Bà Hứa Hồng N1, sinh năm 1994; Địa chỉ: Tổ dân phố F, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Vắng mặt)
+ Ông Hứa Văn K, sinh năm 1960 (Đã chết). Người kế thừa quyền và
nghĩa vụ tố tụng: Bà Trương Thị D, chị Hứa Thị H4, anh Hứa Văn H cng địa
chỉ: Thị trấn P, huyện B ,tỉnh Cao Bằng. Vắng mặt, có mặt người đại diện theo
ủy quyền là Luật sư Phạm Quang H1.
+ Bà Nguyễn Thị P, sinh năm 1981; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B, huyện B,
tỉnh Cao Bằng. (Vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt)
+ Bà Nguyễn Thị L2, sinh năm 1982; Địa chỉ: tổ dân phố E, thị trấn B, huyện B,
tỉnh Cao Bằng. (Vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt)
+ Bà Hứa Xuân T2, sinh năm 1982; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt)
+ Ông Khấu Văn Đ; sinh năm: 1978; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. ( Vắng mặt)
+ Bà Hoàng Thị N2, sinh năm 1978; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Vắng mặt)
- Người làm chứng:
+ Ông Linh Trần T3 (sinh năm 1959); Địa chỉ: Tổ dân phố B, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng; (Vắng mặt)
+ Ông Tô Quang T4, sinh năm 1959; Địa chỉ: Tổ dân phố F, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Vắng mặt)
+ Ông Trần Việt D1, sinh năm 1972; Địa chỉ: Tổ dân phố F, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Vắng mặt)
+ Ông Nguyễn Chí T5, sinh năm 1962; Địa chỉ: Tổ dân phố C, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng; (Có mặt)
+ Bà Vũ Thị L3, sinh năm 1966; Địa chỉ: Tổ dân phố C, thị trấn B, huyện
B, tỉnh Cao Bằng; (Có mặt)
3
+ Bà Nguyễn Thị N3, sinh năm 1951; Địa chỉ: Tổ dân phố C, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng; (Có mặt)
+ Bà Hoàng Thị L4, sinh năm 1948; Địa chỉ: Tổ dân phố C, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng; (Có mặt)
+ Ông Lê Thanh Á, sinh năm 1958; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Có mặt)
+ Bà Đàm Thị T6, sinh năm 1959; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Có mặt)
+ Bà Hứa Thị T7, sinh năm 1952; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Có mặt)
+ Ông Lương Sao H5, sinh năm 1945; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Có mặt)
+ Bà Dương Thị L5, sinh năm 1960; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Có mặt)
+ Ông Nông Văn L6; sinh năm: 1943; Địa chỉ: Tổ dân phố E, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng. (Đã chết)
- Người kháng cáo: Bị đơn La Thị Thắng
NỘI DUNG VỤ ÁN
1. Trong đơn khởi kiện, bản tự khai, biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải
và tại phiên tòa nguyên đơn ông Hứa Tuấn M trình bày:
Ông sinh ra và lớn lên ở thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao Bằng. Năm 1989 bố
mẹ ông chia cho ông một mảnh đất với diện tích phần ngang mặt đường là 31m
(Ba mươi mốt mét), tương ứng với ta luy âm là 31m (Ba mươi mốt mét). Mảnh
đất này bố mẹ ông khai phá vào năm 1961. Phía bên ta luy dương chuyên trồng
mía và sắn, bên ta luy âm dng để tập kết mía vào những mùa thu hoạch và để xe
trâu, phân chuồng, phía dưới vực trồng tre, nhưng không sống được, ngoài ra
không trồng được cây gì.
Phía ta luy dương hiện đã chuyển thành đất nhà, phía ta luy âm có tổng
chiều dài 31m (Ba mươi mốt mét) cháu ông (là Hứa Xuân T2) đã sử dụng một
phần hiện giờ chỉ còn 22,1m (Hai mươi hai phy một mét), chiều sâu khoảng 15m
(Mười năm mét) là phần đất đang tranh chấp, đất đang tranh chấp có địa chỉ: Tổ
dân phố F, thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao Bằng.
Vị trí của thửa đất: Một mặt giáp đường quốc lộ 34, một mặt giáp sông G. Một
phía giáp đất của ông Linh Trần T3 (địa chỉ: Tổ dân phố B, thị trấn B, huyện B);
một phía tiếp giáp với đất ông Nguyễn Chí T5 (địa chỉ: Tổ dân phố C, thị trấn B,
huyện B).
Năm 2014 ông bị Tòa án nhân dân huyện Bảo Lạc xử phạt 07 (Bảy) năm 04
(tháng) t. Đến ngày 13/8/2019 ông chấp hành án xong và quay trở về địa phương
4
thì thấy mảnh vườn của ông bị rào vào, hỏi mọi người mới biết do bà La Thị T1
rào. Trên đất đó bà T1 trồng chuối, ông gọi bà T1 đến nhà để thương lượng, nhưng
bà T1 không đồng ý nên ông viết đơn khiếu nại lên Ủy ban nhân dân thị trấn B và
được tổ chức hòa giải vào ngày 16/10/2019. Trong buổi hòa giải Chủ tịch ủy ban
nhân dân thị trấn Đ chia đôi, mỗi người một nửa và được tất cả thành viên hội
đồng hòa giải nhất trí, ông cũng đồng ý vì cháu của ông làm rể nhà bà T1 nhưng
bà T1 không đồng ý nên buổi hòa giải đã không thành. Ủy ban nhân dân thị trấn
đề nghị lên cấp trên giải quyết, hiện nay ông cũng không đồng ý với phương án
chia đôi nữa và yêu cầu Tòa án công nhận cho ông được toàn quyền sử dụng mảnh
đất đang tranh chấp này.
2. Người đại diện theo ủy quyền và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
nguyên đơn Luật sư Nguyễn Mạnh T và luật sư Phạm Quang H1 trình bày:
Thửa đất số 45 tờ bản đồ số 14 tại tổ dân phố F, thị trấn B, huyện B, tỉnh
Cao Bằng có nguồn gốc từ bố mẹ ông Hứa Tuấn M đã khai hoang từ năm 1960-
1961 và đến năm 1989 các cụ đã giao cho ông Hứa Tuấn M quản l, sử dụng.
Năm 2019 ông Hứa Tuấn M phát hiện bà La Thị T1 đến chôn cột bê tông, giăng
lưới làm hàng rào chiếm thửa đất của ông M do vậy ông Hứa Tuấn M đã làm đơn
yêu cầu cơ quan có thm quyền giải quyết về việc tranh chấp đất đai, tại các lần
hòa giải tại Ủy ban nhân dân thị trấn B có đầy đủ các thành phần tham gia nhưng
hoà giải không thành. Do vậy ông Hứa Tuấn M đã khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho ông đối với quyền sử dụng đất của ông và gia đnh.
Tại Biên bản hoà giải tranh chấp đất đai ngày 16/10/2019 của Ủy ban nhân
dân thị trấn B, đã ghi kiến của bà La Thị T1 như sau: "Ông M có nói là trồng
chuối và trồng tre ở khu đất, nhưng tôi đi lại và canh tác ở đó từ năm 1989, chưa
thấy ai nói và canh tác cái g …Tôi đã đóng cọc bê tông từ năm 2014, nhưng đến
tháng 8/2019 tôi mới rào B40". Như vậy, bà T1 thừa nhận bà mới đi lại và canh
tác ở đó từ năm 1989, chưa thấy ai canh tác gì. Thực tế, không có tài liệu nào thể
hiện việc năm 1989 bà T1 có canh tác gì trên thửa đất tranh chấp này.
Thời gian bà T1 đóng cọc bê tông năm 2014 và đến năm 2019 mới rào lưới
B40 là phù hợp với khoảng thời gian ông M đang tập trung cải tạo; không có mặt
tại địa phương nên ông M không thể biết thửa đất của gia đnh mnh đang canh
tác đã bị bà La Thị T1 đóng cọc, giăng lưới để chiếm đất.
Căn cứ vào lời khai của những người đã sinh sống lâu đời tại thị trấn B như
cụ Nông Văn P1, bà Nguyễn Thị N3, bà Hoàng Thị L4, ông Nguyễn Chí T5,
những người này đã viết giấy xác nhận và cam đoan làm chứng về quyền sử dụng
đất đó là của gia đnh ông Hứa Tuấn M đã khai hoang và sử dụng liên tục từ năm
1961 đến nay.
Tại phiên toà sơ thm (lần 01) ngày 04/9/2020, đại diện lãnh đạo Ủy ban
nhân dân thị trấn B là ông Nguyễn Đức H6 đã phát biểu: "Từ trước khi mở rộng
5
đường Quốc lộ 34, khi đó con đường nhỏ, hẹp lắm. Mặc nhiên là gia đnh nào
cũng sử dụng phần đất cả hai bên đường taluy dương và âm; thẳng phần đất của
nhà nào bên ta luy dương th dóng thẳng xuống ta luy âm sát bờ sông dng để xe
trâu, xe ngựa và các đồ dùng sản xuất; trồng tre và mía".
Lời khai, lời cam đoan của những người làm chứng, những người dân sinh
sống lâu đời tại thị trấn B; biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa
đất đang bị tranh chấp; là những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết
và được Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng thừa nhận. Đó là những tình tiết, sự kiện
không phải chứng minh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 92 của Bộ luật Tố
tụng dân sự; Phù hợp với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai.
Như vậy xét về góc độ pháp lý, tính hợp l th không có cơ sở, không có
căn cứ nào để cho rằng bà La Thị T1 đã khai hoang thửa đất tranh chấp với gia
đnh ông Hứa Tuấn M tại tổ dân phố số F, thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao Bằng.
Từ những phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét xử: Thứ nhất: Tuyên quyền
sử dụng đất tại thửa đất đang có tranh chấp tại tổ dân phố F, thị trấn B, huyện B,
tỉnh Cao Bằng thuộc quyền sử dụng của gia đnh ông Hứa Tuấn M, do được thừa
kế quyền sử dụng đất của ông, cha khai hoang từ năm 1961 để lại; Buộc bà La
Thị T1 phải tháo dỡ toàn bộ các cột bê tông và hàng rào lưới B40 đã dựng trái
phép trên thửa đất của ông Hứa Tuấn M; Thứ hai: Bà La Thị T1 phải di chuyển
toàn bộ các vật liệu cột bê tông và lưới B40 ra khỏi thửa đất của gia đnh ông Hứa
Tuấn M; Trả lại nguyên trạng toàn bộ diện tích đất đã lấn, chiếm của gia đnh ông
Hứa Tuấn M theo quy định của pháp luật. Thứ ba: Tuyên cho ông minh được
quyền liên hệ đến các có quan chuyên môn để được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đối với mảnh đất trên.
3. Trong bản tự khai, biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải và tại phiên tòa bị
đơn bà La Thị T1 trình bày:
Năm 1978 bà công tác tại trường dân tộc nội trú huyện B tại tổ dân phố E, thị trấn
B, bà lập gia đnh và sinh sống tại tổ dân phố E (trước đây là tổ dân phố H), thị
trấn B đến bây giờ. Bà thường xuyên đi trên đường Q, thấy đoạn lề đường giao
thông dọc theo bờ sông rậm rạp không có ai sử dụng nên đến cuối năm 1988, đầu
năm 1989 chồng bà là Nguyễn Hữu N4 cùng em của bà là La Hồng Q có khai phá
một mảnh đất hoang giáp bờ sông G, chỗ này ta luy dốc nên chỗ nào có đất thì
trồng chuối và rau lang để chăn nuôi, trồng tre. Hàng năm bà vẫn phát cỏ, hiện
nay vẫn còn bụi tre gần quán phở Nghĩa Đ1. Đến năm 2004 có dự án làm đường
Quốc lộ 34, sau khi thi công san gạt mặt bằng một số chuối bị lấp còn lại tre, một
bụi tre bị trôi xuống bờ sông. Sau khi đường hoàn thành một thời gian sau bà tiếp
tục trồng chuối, sau các khóm chuối là ta luy dốc không trồng được cây gì. Trong
6
quá trình bà canh tác không có ai đến nhắc nhở bà là đất của ông M và cũng không
thấy ông M bảo là đất của ông. Đến năm 2014 bà đúc và chôn cột bê tông để làm
hàng rào nhưng cũng không có ai có kiến g. Đến tháng 8/2019 bà cho con rể bà
là Vương Thế T8 lấy dây thép B40 và hai người làm thuê nữa rào lại, trong khi
đang làm th bà L (vợ ông M) ra nói chuyện về việc nhờ đất làm lán để xe ô tô.
Đến chiều ngày 27/9/2019 ông M gọi điện cho con rể bà là Nông Bằng D ra nhà
ông để nói chuyện và khẳng định đất đó là của ông làm từ xưa. Con rể bà có nói
đó là đất của bà canh tác, từ đó ông M không gặp bà để nói chuyện lần nào cả.
Tại buổi hòa giải của Ủy ban thị trấn B, Chủ tịch ủy ban nhân dân thị trấn B có ý
kiến chia đôi đất đang tranh chấp nhưng bà không đồng ý vì trong suốt quá trình
canh tác không có ai nói đất đó là của ông M và ông M cũng không đến nhắc nhở
bà không được trồng chuối, trồng dây lang trên đất này.
Đất đang tranh chấp có địa chỉ tại: tổ dân phố F, thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao
Bằng. Có vị trí tiếp giáp như sau: Một phía giáp đường quốc lộ 34, một phía giáp
bờ sông G, một phía giáp đất ông Lê Thanh Á, một phía giáp đất Hứa Thị Thủy.
Đất có diện tích bao nhiêu bà không rõ. Năm 2013 nhà nước có đến đo đạc đất,
bà có định làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do đất ở
lề đường, diện tích không đủ nên không được cấp. Hiện trạng đất đang tranh chấp
hiện nay có rào thép B40 và có trồng chuối, bụi tre trên đất. Bà không đồng ý với
yêu cầu khởi kiện của ông M v đất đó bà đã canh tác hơn 30 năm.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn Luật sư Hoàng Thị
L1 và luật sư Hà Thị B trnh bày: Lời khai của bà Trần Thị L là vợ của ông M
khai: "Bà kết hôn với ông M năm 1986, bà L không biết nguồn gốc đất, năm 2007
vợ chồng bà L được bố mẹ chồng chia cho thửa đất bên ta luy dương khi chia đất
chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2013 gia đnh san gạt đất đến
2014 xây nhà, ta luy âm không làm g, không quản l. Tre và chuối ở phía ta luy
âm không biết ai trồng, khi bà T1 rào vườn tôi không nói g, cũng không ngăn
cản".
Hai vợ chồng ông M đang sống chung tại thửa đất đối diện ngay với thửa
đất của bà T1 đang canh tác, ngay trước của nhà, nếu là đất của ông M đã từng
trồng cây như tre, chuối đối diện trước nhà không l bà L không biết. Và nếu biết
đó là đất của gia đinh ông M th khi thấy bà T1 canh tác, nếu không ngăn cản th
tại sao bà L cũng không thông tin cho chồng con, người nhà biết để có kiến với
bà T1 rằng đó là đất của nhà mnh, nhưng qua lời khai của bà L cho thấy: Gia đnh
bà L, ông T1 không hề có bất cứ hoạt động g như trồng trọt, quản l, phản đối
khi có người đến canh tác thể hiện quyền quản l sử dụng của mnh trên thửa đất
đó.
Ngoài ra lời khai của chính ông M cũng mâu thuẫn với lời khai của bà L,
như đã nêu trên; ông M cho rằng được thừa hưởng mảnh đất hiện tại đang ở năm
7
1989, đến năm 1992 bắt đầu trồng chuối, tre. Còn bà L khai được bố mẹ chồng
chia mảnh đất hiện tại đang ở năm 2007, và đã san gạt, làm nhà ở phần ta luy
dương, ta luy âm không quản l, tre chuối không biết ai trồng.
Điều đó khẳng định: Chính ông M và vợ ông M cũng không hề có bất cứ
hoạt động g trên thửa đất đang tranh chấp.
Phía nhân chứng nguyên đơn Hứa Tuấn M:
Ông Nông Xuân P2 là người sinh ra và lớn lên tại thị trấn B xác nhận: Khu
đất tại km1 đường B - B gia đnh Cung Thị M1, Phạm Thị Đ2, Linh Trần K1 khai
phá trồng mía ép đường từ năm 1963. Lời khai trên rất sơ sài, chỉ nói là trồng mía,
không nói rõ là trồng mía cụ thể ở chỗ nào; trồng phía trên đường (bên đường)
hay trồng mía ở dưới đường. Chỉ xác nhận khu đất, không nói rõ phần nào, dương
hay âm, v hiện đang tranh chấp là phần ta luy âm, còn nhà gắn liền với đất của
ông M là ở bên dương, do đó chứng cứ này không đủ căn cứ chắc chắn để xem
xét.
Ông Nguyễn Chí T5 xác nhận: Tôi làm chứng cho mảnh đất vườn đối diện
nhà ông M sinh năm 1967 cách quốc lộ C phía ta luy âm là mảnh vườn của bố mẹ
ông M để lại, bố mẹ ông M canh tác liền kề với mảnh vườn của bố mẹ tôi canh
tác từ những năm 1961. Mâu thuẫn ở đây rất rõ: Ông Nguyễn Chí T5 sinh năm
1962 mà biết được bố mẹ ông T5 canh tác vườn liền kề với đất của bố mẹ ông M
canh tác từ năm 1961.
Nhân chứng Nguyễn Thị N3 xác nhận: Có một ngôi mộ ở km1 hàng năm
đều đi thanh minh nên biết rõ đám đất này trước đây là của bà Cung Thị M1 và
gia đnh đã trồng mía ở đây, từ xưa đến nay phần đất trên đường của ai th phần
dưới đường là của người đó. Như vậy, phần mộ của gia đnh bà N3 ở trên đồi,
phần ta luy dương và bà đi tảo mộ mỗi năm một lần nên bà biết bà M1 có đám
đất, và đám đất đó hiện nay ông M đã dựng nhà và đang ở đó. Còn bà N3 trình
bày quy luật bất thành văn của người dân lâu năm sinh sống ở thị trấn B th đất
trên ta luy dương như thế nào th phía ta luy âm như thế đó là không có căn cứ.
Ngoài ra, lời khai của bà Hoàng Thị L4 cũng mâu thuẫn với lời khai ông
M, bà L4 nói gia đnh bà L4 bán đất cho mẹ ông M, còn ông M nói đất do bố mẹ
ông M khai hoang. Bà L4 trnh bày đất trên đường là của ai thì phần dưới cũng là
của người đó là không có căn cứ.
Như vậy các nhân chứng của phía nguyên đơn không khách quan, không rõ
ràng, cụ thể chỉ xác nhận đất là của ông M, nhưng không nói rõ phần đất bên ta
luy âm hay dương.
Còn các nhân chứng sinh sống lâu năm, thường xuyên qua lại đất tranh chấp
như ông Lương Sao H5, ông Lê Thanh Á, bà Đàm Thị T6 tại phiên tòa đều khẳng
định vợ chồng bà T1 canh tác trồng chuối, trồng dây lang trên đất tranh chấp này,
đất thuộc bên ta luy âm dốc. Nhân chứng Hứa Xuân T2 (cháu của ông M) cũng
8
khẳng định đã sinh sống gần khu đất tranh chấp từ năm 2007 đến nay và chỉ thấy
bà T1 canh tác trên đất tranh chấp này. Ông Đ1 cũng thừa nhận là được bồi thường
tiền hoa màu cho gia đnh bà K2 ông Á và bà T1. Ngoài ra, các nhân chứng khác
vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong hồ sơ đều khai nhìn thấy bà T1
canh tác trên đất tranh chấp này.
Từ những phân tích trên, đề nghị hội đồng xét xử: Không chấp nhận yêu
cầu của người khởi kiện. Quyền sử dụng đất thửa đất số 45 tờ bản đồ số 14 tại tổ
dân phố F, thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao Bằng giữa ông Hứa Tuấn M và bà La Thị
T1 thuộc quyền sử dụng của bà La Thị T1. Buộc nguyên đơn ông Hứa Tuấn M
không được tranh chấp, cản trở việc sử dụng thửa đất trên của gia đnh bà La Thị
T1.
* Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:
1/ Tại biên bản lấy lời khai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà
Trần Thị L trình bày: Bà là vợ của ông Hứa Tuấn M. Về nguồn gốc đất đang tranh
chấp bà không biết rõ. Đến năm 2019 bà T1 rào phần đất này vào, lúc đó ông M
đang đi chấp hành án không ở nhà, bà có hỏi con rể bà T1 là “Đất nhà cháu à, cho
thím để nhờ xe” v phận làm dâu, tôi cũng không hỏi chồng hay gia đnh nhà
chồng là có bao nhiêu đất và đất ở đâu nhiều, nên bà mới nói với con rể bà T1 như
vậy. Còn giữa bà và ông M chung sống với nhau từ lâu nhưng không đăng k kết
hôn, đến năm 2021 mới đăng k kết hôn. Năm 2013 bà san gạt phần ta luy dương
thành nền nhà và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng,
đến năm 2014 th xây nhà. Bà không biết các phía tiếp giáp của đất đang tranh
chấp và không biết diện tích bao nhiêu vì mọi thứ đều do ông M làm. Hiện nay
trên đất đang tranh chấp có khoảng 3-4 bụi chuối, tre bà không biết ai trồng, rào
mắt cáo là do bà T1 rào.
2/ Tại biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan Hứa Anh V trình bày: tôi là anh trai ruột của ông Hứa Tuấn M, tôi sinh
ra và lớn lên tại thị trấn B. Về nguồn gốc đất hiện nay đang tranh chấp, ngày xưa
do bố mẹ tôi khai phá, ban đầu là một dải đất nguyên vẹn từ ta luy dương xuống
ta luy âm. Tuy nhiên, sau này nhà nước mở con đường đi xuống B nên xẻ ngang
phần đất của gia đnh tôi, phần đất ta luy âm hẹp gia đnh không sử dụng nên bà
T1 có xin để trồng vài cây chuối nuôi lợn, sau này đất lên giá bà T1 tự rào vào và
cho đó là đất của bà. Diện tích đất đó cả phân fta luy âm và ta luy dương gia đnh
tôi sử dụng chung, sau khi lập gia đnh và tách ra ở riêng thì ông M chuyển về
khu F, thị trấn B sinh sống. Năm 2004 khi Nhà nước mở rộng đường quốc lộ 34,
có ảnh hưởng đến cây cối nên gia đnh tôi được đền bù, thời điểm đó ông M đi
bãi vàng không ở nhà nên tôi là người trực tiếp đứng ra nhận tiền.
3/ Tại biên bản lấy lời khai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Hứa
Hồng N1 trình bày: tôi là con ruột của ông Hứa Tuấn M, về nguồn gốc đất tranh
9
chấp, ngày xưa là của ông bà nội chia cho bố tôi, bố tôi có được trồng chuối trên
diện tích đất đó, còn thời gian cụ thể tôi không nhớ rõ.
4/ Tại biên bản lấy lời khai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Hứa
Thị H4 trình bày: tôi là con ruột của ông Hứa Văn K, bố tôi là anh trai ruột của
ông Hứa Tuấn M, bố tôi mất năm 1999, việc chia đất đai giữa bố tôi và các anh
em trong gia đnh đã chia xong, không ai có kiến gì. Về sau này tôi có xin chú
M được một mảnh đất đó là tài sản riêng của tôi, theo tôi biết thì chị Hứa Xuân
T2 cũng xin chú M được một mảnh nhưng tôi không nhớ rõ là khi nào. Còn hiện
nay giữa chú M và bà T1 tranh chấp đất với nhau tôi không có g liên quan, đất
đó là của chú M, do chú toàn quyền quyết định tôi không có yêu cầu hay khiếu
nại, khiếu kiện gì.
5/ Tại biên bản lấy lời khai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Hứa
Văn H trình bày: tôi là con ruột của ông Hứa Văn K, bố tôi là anh trai ruột của
ông Hứa Tuấn M, bố tôi mất năm 1999, việc chia đất đai giữa bố tôi và các anh
em trong gia đnh đã chia xong, không ai có ai tranh chấp. Còn hiện nay giữa chú
M và bà T1 tranh chấp đất với nhau tôi không có g liên quan, đất đó là của chú
M, do chú toàn quyền quyết định, tôi không có yêu cầu hay khiếu nại, khiếu kiện
gì.
6/ Tại biên bản lấy lời khai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Trương
Thị D trình bày: tôi là vợ của ông Hứa Văn K, chồng tôi là anh trai ruột của ông
Hứa Tuấn M, hiện nay chồng tôi đã mất. Còn việc chia đất đai giữa các anh em
trong gia đnh đã xong, không ai có ai tranh chấp. Còn hiện nay giữa chú M và bà
T1 tranh chấp đất với nhau tôi không có gì liên quan, mọi vấn đề do chú M toàn
quyền quyết định, tôi không có yêu cầu gì.
7/ Tại nội dung tự khai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Hứa Thị
S1 trình bày: tôi là chị gái ruột của ông Hứa Tuấn M, về nguồn gốc đất tranh chấp
hiện nay ngày xưa do bố tôi là ông Hứa Ngọc T9 và mẹ là Cung Thị M1 khai phá
từ những năm 1960, 1961, từ lúc còn nhỏ tôi đã được đi theo bố mẹ trồng tre,
chuối ở đó, sau này do anh em chúng tôi mỗi người một việc, mẹ tôi một mình ở
nhà không thể quản l được nên bà La Thị T1 từ nơi khác về đã vào làm và tranh
chấp. Ngày trước em trai tôi còn chia đất cho các cháu là con của các anh trai như
Hứa Thị H4 con của Hứa Văn K và Hứa Xuân T2 con của Hứa Xuân N, nên diện
tích đất đó là của em trai tôi.
8/ Tại biên bản lấy lời khai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Nguyễn Thị L2 trình bày: tôi là con ruột của bà La Thị T1, về nguồn gốc diện tích
đất hiện nay tranh chấp, ngày xưa bố mẹ tôi khai phá từ lúc tôi khoảng 6 hay 7
tuổi tôi không nhớ rõ. Bố mẹ tôi trồng tre, chuối để tăng gia sản xuất, sau này lớn
lên mỗi lần đi học xa về tôi vẫn được ra khu đất đó cắt rau lang giúp gia đnh. Còn
việc phân chia đất đai, mẹ tôi đã chia cho tôi một nền đất nhưng không phải phần
10
đất đang tranh chấp, phần đất hiện nay đang tranh chấp, gia đnh tôi đã sử dụng
từ lâu và không có ai tranh chấp, nên gia đnh tôi vẫn tiếp tục sử dụng và thuộc
quyền sử dụng của mẹ tôi.
9/ Tại biên bản lấy lời khai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Nguyễn Thị P trình bày: tôi là con ruột của bà La Thị T1 hiện nay tôi đang sống
cùng với mẹ, về nguồn gốc diện tích đất hiện nay tranh chấp, ngày xưa bố mẹ tôi
khai phá từ lúc tôi còn nhỏ, không nhớ rõ là năm nào. Bố mẹ tôi trồng tre, chuối
để tăng gia sản xuất, sau này lớn lên mỗi lần đi học xa về tôi vẫn được ra khu đất
đó cắt rau lang giúp gia đnh. Phần đất hiện nay đang tranh chấp, gia đnh tôi đã
sử dụng từ lâu và không có ai tranh chấp, nên gia đnh tôi vẫn tiếp tục sử dụng và
thuộc quyền sử dụng của gia đnh tôi.
10/ Hứa Xuân N: tôi sinh ra và lớn lên tại khu C, thị trấn B, huyện B là con
của ông Hứa Ngọc T9 và bà Cung Thị M1. Mảnh đất hiện nay đang tranh chấp
ngày trước do bố mẹ tôi khai hoang và canh tác từ những năm 1960, 1961, ngày
trước còn nhỏ tôi vẫn được đi phụ giúp bố mẹ làm rẫy tại đó, đất của gia đnh tôi
ngày trước giáp đất của ông Linh Trần K1 là bố của ông Linh Trần T3 và đất của
bà Phạm Thị Đ3, mẹ của ông Nguyễn Chí T5. Đến năm 2004 khi nhà nước mở
đường quốc lộ 34, gia đnh tôi được đền bù, em tôi là Hứa A Văn đại diện gia đnh
để nhận tiền đền b. Sau khi anh em trong gia đnh đã ổn định cuộc sống thì mảnh
đất đó giao cho em trai là Hứa Tuấn M quản lý, sử dụng, cả phần ta luy dương và
ta luy âm. Năm 2007 em tôi là Hứa Tuấn M có chia cho cháu là Hứa Thị H4 (con
của Hứa Văn K) một mảnh đất tại phần ta luy dương, và chia cho con gái tôi là
Hứa Xuân T2 một mảnh đất tại phần ta luy âm.
* Người có nghĩa vụ liên quan Khấu Văn Đ trình bày: Ngày 19/7/2019 tại
nhà bà Nguyễn Thị K3 ông được giao tiền cho bà Nguyễn Thị K3 (đã chết) và bà
La Thị T1 mỗi người là 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng). Có ông Nông Văn
H7 - Công an viên đi theo làm chứng và tiến hành lập giấy do khoảng năm 2013,
năm 2014 ông có dựng sàn để củi tại phần đất đối diện nhà ở ông hiện nay là phía
ta luy âm. Vào khoảng năm 2014 ông dựng cột trụ sắt làm nhà ông là quán phở
hiện nay. Sau đó bà T1 và bà K3 (vợ ông Lê Thanh Á) có đề nghị lãnh đạo khu
gọi gia đnh ông đến làm việc vì cho rằng ông dựng quán phở lên đất của bà T1
và bà K3. Thời điểm đó ông đồng ý trả cho bà T1 và bà K3 mỗi người 10.000.000đ
(Mười triệu đồng), tuy nhiên ông chưa thanh toán. Đến năm 2019 bà T1 và bà K3
yêu cầu khu gọi gia đnh ông đến làm việc v ông chưa thanh toán tiền cho mỗi
nhà nên bà T1 và bà K3 yêu cầu gia đnh ông phải thanh toán thêm 10.000.000đ
(Mười triệu đồng). Khi trả tiền có ông H7 đi cng ông để làm chứng và viết giấy
về việc giao nhận tiền. Khi ông làm chỗ để củi và quán phở chỉ có bà T1 và bà K3
đến nhắc nhở, ngoài ra không có ai. Khoảng cuối năm 2011 đầu năm 2012 gia
đnh ông đến sinh sống tại đây. Còn thời điểm đó gia đnh ông M và bà L chưa
11
san đất nền, ông M và bà L xây nhà vào thời gian nào ông không nhớ rõ. Từ khi
ông đến làm quán phở chỉ có bụi tre. Sau đó bà T1 mới đến trồng chuối, vì thời
gian đã lâu nên ông không nhớ rõ là vào thời gian nào. Ông cam đoan lời khai là
đúng sự thật.
* Những người làm chứng trình bày:
1. Tại biên bản lấy lời khai của người làm chứng ông L7 Trần Tiến trình bày: Ông
có xác nhận bút tích cho ông Hứa Tuấn M theo như tài liệu ông M cung cấp,
nhưng ông chỉ xác nhận từ năm 1979 trở về trước do gia đnh bố mẹ ông có làm
vườn mía liền kề gia đnh ông M. Sau năm 1979 đến nay th gia đnh ông đã không
canh tác tại thửa đất này nữa. Hiện tại ông cũng không biết rõ ranh giới phần đất
liền kề từ chỗ nào, vị trí hiện nay cũng không xác định được, chỉ nhớ trước đây là
một dải liền kề nhau. Ông chỉ xác nhận cho ông M từ năm 1979 trở về trước còn
về sau đến hiện nay thì ông không biết, không xác nhận.
2. Tại biên bản lấy lời khai người làm chứng ông Nguyễn Chí T5 trình bày: Ngày
xưa các cụ đi làm vườn tại tổ dân phố E hiện nay canh tác hoa màu, phía đối diện
mảnh vườn trên là mảnh vườn dưới là do bố mẹ ông Hứa Tuấn M thường xuyên
sử dụng để xe trâu, củi và mía giáp liền kề với mảnh vườn của gia đnh ông. Phía
ta luy âm đối diện nhà ông M là của bố mẹ ông M để lại cho ông M. Bố mẹ ông
và bố mẹ ông M đi làm vườn cùng nhau ở khu vực đó và có chỉ cho biết phía bên
trên đường là của ai th phía dưới đường tương ứng là của gia đnh đó quản lý.
Các phía tiếp giáp của đất đang tranh chấp như sau: Một phía tiếp giáp đất của
cháu ông M là Hứa Thị T10, một phía giáp đường Q, một phía giáp bờ sông, một
phía giáp đất của ai ông không rõ. Ông khẳng định đất đang tranh chấp là của ông
M do bố mẹ ông M quản lý và sử dụng từ ngày xưa.
3. Tại biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa người làm chứng bà Nguyễn Thị N3
trình bày: Bà có xác nhận bút tích cho ông M theo như tài liệu ông M cung cấp
cho Tòa án. Bà xác nhận bà đến sinh sống ở thị trấn B từ năm 1971, bà không sinh
sống gần đất của bà M1 tuy nhiên gia đnh bà có một ngôi mộ ở gần đất của bà
M1 tại tổ dân phố A (hiện nay là tổ dân phố F). Năm nào nhà bà cũng đi thanh
minh ngôi mộ này. Trước đây đất của bà M1 trồng mía gồm hai phần, phần trên
đường và phần dưới đường, phần trên đường như thế nào thì dóng xuống phần
dưới đường như vậy. Phần đất đang tranh chấp giữa ông M và bà T1 là phần dưới
đường. Từ xưa đến nay theo luật bất thành văn của người dân sống lâu đời tại thị
trấn B thì phần đất của ai bên trên đường thì phần dưới đường là của người đấy,
chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn B ông Nguyễn Đức H6 cũng thừa nhân
như vậy. Bà khẳng định phần đất đang tranh chấp là đất của ông M.
4. Tại đơn trnh bày người làm chứng ông Nông Văn L6 trnh bày: Năm 1986 tôi
đi làm rẫy tại tổ dân phố H, nay là tổ dân phố E, thị trấn B, mảnh đất tôi giáp với
đất của bà Nguyễn Thị M2, Phạm Thị Đ2, Hứa Ngọc T9, Linh Trần K1, Nông
12
Văn Y và Trần Dũng T11, đất tôi làm là ta luy dương. Đến những năm 1988, 1989
tôi thấy bà T1 và chồng là ông N1 trồng chuối và trồng dây lang ở phần ta luy âm.
5. Tại biên bản lấy lời khai người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Hứa Xuân
T2 trnh bày: Đất đang tranh chấp có một phía tiếp giáp đất của bà, là phần đất
bên ta luy âm, một mặt giáp đường quốc lộ 34, một phía giáp sông G. Từ năm
2007 bà sinh sống tại đây th thấy bà T1 canh tác trên đất này.
6. Tại biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa người làm chứng ông Lê Thanh
Á trình bày: Ông không biết sự việc đang tranh chấp đất giữa ông M và bà T1.
Đất bà T1 đang canh tác có một phần tiếp giáp đất của ông gần quán phở Nghĩa
Đ1. Quán phở Nghĩa Đồng này có một phần đất là vợ chồng ông chuyển nhượng
cho vợ chồng N, v đất chưa có ba đỏ nên vợ ông là bà Nguyễn Thị K3 (hiện nay
đã chết) nhận tiền bồi thường đối với hòa màu trồng trên đất với Khấu Vắn Đ4.
Theo ông được biết phần đất còn lại do bà T1 chuyển nhượng lại cho vợ chồng
Khấu Văn Đ và Hoàng Thị N2. Khi Ủy ban nhân dân thị trấn B giải quyết thì ông
mới biết sự việc tranh chấp giữa ông M và bà T1.
7. Tại biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa người làm chứng bà Đàm Thị T6 trình
bày: Bà sinh sống tại tổ dân phố H (hiện nay là tổ dân phố E), thị trấn B từ năm
1983 đến nay. Từ khi bà về sinh sống tại đây chỉ thấy ông N1 (chồng của bà T1)
đi trồng tre, chuối trên đất đang tranh chấp. Sau đó bà T1 cũng trồng dây lang và
chuối trên đất này. Đất dốc, ít đất nên chỗ nào có đất mới trồng được. Từ năm
1983 đến nay chỉ có bà T1 canh tác, không có ai tranh chấp, gần đây bà mới nghe
tranh chấp với ông M.
8. Tại biên bản lấy lời khai người làm chứng bà Dương Thị L5 trình bày:
Từ năm 1984 bà là giáo viên của Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện B, tỉnh
Cao Bằng. Bà lập nghiệp và sinh sống tại đây đến thời điểm hiện nay. Khi bà đến
công tác th đất là đất vực, ta luy âm ven sông rậm rạp, dây leo chằng chịt. Thời
điểm đó đường cấp phối hẹp, bên ta luy âm vẫn có lề đường khoảng 02m (Hai
mét) và hiện nay là cống nước gần lề đường. Sau đó thấy bà T1 khai hoang canh
tác liên tục đến nay, còn canh tác từ thời gian nào bà cũng không nhớ. Khi vợ
chồng Nghĩa Đ1 làm phở, đã chấp nhận bồi thường một khoản tiền cho bà T1
nhưng bà không biết bồi thường cụ thể bao nhiêu tiền. Thời điểm bà T1 canh tác
thì ông M chưa về sống tại tổ dân phố F (trước đây là tổ dân phố A), thị trấn B.
Khoảng năm 1988, 1989 có em trai bà T1 là La Hồng Q và chồng bà thắng là ông
Nguyễn N4 khai phá từ phần ta luy âm gần cầu hướng lên thị trấn. Sau đó bà T1
mới đi khai hoang mở rộng lên trồng cây hoa màu. Những năm đó khu vực đấy
chưa có nhà nào cả, từ xưa đến nay chỉ có bà T1 canh tác trên đất tranh chấp này.
9. Tại biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa người làm chứng ông Lương
Sao H5 trình bày: Ông có biết ông M và bà T1, biết cả bố mẹ của ông M. Từ năm
1981 ông về sinh sống tại tổ dân phố E (trước đây là tổ dân phố H), thị trấn B,
13
huyện B đến nay. Năm 1966 ông đến Bảo Lạc công tác tại Phòng Nông nghiệp
huyện B, đến năm 1993 ông về nghỉ hưu. Đất đang tranh chấp trước đây bỏ hoang,
là vực thẳm. Sau đó ông N4 (chồng bà T1) và ông Q (em trai bà T1) đi khai hoang
trồng tre. Vào khoảng những năm 1989, 1990 ông còn được nói "đất dốc như thế
mày trồng làm gì" và cháu Q, cháu N4 có nói "trồng được cái gì cứ trồng". Hiện
nay đất đang tranh chấp có mấy bụi chuối và bụi tre là do bà T1 trồng.
10. Tại biên bản lấy lời khai người làm chứng bà Hứa Thị T7 trình bày: Bà
sinh sống tại tổ dân phố E (trước đây là tổ dân phố H), thị trấn B, huyện B từ năm
1978 đến nay. Về nguồn gốc đất đang tranh chấp do trước đây chồng bà T1 có
trồng tre ở đó và không có tranh chấp, đất dốc chỉ trồng dây lang men theo lề
đường. Sau năm 2002 nhà nước mở rộng đường, gạt đất xuống phần ta luy âm
mới có t đất nhưng đất vẫn còn dốc. Chuối và tre trên đất là do bà T1 trồng.
Trước khi ông M xuống đây sinh sống thì không có ai tranh chấp với bà T1. Bà
sống ở đây đây hơn bốn chục năm cũng không thấy ông M xuống phát cỏ. Bà
khẳng định chỗ đất này là đất bà T1 đã canh tác lâu năm.
11. Tại biên bản lấy lời khai người làm chứng ông Trần Việt D1 trình bày: Ông
là người quen của bà La Thị T1 và ông Hứa Tuấn M. Bút tích trong giấy xác nhận
ngày 30/9/2019 với tư cách là người làm chứng cho ông Hứa Tuấn M không phải
là chữ viết của ông, ông M đem đến cho ông ký xác nhận, ông M có thông qua
nội dung cho ông, ông thấy nội dung không ảnh hưởng đến ai nên ông ký tên, thời
điểm ông ký vào giấy xác nhận là khoảng tháng 5, tháng 6 năm 2021. Năm 2019
ông M có mang giấy đến cho ông ký làm chứng v ông cũng có đất ở gần khu đất
ông M, nhưng đất của ông không liền kề đất ông M mà cách một khoảng 50 mét
đên 100 mét. Sự việc tranh chấp giữa ông Hứa Tuấn M và bà La Thị T1 ông không
biết.
12. Trong biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa người làm chứng bà Hoàng Thị
L4 trình bày: Bà biết sự việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Hứa Tuấn M
và bà La Thị T1 từ khi Tòa án triệu tập bà đến làm chứng tham gia phiên tòa. Phần
tranh chấp đất là phần ta luy âm dưới đất rẫy nhà bà, chỉ cách một con đường quốc
lộ từ thành phố đi thị trấn P, huyện B. Vị trí tiếp giáp: phía trước tiếp giáp đường
quốc lộ từ thành phố đi thị trấn P, huyện B; phía bên phải tiếp giáp đất nhà L; phía
bên trái giáp đất nhà Lữ Thị T12. Trong giấy xác nhận nhân chứng bà trình bày:
Cha mẹ bà có để lại cho bà mảnh vườn ở trên mảnh vườn của bà Cung Thi M3,
nay do Hứa Tuấn M quản lý nên bà biết rõ mảnh đất này. Mảnh vườn đấy là do
bà Lục Thị P3 (mẹ đẻ của bà) bán cho là mẹ chồng của bà Cung Thị M1 (bà không
nhớ tên). Sau đó bà Cung Thị M1 chết để lại cho Hứa Tuấn M quản lý, sử dụng.
Mảnh vườn này mẹ bà để lại có ta luy dương dài bao nhiêu th có quyền quản lý
phần ta luy âm dài bấy nhiêu. Phần trên như thế nào thì phần dưới dọc theo như
thế. Mảnh vườn có con đường quốc lộ đi thành phố C đến thị trấn P, huyện B
14
xuyên qua giữa. Bà khẳng định phần đất tranh chấp giữa ông M và bà T1 thuộc
sở hữu của ông M. Bà cam đoan lời khai của bà là đúng sự thật.
13. Trong biên bản lấy lời khai người làm chứng ông Tô Quang T4 trình bày: Vào
năm 2019 ông Hứa Tuấn M đến nhờ ông ký xác nhận là người làm chứng. Thời
điểm đó ông chỉ ký và ghi họ tên ngoài ra không viết gì thêm. Khoảng một hoặc
hai tháng gần đây ông M có đến nhờ ông viết giấy xác nhận nhưng trong bản giấy
xác nhận ông ghi ngày 30/9/2019 v trước đây ông có được k vào năm 2019 như
ông trình bày. Còn giấy xác nhận bản viết tay bút tích của ông thì ông M mới nhờ
ông viết vào khoảng tháng 5, tháng 6 năm 2021. Nội dung ông xác nhận là trước
năm 1979 ông Hứa Ngọc T9 có đất tại khu vực này, còn sau năm 1979 do đi sơ
tán. Khoảng năm tám mấy mới quay về đến nay không biết khu đất của ông Hứa
Ngọc T9 là do ai quản lý. Trong giấy xác nhận ông ghi "Nay thuộc về ông Hứa
Tuấn M quản lý, sử dụng" do thời điểm viết thì ông M có bảo ông ghi như thế vì
trước năm 1979 ông Hứa Ngọc T9 (bố của ông M) có đất tại khu này. Ông cam
đoan lời khai là đúng sự thật và ông chỉ xác nhận là trước năm 1979 là có đất của
ông Hứa Ngọc T9 tại khu đất này còn sau năm 1979 là đất của ai ông không biết.
* Trong thời gian chun bị xét xử Toà án đã tiến hành xem xét thm định tại chỗ
đối với diện tích đất tranh chấp, kết quả như sau, diện tích đất mà các đương sự
đang tranh chấp nằm tại thửa đất số 45 tờ bản đồ số 14 bản đồ địa chính thị trấn
B, Cao Bằng, đất chưa được cấp cho ai. Hiện trạng thửa đất không thay đổi, trên
diện tích đất tranh chấp có 06 bụi chuối và 01 khóm tre.
Thửa đất có các cạnh tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp Sông Gâm;
- Phía Tây giáp đường Quốc lộ 34;
- Phía Nam giáp đất của ông Khấu Văn Đ;
- Phía Bắc giáp đất Hứa Xuân Thủy;
Theo kết quả đo v của Văn phòng đăng k đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh C thì diện tích đất mà các đương sự đang tranh chấp là 223,4m
2
(Hai trăm hai mươi ba phẩy bốn mét vuông) việc đo đạc được thực hiện bằng máy
RTK (GPS).
Tại bản án dân sự sơ thm số 01/2023/DS-ST ngày 14/9/2023 của Tòa án
nhân dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã căn cứ vào khoản 9 Điều 26; điểm a
khoản 1 Điều 35; điểm a, c khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 92, Điều 273 của Bộ
luật Tố tụng dân sự. Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015. Áp dụng Điều 688 Bộ
luật dân sự năm 2005; Điều 100, Điều 203 Luật Đất đai; Căn cứ Điều 18, Điều
91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều thi hành của Luật đất đai; Căn cứ vào khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố
tụng dân sự, khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
15
30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm,
thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Hứa Tuấn
M.
2. Thửa đất số 45 tờ bản đồ số 14, bản đồ địa chính thị trấn B, diện tích 223,4m
2
(Hai trăm hai mươi ba phẩy bốn mét vuông). Địa chỉ tổ dân phố F, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của nguyên đơn Hứa
Tuấn M.
Thửa đất có các cạnh tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp Sông Gâm;
- Phía Tây giáp đường Quốc lộ 34;
- Phía Nam giáp đất của ông Khấu Văn Đ;
- Phía Bắc giáp đất Hứa Xuân Thủy;
Nguyên đơn Hứa Tuấn M có quyền liên hệ đến các cơ quan chuyên môn, để
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bị đơn La Thị T1 phải di chuyển toàn bộ các vật liệu cột bê tông và lưới
B40 ra khỏi thửa đất và không được có hành vi cản trở ông Hứa Tuấn M thực hiện
quyền và nghĩa vụ đối với thửa đất trên.
Ngoài ra bản án còn tuyên về phần chi phí xem xét thm định tại chỗ, án phí
và quyền kháng cáo của các đương sự.
Sau khi xét xử sơ thm, ngày 28/9/2023, bị đơn La Thị T1 có đơn kháng cáo
không nhất trí đối với bản án dân sự sơ thm số 01/2023/DS-ST ngày 14/9/2023
của Tòa án nhân dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Bị đơn La Thị T1 và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bà Hoàng Thị
L1, bà Hà Thị B giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, giữ nguyên kiến đã trnh bày
tại phiên tòa sơ thm và trnh bày nguyên đơn cho rằng nguồn gốc đất là của bố
mẹ để lại, ông và gia đnh đã quản lý sử dụng là không đúng, đất không có giấy
tờ, không phải đất thổ cư, vị trí đất tranh chấp này dốc không thể canh tác được.
Bên bà T1 có nhiều người biết quá trình quản lý sử dụng từ năm 1989 đến giờ
không có ai tranh chấp, thửa đất này không có ai được đền bù, bà T1 đã có tên
trên bản đồ, UBND thị trấn xóa tên đi là không ph hợp. Những người làm chứng
cho bà T1 rất nhiều người là giáo viên, đất nhà ông M chỉ ở bên trên, không phải
chỗ này, biên bản đền b là ta luy dương, mà không phải là đối diện chỗ đất đang
trang chấp, những người làm chứng cho rằng bà T1 quản lý, sử dụng là phù hợp
với Điều 21 Nghị định 43. Do vậy, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thm chấp nhận
cho bà La Thị T1 được quản l, sử dụng phần đất tranh chấp.
16
Nguyên đơn Hứa Tuấn M và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, là
ông Nguyễn Mạnh T không nhất trí yêu cầu kháng cáo của bà La Thị T1, giữ
nguyên kiến như đã trnh bày tại phiên tòa sơ thm, việc kháng cáo của bà T1
không có tài liệu, chứng cứ gì mới. Đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thm.
Người đại diện theo ủy quyền của Hứa Anh V, Hứa Xuân N, Trần Thị L,
Trương Thị D, Hứa Thị h, Hứa Văn H - Luật sư Phạm Quang H1 nhất trí với
kiến của ông Hứa Tuấn M và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên
đơn, đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thm.
Đại diện viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng phát biểu quan điểm: Việc tuân
theo pháp luật tố tụng của Thm phán, Hội đồng xét xử, thư k phiên tòa, người
tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo đúng quy định của
pháp luật. Về đường lối giải quyết: Kháng cáo của bà La Thị T1 không có căn cứ,
đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, giữ
nguyên bản án sơ thm của Tòa án nhân dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ và thẩm tra chứng cứ tại phiên tòa, nghe lời trình bày
của các đương sự, ý kiến phát biểu của kiểm sát viên và căn cứ vào kết quả tranh
luận tại phiên tòa.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Tòa án cấp sơ thm thực hiện và tuân thủ đúng quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự trong việc thụ l, xác định thm quyền, quan hệ pháp luật tranh chấp, thu
thập và giao nộp chứng cứ, thm định, và hòa giải, trình tự và thủ tục phiên tòa sơ
thm...Đơn kháng cáo của bị đơn nộp trong thời hạn luật định, nộp tiền tạm ứng
án phí phúc thm nên được xem xét theo trình tự phúc thm.
[2] Xét nội dung đơn kháng cáo và các căn cứ kháng cáo của bị đơn La
Thị T1.
Nội dung kháng cáo: Bà La Thị T1 cho rằng có nhiều người làm chứng Bà
Hứa Thị T7, Dương Thị L5, ông Lương Sao H5, Lê Thanh Á, bà Đàm Thị T6 bà
Hứa Xuân T2, ông Nông Văn L6, Khấu Văn Đồng đều xác nhận cho quá trnh
quản l sử dụng của gia đnh bà trên đất tranh chấp và xác nhận ông M không
canh tác trên đất tranh chấp ngày nào. Mặt khác năm 2015 gia đnh bà đã kê khai
xin cấp CNQSDĐ trên đất tranh chấp và đã được ghi tên trên bản đồ giải thửa
năm 2015 là thửa đất số 45 tờ bản đồ số 14, diện tích 223,4m², Do vậy, đề nghị
HĐXX xem xét lại bản án sơ thm, yêu cầu được quản l, sử dụng phần đất tranh
chấp.
Quá trình nghiên cứu xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, cũng như
qua phần trình bày và tranh luận của các bên đương sự tại phiên tòa. HĐXX phúc
thm thấy rằng:
Thứ nhất, nguồn gốc đất thuộc về bố mẹ ông Hứa Tuấn M. Tại lời khai của
17
những người làm chứng Nông Xuân P2, Nguyễn Chí T5, Linh T, Nguyễn Thị N3,
Hoàng Thị L4, Tô Quang T4 là những người sống gần khu vực đất tranh chấp đều
thừa nhận, diện tích đất này ngày trước do ông Hứa Ngọc T9 và bà Cung Thị M1
là bố mẹ đẻ của ông Hứa Tuấn M canh tác và sử dụng từ những năm 1960, 1961
và đều thừa nhận phần taluy dương là của gia đnh ông M canh tác trồng mía,
phần taluy âm để tập kết mía tại phần lề đường. Ngoài ra, năm 2004 khi Nhà nước
tiến hành mở rộng đường Q, ông Hứa Anh V là anh trai của ông M cũng được
nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng thay cho gia đnh, theo Quyết định số:
1120/QĐ-UB, ngày 27/5/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh C về việc “Phê duyệt giá
trị đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng công trình: Nâng cấp, cải tạo đường Q,
đoạn Km116+659,29- Km128+364,85 huyện B, tỉnh Cao Bằng, thửa đất được bồi
thường là đối diện phần đất ta ly âm nay đang tranh chấp. Theo công văn số
550/SGTVT-KHKT&QLGT ngày 11/3/2024 của Sở Giao thông vận tải tỉnh C về
việc cung cấp tài liệu chứng cứ, tại biên bản xác định khối lượng tài sản cần đền
bù ngày 21/4/2003 ông Hứa Anh V là đại diện cho chủ hộ gia đnh xác nhận tài
sản đền b và đã được chính quyền địa phương xác nhận. Theo nội dung biên bản,
ông Hứa Anh V xác nhận khối tài sản đền b đất vườn trồng cây ăn quả có diện
tích 7x32= 224m2 đất hạng 4( vị trí 4). Trong dự tóan đền bù ông V đã k xác
nhận dự toán đền bù với số tiền là 3.292.800đ (tại số T, trang 22). Trong Biên bản
trả tiền đền bù: Ông V đại diện gia đnh đã k nhận số tiền là 3.292.800đ với chính
quyền địa phương và Ban QLDA đầu tư xây dựng. Đây là một trong những căn
cứ để xác định nguồn gốc đất tranh chấp và có căn cứ xác định rằng diện tích đất
ta luy dương hiện nay nguyên đơn đang quản lý sử dụng và phần đất ta luy âm
hiện nay đang tranh chấp ngày trước là cùng một dải đất, khi Nhà nước làm đường
đã xẻ ngang qua tạo thành phần đất ta luy âm và đất ta luy dương.
Thứ hai: Bà T1 cho rằng năm 2015 gia đnh bà đã kê khai xin cấp CNQSDĐ
trên đất tranh chấp và đã được ghi tên trên bản đồ giải thửa năm 2015 là thửa đất
số 45 tờ bản đồ số 14, diện tích 223,4m². Tuy nhiên, Tại biên bản xác minh ngày
29 tháng 01 năm 2019 đối với bà Mông Thành T13, Công chức Địa chính thị trấn
B, huyện B tỉnh Cao Bằng. Đối với thửa đất đang tranh chấp, tại sổ địa chính từ
năm 2001-2007 thì thửa đất số 45, từ bản đồ số 14 cả ông M Bà T1 chưa ai đứng
tên kê khai và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, Đến năm 2013 khi tiến hành đo
đạc lại thì thửa đất số 45, tờ bản đố số 14 là UBND thị trấn B quản l đứng tên sổ
mục kê.
Nội dung Biên bản hòa giải UBND thị trấn ngày 16/10/2019 ghi đề nghị
cán bộ chuyên muôn quản l đất đai của UBND thị trấn báo cáo Văn phòng xóa
tên bà La Thị T1 trên thửa đất tranh chấp là do khi tiến hành hòa giải tranh chấp,
kiểm tra sổ mục kê thì bà La Thị T1 chưa đứng tên đối với thửa đất này. Khi bà
18
T1 yêu cầu cấp trích lục th văn phòng Đăng k đất đai chỉ ghi tên bà T1 lên trên
bản đồ.
Tại biên bản xác minh ngày 29/01/2024 ông Nông Hữu P4 phó Giám đốc
văn phòng Đ5 chi nhánh huyện B, tỉnh Cao Bằng cho biết: Thời điểm năm 2019,
Văn phòng đăng k đất đai cng UBND thị trấn B tiến hành đo đạc xác minh thực
địa thửa đất của ông Lê Thanh Á, theo trình tự lần đầu phải lấy ý kiến khu dân cư
và ký tiếp giáp danh các hộ đất liền kề, thì thửa đất đang trang chấp số 45, tờ bản
đồ số 14 được đo đạc năm 2013 không đứng tên ai trên thửa đất đó, trên bản đồ
cũng như sổ mục kê, sổ địa chính. Đoàn văn phòng đăng k đất đai hỏi ông Á và
các bên thì cho rằng đó là đất của bà La Thị T1, nên đoàn ghi tên bà T1 lên thửa
đất cho dễ nhớ. Còn trên thực tế trên sổ mục kê và sổ địa chính từ năm 2001,
2007, 2013 bà T1 chưa đứng tên đối với thửa đất đó.
Thứ 3: Những người làm chứng Bà Hứa Thị T7, Dương Thị L5, ông Lương
Sao H5, Lê Thanh Á, bà Đàm Thị T6 bà Hứa Xuân T2, ông Nông Văn L6, Khấu
Văn Đồng đều xác bà T1 quản lý sử dụng từ năm 1989 là ph hợp với lời khai
của Bà T1, Ông Lương Văn B1 Chủ tịch UBND thị trấn cũng xác nhận bà T1
quản lý, sử dụng từ những năm 1990. Tuy nhiên, bị đơn không có quá trnh quản
l sử dụng trên đất tranh chấp đủ 30 năm. Tại bản tự khai, bị đơn cho rằng quản
l, sử dụng trên đất tranh chấp từ năm 1989, không đưa ra được mốc thời gian cụ
thể là canh tác, sử dụng từ ngày, tháng nào, chỉ nhớ là năm 1989. Vụ án này đã
được xét xử nhiều lần, tại Bản tự khai, Đơn trnh bày, Biên bản lấy lời khai, Biên
bản hòa giải và các phiên tòa lần trước bà T1 đều xác nhận, quản lý sử dụng thửa
đất tranh chấp này từ năm 1989, nay mới nói lại quản lý sử dụng từ năm 1988 là
không có căn cứ chấp nhận. Tính đến thời điểm nguyên đơn khiếu nại tranh chấp
đất đai (ngày 28/9/2019) th thời hạn sử dụng đất của bị đơn chưa đủ 30 năm, theo
Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015 “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10
năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài
sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác”. Và ngoài lời khai ra, bị đơn không có tài liệu hay
chứng cứ gì chứng minh và thể hiện việc năm 1989 bị đơn có canh tác g trên thửa
đất tranh chấp này. Những người làm chứng do phía bị đơn cung cấp cũng đều
cho rằng, thấy bị đơn và chồng có trồng chuối, dây lang từ những năm 1989, có
người thì cho rằng từ những năm 1990, do đó không có căn cứ khẳng định bị đơn
La Thị T1 đã canh tác đủ tròn 30 năm để xác định chủ sở hữu theo quy định pháp
luật.
Từ những phân tích trên HĐXX phúc thm xét thấy Tòa án sơ thm chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hứa Tuấn M, buộc bà La Thị T1 phải trả lại phần
đất tranh chấp là có căn cứ. Sau khi xét xử sơ thm, bà T1 kháng cáo nhưng không
19
có tài liệu bổ sung bảo vệ cho yêu cầu kháng cáo của mnh, do vậy cần giữ nguyên
bản án sơ thm.
Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là có
căn cứ, cần được chấp nhận.
Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn là không có
căn cứ, không được chấp nhận
Ý kiến của vị đại diện viện kiểm sát phù hợp với nhận định của HĐXX nên
cần được chấp nhận.
[3] Về án phí: Căn cứ điểm đ Điều 12 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy
định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa
án. Bị đơn là người cao tuổi thuộc trường hợp miễn án phí, có đơn xin miễn án
phí. Do đó bị đơn được miễn án phí dân sự sơ thm, dân sự phúc thm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308; Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án
phí và lệ phí Tòa án;
Chấp nhận 1 phần đơn kháng cáo của bà La Thị T1. Sửa một phần bản án
dân sự sơ thm số 01/2023/DS-ST ngày 14/9/2023 của Tòa án nhân dân huyện
Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng về phần án phí.
Tuyên xử
1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Hứa Tuấn M.
Thửa đất số 45 tờ bản đồ số 14, bản đồ địa chính thị trấn B, diện tích 223,4m
2
(Hai trăm hai mươi ba phẩy bốn mét vuông); Địa chỉ tổ dân phố F, thị trấn B,
huyện B, tỉnh Cao Bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của nguyên đơn Hứa Tuấn
M.
Thửa đất có các cạnh tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp Sông Gâm;
- Phía Tây giáp đường Quốc lộ 34;
- Phía Nam giáp đất của ông Khấu Văn Đ;
- Phía Bắc giáp đất Hứa Xuân Thủy;
Nguyên đơn Hứa Tuấn M có quyền liên hệ đến các cơ quan chuyên môn, để được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bị đơn La Thị T1 phải di chuyển toàn bộ các vật liệu cột bê tông và lưới
B40 ra khỏi thửa đất và không được có hành vi cản trở ông Hứa Tuấn M thực hiện
quyền và nghĩa vụ đối với thửa đất trên.
20
2. Về chi phí đo đạc và xem xét thm định tại chỗ: Bị đơn La Thị T1 có nghĩa vụ
thanh toán cho nguyên đơn Hứa Tuấn M số tiền 8.380.688đ (Tám triệu ba trăm
tám mươi nghìn sáu trăm tám mươi tám đồng) sau khi bản án có hiệu lực pháp
luật.
3. Về án phí: Bà La Thị T1 được miễn án phí dân sự sơ thm, dân sự phúc
thm. Bà T1 được hoàn trả lại tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thm là 300.000đ
đã nộp tại biên lai số 0001304 ngày 02/10/2023 tại Chi cục Thi hành án dân sự
huyện Bảo Lạc, Cao Bằng.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật và có đơn yêu cầu của người được thi
hành án nếu bị đơn chưa thanh toán khoản tiền trên thì hàng tháng phải chịu tiền
lãi của số tiền chưa thanh toán theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468
Bộ luật Dân sự, tương ứng với số tiền và thời gian chậm thanh toán.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật
Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án
dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi
hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật
Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều
30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
Nơi nhận:
- VKSND tỉnh;
- CCTHADS huyện Bảo Lạc;
- TAND huyện Bảo Lạc;
- Các bên đương sự;
- Lưu hồ sơ vụ án;
- Lưu Toà DS.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Dương Văn Sơn
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 28/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 28/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 26/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 25/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 20/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 19/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 12/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 11/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 11/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 11/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 11/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 10/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 10/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Bản án số 152/2025/DS-PT ngày 10/03/2025 của TAND cấp cao tại TP.HCM về tranh chấp quyền sử dụng đất
Ban hành: 10/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 09/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 07/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 06/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 06/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 06/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
20
Ban hành: 06/03/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm