Bản án số 64/2024/DS-PT ngày 25/07/2024 của TAND tỉnh Hải Dương về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 64/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 64/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 64/2024/DS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 64/2024/DS-PT ngày 25/07/2024 của TAND tỉnh Hải Dương về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Hải Dương |
Số hiệu: | 64/2024/DS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 25/07/2024 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Ông Nguyễn Quang V khởi kiện ông Nguyễn Văn T tranh chấp thừa kế tài sản |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản

1
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
Bản án số: 64/2024/DS-PT
Ngày: 25 - 7 -2024
V/v tranh chấp thừa kế tài sản và
tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Ông Trần Hữu Hiệu.
Các Thẩm phán: Ông Bùi Đăng Huy, bà Phạm Thúy Hằng
- Thư ký phiên toà: Bà Vũ Thị Thu Trang - Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh
Hải Dương.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương tham gia phiên tòa:
Ông Nguyễn Văn Tưởng - Kiểm sát viên.
Ngày 25 tháng 7 năm 2024, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương, xét
xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 22/2024/TLPT-DS ngày 11 tháng
4 năm 2024 về tranh chấp thừa kế tài sản và giao dịch chuyển quyền sử dụng đất;
do Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2024/DS-ST ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Tòa
án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương bị kháng cáo; theo Quyết định đưa
vụ án ra xét xử phúc thẩm số 58/2024/QĐXX-PT ngày 27 tháng 6 năm 2024 giữa
các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Quang V, sinh năm 1950; địa chỉ: Thôn T, xã
V, huyện T, tỉnh Hải Dương; có mặt.
2. Bị đơn: Ông Nguyễn Duy T, sinh năm 1954; địa chỉ: Thôn H, xã T, huyện
T, tỉnh Hải Dương; có mặt.
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Anh Nguyễn Duy Đ, sinh năm
1988; địa chỉ: Khu T, phường P, thành phố U, tỉnh Quảng Ninh; có mặt.
3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
3.1. Ông Nguyễn Viết H, sinh năm 1946 và bà Nguyễn Thị L, sinh năm
1953; địa chỉ: Thôn C, xã Q, huyện A, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.
3.2. Bà Nguyễn Thị T1, sinh năm 1948 và ông Đinh Minh C, sinh năm
1949; địa chỉ: Số A H, thị trấn Y, huyện G, thành phố Hà Nội; có mặt bà T1, vắng
mặt ông C.
2
3.3. Ông Nguyễn Minh L1, sinh năm 1950 và bà Trần Thị L2, sinh năm
1972; địa chỉ: Tổ A, khu V, M, thị xã Đ, tỉnh Quảng Ninh; vắng mặt.
3.4. Ông Nguyễn Mạnh T2, sinh năm 1960 và bà Nguyễn Thị H1, sinh năm
1963; địa chỉ: Số B H, thị trấn Y, huyện G, thành phố Hà Nội; có mặt ông T2,
vắng mặt bà H1.
3.5 Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1965 và ông Nguyễn Văn H2, sinh năm
1963; địa chỉ: Thôn T, xã T, huyện T, tỉnh Hải Dương; có mặt bà B, vắng mặt ông
H2.
3.6. Bà Đoàn Thị G, sinh năm 1955 và anh Nguyễn Trường S, sinh năm
1986; địa chỉ: Thôn H, xã T, huyện T, tỉnh Hải Dương; vắng mặt.
3.7. Bà Nguyễn Thị G1, sinh năm 1943; địa chỉ: Thôn T, xã V, huyện T,
tỉnh Hải Dương; vắng mặt.
3.8. Ông Nguyễn Đức U, sinh năm 1971 và bà Đặng Thị H3, sinh năm
1975; địa chỉ: Xã T, huyện T, tỉnh Hải Dương; vắng mặt.
3.9. Ông Phạm Văn Y, sinh năm 1970 và bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1970;
địa chỉ: Thôn D, xã T, thành phố H, tỉnh Hải Dương; có mặt.
3.10. Ông Phạm Văn C1, sinh năm 1981 và bà Lê Thị T3, sinh năm 1995;
địa chỉ: Thôn T, xã T, huyện T, tỉnh Hải Dương; vắng mặt.
3.11. Ông Hồ Văn T4, sinh năm 1967 và bà Nguyễn Thanh B1, sinh năm
1971; địa chỉ: Thôn P, xã G, thành phố H, tỉnh Hải Dương; vắng mặt.
3.12. Ông Phạm Đức P, sinh năm 1984 và bà Nguyễn Thị S1, sinh năm
1992; địa chỉ: Xã T, huyện T, tỉnh Hải Dương; vắng mặt.
Người đại diện theo uỷ quyền của ông T2, ông L1, bà B, bà L2, bà T1, ông
C, bà H1, bà G1, ông H2: Ông Nguyễn Quang V.
Người đại diện theo uỷ quyền của ông H, bà L, bà G, anh S: Ông Nguyễn
Duy T.
4. Người kháng cáo: Ông Nguyễn Quang V.
Bản án sơ thẩm không bị kháng nghị.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
1. Nguyên đơn đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền của các ông bà
B, L1, T2, T1, G1, L2, H1, C, H2 và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
các ông bà B, L1, T2, T1 trình bày:
Cụ Nguyễn Thị B2 (chết năm 2012) và cụ Nguyễn Văn H4 (chết năm 1984)
có 07 con chung gồm: Nguyễn Việt H5; Nguyễn Thị T1, Nguyễn Quang V,
Nguyễn Minh L1, Nguyễn Duy T, Nguyễn Mạnh T2 và Nguyễn Thị B. Ngoài ra
hai cụ không có riêng, con nuôi nào khác.
Trong quá trình chung sống hai cụ tạo lập khối tài sản chung là thửa đất số
47, 49, 50, tờ bản đồ số 30 tại thôn H, xã T, huyện T, tỉnh Hải Dương (số thửa, tờ
3
bản đồ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Ngày 18/6/2007, UBND huyện
T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ Nguyễn Thị Bờ . Trên đất
hiện nay còn 01 cây bưởi, 01 giếng nước, sân cạnh nhà thờ, bê tông lối đi vào là
tài sản của cụ B2. Sau khi cụ H4 chết, cụ B2 là người trực tiếp sử dụng thửa đất
và sống tại nhà ở cấp 4 của cụ ở giữa thửa đất. Ông T là người sinh sống cùng cụ
B2 đến khi lập gia đình thì xây nhà ở trên một phần thửa đất. Sau khi cụ B2 chết,
phần diện tích đất ở giữa trước đây có 01 nhà cụ B2 ở, các con của cụ tập trung
lại xây dựng 01 nhà thờ, sân, bán mái lợp tôn để sử dụng chung như hiện nay.
Toàn bộ thửa đất do ông T tiếp tục trông coi, quản lý thửa đất.
Hai cụ chết không để lại di chúc. Sau khi cụ H4 chết, năm 1987, khi cụ B2
nói cho đất các con trai, lập sơ đồ phân chia đất ông V không có mặt ở nhà, không
tham gia họp phân chia đất nhưng sau đó ông được xem sơ đồ phân chia đất, chia
vị trí theo sơ đồ cho 5 người con trai (chia thành 5 vị trí đánh số từ 1- 5) và 01
phần ở giữa có nhà, ao của cụ B2 sau này là nơi thờ cúng cụ thể:
Vị trí số 3, diện tích 264m2 giao cho ông V sử dụng có cạnh phía Bắc giáp
đường nhựa liên thôn và cạnh phía Đông giáp đường bê tông xóm, cạnh phía Tây
giáp bờ đất, cạnh phía Nam giáp lối đi vào thửa đất. Trong quá trình sử dụng, ông
V là người san lấp phần ao, xây dựng nhà, công trình để ở, trồng 05 cây vải giáp
bờ ao (hiện còn lại 03 cây), làm kè ao 01 mặt giáp đất của ông. Năm 2005, tuy
ông V chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã chuyển
nhượng lại diện tích vị trí đất này cùng toàn bộ tài sản trên đất cho ông T, giá
chuyển nhượng là 28.000.000đồng. Giấy tờ chỉ có một mình ông V ký ngoài ra
không có anh chị em, cụ B2 ký. Diện tích đất tại vị trí này trước đây đo thủ công
nên có sự thay đổi so với diện tích khi tiến hành đo đạc hiện trạng. Sau khi nhận
chuyển nhượng, ông T trồng cây cối trên đất và ông T cũng chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phần diện tích đất chia cho ông T2 là vị trí số 5, diện tích 299m2, cạnh phía
Bắc giáp đường nhựa, cạnh phía Đông giáp bờ đất, cạnh phía Tây giáp với đất gia
đình ông P1, cạnh phía Nam giáp với vị trí đất của ông H5. Ông H5 sử dụng vị trí
đất số 4, diện tích 221m2, cạnh phía Bắc giáp đất ông T2, cạnh phía Đông giáp
bờ đất, cạnh phía Tây giáp gia đình ông P1, cạnh phía Nam giáp phần đất cụ B2
sử dụng. Sau đó ông T2 và ông H5 đổi cho nhau theo chiều dọc của đất, để cả hai
thửa đất có cạnh giáp ranh phía Bắc giáp đường nhựa. Ông H5 chuyển sang vị trí
giáp đất ông V. Sau đó, ông T2 xây dựng móng nhà, tường bao 04 mặt xung quanh
nhưng không trực tiếp sử dụng đất để ông T là người trồng cây trên đất.
Vị trí số 1 của sơ đồ phân chia trên chia cho ông L1, diện tích 264m2, cạnh
phía Bắc giáp lối đi, cạnh phía Đông giáp đường bê tông xóm, cạnh phía Tây giáp
vị trí số 2 ông T sử dụng, cạnh phía Nam giáp gia đình ông T5. Ông L1 không
trực tiếp sử dụng phần đất này mà ông T sử dụng trồng cây, làm hàng rào sắt.
Vị trí số 2 phân chia cho ông T sử dụng, diện tích 204,5m2, cạnh phía Đông
giáp với vị trí số 1 và ngõ đi, cạnh phía Bắc giáp đất cụ B2 sử dụng, cạnh phía
Nam giáp ông T5, cạnh phía Tây giáp hàng xóm. Trên đất hiện có các công trình
xây dựng nhà mái bằng, sân, bể nước, nhà tắm, nhà vệ sinh, chuồng chăn nuôi,
4
bếp, lán tôn là phần đất ông T sử dụng nhiều năm nay. Tường bao cạnh phía Nam
của thửa đất sau công trình của ông T, sau nhà thờ; cổng, trụ cổng, tường bao cạnh
phía Tây của thửa đất kéo từ vị trí giáp với thửa 47/1 đến hết cạnh giáp đường bê
tông xóm phía Đông đều là tài sản của ông T.
Theo phía nguyên đơn sơ đồ năm 1987 thể hiện vị trí chia đất cho 05 người
con trai, phần của cụ B2 nhưng không có đầy đủ các chữ ký, không có mặt các
con là hàng thừa kế của cụ H4, không lập biên bản họp gia đình; đất chỉ chia cho
các con trai còn hai con gái là bà B, bà T1 chưa được hưởng di sản của hai cụ; thủ
tục chưa thực hiện hợp pháp theo quy định. Đến năm 2007, cụ B2 được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ thửa đất có nguồn gốc của cụ B2, cụ H4
bao gồm các phần đã phân chia cho các con trai nhưng không ai có ý kiến thắc
mắc. Sau đó, năm 2012, cụ Bờ tặng cho ông H5 một phần diện tích đất trong khối
tài sản của hai cụ, ông H5 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mọi
người đều biết nhưng không ai có ý kiến tranh chấp. Trên thửa đất 47/1 có tường
bao phía Đông, phía Nam của thửa đất là tài sản của chủ sử dụng và trồng một số
cây chuối. Sau đó, ông H5 chuyển nhượng cho ông U, bà H3. Thửa đất này hiện
nay được chuyển nhượng qua nhiều người, phía nguyên đơn không xác định được
ai là người đứng tên chủ sử dụng. Ông V là người san lấp ao (theo Giấy chứng
nhận là thửa số 50) nằm trên vị trí đất ông V chuyển nhượng cho ông T cụ thể
diện tích ông V không nhớ được chỉ biết san lấp 03 tàu cát thuê của ông Hoàng
Quang B3, khối lượng khoảng 150 khối. Tại vị trí đất ông T đang sử dụng giáp
đất ông T5 có 01 rãnh nước dài khoảng 20m, rộng khoảng vài mét, ông T là người
san lấp. Tại vị trí đất chia cho ông L1, khi cụ B2 còn sống thì ông L1, bà B, cụ B2
cùng san lấp.
Các ông bà phía nguyên đơn được xem văn bản là bản sao chụp biên bản
họp gia đình bà B2 và dòng họ Nguyễn ngày 03/8/2012, “văn bản cách giải quyết
của V, nguyễn quang vĩnh” do ông H5 cung cấp, xác định gia đình không tổ chức
họp về việc phân chia đất cát, không có mặt các ông bà, không ký; tại biên bản
họp không có chữ ký của ông V, ông V không ký vào văn bản giải quyết. Các ông
bà từ chối quyền trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết trong văn bản họp gia đình
trên. Ngoài hai văn bản này, hai cụ chết không để lại di chúc, không có văn bản
phân chia nào khác. Vì vậy, các ông bà không thừa nhận hai văn bản nêu trên, xác
định thửa đất của cụ B2, cụ H4 chưa được phân chia, đề nghị chia di sản thừa kế
theo quy định pháp luật. Đối với giao dịch chuyển nhượng giữa ông T và ông V
vào năm 2005, ông V yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu pháp
lý của giao dịch vô hiệu vì chưa đảm bảo thủ tục theo quy định pháp luật, đất là
có nguồn gốc của cụ B2, cụ H4 nên các ông tự ý chuyển nhượng cho nhau là
không hợp pháp, hai ông cũng chưa được cấp giấy, lúc đó ông nghĩ đất của bố mẹ
ông đang sử dụng không có nhu cầu sử dụng thì ông chuyển nhượng cho ông T
để ông T sử dụng. Ông H5 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích
đất nằm trong thửa đất là tài sản chung của cụ H4, cụ B2 vào năm 2012. Năm
2013, ông H5 đã chuyển nhượng cho ông U, bà H3. Nay ông H5 trình bày xin
nhận kỷ phần của hai cụ nếu yêu cầu chia di sản thừa kế được chấp nhận. Vì vậy,
ông đề nghị tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông H5
5
và ông U vô hiệu, không yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho
ông H5 cũng như cho người sử dụng đất hiện nay, không đề nghị đối với giao dịch
dân sự khác liên quan đến thửa đất. Thời điểm ông H5 làm thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thì cụ B2 vẫn còn sống. Đối với trị giá san lấp do không
xác định được diện tích cũng như khối lượng nên phía nguyên đơn đề nghị xem
xét trị giá san lấp một cách hợp lý theo quy định pháp luật. Các ông bà không trực
tiếp sinh sống trên thửa đất, ngoài tài sản như đã trình bày ở trên thì không có tài
sản nào khác. Nhà thờ chung được xây dựng bằng nguồn tiền của các anh chị em
(trừ ông H5) nhưng nay các ông bà có nguyện vọng để cho tất cả anh chị em sử
dụng chung không có ý kiến về việc ông H5 không đóng góp tiền. Các ông bà đều
đang có chỗ ở ổn định, tuy nhiên đất là của ông cha để lại, thửa đất rộng nên ông
bà đề nghị nhận phần di sản của hai cụ bằng hiện vật nếu Toà án chấp nhận yêu
cầu chia di sản thừa kế của phía nguyên đơn, trong trường hợp diện tích không đủ
chia cho các con thì ông bà chia chung vị trí ông bà không có ý kiến gì. Đề nghị
Toà án xem xét để lại phần đất có nhà thờ, sân, ao làm nơi sử dụng chung cho các
anh chị em là con của hai cụ. Các ông bà nhất trí kết quả xem xét thẩm định, định
giá của Toà án tại vụ án dân sự thụ lý số 03 ngày 10/3/2023 của TAND huyện
Thanh Hà, đề nghị sử dụng kết quả xem xét thẩm định, định giá đó làm căn cứ
giải quyết vụ án. Từ thời điểm thẩm định, định giá không phát sinh thêm tài sản
gì mới. Do phần diện tích đất ao theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại vị
trí đã san lấp nên hiện không đo đạc được hiện trạng, đề nghị Toà án căn cứ vào
diện tích đất ao trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm căn cứ giải quyết.
2. Bị đơn Nguyễn Duy T đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền của bà
G, ông H5, anh S, bà L và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà G, ông H5
trình bày về thời gian chết của cụ H4 và cụ B2, hàng thừa kế của hai cụ, nguồn
gốc thửa đất, tài sản trên đất của cụ cũng như tài sản của các hàng thừa kế, thời
gian chuyển nhượng giữa bị đơn và ông V như nguyên đơn đã trình bày ở trên và
xác định:
Cụ H4, cụ B2 chết không để lại di chúc. Tuy nhiên, năm 1987, khi cụ B2
còn sống gia đình đã thống nhất, cụ B2 đứng ra chia đất cho 05 người con trai (cụ
thể phân chia như phía nguyên đơn đã trình bày ở trên), 01 phần ở giữa có nhà,
sân, ao là của cụ để cụ sử dụng sau này làm nơi thờ cúng, bà T1, bà B là con gái
không nhận đất. Tuy không lập biên bản họp gia đình, tại sơ đồ phân chia không
có đầy đủ chữ ký của các anh chị em nhưng cụ B2 đã ghi chữ mẹ, bà T1, ông H5
ký, phần của ai người đó sử dụng cho đến nay (phần của ông V đã chuyển nhượng
cho ông như ông V trình bày). Vì vậy, ông đề nghị Toà án công nhận sơ đồ phân
chia đất năm 1987, không chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của nguyên đơn.
Theo ông, các vị trí đất của ông V, ông T2, ông H5 đổi cho nhau là đúng như phía
nguyên đơn trình bày. Tuy nhiên, đối với vị trí đất của ông L1 và của ông theo
như sơ đồ năm 1987 thì vị trí của ông là vị trí bên ngoài giáp đường thôn (vị trí
theo sơ đồ 1987 là vị trí số 1), còn vị trí của ông L1 là phần đất ông đang xây dựng
nhà (theo sơ đồ 1987 là vị trí số 3) nhưng do ông L1 nói đổi cho ông, nói miệng
cho ông phần diện tích của ông L1 (không có tài liệu chứng cứ vì chỉ cho bằng
miệng). Nay đề nghị Toà án công nhận việc phân chia như năm 1987, ông trả lại
6
phần diện tích đất có nhà, công trình của ông cho ông L1 và ông L1 thanh toán trị
giá tài sản trên đất cho ông, còn ông sử dụng phần diện tích đất bên ngoài. Căn cứ
chứng minh cho trình bày của ông là sơ đồ năm 1987. Đối với biên bản họp gia
đình bà B2 và dòng họ Nguyễn ngày 03/8/2012 ông không thừa nhận vì không
đúng so với sơ đồ năm 1987; gia đình không tổ chức họp phân chia đất vào thời
gian nào cả vì ông không tham gia ngoài văn bản năm 1987.
Trên cơ sở phân chia đất vào năm 1987, năm 2005 ông đã nhận chuyển
nhượng diện tích đất của ông V, giá chuyển nhượng là 28.000.000đồng, đã thanh
toán xong, diện tích thì căn cứ theo đo đạc hiện trạng của Toà án vì lúc trước đo
bằng tay nên số liệu không chính xác. Tuy ông V chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nhưng đã được phân chia đất, xây dựng nhà, giếng, san lấp ao,
trồng 05 cây vải nên chuyển nhượng cho ông là hợp pháp nên ông đề nghị công
nhận giao dịch chuyển nhượng giữa ông và ông V. Khi chuyển nhượng thì bao
gồm cả tài sản trên đất nên 05 cây vải là tài sản của ông, không liên quan đến ông
V (ông đã chặt 2 cây còn lại 03 cây vải). Sau khi ông V chuyển nhượng đất cho
ông thì ông phải tôn tạo đổ thêm đất để trồng cây, thời gian lâu nên ông không
nhớ được khối lượng san lấp. Năm 2007, khi cụ B2 được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất toàn bộ thửa đất có nguồn gốc của cụ B2, cụ H4 bao gồm cả
phần đất được phân chia cho các ông cũng như năm 2012 khi ông H5 được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng cho người khác, ông biết
nhưng không có ý kiến tranh chấp.
Tại vị trí đất của ông ở bên ngoài giáp đường bê tông xóm trước đây là
ruộng chiều nên rất trũng, ông phải đổ đất san lấp, tôn tạo để trồng cây. Ông là
người san lấp rãnh nước dài khoảng 20m, rộng vài mét để sử dụng đất. Do thời
gian san lấp đã lâu ông không nhớ diện tích cũng như khối lượng san lấp. Ông là
người ở cùng cụ B2 từ khi sinh ra đến khi lập gia đình ông xây dựng nhà ở, công
trình trên thửa đất của các cụ, cùng cụ B2 quản lý, là người tôn tạo thửa đất. Từ
sau khi cụ B2 chết, ông tiếp tục là người quản lý toàn bộ thửa đất vì các con của
hai cụ đều sinh sống ở nơi khác. Nếu trong trường hợp Toà án chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn, ông đề nghị Toà án xem xét công sức quản lý di sản
của ông, trị giá san lấp một cách hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho ông. Đối với
nhà thờ chung các anh chị em cùng đóng góp xây dựng cùng với diện tích ao ông
nhất trí làm nơi sử dụng chung. Giáp nhà thờ có bán mái lợp tôn do ông bỏ tiền ra
làm, nhựa thông minh, nhà kho giáp nhà thờ, lán giáp sân, bếp, kè ao, bậc ao, toàn
bộ cây cối nằm trên phần đất có nhà thờ, giáp ao để làm nơi sử dụng chung ông
nhất trí không yêu cầu giải quyết. Ông tự nguyện không yêu cầu giải quyết cây
bưởi của cụ B2, 01 giếng kèm sân bê tông, sân giáp nhà thờ, bê tông lối đi là tài
sản của cụ B2; không yêu cầu tiền công chăm sóc cụ, tiền mai táng phí. Hai cụ
chết không để lại nghĩa vụ phải thanh toán cho các con. Ông nhất trí kết quả xem
xét thẩm định, định giá của Toà án tại vụ án dân sự thụ lý số số 03 ngày 10/3/2023
của TAND huyện Thanh Hà, đề nghị sử dụng kết quả xem xét thẩm định, định giá
đó làm căn cứ giải quyết vụ án. Từ thời điểm thẩm định, định giá không phát sinh
thêm tài sản gì mới. Toàn bộ tài sản trên đất là của vợ chồng ông, không liên quan
gì đến các con của ông. Phần diện tích đất ao ông V san lấp không xác định được
7
diện tích theo hiện trạng nên đề nghị Toà án căn cứ diện tích đất ao theo giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cụ B2 làm căn cứ giải quyết. Đối với yêu
cầu của nguyên đơn tuyên bố giao dịch chuyển nhượng giữa ông H5 và ông U vô
hiệu là việc của nguyên đơn, ông không yêu cầu giải quyết giao dịch liên quan
đến thửa đất đó. Năm 2007 khi cụ B2 được cấp GCNQSD đất đối với toàn bộ thửa
đất nêu trên, gồm phần đã phân chia cho các con trai như ông đã trình bày thì ông
biết, không có ý kiến tranh chấp.
3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông H5 trình bày văn bản họp
gia đình ngày 03/8/2012 như ở trên là do ông gọi mọi người họp bàn, có mặt cụ
B2, các anh em trong họ chứng kiến. Tại biên bản họp gia đình năm 2012, chia
thửa đất thành 6 vị trí, có 5 vị trí giao cho các con trai còn vị trí ở giữa có nhà cụ
B2 (nay đã xây dựng nhà thờ, có ao) để cho ông nếu ông về sinh sống tại đất này.
Trên cơ sở đó, ông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần của
mình vào năm 2012 và thực hiện chuyển nhượng cho ông U, bà H3 vào năm 2013.
Ông đề nghị Toà án xem xét gia đình ông đã thống nhất vào năm 2012, còn ông
từ chối cung cấp bản gốc biên bản họp gia đình bà B2 và dòng họ Nguyễn ngày
03/8/2012; ông từ chối trưng cầu giám định chữ ký chữ viết của những người đã
ký tên trong văn bản. Nếu yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận, ông
xin nhận kỷ phần di sản của các cụ để lại. Ông hiện có chỗ ở ổn định nơi khác.
Ông nhất trí phần đất có nhà thờ chung và ao làm nơi sử dụng chung của các anh
chị em vì ông không về sinh sống trên phần diện tích đất này được. Vợ chồng ông
không có tài sản hay công sức gì trên đất. Diện tích đất ông đã chuyển nhượng
cho ông U, ông U chuyển nhượng cho ai thì ông không nắm được, tài sản trên đất
là của chủ sử dụng không liên quan gì đến ông, ông cũng như các chủ sử dụng đã
được công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, ông không yêu cầu giải quyết liên
quan đến giao dịch dân sự liên quan đến thửa đất. Diện tích đất ông đã chuyển
nhượng khi cụ B2 còn sống làm thủ tục cho ông, các anh chị em đều biết thống
nhất không ý kiến tranh chấp.
4. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông U trình bày: Thửa đất số
47/1 tờ bản đồ số 30 tại thôn H, xã T, huyện T có nguồn gốc ông nhận chuyển
nhượng của ông H5 vào năm 2013. Thời điểm chuyển nhượng ông H5 đã có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp gì xảy ra. Sau khi nhận
chuyển nhượng ông đã chuyển nhượng cho người khác. Hiện nay ai đang là người
sử dụng đất thì ông không nắm được. Ông không có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
gì trong vụ án này, không yêu cầu giải quyết đối với giao dịch chuyển nhượng
liên quan đến thửa đất trên.
5. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vợ chồng ông C1, vợ chồng ông
T4, ông P, bà S1 đều xác định: Thửa đất 47/1 các ông bà nhận chuyển nhượng và
đã chuyển nhượng xong, đã nhận tiền giao đất, không có tranh chấp về quyền sử
dụng đất xảy ra. Vì vậy, các ông bà không có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong
vụ án, không đề nghị giải quyết giao dịch dân sự liên quan đến thửa đất nêu trên.
6. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Y, bà N: Ông bà xác định
ông bà là người đang sử dụng thửa đất số 47/1. Thửa đất được ông bà nhận chuyển
8
nhượng, đăng ký biến động đất đai thể hiện tại trang thứ 4 của giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất vào ngày 20/4/2022. Từ khi được chứng nhận quyền sử dụng
đất hợp pháp thì không có tranh chấp xảy ra. Tài sản trên đất hiện nay có 02 mặt
tường bao thuộc quyền sử dụng của ông bà vì nằm trong đất của ông bà, cây cối
trên đất là cây chuối và cây tạp khác là ông bà cho người quản lý đất gần đó trồng.
Nay ông bà không yêu cầu giải quyết về tài sản trên đất, không giải quyết gì liên
quan đến thửa đất. Thửa đất được ông bà nhận chuyển nhượng hợp pháp, sử dụng
ổn định không có tranh chấp về cạnh giáp ranh thửa đất. Ông bà đã được thông
báo kết quả xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoàn toàn nhất trí kết quả
thẩm định, định giá; từ khi thẩm định, định giá không phát sinh tài sản mới; không
đề nghị thẩm định, định giá lại liên quan thửa đất. Ông bà không liên quan quyền
lợi, nghĩa vụ gì trong vụ án, đề nghị Toà án xem xét đảm bảo quyền lợi cho ông
bà và xin vắng mặt các buổi làm việc của Toà án.
7. Lời khai ông Đ1, ông S, ông T5, ông B3: Đều là hàng xóm của gia đình
cụ B2. Các ông xác định ông T là người quản lý sử dụng thửa đất cùng cụ B2 và
sau khi cụ B2 chết nên trong quá trình sử dụng đất ông T muốn trồng cây thì phải
tôn tạo đất, san lấp. Phần diện tích đất giáp đường bê tông xóm, cổng trước là
ruộng chiều nên phải san lấp mới có hiện trạng cao như hiện nay. Ông B3 là người
bơm cát vào phần diện tích ao theo yêu cầu của ông V. Do thời gian đã lâu nên
ông chỉ nhớ là 03 tàu cát khoảng 150 khối còn không nhớ là hết bao nhiêu tiền.
8. Lời khai các ông X, H6, N1, bà T6 (vợ ông D): Các ông bà được xem
biên bản họp gia đình bà B2 và dòng họ N2. Các ông X, H6, xác định không tổ
chức họp mà chỉ nghe nói gia đình bà B2 cho đất các con, cụ thể như thế nào
không biết chính xác, không chứng kiến khi mọi người ký vào văn bản họp gia
đình. Các ông nghe cụ B2 nói cho các con trai thì ký công nhận lời nói của cụ.
Ông N1 thì không tham gia họp, chữ ký không phải của ông tuy nhiên ông không
đề nghị trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết của ông trong văn bản này. Ông D
đã chết nên bà T6 không nắm được nội dung này vì không nghe ông D nói lại.
9. Kết quả xác minh tại UBND xã T, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất:
Thửa đất có nguồn gốc là của cụ H4, cụ B2. Cụ B2 được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2007.
Căn cứ hồ sơ địa chính lập theo Chỉ thị 299 thể hiện thửa số 18, tờ bản đồ
số 06 diện tích 1238m2 loại đất thổ cư; thửa đất số 19 tờ bản đồ số 06, diện tích
130m2 loại đất ao, người sử dụng là cụ H4; thửa số 20 tờ bản đồ số 06, diện tích
386m2, loại đất thổ cư, người sử dụng là ông V. Theo bản đồ địa chính đo đạc
năm 1997 thể hiện thửa số 47 tờ bản đồ số 30 diện tích 1453m2, loại đất thổ cư,
người sử dụng là cụ B2; thửa số 49, thửa số 50 tờ bản đồ số 30, diện tích lần lượt
là 164,0m2 và 150,5m2, loại đất ao, người sử dụng là cụ B2. Theo bản đồ địa
chính đo đạc năm 2010 thể hiện thửa số 128, tờ bản đồ 31, diện tích 1684m2, loại
đất ở, người sử dụng là Nguyễn Duy T. Theo bản đồ đo đạc 299 thể hiện thửa đất
số 20 đứng tên ông V có thể do ông V đang sử dụng phần đó, gia đình để cán bộ
đo, nhưng sau đó làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sử dụng
9
hợp pháp cho cụ B2. Việc tặng cho, chuyển nhượng thì UBND xã không nắm
được vì gia đình không thực hiện qua chính quyền địa phương. Năm 2010 đo đạc
hiện trạng do gia đình cung cấp thông tin cán bộ đo đạc ghi theo gia đình khai, lúc
đó ông T đang ở trên đất cùng cụ B2. Diện tích qua các thời kỳ có sự biến động
là do sai số đo đạc. Hiện trạng thực tế do Tòa án xem xét thẩm định tại chỗ thửa
đất đang có tranh chấp có sự biến động tăng so với diện tích được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Nguyên nhân việc biến động tăng diện tích là do sai số
đo đạc. Diện tích theo hiện trạng thẩm định là đất hợp pháp không nằm trong quy
hoạch cũng như không vi phạm hành lang giao thông, thủy lợi, lưới điện. Theo
kết quả đo hiện trạng thửa đất hiện nay phần diện tích đất ao ở bên ngoài (thửa số
50) đã được san lấp nên không xác định được diện tích, đề nghị Toà án căn cứ
diện tích đất ao trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm căn cứ giải quyết.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện T cung cấp: Thửa đất số 47/1
hiện nay do ông Phạm Văn Y và bà Nguyễn Thị N; địa chỉ ở thôn D, xã T, TP H
đứng tên người sử dụng; đăng ký biến động đất đai tại trang thứ 4 của giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông
H5 cũng như cho ông Y, bà N đảm bảo trình tự thủ tục, quy định của pháp luật
đất đai hiện hành.
10. Kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản
10.1. Thửa đất tại thôn H, xã T, huyện T, tỉnh Hải Dương tổng diện tích
1.465,8m
2
+ phần diện tích đất ông H5 đã chuyển nhượng cho người khác (hiện
ông Y và bà N đứng tên sử dụng) 198,5m
2
.
10.2. Trị giá đất:
- Giá đất ở: 1.700.000đ/1m2.
- Giá đất ao: 800.000đ/1m2.
10.3. Trị giá tài sản trên đất:
- Công trình trên đất: Nhà thờ 20,5m2 trị giá 74.478.329đ; lán tôn diện tích
43,4m2 trị giá 16.645.805đ; nhựa thông minh kết cấu sắt gần nhà thờ trị giá
2.908.741đ; sân bê tông diện tích 43,4m2 trị giá 0đ; bậc xây gạch chỉ liền nhà thờ
trị giá 1.255.269đ; nhà mái bằng diện tích 55,8m2 trị giá, bậc xây gạch chỉ liền
nhà trị giá 0 đ; 01 sân bê tông 95,7m2 trị giá 0đ; nhà kho diện tích 7,2m2 trị giá
0đ; 01 giếng nước gần nhà thờ, sân bê tông liền giếng trị giá 0đ; 01 bể nước giáp
công trình phụ trị giá 0đ; công trình phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh diện tích 9,6m2 trị
giá 32.200.557đ; 01 bể cạnh nhà tắm trị giá 0đ; 01 chuồng chăn nuôi diện tích
15,4m2 trị giá 0đ; nhà tắm diện tích 4,9m2 trị giá 0đ; 01 bếp diện tích 12,9m2 trị
giá 0đ; nhà vệ sinh diện tích 1,8m2 trị giá 0đ; 01 bể phốt trị giá 0đ; lán tôn 6,9m2
trước công trình phụ trị giá 1.798.197đ, trụ típ trị giá 307.840đ; 01 lán tôn diện
tích 10,7m2 trị giá 1.908.800đ; 01 bể gần lối đi trị giá 0đ; 01 giếng nước+ sân bê
tông diện tích 5,4m2 trị giá 0đ; 01 nhà diện tích 24,9m2 + hiên 7,6m2 trị giá 0đ;
tấm bê tông xi măng trong vườn 129.093đ+ 51.227đ; bê tông lối đi trị giá 0đ; 01
móng nhà diện tích 31,2m2 trị giá 0đ; rào sắt vuông trị giá 7.703.696đ; rào sắt PU
trị giá 137.129đ; đoạn tường bao từ A5-A6 trị giá 548.560đ; tường bao đoạn A6-
10
A7 trị giá 772.906đ; tường bao đoạn A7-A11 trị giá 8.655.019đ; tường bao đoạn
A11-A23 trị giá 494.979đ; tường bao đoạn A24-A12-A13 trị giá 1.250.247đ;
tường bao đoạn A14-A15-A16 trị giá 830.654đ; tường bao đoạn A16-A17 trị giá
2.536.338đ; tường bao đoạn A17-A18 trị giá 60.635đ; tường bao đoạn A18-A19
trị giá 1.729.176đ; tường bao đoạn A19-A1-A2-A3 trị giá 3.214.143đ; tường bao
đoạn A3-A4-A22 trị giá 2.089.151đ; tường bao đoạn A18-A20 trị giá 1.081.033đ;
tường bao đoạn A21-A3 trị giá 272.857đ; trụ cổng trị giá 941.687đ; di chuyển
cổng trị giá 197.402đ; kè bờ ao (03 mặt) trị giá 0đ; bậc ao, cầu ao, trụ cầu trị giá
0đ.
- Cây trồng trên đất: Bưởi 3,4,5 trị giá 650.000đ/1 cây; bưởi 1, 2 trị giá
90.000đ/1 cây; vải 1, 2, 3, 4, 5, 15 trị giá 400.000đ/1 cây; vải 10, 11, 12, 14 trị giá
800.000đ/1 cây; vải 6, 7, 8, 9, 13 trị giá 270.000đ/1 cây; nhãn 1, 2 trị giá
3.500.000đ/1 cây; nhãn 3, 4 trị giá 650.000đ/1 cây; mít 1, 2, 3, 4, 5, 6 trị giá
100.000đ/1 cây; thanh long 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trị giá 100.000đ/1 cây; cau 1, 2 trị
giá 300.000đ/1 cây; ổi 1 trị giá 120.000đ/cây; khế 1 trị giá 40.000đ; khế 2 trị giá
500.000đ; 01 na trị giá 25.000đ; 01 vối trị giá 40.000đ; sung 1 trị giá 80.000đ;
sung con, 2, 3, 4 trị giá 10.000đ/1 cây; hồng xiêm 1, 2 trị giá 80.000/1 cây; cam 1
trị giá 120.000đ; quất 1, 2, 3 trị giá 60.000đ/1 cây; sắn dây trị giá 20.000đ/m2,
06m2= 120.000đ; mai 1 trị giá 35.000đ; chè 1 trị giá 30.000đ; 01 tầm bỏi trị giá
60.000đ; chanh trị giá 60.000đ; 02 đu đủ (1, 2) trị giá 50.000đ/1 cây = 100.000đ/2
cây; 01 sắn thuyền (không nằm trong mục đơn giá quy định); chuối 1- 8, 10- 21;
23-30; 32, 34-36; 39, 41, 43, 45-49; 53-56; 5862, 64, 65, 68, 70-73, 75 (tổng 57
cây) trị giá 35.000đ/1 cây; chuối 9, 22, 31, 33, 37, 38, 40, 42, 44, 50, 57, 63, 66,
67, 69, 74, 76 (17 cây) trị giá 70.000đ/1 cây; chuối 51, 52 trị giá 10.000đ/1 cây.
- Trị giá san lấp: 157.000đ/m3.
Các đương sự không xác định được diện tích, khối lượng san lấp nên đề
nghị Toà án xem xét trị giá san lấp một cách hợp lý theo quy định.
11. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2024/DS-ST ngày 05/02/2024, Tòa án
nhân dân huyện Thanh Hà quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Nguyễn Quang V chia di
sản thừa kế và tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng giữa ông V và
ông T năm 2005 là vô hiệu đồng thời giải quyết hậu quả pháp lý giao dịch dân sự
vô hiệu.
- Tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông V và ông
T tiêu đề “văn tự chuyển nhượng nhà và vườn năm 2005” là vô hiệu.
Buộc ông Nguyễn Duy T, bà Đoàn Thị G phải trả lại diện tích đất 415m2
theo sơ đồ giới hạn bởi các điểm từ A4 đến A11, A23, từ B1 đến B4.
Buộc ông Nguyễn Quang V phải trả ông Nguyễn Duy T, bà Đoàn Thị G số
tiền 271.250.000đ.
11
2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn tuyên bố hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông H5 và ông U, bà H3 năm 2013 vô
hiệu.
Công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với
thửa đất số 47/1, tờ bản đồ số 30; địa chỉ thửa đất: Thôn H, xã T, huyện T giữa
ông H5 và ông U, bà H3 vào năm 2013.
3. Xác định quyền sử dụng diện tích đất 1465,8m2 trị giá 2.244.810.000đ
(trong đó diện tích đất ở 1191,3m2 trị giá 2.025.210.000đ; diện tích đất ao
274,5m2 trị giá 219.600.000đ) là di sản của cụ B2, cụ H4. Trên đất có 01 giếng
nước + nền bê tông cạnh giếng trị giá 0đ, sân bê tông diện tích 43,4m2 trị giá 0đ,
bê tông lối đi 57,1m2 trị giá 0đ và 01 cây bưởi (bưởi 1) trị giá 90.000đ nằm vị trí
giáp nhà thờ chung là tài sản của cụ B2.
4. Hàng thừa kế của cụ B2, cụ H4 gồm: Các ông bà ông Nguyễn Viết H, bà
Nguyễn Thị T1, ông Nguyễn Minh L1, ông Nguyễn Quang V, ông Nguyễn Duy
T, ông Nguyễn Mạnh T2, bà Nguyễn Thị B.
5. Áng trích trả vợ chồng ông V tiền công sức san lấp là 25.000.000đ; áng
trích tiền công sức san lấp, quản lý, duy trì, tôn tạo của vợ chồng ông T là 01 kỷ
phần thừa kế trị giá 277.476.000đ (đã làm tròn số).
6. Xác định di sản còn lại của cụ H4, cụ B2 để chia theo quy định pháp luật:
Sau khi áng trích công sức, di sản để chia của cụ H4, cụ B2 trị giá 1.942.334.000đ
(đã làm tròn số).
Các ông bà H, T1, L1, V, T, T2, B mỗi người được hưởng kỷ phần thừa kế
trị giá 277.476.000đ (đã làm tròn số).
7. Chấp nhận sự tự nguyện không yêu cầu giải quyết của các đương sự đối
với tài sản trên đất là di sản của cụ B2 và tự nguyện không yêu cầu giải quyết của
đương sự đối với tài sản trên đất là lán trên sân nhà thờ, lán giáp với phần bờ ao,
nhà kho giáp nhà thờ chung, nhựa thông minh kết cấu sắt gần nhà thờ; cầu ao, bậc
ao, trụ cầu, các đoạn tường bao A18 đến A20, A21- A3, D6- A2; A17- A18; D8-
A17, A2, A3; toàn bộ cây cối nằm trên phần vị trí nhà thờ, sân, ao.
8. Phân chia hiện vật:
Chấp nhận sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự để lại diện tích đất có
01 nhà thờ sử dụng chung, sân nhà thờ, 01 ao liền nhà là nơi sử dụng chung.
8.1. Giao quyền sử dụng đất giới hạn bởi các điểm A2, A3, A4, B4, D5,
B2, D10, D9, D8, A17, A18, D7, D6, A2 diện tích 316,2m2 đất trị giá
425.490.000đ ( trong đó 191,7m2 đất ở trị giá 325.890.000đ; 124,5m2 đất ao trị
giá 99.600.000đ) cho các ông bà V, L1, T2, T, H, B, T1 sử dụng chung. Tài sản
trên đất: Nhà thờ 20,5m2 trị giá 74.478.329đ; lán tôn diện tích 43,4m2 trị giá
16.645.805đ; bậc xây gạch chỉ liền nhà thờ trị giá 1.255.269đ; Nhựa thông minh
kết cấu sắt gần nhà thờ trị giá 2.908.741đ; 01 giếng nước + nền bê tông cạnh giếng
trị giá 0đ, sân bê tông diện tích 43,4m2 trị giá 0đ; một phần nhà kho; chuối 2, 3,
4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 20, 21, 23, 24, 41, 43 trị giá 35.000đ/1 cây=
12
700.000đ; chuối 9, 22, 42 trị giá 70.000đ/cây= 210.000đ; bưởi 1 trị giá 90.000đ;
khế 1 trị giá 40.000đ; sung 1 trị giá 80.000đ; sung con, sung 4 trị giá 10.000đ/1
cây; cau 1, 2 trị giá 300.000đ/cây= 600.000đ; tầm bỏi 1 trị giá 60.000đ; đu đủ 2
trị giá 50.000đ; chè 30.000đ; 01 na 25.000đ; 01 vối trị giá 40.000đ; đoạn tường
A21- A3 trị giá 272.857đ; đoạn tường bao D7- A20 trị giá 62.667đ (đã làm tròn
số); kè ao 3 mặt, cầu ao, bậc ao, trụ cầu trị giá 0đ.
8.2. Giao quyền sử dụng đất giới hạn bởi các điểm D6, D7, A18, A19, A1,
D6 diện tích 132,8m2 đất ở, trị giá 225.760.000đ cho ông T2 sử dụng. Tài sản
trên đất gồm: một phần móng nhà trị giá 0đ; nhãn 1 trị giá 3.500.000đ/cây; chuối
1, 17, 18, 19, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 39 trị giá
35.000đ/cây = 630.000đ; chuối 38, 40 trị giá 70.000đ/cây= 140.000đ; đoạn tường
bao A17-A18 trị giá 60.635đ; A18-D7 trị giá 1.017.366đ (đã làm tròn số).
8.3. Giao quyền sử dụng đất giới hạn bởi các điểm D8, D9, D10, B2, D5,
D4, D3, A11, A12, D11, D12, A14, A15, A16, D8 diện tích 520,8m2 trị giá
843.510.000đ (trong đó có 474,3m2 đất ở trị giá 806.310.000đ; 46,5m2 đất ao trị
giá 37.200.000đ) cho ông T sử dụng. Tài sản trên đất nhà mái bằng diện tích
55,8m2 trị giá 0đ, bậc xây gạch chỉ liền nhà trị giá 0 đ; 01 sân bê tông 95,7m2 trị
giá 0đ; nhà kho diện tích 7,2m2 trị giá 0đ; 01 bể nước giáp công trình phụ trị giá
0đ; công trình phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh) diện tích 9,6m2 trị giá 32.200.557đ; 01
bể cạnh nhà tắm trị giá 0đ; 01 chuồng chăn nuôi diện tích 15,4m2 trị giá 0đ; nhà
tắm diện tích 4,9m2 trị giá 0đ; 01 bếp diện tích 12,9m2 trị giá 0đ; nhà vệ sinh diện
tích 1,8m2 trị giá 0đ; 01 bể phốt trị giá 0đ; lán tôn 6,9m2 trước công trình phụ trị
giá 1.798.197đ, trụ típ trị giá 307.840đ; 01 lán tôn diện tích 10,7m2 trị giá
1.908.800đ; 01 bể gần lối đi trị giá 0đ; rào sắt vuông trị giá 7.703.696đ; rào sắt
PU trị giá 137.129đ; trụ cổng trị giá 941.687đ; di chuyển cổng trị giá 197.402đ;
bê tông lối đi 57,1m2 trị giá 0đ; tường bao đoạn A11- A23 trị giá 494.979đ; tường
bao đoạn A24-A12 trị giá 243.447đ (đã làm tròn số); tường bao đoạn A16- D8 trị
giá 1.735.269đ (đã làm tròn số). Cây cối trên đất: Đu đủ 1 trị giá 50.000đ; Chuối
44, 50 trị giá 70.000đ/cây= 140.000đ; chuối 52, 51 trị giá 10.000đ/cây= 20.000đ;
chuối 45, 46, 47, 48, 49, 53, 54 trị giá 35.000đ/cây= 245.000đ; cây sán thuyền,
nhãn 2 trị giá 3.500.000đ; nhãn 3 trị giá 650.000đ; bưởi 2 trị giá 90.000đ; vải 1, 2
trị giá 400.000đ/cây= 800.000đ; vải 15 trị giá 400.000đ; mít 1, 2, 3, 4 trị giá
100.000đ/cây= 400.000đ; sắn dây 2 trị giá 60.000đ; hồng 1 trị giá 80.000đ; thanh
long 1, 2, 3, 4 trị giá 100.000đ/cây= 400.000đ; bưởi 5 trị giá 650.000đ.
8.4. Giao quyền sử dụng đất giới hạn bởi các điểm A5, D1, D4, D5, B4,
A4, A5 diện tích 123,2m2 trị giá 201.970.000đ (trong đó 114,9m2 đất ở trị giá
195.330.000đ; 8,3m2 đất ao trị giá 6.640.000đ) cho bà B sử dụng. Tài sản trên đất
gồm đoạn tường bao A5-D1 trị giá 402.170đ (đã làm tròn số); có 01 phần móng
nhà, hiên không còn giá trị sử dụng; chuối 75, 73, 71, 72 trị giá 35.000đ/cây=
140.000đ; chuối 74, 76 trị giá 70.000đ/cây= 140.000đ; vải 12 trị giá 800.000đ;
vải 13 trị giá 270.000đ; vải 14 trị giá 800.000đ; ổi 1 trị giá 120.000đ/cây; khế 2
trị giá 500.000đ; thanh long 6, 7 trị giá 100.000đ/1 cây= 200.000đ.
8.5. Giao quyền sử dụng đất giới hạn bởi các điểm D1, D2, D3, D4, D1
13
diện tích 112,4m2 trị giá 149.950.000đ (trong đó 66,7m2 đất ở trị giá
113.390.000đ; 45,7m2 đất ao trị giá 36.560.000đ) cho bà T1 sử dụng. Tài sản trên
đất gồm có 01 đoạn tường D1-A6 trị giá 146.389đ (đã làm tròn số); đoạn tường
A6- D2 trị giá 362.130đ (đã làm tròn số); 01 phần nhà, hiên không còn giá trị sử
dụng; giếng, nền bê tông 5,4m2 trị giá 0đ; bưởi 3, 4 trị giá 650.000/cây=
1.300.000đ; mai 1 trị giá 35.000đ; sung 2, 3 trị giá 10.000đ/cây= 20.000đ; chanh
1 trị giá 60.000đ; chuối 68, 70 trị giá 35.000/cây= 70.000đ; chuối 69 trị giá
70.000đ.
8.6. Giao quyền sử dụng đất giới hạn bởi các điểm D2, A7, A8, A9, A10,
A11, D3, D2 diện tích 116,2m2 trị giá 152.990.000đ (trong đó 66,7m2 đất ở trị
giá 113.390.000đ, 49,5m2 đất ao trị giá 39.600.000đ) cho ông V sử dụng. Tài sản
trên đất: đoạn tường bao D2-A7 trị giá 409.423đ (đã làm tròn số); đoạn tường bao
A7 đến A11 trị giá 8.655.019đ; 01 phần nhà, hiên không còn giá trị sử dụng; chuối
62, 64, 65 trị giá 35.000đ/cây= 105.000đ; chuối 63, 66, 67 trị giá 70.000đ/cây=
210.000đ; sắn dây 1 trị giá 60.000đ; nhãn 4 trị giá 650.000đ; vải 8, 9 trị giá
270.000đ/cây= 540.000đ.
8.7. Giao quyền sử dụng đất giới hạn bởi các điểm A12, A13, D12, D11,
A12 diện tích 144,2m2 đất ở trị giá 245.140.000đ cho ông L1 sử dụng. Tài sản
trên đất: 01 lán tôn kết cấu sắt trị giá 406.735đ; bể nước trị giá 0đ; đoạn tường
bao A12-A13 trị giá 965.537đ (đã làm tròn số); tấm bê tông xi măng trong vườn
129.093đ+ 51.227đ; vải 3, 4, 5 trị giá 400.000đ/cây= 1.200.000đ; vải 6, 7 trị giá
270.000đ/cây= 540.000đ; hồng 2 trị giá 80.000đ; cam 1 trị giá 120.000đ; quất 1,
2, 3 trị giá 60.000đ/cây= 180.000đ; mít 5, 6 trị giá 100.000đ/cây= 200.000đ; thanh
long 5 trị giá 100.000đ; chuối 55, 56, 58, 59, 60, 61 trị giá 35.000đ/cây= 210.000đ;
chuối 57 trị giá 70.000đ.
(Kích thước các cạnh, tài sản trên đất có sơ đồ chi tiết kèm theo).
+ Ông T có trách nhiệm thanh toán cho ông H giá trị kỷ phần được hưởng
di sản của ông H là 216.692.000đ (đã làm tròn số); thanh toán ông Vĩnh kỷ p di
sản được hưởng sau khi đối trừ hiện vật được giao là 88.702.000đ, thanh toán bà
B kỷ phần di sản được hưởng sau khi đối trừ hiện vật được giao là 14.722.000đ;
thanh toán cho bà Tứ kỷ p1 di sản được hưởng sau khi đối trừ hiện vật được giao
là 29.226.000đ.
+ Ông L1 có trách nhiệm thanh toán cho bà Tứ kỷ p1 di sản được hưởng
sau khi đối trừ hiện vật được giao là 28.448.000đ.
+ Ông T2 có trách nhiệm thanh toán cho bà Tứ kỷ p1 di sản được hưởng
sau khi đối trừ hiện vật được giao là 9.068.000đ.
+ Ông T2 có trách nhiệm thanh toán cho ông T, bà G trị giá tài sản trên đất
là 4.270.000đ.
+ Bà B có trách nhiệm thanh toán trị giá tài sản trên đất cho ông T, bà G là
1.900.000đ; thanh toán trị giá tài sản trên đất cho ông V, bà G1 là 1.070.000đ.
14
+ Ông V có trách nhiệm thanh toán trị giá tài sản trên đất cho ông T, bà G
là 10.629.000đ (đã làm tròn số).
+ Ông L1 có trách nhiệm thanh toán trị giá tài sản trên đất cho ông T, bà G
là 4.252.000đ (đã làm tròn số).
+ Bà T1 có trách nhiệm thanh toán trị giá tài sản trên đất cho ông T, bà G
là 2.064.000đ (đã làm tròn số).
Ngoài ra bản án còn tuyên về lãi chậm thanh toán, án phí, chi phí tố tụng
và quyền kháng cáo theo quy định.
Ngày 15/02/2024, nguyên đơn Nguyễn Quang V kháng cáo không đồng ý
chia thừa kế cho ông H và tính công sức quản lý di sản cho ông T.
Tại phiên tòa,
Nguyên đơn Nguyễn Quang V giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, nội dung
kháng cáo và đề nghị được trả ông T diện tích đất ông V được Tòa án cấp sơ thẩm
phân chia để thanh toán, giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu nhưng ông T
và con trai là anh Đ (được ông T ủy quyền trình bày tại phiên tòa) không đồng ý.
Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ H4, cụ B2 có mặt đều đồng ý
nội dung khởi kiện và kháng cáo của ông V.
Ông T và người đại diện theo ủy quyền không đồng ý yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn và trình bày ý kiến như đã trình bày tại cấp sơ thẩm.
Ông Y và bà N hoàn toàn đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm, không
có ý kiến gì khác.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp
luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm và đề nghị Hội đồng
xét xử không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên quyết định của
bản án sơ thẩm, buộc nguyên đơn phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Về tố tụng
Kháng cáo của nguyên đơn và những người có quyền lợi liên quan đứng về
phía nguyên đơn trong thời hạn luật định nên được chấp nhận xem xét theo trình
tự phúc thẩm.
Ngày 19/7/2024 bị đơn Nguyễn Duy T có đơn đề nghị trong đó có nội dung
không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm, đề nghị công nhận văn bản phân
chia thừa kế năm 1987 và công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
giữa ông V và ông T. Đây là kháng cáo quá hạn vì ông T có tham gia phiên tòa
sơ thẩm xác định đã được Tòa án sơ thẩm tống đạt bản án cho gia đình theo quy
định của pháp luật. Việc ông T nêu lý do kháng cáo quá hạn do bận đi làm ở M là
không thuộc trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Tố tụng
dân sự. Do vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo quá hạn của ông T.
[2] Xét kháng cáo của các đương sự
15
2.1. Đối với kháng cáo không đồng ý chia di sản cho ông H
Hồ sơ vụ án thể hiện năm 2012, khi cụ B2 còn sống, cụ B2 có hợp đồng
tặng cho ông H một phần diện tích đất là tài sản chung của cụ B2 và cụ H4 và tách
thành thửa đất số 47/1, tờ bản đồ số 30, diện tích 191m
2
tại thôn H, xã T, huyện T
và ông H đã được cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất nêu trên. Diện tích đất cụ
Bờ tặng cho ông H không vượt quá ½ diện tích đất là tài sản chung của cụ B2 và
cụ H4; khi cụ Bờ tặng cho ông H quyền sử dụng đất và khi ông H chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cho người khác, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
cụ H4 không phản đối. Do vậy, cấp sơ thẩm xác định quyền sử dụng thửa đất số
47/1 nêu trên là do cụ Bờ tặng cho riêng ông H, không còn là di sản thừa kế của
cụ B2, cụ H4 để chia theo quy định pháp luật và ông H có quyền hưởng di sản
thừa kế của cụ H4, cụ B2 khi chia theo quy định pháp luật là có căn cứ. Ông V
kháng cáo không đồng ý chia di sản của cụ B2 và cụ H4 cho ông H là không có
căn cứ chấp nhận.
2.2. Đối với kháng cáo không đồng ý trích trả công sức bảo vệ, tôn tạo di
sản cho vợ chồng ông Tân
Ông Tân và bà G kết hôn và về sinh sống trên đất của cụ H4 và cụ B2 từ
năm 1986 đến nay trong khi các anh chị em ruột của ông T7 lần lượt xây dựng gia
đình và đi nơi khác sinh sống. Như vậy, trước khi cụ B2 chết, vợ chồng ông T7
cùng cụ B2 quản lý, bảo vệ di sản; từ năm 2012 cụ B2 chết, vợ chồng ông T7 trực
tiếp quản lý, bảo vệ di sản. Lời khai những người làm chứng là hộ giáp ranh, hàng
xóm sinh sống gần thửa đất đều xác định ông T7 là người san lấp, tôn tạo trồng
cây. Các đương sự trong vụ án đều xác định tại vị trí cạnh phía Nam thửa đất là
di sản của cụ H4, cụ B2 trước đây có rãnh nước, ông T7 là người san lấp để có
đất bằng như hiện nay. Toàn bộ cây cối, nhiều công trình xây dựng là của ông T7.
Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm trích trả công sức quản lý, duy trì, tôn tạo di sản từ
khối di sản của cụ H4, cụ B2 cho vợ chồng ông T7 bằng 01 kỷ phần thừa kế là
phù hợp. Kháng cáo của ông V về nội dung này không có căn cứ chấp nhận.
[3] Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng và đầy đủ diện,
hàng thừa kế, di sản thừa kế, thời điểm mở thừa kế của cụ H4 và cụ B2; trích trả
công sức quản lý, tôn tạo di sản; phân chia di sản bằng hiện vật cho người thừa kế
theo quy định của pháp luật (trừ ông H) và giải quyết vấn đề trả chênh lệch giá trị
di sản đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự. Với nhận định nêu trên,
Hội đồng xét xử cần giữ nguyên bản án sơ thẩm
[4] Về án phí phúc thẩm: Nguyên đơn kháng cáo không được chấp nhận
nhưng là người trên 60 tuổi nên được miễn án phí dân sự phúc thẩm.
[5] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng
nghị, Hội đồng xét xử không xem xét.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ Điều 273, Điều 275, khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;
16
1. Không chấp nhận kháng cáo quá hạn của ông Nguyễn Duy T.
2. Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của nguyên đơn Nguyễn Quang V.
Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2024/DS-ST ngày 05/02/2024 của Tòa
án nhân dân thành huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
3. Miễn án phí dân sự phúc thẩm cho ông Nguyễn Quang V.
4. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhận:
- VKSND tỉnh Hải Dương;
- Các đương sự;
- TAND huyện Thanh Hà;
- Chi cục THADS huyện Thanh Hà;
- Lưu: HS, THS, VP.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TOẠ PHIÊN TOÀ
Trần Hữu Hiệu
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 27/06/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 20/06/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 13/06/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 11/06/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 10/06/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 10/06/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 10/06/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 05/06/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 04/06/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 30/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 29/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 28/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 27/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 26/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 26/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 23/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 23/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 23/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 22/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
20
Ban hành: 22/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm