Bản án số 06/2024/DS-ST ngày 18/06/2024 của TAND TX. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về tranh chấp về thừa kế tài sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 06/2024/DS-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 06/2024/DS-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 06/2024/DS-ST
Tên Bản án: | Bản án số 06/2024/DS-ST ngày 18/06/2024 của TAND TX. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về tranh chấp về thừa kế tài sản |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về thừa kế tài sản |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND TX. Phúc Yên (TAND tỉnh Vĩnh Phúc) |
Số hiệu: | 06/2024/DS-ST |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 18/06/2024 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | tranh chấp về thừa kế tài sản và hủy GCNQSDĐ |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản

1
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
Bản án số: 06/2024/DS-ST
Ngày 18 tháng 6 năm 2024
"V/v Tranh chấp về thừa kế tài sản và
hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất"
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Bà Nguyễn Thị Thu Hà
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Nguyễn Văn An và bà Đỗ Thị Kim Thúy
- Thư ký phiên toà: Bà Trần Thị Thu Hương - Thư ký Toà án nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tham gia phiên tòa:
Bà Lê Thị Huệ - Kiểm sát viên.
Ngày 18 tháng 6 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét
xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 35/2022/TLST-DS ngày 30/12/2022 về việc
“Tranh chấp về thừa kế tài sản và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, theo
Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 01/2024/QĐXXST-DS ngày 15 tháng 3 năm
2024, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hữu A, sinh năm 1959; địa chỉ: Thôn C, xã
Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc, (Có mặt).
Người bảo vệ quyền và lợi ích cho nguyên đơn: Bà Hoàng Kim T và ông
Vũ Văn T1 - Luật sư Văn phòng L2 thuộc Đoàn luật sư tỉnh T; địa chỉ: Số B,
đường T, phường P, thành phố T, tỉnh Tuyên Quang, (Có mặt).
2. Bị đơn: Ông Nguyễn Hữu B, sinh năm 1956; địa chỉ: Thôn C, xã Đ,
huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc, (Vắng mặt).
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Ủy ban nhân dân huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc; địa chỉ: thị trấn Y, huyện
Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
Người đại diện hợp pháp: Ông Nguyễn Văn H – Chức vụ: Phó Trưởng
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Y là người đại diện theo ủy quyền của
Chủ tịch UBND huyện Y (Văn bản ủy quyền ngày 08 tháng 3 năm 2023), (Vắng
mặt).
2
3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V; địa chỉ: Đường H, phường L,
thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc.
Người đại diện hợp pháp: Ông Nguyễn Văn P – Chức vụ: Giám đốc Văn
phòng Đ - Chi nhánh huyện Y là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền
ngày 26/3/2024), (Vắng mặt).
3.3. Bà Nguyễn Thị V, sinh năm 1942; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh
Vĩnh Phúc.
3.4. Bà Nguyễn Thị V1, sinh năm 1948; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc.
3.5. Bà Nguyễn Thị B1, sinh năm 1953; địa chỉ: Thôn V, xã T, thành phố
V, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.6. Bà Nguyễn Thị B2, sinh năm 1962; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc.
3.7. Ông Nguyễn Hữu T2, sinh năm 1966; địa chỉ: Thôn T, xã P, huyện T,
tỉnh Bình Định.
Người đại diện hợp pháp của bà V, bà V1, bà B1, bà B2, ông T2: Ông
Nguyễn Hữu A, sinh năm 1959 là người đại diện theo ủy quyền (Theo các văn
bản ủy quyền ngày 06/3/2023 và ngày 02/8/2023); địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện
Y, tỉnh Vĩnh Phúc, (Có mặt).
3.8. Bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1959 (vợ ông B), (Vắng mặt).
Địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.9. Anh Nguyễn Duy N1, sinh năm 1987 (con trai ông B), (Vắng mặt).
Địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.10. Chị Nguyễn Thanh H1, sinh năm 1989 (con dâu ông B), (Vắng mặt).
Địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Người làm chứng:
4.1. Ông Nguyễn Thế C (Trưởng thôn Cổ Tích); địa chỉ: Thôn C, xã Đ,
huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Ông Nguyễn Văn C1, sinh năm 1961; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc.
4.3. Ông Nguyễn Văn L, sinh năm 1955; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc.
4.4. Ông Phạm Đình C2, sinh năm 1947; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc.
4.5. Bà Phạm Thị V2, sinh năm: 1953; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh
Vĩnh Phúc.
3
4.6. Ông Nguyễn Văn T3, sinh năm: 1950; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc.
4.7. Bà Nguyễn Thị D, sinh năm: 1965; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc.
4.8. Bà Nguyễn Thị B3, sinh năm: 1955; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc.
4.9. Ông Phạm Hồng T4, sinh năm: 1939; địa chỉ: Thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Trong đơn khởi kiện đề ngày 24/10/2022, đơn khởi kiện bổ sung ngày
26/12/2022 và ngày 03/3/2024 cùng các lời khai tiếp theo và tại phiên tòa nguyên
đơn ông Nguyễn Hữu A trình bày:
Bố ông là cụ Nguyễn Hữu C3 (sinh năm 1920, chết năm 2007); mẹ ông là
cụ Nguyễn Thị T5 (sinh năm 1921, chết năm 2014). Bố mẹ ông sinh được 07
người con, gồm: Bà Nguyễn Thị V, bà Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị B1, ông
Nguyễn Hữu A, bà Nguyễn Thị B2, ông Nguyễn Hữu T2 và ông Nguyễn Hữu B.
Ngoài ra, cụ C3, cụ T5 không có con riêng hay con nuôi nào khác. Trước khi chết,
cụ C3 và cụ T5 không để lại di chúc. Tài sản các cụ để lại là quyền sử dụng đất
có diện tích 310m
2
, loại đất làm nhà ở, thuộc thửa số 363, tờ bản đồ 08, cùng tài
sản gắn liền với đất là 01 nhà cấp bốn 03 gian và công trình phụ tại thôn C, xã Đ,
huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
Về nguồn gốc thửa đất số 363, tờ bản đồ 08 của cụ C3 và cụ T5 để lại là do
hai cụ được Nhà nước cấp vào khoảng năm 1955 - 1956, khi Nhà nước thực hiện
chính sách cải cách ruộng đất, đã chia nhà đất của địa chủ bị thu hồi cho hai cụ.
Từ khi cụ C3 và cụ T5 được cấp diện tích đất trên, hai cụ vẫn sinh sống trên
diện tích đất được cấp cho đến khi chết. Tất cả các anh em ông đều sinh sống
cùng với hai cụ, sau đó lần lượt từng người lập gia đình và ra ở riêng, chỉ còn ông
Nguyễn Hữu B là con trai cả vẫn ở cùng bố mẹ. Năm 1997, khi nhà ở của cụ C3
và cụ T5 bị hư hỏng, dột nát, cần phải sửa chữa làm mới thì ông B cùng vợ con
ông B bỏ đi sang thửa đất ở bên nhà vợ ông B là bà N để sinh sống mà không ở
cùng cụ C3 và cụ T5. Sau đó, anh chị em ông gồm: vợ chồng ông, vợ chồng các
ông bà V, bà V1, bà B1, bà B2 và ông T2 đã cùng nhau góp tiền, công sức để làm
một căn nhà cấp bốn 03 gian cho bố mẹ ở. Năm 2007, vợ chồng ông B không ở
bên ngoại vì không có tiền trả nợ thửa đất mua của ông ngoại và sẵn nhà do sáu
anh chị em ông làm cho bố mẹ thì ông B đã dọn về nhà ở cùng bố mẹ, anh chị em
ông đều nhất trí cho vợ chồng ông B ở. Khi còn sống cụ C3 và cụ T5 thường
xuyên nói với tất cả các con, nhà đất của bố mẹ đang ở một phần sau này sẽ cho
con trai út là Nguyễn Hữu T2 hiện đang ở tại Bình Phước để lấy chỗ đi về, còn
phần đất và nhà ở phải được giữ nguyên để làm nơi thờ cúng cha mẹ tổ tiên nhưng
không có văn bản gì. Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 2022, ông B đã phá toàn bộ căn
4
nhà của cụ C3 và cụ T5 để lại để xây dựng nhà như hiện nay. Khi biết tin ông B
có ý định phá nhà của cụ C3, cụ T5 để lại, tất cả các anh chị em trong gia đình đã
họp và bàn bạc không cho ông B phá nhà của các cụ nhưng ông B vẫn quyết tâm
phá. Trước sự việc đó ông đã mời ông trưởng thôn cùng công an xã đến giải quyết
nhưng không được. Ông B không nhất trí và nói diện tích này ông B đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây viết tắt là GCNQSDĐ), đồng thời
đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông và các anh em xem thì ông mới
được biết đất và tài sản trên đất của cụ C3 và cụ T5 đã được Uỷ ban nhân dân (sau
đây viết tắt là UBND) huyện Y cấp cho ông Nguyễn hữu B. Việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho ông B là không đúng pháp luật, bởi khi còn sống cụ
C3 và cụ T5 không có văn bản nào thể hiện cho ông Bình quyền sử dụng đất nêu
trên vì trong lúc hai cụ gặp khó khăn nhất thì ông B bỏ hai cụ đi nơi khác sinh
sống, không có trách nhiệm với hai cụ. Vì vậy, ông đề nghị Tòa án:
- Chia di sản thừa kế của cụ C3 và cụ T5 để lại là quyền sử dụng diện tích
đất 310m
2
thuộc thửa đất số 363, tờ bản đồ số 08, tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh
Vĩnh Phúc, chia đều cho 07 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ C3 và
cụ T5, mỗi suất thừa kế được hưởng tương ứng là 44,2m² đất ở. Ông xin được
hưởng thừa kế bằng hiện vật, sau khi được chia thừa kế bằng hiện vật ông tự
nguyện tặng cho lại toàn bộ kỷ phần thừa kế được hưởng cho em trai là ông
Nguyễn Hữu T2, ông không yêu cầu ông T2 phải thanh toán giá trị kỷ phần thừa
kế cho ông.
- Hủy GCNQSDĐ số 0795, số vào sổ cấp GCNQSDĐ số 0295/QSDĐ do
UBND huyện Y cấp ngày 20/9/1999 đứng tên ông Nguyễn Hữu B được quyên sử
dụng thửa số 363, tờ bản đồ 08, diện tích 310m
2
tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh
Vĩnh Phúc và hủy GCNQSDĐ số BA342377 do Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh V cấp ngày 16/8/2022 đứng tên anh Nguyễn Duy N1 được quyền sử dụng
thửa đât số 17, tờ bản đồ 47, diện tích 306m
2
tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Bị đơn ông Nguyễn Hữu B, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà
Nguyễn Thị N, anh Nguyễn Duy N1, chị Nguyễn Thanh H1 quá trình giải quyết
vụ án mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ, tống đạt tất cả các giấy tờ tài liệu,
thông báo nội dung vụ án, giải thích đầy đủ các quyền nghĩa vụ đương sự tuy
nhiên ông B, bà N, anh N1, chị H1 đều vắng mặt không có lý do, không chấp hành,
không đến Tòa án làm việc.
Xác minh tại địa phương được biết hiện tại ông Nguyễn Hữu B, bà Nguyễn
Thị N, anh Nguyễn Duy N1, chị Nguyễn Thanh H1 vẫn đang cư trú và sinh sống
trên thửa đất đang tranh chấp tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc. Để góp
phần đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo quyền lợi của người dân địa phương đề
nghị Tòa án sớm giải quyết dứt điểm vụ việc theo quy định.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị V, bà Nguyễn Thị
V1, bà Nguyễn Thị B1, bà Nguyễn Thị B2, ông Nguyễn Hữu T2 trình bày: Các
5
ông bà đều thống nhất với ý kiến trình bày và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
ông Nguyễn Hữu A và đều đề nghị Toà án chia thừa kế của cụ C3 và cụ T5 để lại
theo pháp luật, kỷ phần của các ông bà được chia xin được nhận bằng hiện vật.
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị V, bà Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị B1, bà Nguyễn
Thị B2 đều tự nguyện tặng cho lại toàn bộ kỷ phần thừa kế được chia cho ông
Nguyễn Hữu T2, các bà không yêu cầu ông T2 phải thanh toán giá trị kỷ phần
thừa kế cho các bà.
Đại diện hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan UBND
huyện Y trình bày: Năm 1996 thực hiện chủ trương chung của nhà nước về việc
cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Đ, Phòng địa chính huyện Y (nay là Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Y) nhận được đề nghị của UBND xã Đ về việc cấp
GCNQSDĐ cho nhân dân trong đó có ông Nguyễn Hữu B, vợ Nguyễn Thị N; địa
chỉ thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp
GCNQSDĐ thì UBND xã Đ chuyển đến, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
thẩm định hồ sơ và trình UBND huyện Y cấp GCNQSDĐ cho nhân dân xã Đ,
trong đó có chủ sử dụng ông Nguyễn Hữu B được cấp GCNQSDĐ số I383696,
thửa đất số 363, tờ bản đồ số 08, diện tích 310m
2
. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở
vật chất khi lưu trữ hồ sơ giai đoạn trước còn hạn chế (giai đoạn năm 2004-2005
bị dột, mối xông...) một số lượng lớn hồ sơ bị hủy hoại. Do vậy, đến nay UBND
huyện Y không còn lưu trữ hồ sơ cấp GCNQSDĐ nêu trên.
Về diện tích đất của ông Nguyễn Hữu B đã được cấp GCNQSDĐ đã được
UBND xã Đ xác nhận nguồn gốc sử dụng đất là ông cha để lại sử dụng ổn định,
không có tranh chấp và được thể hiện trên hồ sơ địa chính lưu giữ tại địa phương.
Hồ sơ địa chính đang quản lý tại xã Đ, huyện Y gồm bản đồ 299, can vẽ
năm 1995 được xác nhận tháng 11 năm 1996: tờ bản đồ số 08, có thể hiện thửa
363, diện tích 310m
2
, ký hiệu T.
Sổ mục kê (quyển 02 không có xác nhận của UBND xã và Sở địa chính):
tại trang 40 thể hiện chủ sử dụng đất Nguyễn Hữu B, tờ bản đồ số 8, thửa đất 363,
diện tích 310m
2
.
Sổ địa chính quyền số 01 có xác nhận của UBND xã Đ ngày 20/10/1997,
xác nhận của Sở địa chính ngày 26/12/1999: tại trang 24 thể hiện chủ sử dụng
Nguyễn Hữu B, vợ là Nguyễn Thị N, thôn C. Ngày vào sổ 15/12/1996 gồm 11
thửa đất trong đó đất thổ cư gồm 01 thửa là thửasố 363, tờ bản đồ số 8, diện tích
310m
2
và 10 thửa đất nông nghiệp.
Đơn đăng ký quyền sử dụng đất: Tên sử dụng được sử dụng đất Nguyễn
Hữu B, vợ Nguyễn Thị N đăng ký sử dụng 11 thửa đất
Sổ cấp giấy chứng nhận có xác nhận của sở địa chính 26/11/1999: trang 01,
số thứ tự 38; chủ sử dụng Nguyễn Hữu B gồm 01 thửa 363, tờ số không 08, diện
tích 310m
2
, căn cứ quyết định 715 ngày 20/9/1999, số giấy chứng nhận số
I383696.
6
Như vậy việc cấp GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Hữu B được thực hiện theo
đúng trình tự quy định pháp luật. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giải
quyết vụ án theo quy định.
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh V trình bày:
Ngày 10/08/2022 ông Nguyễn Hữu B nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng
nhận số I383696 do UBND huyện Y cấp ngày 20/4/1999 đứng tên ông Nguyễn
Hữu B, hồ sơ gồm có: Giấy chứng nhận số I383696( bản gốc) và đơn cấp đổi giấy
chứng nhận.
Qua kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp đổi GCNQSDĐ của ông Nguyễn Hữu B,
đối chiếu với quy định pháp luật, Văn phòng Đ - Chi nhánh huyện Y, nhận thấy:
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ
T8; Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ. Sau khi
hoàn thiện hồ sơ Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh huyện Y nhận thấy hồ
sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ và đã lập phiếu trình hồ sơ đề nghị Ban Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V phê duyệt.
Ngày 16/08/2022 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp GCNQSDĐ số
DI342078 cho ông Nguyễn Hữu B tại thửa đất số 17, tờ bản đồ số 47, diện tích
306m
2
(Đất ở: 200m
2
; Đất trồng cây lâu năm: 106m
2
), địa chỉ thửa đất tại thôn D,
xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 30/08/2022, ông Nguyễn Duy A1 (được ủy quyền) nộp hồ sơ đăng
ký biến động QSDĐ đối với GCNQSDĐ số DI342078 do Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh V cấp ngày 16/08/2022, tên chủ sử dụng đất ông Nguyễn Hữu B. Hồ
sơ gồm có: Giấy chứng nhận số DI342078 (bản gốc); Hợp đồng tặng cho; các tờ
khai thuế; đơn đăng ký biến động.
Qua kiểm tra hồ sơ đề nghị đăng ký biến động QSDĐ đối với GCNQSDĐ
số DI342078 đứng tên ông Nguyễn Hữu B tặng cho ông Nguyễn Duy N1, đối
chiếu với quy định pháp luật, Văn phòng Đ - Chi nhánh huyện Y, nhận thấy: Căn
cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/BTNMT ngày 29/9/2017. Sau khi tiếp nhận
hồ sơ Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh huyện Y đã thực hiện theo trình tự,
thủ tục, quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và các quy định khác
của pháp luật. Trong đó: Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và
thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài
chính theo quy định; đã thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động vào bản đồ địa
chính, sổ mục kê.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ Văn phòng Đ chi nhánh Y nhận thấy hồ sơ đủ điều
kiện cấp GCNQSDĐ đất theo Điều 99, Điều 188 Luật Đất đai 2013 đã lập phiếu
trình hồ sơ đề nghị Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V phê duyệt.
Ngày 09/09/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp giấy chứng
nhận số phát hành DI342377 đứng tên ông Nguyễn Duy N1, địa chỉ thường trú xã
7
Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc, tại thửa đất số 17, tờ bản đồ số 47, diện tích 306m
2
(Đất ở tại nông thôn: 200m
2
; Đất trồng cây lâu năm: 106m
2
)
do nhận tặng cho từ
ông Nguyễn Hữu B.
Người làm chứng trình bày:
Ông Nguyễn Thế C là Trưởng thôn Cổ Tích từ năm 2018 cho đến nay trình
bày: Ông không biết nguồn gốc nhà đất của ông Nguyễn Hữu C3 và cụ Nguyễn
Thị T5 có do nhận chuyển nhượng hay được cấp, nhưng sinh ra và lớn lên tại thôn
C ông đã thấy hai cụ sinh sống tại nhà đất mà hiện nay gia đình ông B đang sinh
sống cho đến khi hai cụ chết. Quá trình chung sống tại thôn C thì các con của hai
cụ sống cùng với bố mẹ sau đó lần lượt xây dựng gia đình rồi ra ở riêng. Ông B ở
cùng hai cụ đến khoảng năm 1996-1997 thì cả gia đình ông B không ở cùng hai
cụ mà chuyển đến gia đình bên ngoại (vợ ông B) ở cùng thôn C. Khoảng năm
2007, thì gia đình ông B lại chuyển về nhà hai cụ ở cho đến nay. Năm 2022 thì
ông B đã tiến hành phá dỡ nhà đang ở để xây dựng nhà mới, các chị em ông B
không nhất trí hai bên không giải quyết được với nhau, ông A đến gặp ông đề nghị
giải quyết theo đơn đề nghị của gia đình ông A, ôngcó đến nhà ông B thì ông B
mới mở cửa cho mọi người vào. Để đảm bảo an ninh ông có đứng ra hòa giải về
mâu thuẫn tranh chấp giữa anh chị em ông A, ông B nhưng không lập biên bản.
Nguồn gốc nhà đất hiện nay gia đình ông Nguyễn Hữu B đang ở là của cụ Nguyễn
Thị T5 và ccụ Nguyễn Hữu C3, việc làm nhà cho hai cụ là của các con hai cụ làm
còn các con đóng góp bao nhiêu để làm thì ông không biết cụ thể. Khi còn sống
hai cụ có thừa kế, tặng cho ai thì ông không được biết.
Ông Nguyễn Văn C1 trình bày: Ông nguyên là trưởng khu (trưởng thôn)
từ năm 1989 đến năm 1994 thì không làm trưởng khu nữa. Ông với gia đình cụ
C3, cụ T5 có mối quan hệ là hàng xóm láng giềng. Còn ông Nguyễn Hữu B với
ông có mối quan hệ là anh em đồng hào (ông lấy em gái bà N vợ ông B). Ông
được biết gia đình cụ C3 sinh sống ở thôn C là do sau cải cách ruộng đất thì được
nhà nước chia cho, trong đó bố mẹ ông cũng được nhà nước cấp nhà đất, bố mẹ
ông và gia đình cụ C3 được chia chung một ngôi nhà 05 gian, khi đó hai nhà sinh
hoạt chung trong một sân, đến năm 1988 khi nhà hư hỏng thì hai gia đình mới làm
nhà riêng biệt. Từ khi được cấp nhà đất, cụ C3 và cụ T5 vẫn sinh sống trên diện
tích đất được cấp cho đến khi hai cụ chết. Nhà đất hiện nay gia đình ông B đang
sử dụng, ông xác định là của vợ chồng cụ C3 và cụ T5, các con hai cụ cũng ở đấy
sau đó khi các con khôn lớn ra ở riêng, ông B ở cùng hai cụ đến khoảng năm
1996-1997 thì ông B không ở cùng với hai cụ mà chuyển sang bên nhà vợ ở, vợ
chồng ông B còn cưới con gái ở bêm đó. Khi ông B chuyển sang bên vợ ở thì nhà
của hai cụ đã xuống cấp mưa xuống bị dột, trước tình hình đó các con của hai cụ
là con trai, con gái, con rể đã xây dựng nhà ở cho hai cụ vì lúc đó hoàn cảnh của
hai cụ khó khăn không thể làm được. Sau khi nhà của các cụ được làm xong, đến
khoảng năm 2007 thì gia đình ông B lại chuyển về ở cùng với hai cụ trên căn nhà
mà các con của cụ C3 và cụ T5 đã làm nhà cho hai cụ. Năm 2022 ông B dỡ nhà
8
của hai cụ để xây nhà mới thì tất cả các anh em trong gia đình có đến yêu cầu
không được tháo dỡ để làm nơi thờ cúng nên mới xảy ra tranh chấp. Ông khẳng
định điện tích đất của cụ T5 và cụ C3 khi được cấp cho đến nay vẫn giữ nguyên
không thay đổi hiện trạng.
Ông Nguyễn Văn L trình bày: Ông đi bộ đội về phục viên từ tháng 6 năm
1980 và tham gia công tác tại xã Đ, thời gian đầu ông làm tại Văn phòng Đảng ủy
của xã, sau đó làm Bí thư Đoàn xã, đến năm 1987 - 1989 kiêm Trưởng thôn Cổ
Tích. Về nguồn gốc thửa đất hiện đang có tranh chấp giữa ông B và các anh chị
em trong gia đình ông B có nguồn gốc do nhà nước cấp cho cụ C3 và cụ T5. Ông
được biết khi cải cách ruộng đất nhà nước có chủ trương thu hồi nhà đất của địa
chủ và chia cho người chưa có nhà. Cụ C3 và cụ T5 thuộc diện được cấp nhà đất.
Từ khi được cấp nhà đất thì hai cụ ở đó cho đến khi hai cụ chết. Cụ C3 và cụ T5
sinh được 07 người con, các con ở cùng hai cụ đến khi lập gia đình mới ra ở riêng.
Còn ông B lấy bà N và ở cùng C3 và cụ T5 cho đến khoảng năm 1996 - 1997 thì
ông B không ở cùng hai cụ mà sang ở riêng bên nhà bố mẹ vợ. Lúc đó, nhà của
C3 và cụ T5 cũng đã xuống cấp, sập xệ thấy tình trạng như vậy các con trai, gái
và con rể cùng góp công góp sức xây lại nhà cửa cho hai cụ, khi đó ông B không
tham gia không góp sức để làm nhà mà gây khó dễ trong việc xây nhà cho hai cụ.
Cho đến năm 2007, cụ C3 bị ốm, ông B có về thăm sau đó ông B cùng gia đình
đã chuyển về sinh sống trên căn nhà mà các con của C3, cụ T5 đã làm cho hai cụ,
gia đình ông B ở từ đó cho đến nay. Ông khẳng định nguồn gốc thửa đất hiện đang
có tranh chấp giữa ông B cùng các anh em là của cụ C3 và cụ T6, điều này cả làng
đều biết. Đến năm 2022 thì ông B phá nhà của hai cụ để làm nhà mới thì xảy ra
tranh chấp. Quá trình chung sống ở thôn tôi không được biết hai cụ có cho tặng
các con nào về đất đai nhà cửa hay không.
Ông Phạm Đình C2 trình bày: Ông là Trưởng thôn Cổ Tích từ năm 1982
cho đến năm 1987 thì ông nghỉ. Năm 1994 ông làm Bí thư kiêm Trưởng thôn Cổ
Tích, đến năm 1999 ông không làm Bí thư nhưng vẫn làm Trưởng thôn, đến năm
2000 ông không làm trưởng thôn mà tiếp tục được bầu làm Bí thư Chi bộ,đến năm
2010 thì ông nghỉ. Ông với gia đình ông Nguyễn Hữu A, ông Nguyễn Hữu B có
mối quan hệ là hàng xóm, không có quan hệ anh em họ hàng với nhau và cũng
không có mâu thuẫn gì với nhau, ở thôn không ai hiểu mọi chuyện trong thôn
bằng ông. Về nguồn gốc nhà đất hiện nay ông B đang quản lý là của cụ T5 và cụ
C3 được Nhà nước chia cho từ những năm 1955 - 1956, thời điểm đó sau cải cách
ruộng đất nhà nước có thu hồi nhà của các địa chủ để chia cho những người chưa
có đất. Cụ C3 và cụ T5 thuộc diện được chia. Sau khi hai cụ được chia nhà đất hai
cụ sinh sống trên nhà đất được chia cho đến khi chết. Khi hai cụ còn sống các con
của hai cụ đều ở chung cùng hai cụ cho đến khi trưởng thành thì mới ra ở riêng,
còn ông B là con trưởng vẫn ở cùng với hai cụ cho đến năm 1996 thì ông B không
ở cùng với bố mẹ mà chuyển toàn bộ gia đình gồm vợ và con ông B sang bên nhà
vợ ông B ở. Khi vợ chồng ông B ở bên nhà ngoại ông B, thì vợ chồng ông B tổ
chức Lễ cưới cho con gái ông B ở bên đó. Khi gia đình ông B chuyển đi năm 1996
9
thì lúc này nhà của cụ C3 và cụ T5 đã xuống cấp, sau đó ông thấy các con của hai
cụ đã cùng nhau xây dựng nhà cho hai cụ là ngôi nhà ba gian lập ngói. Khi làm
nhà cho hai cụ thì ông thấy cả nhà xúm vào làm còn nguồn tiền cụ thể của ai bao
nhiêu để làm thì ông không nắm được. Đến khoảng năm 2007 thì ông lại thấy cả
gia đình ông B về ở trên căn nhà chính do anh chị em ông B làm cho cụ C3 và cụ
T5. Nay có tranh chấp xảy ra, ông đề nghị tòa án xem xét cho công bằng bảo vệ
quyền lợi cho tất cả các con của cụ C3 và cụ T5. Ông cam kết trình bày khách
quan trong thời gian làm ở địa phương.
Bà Phạm Thị V2 trình bày: Bà là hàng xóm của cụ C3 và cụ T5. Thửa đất
có nguồn gốc của cụ C3 và cụ T5 hiện nay gia đình con trai cả của cụ C3 và cụ
T5 là ông B đang sử dụng. Thửa đất trên là của cụ C3 và cụ T5 được nhà nước
cấp cho, hai cụ ở trên thửa đất đó cho đến khi hai cụ chết, bà không nhớ năm nào
thì vợ chồng ông B về ở bên nhà bố mẹ vợ ông B, còn cụ C3 và cụ T5 ở một mình,
khoảng năm 2009 thì các con của cụ xây nhà cho cụ C3 và cụ T5 ở, một thời gian
thì lại thấy vợ chồng ông B về ở cùng hai cụ. Bà thường xuyên sang nhà cụ C3 và
cụ T5 chơi, không thấy cụ C3 và cụ T5 nói gì về đất cát cho các con. Hai cụ sinh
được 07 người con (03 trai, 04 gái).
Ông Nguyễn Văn T3 trình bày: Ông là hàng xóm của cụ C3 và cụ T5, ông
sống từ nhỏ tại thôn C đến nay qua nhiêu năm công tác tại xã như Đoàn thanh
niên, phó Công an xã và Chủ nhiệm Hợp tác xã, ông biết rất rõ về nguồn gốc đất
của cụ C3 và cụ T5. Năm 1954 cải cách ruộng đất, nhà nước thu hồi đất của các
hộ địa chủ để cấp cho những người chưa có đất, khoảng năm 1955 -1956 thì có 5
gia đình được cấp đất trong đó có gia đình nhà ông và gia đình nhà cụ C3, sau đó
3 gia đình kia chuyển đi nơi khác chỉ còn gia đình ông và gia đình cụ C3 ở cho
đến náy. Cụ C3 và cụ T5 sinh được 07 người con (03 trai, 04 gái), các con của cụ
C3 và cụ T5 đều lớn lên trên nhà đất này, sau lần lượt đi lấy chồng, lấy vợ và ra
ở riêng, còn ông B ở chung với C3 và cụ T5. Khoảng năm 1996 -1997, thì vợ
chồng ông B về ở bên nhà bố mẹ vợ. cụ C3 và cụ T5 ở một mình, nhà của cụ C3
và cụ T5 xuống cấp, ông A cùng 03 bà con gái đứng ra xây nhà cho cụ C3 và cụ
T5 ở, đến năm 2007 cụ C3 ốm ông B có qua lại, sau khi cụ C3 chết thì ông B cùng
vợ con chuyển về nhà cụ C3 và cụ T5 ở. Ông xác định vợ chông ông B không ở
cùng cụ C3 và cụ T5 từ khoảng năm 1997 đến năm 2007, khi con gái ông B cưới
ông B tổ chức đám cưới bên nhà vợ ông B. Năm 2022 ông B phá nhà cũ của cụ
C3 và cụ T5 thì các anh chị em trong gia đình không đồng ý và xảy ra tranh chấp,
ông xác định nguồn gốc đất là của cụ C3 và cụ T5 không phải của ông B được
cấp, khi hai cụ còn sống ông chưa nghe thấy cụ C3 và cụ T5 nói gì về đất cát. Nay
ông B sử dụng toàn bộ diện tích đất của cụ C3 và cụ T5 thì không nên, tôi đề nghị
Tòa án giải quyết đảm bảo quyền lợi cho tất cả các con của cụ C3 và cụ T5.
Bà Nguyễn Thị D và bà Nguyễn Thị B3 trình bày: Các bà là hàng xóm của
cụ C3 và cụ T5, hai bà được biết nguồn gốc thửa đất ông B đang sử dụng là của
cụ C4 và cụ T5 do được nhà nước cấp cho, cụ C3 và cụ T5 ở trên thửa đất đó cho
10
đến khi hai cụ chết. Cụ C3 và cụ T5 sinh được 07 người con (03 trai, 04 gái), các
con của cụ C3 và cụ T5 đều lớn lên trên nhà đất này, sau lần lượt đi lấy chồng,
lấy vợ và ra ở riêng, còn ông B ở chung với C3 và cụ T5. Khoảng năm 1996 -
1997, thì vợ chồng ông B về ở bên nhà bố mẹ vợ. cụ C3 và cụ T5 ở một mình,
nhà của cụ C3 và cụ T5 xuống cấp ông A cùng 03 bà con gái đứng ra xây nhà cho
cụ C3 và cụ T5 ở, đến năm 2007 ông B cùng vợ con chuyển về nhà cụ C3 và cụ
T5 ở. Năm 2022 ông B phá nhà cũ của 2 cụ, các anh chị em trong gia đình không
đồng ý, và yêu cầu ông B dừng lại nhưng ông B không dừng, anh chị em đã báo
cáo trưởng khu giải quyết. Khi cụ C3 và cụ T5 còn sống các bà không được nghe
cụ C3 và cụ T5 nói gì về thừa kế đất cát của 2 cụ.
Ông Phạm Hồng T4 trình bày: Ông làm nghề thợ mộc ở thôn C, ông được
biết năm 1954 cải cách ruộng đất, nhà nước thu hồi đất của các hộ địa chủ để cấp
cho những người chưa có đất. Khoảng năm 1955 - 1956 thì có 5 gia đình được
cấp đất của nhà địa chủ, hiện nay có 3 gia đình chuyển đi nơi khác còn lại 2 gia
đình, trong đó gia đình còn lại có gia đình cụ C3 và cụ T5. Cụ C3, cụ T5 ở trên
thửa đất được cấp cho đến khi chết. Khoảng năm 1997 ông B ra ở riêng, sau đó
cụ C3 và cụ T5 làm nhà, ông trực tiếp làm mộc nhà cho 2 cụ, đến năm 2007 ônng
thấy vợ chồng ông B chuyển về ở nhà của hai cụ, khi hai cụ làm nhà chỉ có mặt
ông A và các bà con gái, không có mặt ông B. Hiện tại ông B đang ở trên đất của
cụ C3 và cụ T5, còn cụ C3 và cụ T5 có cho ông B hay không thì ông không biết.
Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu về
việc chấp hành pháp luật của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và việc
chấp hành pháp luật của các đương sự đồng thời phát biểu quan điểm giải quyết
vụ án:
Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa Thẩm phán, Hội đồng xét
xử, Thư ký thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; Tòa án xác định
đúng quan hệ pháp luật, tư cách của người tham gia tố tụng, thực hiện đầy đủ các
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và bảo đảm thời hạn chuẩn bị xét xử cũng
như chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu.
Các đương sự nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đại
diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V, UBND huyện Y, bà V, bà V1, bà B1,
bà B2, ông T2 đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Bị đơn
ông B, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà N, anh N1, chị H1 không chấp
hành, không có mặt tại Tòa để làm việc theo giấy triệu tập nên phải tự chịu trách
nhiệm.
Về đường lối giải quyết vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Hữu A. Xác định cụ Nguyễn Hữu C3, cụ
Nguyễn Thị T5 để lại di sản là quyền sử dụng đất là thửa đất số 363, tờ bản đồ 08
(Bản đồ 299) nay là thửa số 17, tờ bản đồ 47 (bản đồ VN2000), diện tích 303,8m
2
(trong đó 200m
2
đất ở và 103,8m
2
đất trồng cây lâu năm) theo hiện trạng đo đạc
tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
11
Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Hữu C3 và cụ Nguyễn Thị
T5 gồm có: Bà Nguyễn Thị V, bà Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị B1, bà Nguyễn
Thị B2, ông Nguyễn Hữu B, ông Nguyễn Hữu A, ông Nguyễn Hữu T2.
Trích 01 suất thừa kế tương ứng 37,975m
2
(gồm 25m
2
đất ở; 12,975m
2
đất
trồng cây lâu năm) trong khối di sản của cụ Nguyễn Hữu C3 và cụ Nguyễn Thị
T5 cho ông Nguyễn Hữu B về công tôn tạo, duy trì, bảo quản di sản.
Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn Thị V, bà Nguyễn Thị V1, bà
Nguyễn Thị B1, bà Nguyễn Thị B2, ông Nguyễn Hữu A tặng cho ông Nguyễn
Hữu T2 kỷ phần thừa kế của bà V, bà V1, bà B1, bà B2, ông A được hưởng.
Chia cho ông Nguyễn Hữu B diện tích đất 145,5m
2
(gồm 100m
2
đất ở;
45,5m
2
đất trồng cây lâu năm), có trị giá 1.164.000.000 đồng. Trên phần đất chia
cho ông B có tài sản do ông B xây dựng là nhà 02 tầng, sân gạch và tường bao
loan, nằm trong ranh giới được giới hạn bởi các điểm 1,2,3,4,5,5A,12A,13,1.
Chia cho ông Nguyễn Hữu T2 diện tích đất 158,3m
2
(gồm 100m
2
đất ở;
58,3m
2
đất trồng cây lâu năm) có trị giá 1.266.400.000 đồng, nằm trong ranh giới
được giới hạn bởi các điểm 6,7,8,9,10,11,12,12A,5A,6. Trên đất có tài sản là 01
quán bán hàng; 01 chuồng gà + bếp củi; 01 phần sân gạch đỏ; 01 đoạn tường rào
xây gạch bổ trụ, 01 cây na do ông B xây dựng có trị giá 56.277.500 đồng.
Ghi nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Hữu T2 về việc không yêu cầu ông
Nguyễn Hữu B phải thanh toán số tiền chênh lệch kỷ phần được chia là
500.122.500 đồng cho ông T2.
Hủy GCNQSDĐ do Ủy ban nhân dân huyện Y cấp ngày 20/9/1999 đứng
tên ông Nguyễn Hữu B được quyền sử dụng thửa số 363, tờ bản đồ 08, diện tích
310m
2
tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc và GCNQSDĐ do Sở tài nguyên
và môi trường tỉnh V cấp ngày 16/8/2022 đứng tên anh Nguyễn Duy N1 được
quyền sử dụng thửa số 17, tờ bản đồ 47, diện tích 306m
2
.
Ông Nguyễn Hữu B, ông Nguyễn Hữu T2 có quyền đến cơ quan có thẩm
quyền để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật.
Về chi phí tố tụng và án phí dân sự sơ thẩm: Đề nghị Hội đồng xét xử gảii
quyết theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên
tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về tố tụng:
[1.1] Nguyên đơn ông Nguyễn Hữu A khởi kiện bị đơn ông Nguyễn Hữu
B yêu cầu chia di sản thừa kế và huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
thửa đất số 363, tờ bản đồ số 08 (nay là thửa tại17, tờ bản đồ 47) tại thôn C, xã Đ,
huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên
12
ông Nguyễn Hữu B và cấp biến động đứng tên anh Nguyễn Duy N1. Do đó, căn
cứ Điều 26, Điều 34, Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự; Điều 32 Luật Tố tụng Hành
chính, quan hệ pháp luật được xác định là "Tranh chấp thừa kế tài sản và hủy giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất" thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc.
[1.2] Về thời hiệu khởi kiện: Cụ Nguyễn Hữu C3 chết năm 2007, cụ
Nguyễn Thị T5 chết năm 2014. Trước khi chết các cụ không để lại di chúc. Ngày
24 tháng 10 năm 2022, ông Nguyễn Hữu A nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa
kế theo pháp luật đối với di sản của cụ C3, cụ T5 và yêu cầu hủy giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đứng tên ông Nguyễn Hữu B. Căn cứ khoản 1 Điều 623 Bộ
luật Dân sự năm 2015, vụ án trong thời hiệu khởi kiện.
[1.3] Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thụ lý
vụ án và tống đạt Thông báo thụ lý vụ án cho các đương sự, trong đó có ông B,
bà N. Đồng thời, quá trình tố tụng đã thực hiện thủ tục tống đạt các văn bản tố
tụng, như: Giấy triệu tập đương sự; Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và Hoà giải; Thông báo thụ lý bổ sung yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn và bổ sung tư cách người tham gia tố tụng; văn bản giải
thích quyền và nghĩa vụ của đương sự; thông báo về nội dung vụ án và quan điểm
của nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án cho ông B,
bà N, anh N1, chị H1 theo quy định tại Điều 177 Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ
tục tống đạt, thông báo cho các đương sự. Tuy nhiên, có văn bản ông B, bà N, anh
N1, chị H1 nhận, nhiều văn bản từ chối nhận và đều không có phản hồi, đều vắng
mặt không có lý do trong tất cả các buổi làm việc. Tại buổi Tòa án phối hợp với
chính quyền địa phương, cơ quan đo đạc tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, gia
đình ông B đều nhận được Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ và Quyết định
định giá tài sản nhưng gia đình ông B 02 lần chống đối, không mở cổng để Tòa
án và chính quyền địa phương, cơ quan đo đạc; Hội đồng định giá tài sản cùng
các đương sự khác vào làm việc theo quyết định. Tòa án xác minh tại Công an xã
Đ thể hiện ông B, bà N, anh N1, chị H1 hiện vẫn sinh sống tại thửa đất đang tranh
chấp. Điều này thể hiện sự không phối hợp thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương
sự và không chấp hành pháp luật của ông B, bà N, anh N1, chị H1.
Vì lý do trên nên vụ án thuộc trường hợp không tiến hành hoà giải được
theo Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án chỉ tiến hành mở phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Sau đó, đã tống đạt Thông
báo kết quả phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cho
bị đơn ông B, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà N, anh N1, chị H1 và giải
thích quyền, nghĩa vụ tố tụng đối với họ.
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, ông B, bà N, anh N1, chị H1 đã
được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 3 tham gia phiên toà nhưng đều vắng mặt
không có lý do. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 227 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà
án tiến hành xét xử vắng mặt ông B, bà N, anh N1 và chị H1.
13
Tại phiên tòa vắng mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là người
đại diện hợp pháp của Ủy ban nhân dân huyện Y, người đại diện hợp pháp của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh V nhưng họ đều có đơn xin vắng mặt tại các buổi
làm việc và phiên tòa xét xử. Vì vậy, căn cứ khoản 1 Điều 228 Bộ luật Tố tụng
dân sự, Toà án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
[2] Về nội dung khởi kiện chia thừa kế tài sản và hủy Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, Hội đồng xét xử thấy rằng:
[2.1] Về diện và hàng thừa kế: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651
Bộ luật Dân sự năm 2015, diện được hưởng thừa kế của cụ C3 và cụ T5 gồm bố
mẹ và các con thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Thời điểm mở thừa kế bố mẹ của cụ
C3 và cụ T5 đều đã chết. Quá trình giải quyết vụ án, trên cơ sở tài liệu có trong
hồ sơ và lời khai của các đương sự đều xác định cụ C3 và cụ T5 có 07 người con
chung, gồm: Bà Nguyễn Thị V, bà Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị B1, ông
Nguyễn Hữu A, bà Nguyễn Thị B2, ông Nguyễn Hữu T2 và ông Nguyễn Hữu B.
Ngoài ra, hai cụ không có con riêng, con nuôi nào khác. Như vậy, hàng thừa kế
thứ nhất của cụ C3, cụ T5 gồm: Bà V, bà V1, bà B1, ông A, bà B2, ông T2 và ông
B.
[2.2] Về di sản thừa kế:
[2.2.1] Xét nguồn gốc thửa đất số 363, tờ bản đồ 08 tại thôn C, xã Đ, huyện
Y, tỉnh Vĩnh Phúc:
Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà, nguyên đơn và những người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà V, bà V1, bà B1, bà B2, ông T2 đều thừa nhận
di sản của cụ C3 và cụ T5 để lại là quyền sử dụng đất có diện tích 310m
2
(gồm
200m
2
đất ở, 110m
2
đất trồng cây lâu năm), thuộc thửa số 363, tờ bản đồ số 08 tại
C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc đã được UBND huyện Y cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ngày 20/9/1999 đứng tên ông Nguyễn Hữu B và ngày
16/8/2022 đã được cấp biến động sang tên anh Nguyễn Duy N1 là thửa số 17, tờ
bản đồ số 44, diện tích 306m
2
(gồm 200m
2
đất ở, 106m
2
đất trồng cây lâu năm).
Ngoài ra, di sản cụ C3 và cụ T5 để lại còn có ngôi nhà cấp 4 trên đất do các con
của hai cụ (trừ ông B) đứng ra xây dựng lại cho hai cụ vào năm 2005. Năm 2022,
tuy không được sự đồng ý của cả gia đình nhưng bị đơn ông B đã phá dỡ toàn bộ
tài sản do các cụ để lại để xây nhà mới như hiện trạng, hiện di sản của hai cụ chỉ
còn 01 bờ tường gạch đã cũ nên nguyên đơn ông A và người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan là bà V, bà V1, bà B1, bà B2, ông T2 chỉ đề nghị chia di sản thừa kế
là quyền sử dụng đất, không đề nghị chia di sản thừa kế đối với tài sản trên đất.
Quá trình giải quyết vụ án, TAND tỉnh Vĩnh đã tống đạt hợp lệ các văn bản
giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng đối với bị đơn ông B, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan bà N, anh N1 và chị H1, tuy nhiên họ đều từ chối nhận văn bản
và không có văn bản phản hồi hay có ý kiến gì đối với yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn.
14
Theo lời trình bày của đại diện UBND huyện Y thể hiện tuy không còn lưu
giữ được hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Hữu B nhưng UBND huyện
khẳng định việc cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo chủ trương chung của nhà
nước năm 1996, UBND xã Đ xác nhận nguồn gốc sử dụng đất được cấp đứng tên
ông B là ông cha để lại sử dụng ổn định, không có tranh chấp và được thể hiện
trên hồ sơ địa chính lưu giữ tại địa phương.
Theo tài liệu UBND xã Đ cung cấp thể hiện: Tại Đơn xin đăng ký quyền
sử dụng đất của ông Nguyễn Hữu B, do ông B kê khai thể hiện nguồn gốc sử
dụng là “T
2
cấp” tức “Tập thể cấp” nhưng địa phương khẳng định địa phương
không cấp đất cho ông B nên việc kê khai nguồn gốc đất của ông B tại Đơn xin
đăng ký quyền sử dụng đất là không đúng.
Căn cứ vào lời khai của nguyên đơn ông A, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan là bà V, bà V1, bà B1, bà B2, ông T2, cũng như những người làm chứng
nguyên là trưởng thôn Cổ Tích qua các thời kỳ từ năm 1982 cho đến nay là ông
Nguyễn Thế C, ông Nguyễn Văn C1, ông Nguyễn Văn L, ông Phạm Đình C2 và
lời khai của những người hàng xóm sinh sống lâu năm gần nhà ông B là bà Phạm
Thị V2, ông Nguyễn Văn T3, bà Nguyễn Thị D, bà Nguyễn Thị B3, ông Phạm
Hồng T4 đều trình bày: Nguồn gốc thửa đất số 363, tờ bản đồ 08 tại thôn C, xã Đ,
huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc là của cụ Nguyễn Hữu C3 và cụ Nguyễn Thị T5 được
cấp sau cải cách ruộng đất năm 1953-1954, hai cụ được chia nhà đất của địa chủ.
Đặc biệt, lời khai của ông Nguyễn Văn C1 là trưởng thôn từ năm 1989 đến năm
1994 và là hàng xóm với cụ C3, cụ T5, đồng thời ông C1 có mối quan hệ là anh
em đồng hao với bị đơn ông B (ông C1 lấy em gái bà N vợ ông B), hơn nữa theo
ông chính khẳng định bố mẹ ông C1 cũng thuộc diện được nhà nước cấp nhà đất
cùng gia đình cụ C3, bố mẹ ông C1 và cụ C3 được chia cùng ngôi nhà 05 gian,
mỗi nhà sử dụng một phần ngôi nhà, hai nhà sinh hoạt chung trong một sân, đến
năm 1988 khi nhà hư hỏng thì hai gia đình mới làm nhà riêng biệt. Từ khi được
cấp nhà đất, cụ C3 và cụ T5 vẫn sinh sống trên diện tích đất gia đình ông B đang
sử dụng cho đến khi hai cụ chết. Các con của cụ C3 và cụ T5 đều ở cùng hai cụ,
sau khi khôn lớn ra ở riêng chỉ còn ông B lấy vợ và ở cùng hai cụ. Đến khoảng
năm 1996-1997 thì ông B cùng vợ con ông B không ở cùng với hai cụ mà chuyển
sang bên nhà vợ ông B ở cùng thôn và sinh sống bên nhà vợ ông B, khi con gái
ông B lập gia đình riêng thì vợ chồng ông B tổ chức lễ cưới cho con gái ông B ở
bên nhà vợ ông B. Sau khi vợ chồng ông B cùng con cái ông B chuyển sang bên
nhà mẹ đẻ bà N sinh sống thì nhà của cụ C3 và cụ T5 đã xuống cấp nên ông A, bà
V, bà V1, bà B1, bà B2, ông T2 cùng vợ, chồng các ông bà trên đã xây lại nhà
cho hai cụ sinh sống. Quá trình làm nhà thì ông B ở bên nhà vợ không đóng góp
gì, sau khi làm xong đến khoảng năm 2007 thì gia đình ông B lại chuyển về ở
cùng cụ T5 trên căn nhà mà anh em ông B đã làm nhà cho hai cụ. Đến năm 2022
ông B dỡ ngôi nhà của hai cụ đã ở trước đó để xây nhà mới thì bắt đầu xảy ra
tranh chấp.
15
Do đó, Hội đồng xét xử có căn cứ xác định nguồn gốc thửa đất số 363, tờ
bản đồ 08 tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc là của cụ Nguyễn Hữu C3
và cụ Nguyễn Thị T5 được Nhà nước cấp sau cải cách ruộng đất năm 1954-1955.
[2.2.2] Xét hồ sơ địa chính qua các thời kỳ lưu giữ tại UBND xã Đ và thủ
tục cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất đang tranh chấp, thể hiện:
Về hồ sơ địa chính: Trước năm 1997, UBND xã Đ không lưu giữ được hồ
sơ quản lý đất đai.
Theo Bản đồ 299 và sổ mục kê lập ngày 20/10/1997, từ tờ số 7 đến số 10
có thông tin tại trang số 40 thể hiện thửa 363, tờ bản đồ 8, chủ sử dụng Nguyễn
Hữu B, diện tích 310m
2
, loại đất T (thổ cư).
Theo Sổ địa chính được xác nhận ngày 26/12/1999 thể hiện: Chủ sử dụng
Nguyễn Hữu B, vợ Nguyễn Thị N thường trú tại thôn C; ngày vào sổ 15/12/1996,
có đăng ký sử dụng đối với 11 thửa đất, trong đó có thửa đất số 363, tờ bản đồ 08,
địa danh tại Cổ Tích, diện tích 310m
2
, loại đất thổ cư, còn lại là 10 thửa đất nông
nghiệp.
Theo đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất của các trường hợp ông Nguyễn
Hữu B và vợ là Nguyễn Thị N, thôn C đã kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đối với 11 thửa đất trong đó có 01 thửa đất thổ cư và 10 thửa đất nông
nghiệp với tổng diện tích là 2.161m
2
tương ứng với được cấp cho 05 khẩu gồm:
vợ chồng ông B và 03 người con của ông B. Đơn có chữ ký “B” tại mục Chủ hộ
ký tên và được UBND xã xác nhận ngày 10/9/1996. Đồng thời có thể hiện thông
tin tại Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ sử dụng đất lập ngày
18/9/1999 thì ông Nguyễn Hữu B được cấp GCNQSDĐ đối với thửa 363, diện
tích 310m
2
và tại Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyển số 01 năm
1996 theo dõi đất nông nghiệp thì ông Nguyễn Hữu B đã được cấp đối với các
thửa đất nông nghiệp.
Ngoài ra, UBND xã Đ cung cấp hồ sơ địa chính đối với các thửa đất nông
nghiệp cụ Nguyễn Hữu C3 cấp theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính
phủ thể hiện:
Tại đơn đăng ký quyền sử dụng đất thể hiện tên người sử dụng Nguyễn Hữu
C3 kê khai đối với 04 thửa đất nông nghiệp với tổng diện tích là 825m
2
, tương
ứng với 02 khẩu gồm cụ C3 và cụ T5, nhưng chữ ký tại mục Chủ hộ ký tên là
“Nhàn” và được UBND xã xác nhận ngày 10/9/1996.
Tại Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyển số 01 năm 1996 theo
dõi đất nông nghiệp thể hiện chủ sử dụng ông Nguyễn Hữu C3 đã được cấp đối
với 04 thửa đất nông nghiệp trên.
- Về hồ sơ cấp GCNQSDĐ đối với thửa số 363, tờ bản đồ 08, diện tích
310m
2
tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu
cầu UBND huyện Y và Phòng lưu trữ lịch sử Sở Nội vụ tỉnh V cung cấp nhưng
16
các cơ quan đều trả lời không có hồ sơ lưu giữ mà chỉ cung cấp được hồ sơ địa
chính lưu tại UBND xã Đ như tài liệu mà xã Đ đã cung cấp nêu trên.
TAND tỉnh Vĩnh Phúc xác minh tại UBND xã Đ về trình tự thủ tục kê khai
và được UBND huyện Y cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn xã Đ tại thời điểm năm 1996 thì địa phương không nắm rõ được do những
cán bộ thời kỳ đó đã nghỉ. Đối với người trực tiếp lập hồ sơ địa chính thời kỳ đó
cũng như tiếp nhận hồ sơ của công dân để lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ là ông Phùng
Văn H2 - cán bộ địa chính thời kỳ đó, tuy nhiên ông H2 hiện nay đã chết. Địa
phương chỉ được biết thủ tục cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân thời
kỳ đó là trên cơ sở quy định của Luật Đất đai năm 1993. Trên cơ sở mẫu quy định
địa phương đã giao về cho các thôn để yêu cầu các hộ dân tự kê khai hay các hộ
dân đến UBND kê khai thì địa phương không nắm rõ được. Điều này phù hợp với
lời khai của nguyên đơn ông A tại phiên tòa sơ thẩm, ông A trình bày thời kỳ đó
cán bộ gọi tất cả người dân trong thôn ra Chùa C xem lại các thửa đất của nhà
mình có đúng không và ký vào đơn đăng ký quyền sử dụng đất. Khi đó cụ C3 và
cụ T5 đều già yếu nên vợ chồng ông B, bà N tự ý kê khai toàn bộ diện tích đất ở
và đất ruộng của hai cụ mà không được sự đồng ý của hai cụ, đồng thời đối với
GCNQSDĐ nông nghiệp của cụ C3 và cụ T5 được cấp thì hiện nay các ông bà
cũng mới biết và toàn bộ đất canh tác nông nghiệp của cụ C3 và cụ T5 g vẫn do
gia đình ông B canh tác. Bị đơn ông Nguyễn Hữu B không đến Tòa làm việc và
không có quan điểm trình bày cũng như không cung cấp được tài liệu, chứng cứ
nào thể hiện việc vợ chồng ông B được cụ C3 và cụ T5 tặng cho toàn bộ diện tích
đất đang tranh chấp để từ đó kê khai cấp GCNQSDĐ đứng tên ông B.
UBND xã Đ xác nhận về tình trạng chung khi UBND huyện Y cấp
GCNQSDĐ đối với đất thổ cư và đất nông nghiệp thì đều thể hiện cấp cho chủ sử
dụng là cá nhân người đứng ra kê khai, do đó Ủy ban nhân dân huyện Y cấp ngày
20/9/1999 đối với thửa số 363, tờ bản đồ 08, diện tích 310m
2
tại thôn C, xã Đ,
huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc mang tên ông Nguyễn Hữu B.
Do đó, Hội đồng xét xử có căn cứ khẳng định vào thời điểm kê khai quyền
sử dụng đất năm 1996, vợ chồng ông B bà N sinh sống cùng cụ C3 và cụ T5, do
đó đã tự kê khai đối với toàn bộ diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp của hai
cụ mà không có bất kỳ thủ tục nào thể hiện việc các cụ tặng cho ông B, bà N.
[2.2.3] Xét quá trình sử dụng đất:
Theo lời khai thừa nhận của nguyên đơn ông A, người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan là bà V, bà V1, bà B1, bà B2, ông T2 trong quá trình giải quyết vụ
án, đồng thời căn cứ vào lời khai của những người làm chứng, thể hiện:
Khi cụ C3 và cụ T5 kết hôn thì hai cụ ở chung cùng gia đình cụ C3, sau đó
cụ T5 sinh bà V, bà V1 và bà B1. Đến năm 1956, thì cụ C3 và cụ T5 được cấp
nhà đất theo chính sách cải cách ruộng đất, hai cụ được chia nhà đất của địa chủ
đã bị Nhà nước thu hồi trước đó.
17
Năm 1956, thì hai cụ sinh được ông B, lần lượt năm 1959 sinh được ông A,
năm 1962 sinh bà B2, năm 1966 sinh ông T2. Cụ C3, cụ T5 và 07 người con của
hai cụ đều sinh sống trên nhà và thửa thửa đất đang tranh chấp.
Năm 1957, bà V lấy chồng ở riêng với gia đình nhà chồng. Năm 1969, bà
V1 lấy chồng ở riêng với gia đình nhà chồng. Năm 1976, bà B1 lấy chồng ở riêng
với gia đình nhà chồng. Năm 1977, ông B lấy bà N, ở chung cùng cụ C3, cụ T5,
cùng các em là ông A, bà B2, ông T2. Năm 1981, bà B2 lấy chồng ở riêng với gia
đình nhà chồng. Năm 1982, ông A đi bộ đội về thì lấy vợ và ở chung cùng cụ C3,
cụ T5 và vợ chồng ông B, ông T2. Sau đó, vợ chồng ông A ở riêng tại 01 gian nhà
của cụ C3 được chia năm 1956 cùng trên thửa đất. Năm 1985, ông T2 đi bộ đội
đóng quân ở Thái Nguyên sau đó chuyển vào Bình Định sinh sống từ đó cho đến
nay. Cuối năm 1985, ông A được địa phương cấp đất theo diện nhà đông con, sau
đó ông A xây nhà trên thửa đất được cấp và đầu năm 1986 thì ông A chuyển ra ở
riêng trên thửa đất đó cho đến nay.
Năm 1997, do nhà chật chội nên vợ chồng ông B cùng các con ông B, bà N
chuyển sang đất của nhà bố mẹ vợ ông B ở cùng thôn. Đồng thời, ông T2 cũng
lấy vợ, cùng vợ sinh sống ở Bình Định.
Năm 2005, vợ chồng bà V, bà V1, bà B1, ông A, bà B2 và ông T2 cùng
đóng góp xây cho cụ C3, cụ T5 01 ngôi nhà cấp bốn 03 gian lợp ngói cùng công
trình phụ.
Năm 2007, khi cụ C3 ốm nặng thì ông B về để trông nom hai cụ đến khi cụ
C3 chết thì ông B cùng vợ là bà N, anh N1 về sinh sống cùng cụ T5 trên ngồi nhà
mà các anh em ông B đã xây cho cụ C3 và cụ T5 năm 2005.
Cuối năm 2014, cụ T5 chết. Vợ chồng và các con ông B vẫn tiếp tục sử
dụng toàn bộ diện tích đất và nhà của hai cụ.
Năm 2020, vợ chồng ông B sửa lại mái nhà, thay cửa.
Năm 2022, vợ chồng ông B phá toàn bộ ngôi nhà do các anh em xây cho
cụ C3, vụ Thộn năm 2005 để xây ngôi nhà 02 tầng và các công trình phụ trợ khác
trên đất như hiện trạng thì xảy ra tranh chấp.
Như vậy, tại thời điểm ông B kê khai cấp GCNQSDĐ năm 1996 thì vợ
chồng ông B, bà N vẫn đang sinh sống cùng cụ C3 và cụ T5. Khi đó cụ C3 76
tuổi, còn cụ T5 75 tuổi. Tại Đơn đăng ký quyền sử dụng đất do địa phương cung
cấp thể hiện ông B đã đứng ra kê khai và đề nghị cấp GCNQSDĐ đối với quyền
sử dụng là thửa đất thổ cư có nguồn gốc của cụ C3, cụ T5 được chia năm 1955,
đồng thời kê khai với 10 thửa đất nông nghiệp mà vợ chồng ông B và các con ông
B được chia theo Nghị định 64; bà N vợ ông B đã đứng ra kê khai và đề nghị cấp
GCNQSDĐ cho cụ C3 đối với 04 thửa đất nông nghiệp mà cụ C3, cụ T5 được
chia theo Nghị định 64. Căn cứ đơn kê khai quyền sử dụng đất nêu trên, UBND
xã đã tổng hợp, lập hồ sơ và đề nghị UBND huyện Y cấp GCNQSDĐ cho ông B
và cho cụ C3.
18
Tại thời điểm ông B được UBND huyện Y cấp GCNQSDĐ thì ông B cùng
vợ con không còn trực tiếp sinh sống trên thửa đất nêu trên mà đã chuyển sang ở
đất của gia đình vợ ông B, còn cụ C3 và cụ T5 vẫn trực tiếp quản lý, sử dụng đối
với thửa đất, thực hiện quyền của người sử dụng đất là xây nhà trên đất. Tại thời
điểm ông B kê khai và đề nghị cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 363, tờ bản đồ
số 8 thì cụ C3 và cụ T5 không có bất kỳ văn bản nào thể hiện ý chí tặng cho ông
Bình quyền sử dụng đất nêu trên. Vì vậy, ông B chưa có quyền sử dụng hợp pháp
đối với thửa đất số 363, tờ bản đồ số 8.
[2.2.4] Vì vậy, Hội đồng xét xử xác định di sản của cụ Nguyễn Hữu C3 và
cụ Nguyễn Thị T5 để lại là quyền sử dụng thửa đất số 363, tờ bản đồ 08 (Bản đồ
299) nay là thửa số 17, tờ bản đồ 47 (bản đồ VN2000) tại thôn C, xã Đ, huyện Y,
tỉnh Vĩnh Phúc. Tài sản trên đất hai cụ để lại nguyên đơn xác định ông B đã phá
dỡ năm 2022 để xây lại các công trình trên đất như hiện nay, hiện chỉ còn 01 bờ
tường rào đã cũ nên nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt
tại phiên toà không đề nghị xem xét chia di sản thừa kế đối với tài sản trên đất của
cụ C3 và cụ T5 để lại, chỉ yêu cầu Toà án chia di sản của cụ C3 và cụ T5 để lại là
quyền sử dụng đất tại thửa số 363, tờ bản đồ 08 (Bản đồ 299) nay là thửa số 17,
tờ bản đồ 47 (bản đồ VN2000) tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc do đó
Hội đồng xét xử không xem xét đối với di sản là tài sản trên đất.
[2.2.5] Theo kết quả xem xét thẩm định tại chỗ ngày 17/8/2023 thì thửa số
363, tờ bản đồ 08 (Bản đồ 299) nay là thửa số 17, tờ bản đồ 47 (bản đồ VN2000)
có diện tích là 303,8m
2
(giảm 6,2m
2
so với GCNQSDĐ cấp cho ông B và giảm
2,2m² so với GCNQSDĐ cấp cho anh N1). UBND xã Đ khẳng định lý do diện
tích hiện trạng sử dụng đất giảm là do sai số trong đo đạc. Do đó, xác định quyền
sử dụng đất là di sản của C3 và cụ T5 để lại có diện tích theo kết quả xem xét
thẩm định tại chỗ là 303,8m
2
(gồm 200m
2
đất ở và 103,8m
2
đất trồng cây lâu năm).
Trên đất diện tích đất tranh có các tài sản do gia đình ông B tạo dựng gồm
có: 01 ngôi nhà hai tầng có tổng diện tích xây dựng 220m
2
; 01 quán bán hàng diện
tích 54,6m
2
; 01 chuồng gà + bếp củi lợp ploximang diện tích 28m
2
; 01 sân lát
gạch đỏ diện tích 44m
2
; 02 trụ cổng và 02 cánh cổng sắt; 01 đoạn tường rào xây
bổ trụ dài 4,65m; 01 đoạn tường xây gạch đã cũ dài 4,65m; 01 cây na.
[2.3] Về phân chia di sản thừa kế:
Cụ C3 và cụ T5 chết đều không để lại di chúc. Do đó, di sản của hai cụ
được chia theo pháp luật.
Về nguyên tắc di sản của cụ C3 và cụ T5 được chia đều cho các đồng thừa
kế là 07 người con của cụ C3 và cụ T5, gồm: ông Nguyễn Hữu A, ông Nguyễn
Hữu B, bà Nguyễn Thị V, bà Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị B1, bà Nguyễn Thị
B2, ông Nguyễn Hữu T2. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều
thừa nhận sau khi cụ C3 và cụ T5 chết, ông B là người trực tiếp sử dụng, duy trì,
quản lý khối tài sản của các cụ để lại. Do vậy, cần xem xét trích một phần di sản
để tính công sức duy trì, tôn tạo tài sản của cụ C3 và cụ T5 để lại cho ông B, cụ
19
thể cần trích công sức cho ông B tương ứng với 01 suất thừa kế. Do đó, di sản của
cụ C3 và cụ T5 để lại là quyền sử dụng đất có diện tích 303,8m
2
(trong đó 200m
2
đất ở và 103,8m
2
đất trồng cây lâu năm) trị giá 2.430.400.000 đồng (theo kết quả
của Hội đồng định giá 8.000.000 đồng/01m
2
), được chia thành 08 suất (gồm 07
suất thừa kế và 01 suất công sức), mỗi suất được chia là 37,975m
2
(trong đó 25m
2
đất ở và 12,975m
2
đất trồng cây lâu năm) trị giá 303.800.000 đồng.
Cụ thể ông Nguyễn Hữu A, ông Nguyễn Hữu B, bà Nguyễn Thị V, bà
Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị B1, bà Nguyễn Thị B2, ông Nguyễn Hữu T2 và
ông Nguyễn Hữu B mỗi người được chia kỷ phần thừa kế là 37,975m
2
(trong đó
25m
2
đất ở và 12,975m
2
đất trồng cây lâu năm)
trị giá 303.800.000 đồng. Ngoài
ra, ông B được trích 01 suất công sức nên tổng ông B được chia là 75,95m
2
(trong
đó 50m
2
đất ở và 25,95m
2
đất trồng cây lâu năm) trị giá 607.600.000 đồng.
Quá trình giải quyết vụ án, ông A, bà V, bà V1, bà B1, bà B2, ông T2 đề
nghị phân chia di sản bằng hiện vật. Đối với toàn bộ kỷ phần ông A, bà V, bà V1,
bà B1, bà B2 được chia, các ông bà tự nguyện tặng cho ông T2, các ông bà không
yêu cầu ông T2 phải thanh toán giá trị kỷ phần được chia. Trường hợp phải thanh
toán tiền đối với tài sản trên đất cho ông B thì các đương sự đều thống nhất ông
T2 có nghĩa vụ thanh toán cho gia đình ông B. Xét nguyện vọng của ông A, bà V,
bà V1, bà B1, bà B2 thống nhất tặng cho toàn bộ phần di sản được hưởng cho ông
T2 là tự nguyện, phù hợp quy định của pháp luật nên được chấp nhận. Do đó, ông
T2 được hưởng 06 suất thừa kế = 227,85m
2
(trong đó 150m
2
đất ở và 77,85m
2
đất
trồng cây lâu năm) có trị giá 1.822.800.000 đồng.
Căn cứ theo hiện trạng quyền sử dụng đất cũng như thực trạng ông B đã
xây dựng ngôi nhà 02 tầng kiên cố trên thửa đất thì cần chia di sản cho ông B
được hưởng bằng hiện vật là quyền sử dụng đất có diện tích 145,5m
2
(trong đó
100m
2
đất ở và 45,5m
2
đất trồng cây lâu năm) trị giá 1.164.000.000 đồng, được
giới hạn bởi các điểm 1,2,3,4,5,5A,12A,13,1. Trên đất được chia có tài sản do gia
đình gia đình ông B xây dựng gồm: 01 nhà 02 tầng, sân gạch và tường rào xây
gạch (Có sơ đồ chi tiết kèm theo).
Chia cho ông T2 diện tích đất 158,3m
2
(trong đó 100m
2
đất ở và 58,3m
2
đất
trồng cây lâu năm) trị giá 1.266.400.000 đồng, được giới hạn bởi các điểm
6,7,8,9,10,11,12,12A,5A,6. Trên đất có tài sản do gia đình ông B xây dựng có
tổng gị giá là 56.277.500đồng, gồm: 01 quán bán hàng trị giá 154.600.000 đồng;
01 chuồng gà + bếp củi trị giá 1.000.000 đồng; 8m
2
sân gạch đỏ trị giá 240.000
đồng; tường rào xây gạch bổ trụ trị giá 437.500đồng; 01 cây na trị giá 350.000
đồng (Có sơ đồ chi tiết kèm theo).
Do ông B được hưởng di sản và công sức duy trì, tôn tạo di sản có tổng trị
giá 607.600.000 đồng, nên ông B phải thanh toán giá trị chênh lệch kỷ phần thừa
kế được hưởng cho ông T2 là 1.164.000.000 đồng - 607.600.000 đồng =
556.400.000 đồng.
20
Ông T2 phải thanh toán giá trị tài sản trên diện tích đất được chia cho ông
B là 56.277.500đồng.
Đối trừ số tiền ông B phải thanh toán cho ông T2 và ông T2 phải thanh toán
cho ông B thì cần buộc ông B phải thanh toán cho ông T2 là 556.400.000 đồng -
56.277.500đồng = 500.122.500đồng. Tuy nhiên, tại phiên toà ông T2 tự nguyện
không yêu cầu ông B phải thanh toán cho ông T2 số tiền trên, nguyện vọng của
ông T2 là tự nguyện, không trái với quy định pháp luật do đó Hội đồng xét xử ghi
nhận sự tự nguyện của ông T2 đối với việc ông T2 không yêu cầu ông B phải
thanh toán số tiền chênh lệch là 500.122.500đồng.
[3] Xét yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Hữu A đề nghị hủy GCNQSDĐ
do Ủy ban nhân dân huyện Y cấp ngày 20/9/1999 cho ông Nguyễn Hữu B và
GCNQSDĐ do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp ngày 16/8/2022 cho anh
Nguyễn Duy N1, Hội đồng xét xử thấy rằng:
Như nhận định tại mục [2] nêu trên, thì khi làm thủ tục đề nghị cấp
GCNQSDĐ, ông B đã tự ý kê khai toàn bộ diện tích đất của cụ Nguyễn Hữu C3
và cụ Nguyễn Thị T5 trong khi hai cụ vẫn còn đang sinh sống trên đất và chưa có
bất kỳ văn bản nào thể hiện ý chí tặng cho quyền sử dụng đất cho ông B, nên đối
tượng được cấp GCNQSDĐ chưa đúng quy định của pháp luật. Hội đồng xét xử
đã chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của ông A. Do đó, cần chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của ông A đề nghị hủy GCNQSDĐ do Ủy ban nhân dân huyện Y cấp ngày
20/9/1999 cho ông Nguyễn Hữu B. Đồng thời, do ông B không có quyền sử dụng
đất hợp pháp đối với thửa đất số 363, tờ bản đồ 08 (Bản đồ 299) nay là thửa số
17, tờ bản đồ 47 nên ông B chưa có quyền định đoạt đối với thửa đất nêu trên. Vì
vậy, ngày 18/8/2922, ông B và bà N làm Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
về việc cho anh N1 được quyền sử dụng thửa số 17, tờ bản đồ 47 là không hợp
pháp dẫn đến ngày 16/8/2022 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp
GCNQSDĐ cho anh N1 được quyền sử dụng đất đối với thửa số 17, tờ bản đồ 47
là chưa bảo đảm quy định của pháp luật. Do đó, cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của ông A đề nghị huỷ GCNQSDĐ do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp
ngày 16/8/2022 cho anh N1.
[4] Ông Nguyễn Hữu B và ông Nguyễn Hữu T2 có quyền liên hệ với cơ
quan có thẩm quyền làm thủ tục để được cấp GCNQSDĐ.
[5] Về chi phí tố tụng: Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa nguyên
đơn tự nguyện nộp và chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản,
không yêu cẩu Toà án xem xét, giải quyết nên Hội đồng xét xử không xem xét,
giải quyết.
[6] Về án phí dân sự sơ thẩm:
Ông Nguyễn Hữu A, bà Nguyễn Thị V, bà Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị
B1, bà Nguyễn Thị Bàn L1 người cao tuổi (trên 60 tuổi) và có đơn đề nghị xin
miễn án phí nên được miễn án phí.
21
Ông Nguyễn Hữu T2 phải chịu án phí đối với phần di sản được chia có trị
giá 303.800.000 đồng là 15.190.000 đồng (5% x 303.800.000 đồng).
Ông Nguyễn Hữu B là người cao tuổi nhưng ông B không đến toà làm việc,
không có đơn xin miễn án phí nên ông B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với
phần di sản được chia và phần được trích công sức quản lý, tôn tạo di sản có trị
giá 607.600.000 đồng là 28.304.000 đồng (20.000.000 đồng + 4% x 207.600.000
đồng).
[7] Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại phiên
tòa là có căn cứ nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Điều 26, Điều 34, Điều 147, Điều 157, Điều 165, Điều 177, Điều
227, 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 32 Luật Tố tụng hành chính; các
điều 611, 612, 613, 623; Điều 649; điểm a khoản 1 Điều 650; điểm a khoản 1 Điều
651, Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/NQ-
UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Hữu A.
1. Xác định cụ Nguyễn Hữu C3 chết năm 2007, cụ Nguyễn Thị T5 chết
năm 2014, hai cụ đều không để lại di chúc. Di sản của cụ C3, cụ T5 để lại là quyền
sử dụng đất thuộc thửa số 363, tờ bản đồ 08 (Bản đồ 299) nay là thửa số 17, tờ
bản đồ 47 (bản đồ VN2000), diện tích 303,8m
2
(trong đó 200m
2
đất ở và 103,8m
2
đất trồng cây lâu năm)t ại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Trích 01 suất thừa kế tương ứng 37,975m
2
(trong đó 25m
2
đất ở và
12,975m
2
đất trồng cây lâu năm) trong khối di sản của cụ Nguyễn Hữu C3 và cụ
Nguyễn Thị T5 cho ông Nguyễn Hữu B về công tôn tạo, duy trì, bảo quản di sản.
3. Di sản của cụ Nguyễn Hữu C3 và cụ Nguyễn Thị T5 còn lại là 265,825m
2
(trong đó 175m
2
đất ở và 90,825m
2
đất trồng cây lâu năm).
4. Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Hữu C3 và cụ Nguyễn
Thị T5 gồm có: Bà Nguyễn Thị V, bà Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị B1, bà
Nguyễn Thị B2, ông Nguyễn Hữu B, ông Nguyễn Hữu A và ông Nguyễn Hữu T2.
5. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Hữu A, bà Nguyễn Thị V, bà
Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị B1 và bà Nguyễn Thị Bàn T7 cho ông Nguyễn
Hữu T2 kỷ phần thừa kế của ông A, bà V, bà V1, bà B1 và bà B2 được hưởng.
6. Chia cho ông Nguyễn Hữu B được quyền sử dụng diện tích 145,5m
2
(trong đó 100m
2
đất ở và 45,5m
2
đất trồng cây lâu năm), trị giá 1.164.000.000
đồng, nằm trong ranh giới được giới hạn bởi các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 5A, 12A, 13,
1, trong đó cạnh 1-2 dài 7,6m giáp đất ông N2; cạnh 2-3 dài 15,78m; cạnh 3-4 dài
0,19m; cạnh 4-5 dài 2,74m đều giáp đất ông C1; cạnh 5-5A dài 8m giáp đường
22
trục thôn; cạnh 5A-12A dài 15,58m giáp đất giao ông T2; cạnh 12A-13 dài 0,14m;
cạnh 13-1 dài 3,52m đều giáp đường ngõ. Trên đất có tài sản do gia đình ông B
xây dựng như: 01 nhà 02 tầng, sân gạch đỏ, tường gạch.
7. Chia cho ông Nguyễn Hữu T2 được quyền sử dụng diện tích 158,3m
2
(trong đó 100m
2
đất ở và 58,3m
2
đất trồng cây lâu năm) trị giá 1.266.400.000
đồng), nằm trong ranh giới được giới hạn bởi các điểm
6,7,8,9,10,11,12,12A,5A,6, trong đó cạnh 6-7 dài 11,76m; cạnh 7-8 dài 1,92m;
cạnh 8-9 dài 1,42m; cạnh 9-10 dài 0,54m; cạnh 10-11 dài 1,12m; cạnh 11-12 dài
0,57m; cạnh 12-12A dài 7,7m đều giáp đường ngõ; cạnh 12A-5A dài 15,58m giáp
đất giao ông B; cạnh 5A-6 dài 9,71m giáp đường trục thôn. Trên đất có tài sản là
do gia đình ông B xây dựng gồm: 01 quán bán hàng; 01 chuồng gà + bếp củi; 01
phần sân gạch đỏ; 01 đoạn tường rào xây gạch bổ trụ, 01 cây na (trị giá 56.277.500
đồng).
(Có sơ đồ chi tiết kèm theo).
8. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Hữu T2 về việc không yêu cầu
ông Nguyễn Hữu B phải thanh toán số tiền chênh lệch kỷ phần tài sản được chia
là 500.122.500 đồng (Năm trăm triệu, một trăm hai mươi hai nghìn, năm trăm
đồng) cho ông T2.
9. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ 0295/QSDĐ do Ủy
ban nhân dân huyện Y cấp ngày 20/9/1999 đứng tên ông Nguyễn Hữu B, được
quyền sử dụng thửa đất số 363, tờ bản đồ 08, diện tích 310m
2
tại thôn C, xã Đ,
huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc; huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA342377
do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh V cấp ngày 16/8/2022 đứng tên anh Nguyễn
Duy N1, được quyền sử dụng thửa đất số 17, tờ bản đồ 47, diện tích 306m
2
(trong
đó 200m
2
đất ở và 106m
2
đất trồng cây lâu năm) tại thôn C, xã Đ, huyện Y, tỉnh
Vĩnh Phúc.
Ông Nguyễn Hữu B, ông Nguyễn Hữu T2 có quyền đến cơ quan có thẩm
quyền để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật.
10. Về chi phí tố tụng: Ghi nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Hữu A về
việc toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản (đã chi phí
xong).
11. Về án phí dân sự sơ thẩm:
+ Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông Nguyễn Hữu A, bà Nguyễn Thị V,
bà Nguyễn Thị V1, bà Nguyễn Thị B1 và bà Nguyễn Thị B2.
+ Ông Nguyễn Hữu B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với kỷ phần thừa
kế được chia và công sức được trích là 28.304.000 đồng (Hai mươi tám triệu, ba
trăm linh bốn nghìn đồng).
23
+ Ông Nguyễn Hữu T2 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với kỷ phần
thừa kế được chia là 15.190.000 đồng (Mười lăm triệu, một trăm chín mươi nghìn
đồng).
12. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2
Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án
dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi
hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự;
thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án
dân sự.
13. Đương sự có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
tuyên án, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày
nhận được bản án hoặc được tống đạt hợp lệ./.
Nơi nhận:
- VKSND tỉnh Vĩnh Phúc;
- Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các đương sự;
- Lưu: HS, VP.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(đã ký)
Nguyễn Thị Thu Hà
24
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 25/05/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
2
Ban hành: 21/05/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
3
Ban hành: 08/05/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
4
Ban hành: 07/05/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
5
Ban hành: 06/05/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
6
Ban hành: 21/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
7
Ban hành: 18/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
8
Ban hành: 17/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
9
Ban hành: 17/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
10
Ban hành: 16/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
11
Ban hành: 15/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
12
Ban hành: 14/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
13
Ban hành: 14/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
14
Ban hành: 09/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
15
Ban hành: 09/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
16
Ban hành: 04/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
17
Ban hành: 03/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
18
Ban hành: 01/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
19
Ban hành: 31/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
20
Ban hành: 31/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm