Bản án số 120/2019/HS-PT ngày 22/10/2019 của TAND tỉnh Tiền Giang về tội chiếm giữ trái phép tài sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng tội danh
- Tải về
-
Bản án số 120/2019/HS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Thuộc tính Bản án 120/2019/HS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 120/2019/HS-PT ngày 22/10/2019 của TAND tỉnh Tiền Giang về tội chiếm giữ trái phép tài sản |
---|---|
Tội danh: | 141.Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999) |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Tiền Giang |
Số hiệu: | 120/2019/HS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 22/10/2019 |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ án: |
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
BẢN ÁN 120/2019/HS-PT NGÀY 22/10/2019 VỀ TỘI CHIẾM GIỮ TRÁI PHÉP TÀI SẢN
Ngày 22 tháng 10 năm 2019 tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số 94/2019/TLPT-HS ngày 24 tháng 9 năm 2019 đối với bị cáo Lê Thị C do có kháng cáo của bị hại Bế Thị Ánh T đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HS-ST ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Tiền Giang.
- Bị cáo: Lê Thị C, sinh ngày 01/01/1966 tại Tiền Giang. Nơi cư trú: ấp 9A, xã M, huyện L, tỉnh Tiền Giang; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: kinh; Tôn giáo: không; Nghề nghiệp: Buôn bán; trình độ học vấn: lớp 5/12; Con ông Lê Văn T, sinh năm 1929 và bà Trần Thị T1, sinh năm 1934; Chồng: Nguyễn Văn N, sinh năm 1955; Bị cáo có 03 người con, lớn nhất sinh năm 1984, nhỏ nhất sinh năm 1994; Tiền án, tiền sự: không. Bị cáo tại ngoại, có mặt tại tòa.
- Bị hại có kháng cáo: Bế Thị Ánh T, sinh năm 1973.
Nơi cư trú: ấp Q, xã T3, thị xã L, tỉnh Tiền Giang.
Đại diên ủy quyền: Ông Nguyễn Quốc G, sinh năm 1985
Nơi cư trú: ấp T, xã T3, thị xã L, tỉnh Tiền Giang.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Luật sư Võ Thanh Vinh- Chi nhánh công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai Nguyên và cộng sự - Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang Ngoài ra bản án có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Nguyễn Thị Đ, Đỗ Thị N2, Nguyễn Thị N3, Nguyễn Thị Thanh T3, Lê Thanh T4 không kháng cáo, bản án không bị kháng nghị.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Cuối năm 2015, Lê Thị C kết thúc việc mua bán gạo, tấm với chị Bế Thị Ánh T, chị T còn nợ bị cáo C số tiền 216.000.000 đồng (hai trăm mười sáu triệu đồng). Ngoài ra, chị T còn nợ tiền của chị Đỗ Thị N2 (T), Nguyễn Thị N3, Nguyễn Thị Thanh T3, cùng ngụ ấp 6, xã Phú An, huyện L, đến nay chị T chưa trả số tiền này.
Ngày 02/5/2018, chị T sử dụng xe ô tô biển số 63C-091.56 do anh Lê Thanh T4 (chồng của T) đứng tên giấy chứng nhận đăng ký xe, chở thuê 212 bao tấm, loại 50kg/01 bao cho chị Nguyễn Thị Đ từ nhà máy xay xát H2, ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đến thành phố Hồ Chí Minh để bán, xe ô tô 63C-091.56 do anh Trần Văn D sinh năm 1967 ngụ ấp Q, xã N1, Thị xã L, tỉnh Tiền Giang là tài xế trực tiếp điều khiển.
Khoảng 11 giờ ngày 04/5/2018, khi anh D điều khiển xe ô tô 63C-091.56 chở 212 bao tấm của chị Đ đến đoạn đường thuộc ấp 6, xã Phú An, huyện L, tỉnh Tiền Giang, do có vụ va chạm giao thông ở phía trước nên anh D cho xe ô tô chạy chậm lại, thì có 02 thanh niên (chưa rõ họ tên và địa chỉ) chặn trước đầu xe ô tô gây sự yêu cầu anh D điện thoại kêu chị T đến để giải quyết tiền nợ, không cho anh D điều khiển xe chạy đi, làm ùn tắt giao thông trên Quốc lộ phía trước cây xăng Huệ Huệ.
Lúc này, Cảnh sát tuần tra giao thông đến yêu cầu anh D chạy xe vào khu vực của cây xăng Huệ Huệ để đảm bảo an toàn giao thông, chờ Công an đến giải quyết. Anh D điều khiển xe vào đậu phía trước khuôn viên cây xăng và xuống xe điện thoại kêu chị T đến để giải quyết.
Khoảng 05 phút sau, Cảnh sát tuần tra giao thông giải quyết xong vụ ùn tắt giao thông và rời hiện trường để tiếp tục làm nhiệm vụ, bị cáo C cùng với Đỗ Thị N2, Nguyễn Thị N3, Nguyễn Thị Thanh T3, Thủy và Nan (chưa xác định được họ và địa chỉ) yêu cầu anh D điện thoại cho Chị T đến để giải quyết tiền nợ chị T nợ chưa trả. Khi thấy một số thanh niên (chưa xác định được họ, tên và địa chỉ) có hình xâm trên người đứng gần thì bị cáo C có hành vi la lớn tiếng và nói sẽ quyết tâm giữ xe ô tô của chị T, đến khi nào chị T đem tiền đến trả cho bị cáo, bị cáo mới cho chị T lấy xe về. Bị cáo C lợi dụng sự có mặt của những thanh niên này để gây áp lực về tinh thần không cho anh D lên xe chạy đi. Anh D bị 01 thanh niên (chưa xác định được họ, tên và địa chỉ) đánh vào vùng mặt nhưng không trúng, chị T không dám đến gần chỗ xe đậu vì sợ bị đánh. Do bị uy hiếp về tinh thần nên anh D không dám lên xe ô ô chạy đi mà anh D để xe ô tô lại phía trước cây xăng Huệ Huệ và đi về nhà, chị T bị áp lực do bị cáo gây ra nên không dám đến vị trí chiếc xe bị giữ lại mà đến Cơ quan Công an trình báo sự việc. Bị cáo C tiếp tục giữ xe ô tô 63C-091.56 có chở 212 bao tấm của bà Đ mà chị T nhận chở.
Trong thời gian bị cáo giữ xe ô tô của chị T, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện L đã nhiều lần làm việc, giải thích cho bị cáo biết số tấm trên xe ô tô 63C- 091.56 là do chị T chở thuê cho chị Nguyễn Thị Đ, không phải của chị T và yêu cầu bị cáo chấm dứt hành vi chiếm giữ xe ô tô 63C-091.56 và số tấm trên xe cho chị T, chờ Tòa án thị xã L giải quyết vụ tranh chấp nợ. Nhưng bị cáo không đồng ý mà tiếp tục chiếm giữ xe và số tấm trên xe. Đến ngày 31/5/12018, bị cáo tự thuê xe ô tô (không rõ biển số) đến chở 212 bao tấm trên xe ô tô 63C-091.56 của chị T đem bán được 90.100.000 đồng và tiêu xài số tiền này, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện L tiếp tục yêu cầu bị cáo giao trả lại số tiền bán tấm cho chị T để chị T trả lại cho chị Đ nhưng bị cáo không thực hiện.
Tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện L, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như đã nêu trên.
Theo văn bản số 54/CV-HĐĐGTS ngày 28/12/2018, của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện L, xác định giá tấm loại 1 vào ngày 28/12/2018, trị giá 14.000 đồng/kg.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HS-ST ngày 23 tháng 07 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Tiền Giang đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Lê Thị C phạm tội Cưỡng đoạt tài sản.
Áp dụng: Quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm e, khoản 1 Điều 52; Điều 65 và điểm d, khoản 2 Điều 170 của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về việc quy định mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Xử phạt bị cáo Lê Thị C 03 (ba) năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 05 năm kể từ ngày tuyên án.
Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo đang thường trú (Uỷ ban nhân dân xã M, huyện L, tỉnh Tiền Giang) giám sát và giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo có thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo Điều 69 của Luật thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự từ 02 (hai) lần trở lên, thì Tòa án có thể buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định về trách nhiệm dân sự, án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 07/8/2019, bị hại Bế Thị Ánh T có đơn kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm tăng hình phạt và không cho bị cáo C được hưởng án treo.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện bị hại giữ y yêu cầu kháng cáo; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại có ý kiến: trong giai đoạn đầu bị cáo không thật thà khai báo, chỉ giai đoạn kết thúc điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm mới thật thà khai báo nên cấp sơ thẩm áp dụng điểm s khoản 1 điều 51 Bộ luật Hình sự là chưa thỏa đáng, vụ án có dấu hiệu phạm tội có tổ chức và có đồng phạm, tòa sơ thẩm cho bị cáo hưởng án treo là không phù hợp với Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, vì vậy đề nghị Hội đồng xét xử tăng nặng hình phạt và không cho bị cáo hưởng án treo.
Trong phần tranh luận và luận tội, đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm. Hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự, cấp sơ thẩm xét xử là có căn cứ đúng người, đúng tội, Tòa cấp sơ thẩm đã xem xét tính chất mức độ phạm tội của bị cáo cùng với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị cáo để quyết định hình phạt và cho. Tại phiên tòa phúc thẩm bị hại không đưa ra chứng nào mới, mức hình phạt mà tòa cấp sơ thẩm đã xử phạt bị cáo là có căn cứ phù hợp với quy định của pháp luật. Do vậy đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị hại. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355, 356 Bộ luật tố tụng hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HS-ST ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Tiền Giang.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Tại phiên tòa, bị cáo Lê Thị C thừa nhận do bức xúc vì món tiền 216.000.000đ mà bà Bế Thị Ánh T nợ từ năm 2015 chây ỳ không thanh toán nên ngày 04/5/2018 bị cáo đã ngăn cản không cho anh D là người lái xe cho bị hại T chở số tấm của bà Nguyễn Thị Đ trên xe ô tô 63C-091.56 đi và sau bán lấy tiền, vì vậy hành vi của bị cáo đã vi phạm pháp luật, tuy nhiên cấp sơ thẩm truy tố và xét xử bị cáo về tội cưỡng đoạt tài sản là chưa đúng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, bỡi lẽ, bản thân bị cáo không hề đe dọa hay dùng vũ lực hoặc thủ đoạn để uy hiếp tinh thần làm tê liệt ý chí kháng cự của người khác để chiếm đoạt tài sản, chính bản thân bi hại lo sợ thái hóa và anh D phỏng đoán không phù hợp mà không chống trả lại hành vi của bị cáo, bị cáo cũng không có hành vi di chuyển, chiếm đoạt ngay tài sản mà mãi gần 01 tháng sau ( 31/5/2018) mới bán số tấm trên xe để lấy tiền vì sợ bị hư hỏng và cũng không hề có ý định chiếm đoạt xe của phía bị hại, trong khoảng thời gian này phía chị T cũng không có động thái nào di chuyển xe đi mà vấp phải sự ngăn cản của bị cáo, mãi đến ngày 01/6/2019 mới tố cáo với cơ quan điều tra, như vậy hành vi của bị cáo chỉ phạm vào “Tội chiếm giữ trái phép tài sản” được quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật Hình sự
[2] Xét, hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, chỉ vì không kiềm chế được bản thân khi bị hại chây ỳ thanh toán nợ trong thời gian dài mà bị cáo thực hiện nhiều hành vi để chiếm giữ tài sản của người khác, không trả lại nhằm mục đích buộc bị hại thanh toán nợ, hành vi của bị cáo xâm hại nghiêm trọng đến quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của người khác, ảnh hưởng xấu đến trật tự an tòan xã hội, chính vì vậy cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc mới đủ tác dụng răn đe và phòng ngừa cho toàn xã hội.
[3] Về mức án: do đánh giá sai lầm về hành vi phạm tội dẫn đến định tội danh không đúng nên cấp sơ thẩm áp dụng mức hình phạt cũng chưa tương xứng, như đã phân tích trên ngoài các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà cấp sơ thẩm đã áp dụng thì bị cáo có thêm tình tiết giảm nhẹ mới là phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, và cũng cần phải thấy rằng, bản thân bị hại T cũng có lỗi nghiêm trọng, đã không trả nợ cho bị cáo, kéo dài thời gian để sinh lợi, trong khi vẫn có khả năng thanh toán ( và mãi đến nay dù đã có bản án có hiệu lực hơn 01 năm vẫn chưa thực hiện), là yếu tố kích động mạnh đến tinh thần của bị cáo, vì vậy, căn cứ vào mức độ phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Hội đồng xét xử áp dụng cho bị cáo mức hình phạt 01 năm tù là phù hợp; bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ (04 tình tiết) ở khoản 1, khoản 2, Điều 51, có 01 tình tiết tăng nặng là điểm e khoản 1 điều 52 Bộ luật Hình sự, bị cáo có nhân tốt, nơi cư trú rỏ ràng nên không cần thiết phải cách ly ra khỏi xã hội, chỉ cần giao bị cáo về cho gia đình, địa phương theo dõi giáo dục cũng đủ tác dụng răn đe, phòng ngừa cho nên cấp sơ thẩm cho bị cáo được hưởng án treo là thỏa đáng Xét kháng cáo của bi hại, và ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, như đã phân tích trên, vụ án xãy ra có phần lỗi của bi hại, chính từ hành vi trái pháp luật của bị hại trong việc không thanh toán số nợ, cố tình chạy ỳ, kéo dài mà bị cáo bức xúc và phạm tội, bản thân bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên việc cho hưởng án treo là phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ- HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao nên kháng cáo này không có căn cứ để xem xét.
Các ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại ngoài phạm vi kháng cáo của bị hại, không phù hợp quy định pháp luật nên bác.
Xét đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát là có căn cứ, phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.
- Các phần khác của quyết định án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
- Bởi các lẽ trên;
- Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 355, Điểm b Khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Bế Thị Ánh T.
Sửa bản án hình sự sơ thẩm số số 15/2019/HS-ST ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Tiền Giang.
Tuyên bố bị cáo Lê Thị C phạm Tội chiếm giữ trái pháp tài sản.
Áp dụng Khoản 1 Điều 176, các Điểm b, e, i, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điểm e, Khoản 1 Điều 52; Điều 65 của Bộ luật Hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về việc quy định mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Xử phạt:
Bị cáo Lê Thị C 01 (một) năm tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 02 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo đang thường trú (Uỷ ban nhân dân xã M, huyện L, tỉnh Tiền Giang) giám sát và giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo có thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo Điều 69 của Luật thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự từ 02 (hai) lần trở lên, thì Tòa án có thể buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
2. Về án phí: Bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. Bà Bế Thị Ánh T phải chịu 200.000đ án phí hình sự phúc thẩm.
3. Các phần khác của quyết định án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!