Bản án số 38/2024/HNGĐ-PT ngày 23/12/2024 của TAND tỉnh Long An về vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 38/2024/HNGĐ-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 38/2024/HNGĐ-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 38/2024/HNGĐ-PT
Tên Bản án: | Bản án số 38/2024/HNGĐ-PT ngày 23/12/2024 của TAND tỉnh Long An về vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Long An |
Số hiệu: | 38/2024/HNGĐ-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 23/12/2024 |
Lĩnh vực: | Hôn nhân gia đình |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Đặng Minh L "ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn" Trừ Thị Ngọc H |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
Bản án số: 38/2024/HNGĐ-PT
Ngày: 23-12-2024
Về việc “ly hôn, tranh chấp về nuôi
con, chia tài sản khi ly hôn”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: bà Phan Ngọc Hoàng Đình Thục
Các Thẩm phán: bà Trần Thị Thanh Thúy
ông Đinh Tiền Phương
- Thư ký phiên tòa: bà Phạm Thùy Dương – Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh
Long An.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An tham gia phiên tòa: ông
Nguyễn Tấn Phát - Kiểm sát viên.
Trong các ngày 13 và 23 tháng 12 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân
tỉnh Long An xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 29/2024/TLPT-HNGĐ
ngày 01 tháng 10 năm 2024 về việc “ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài
sản khi ly hôn”.
Do Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 120/2024/HNGĐ-ST ngày 17
tháng 5 năm 2024 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An bị kháng
cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 29/2024/QĐ-PT ngày 11 tháng 10
năm 2024, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: ông Đặng Minh L, sinh năm 1995; địa chỉ: khu phố L,
phường T, thị xã T, tỉnh Tây Ninh.
- Bị đơn: bà Trừ Thị Ngọc H, sinh năm 1992; địa chỉ: ấp L, xã L, huyện Đ,
tỉnh Long An.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:
1. Ông Tạ Minh T;
2. Ông Bùi Thanh H1;
3. Bà Phan Ngọc Bảo T1,
2
Ông T, ông H1 và bà T1 là Luật sư của Công ty L2, thuộc Đoàn Luật sư
Thành phố H.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Nguyễn Thị Kim S, sinh năm 1971;
2. Ông Đặng Tôn L1, sinh năm 1968;
Cùng địa chỉ: khu phố L, phường T, thị xã T, tỉnh Tây Ninh.
- Người kháng cáo: bị đơn bà Trừ Thị Ngọc H.
(Ông L, bà H, ông L1, ông T, ông H1 và bà T1 có mặt; bà S vắng mặt.)
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện ghi ngày 29/9/2023 và trong quá trình giải quyết vụ án
tại cấp sơ thẩm, nguyên đơn ông Đặng Minh L trình bày:
Ông và bà Trừ Thị Ngọc H chung sống với nhau vào năm 2018, có đăng ký
kết hôn tại Ủy ban nhân dân thị trấn T, huyện T, tỉnh Tây Ninh. Vợ chồng hạnh
phúc được một thời gian ngắn thì bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, do vợ chồng bất
đồng quan điểm sống. Ông bà đã ly thân từ tháng 11/2020. Nay nhận thấy tình
cảm vợ chồng không thể hàn gắn nên ông yêu cầu ly hôn với bà H.
Về con chung: ông bà có 01 con chung tên Đặng Minh K, sinh ngày
09/10/2019, con đang sống với ông. Khi ly hôn, ông yêu cầu tiếp tục nuôi con
chung. Hiện tại, ông là tài xế, lái xe chở hàng hóa cho gia đình. Gia đình ông
buôn bán phế liệu. Ngoài ra, ông còn quản lý xe đào và xe múc cho gia đình,
thuê tài xế lái, thu nhập tính theo ca, 2.500.000 đồng/ca. Mức thu nhập hàng
tháng của ông khoảng 15.000.000 đồng. Ông đủ điều kiện nuôi con nên ông
không yêu cầu bà H cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
Về tài sản chung: khi ông và bà H tổ chức lễ cưới, cha mẹ ông có cho vợ
chồng ông số nữ trang cưới gồm 01 đôi bông hột xoàn 3 ly 6; 01 cặp nhẫn cưới
vàng 18 kara, mỗi chiếc trọng lượng 01 chỉ; 02 vòng vàng 18 kara trọng lượng
02 chỉ 8 phân 4ly; 01 lắc vàng 24 kara 9999 trọng lượng 02 chỉ 9 phân 9 ly; 01
sợi dây xoắn bạch kim 750 trọng lượng 15g66; 01 mặt dây (M291) BN 750
5g37. Toàn bộ nữ trang cưới vừa nêu do bà H quản lý. Ông không đồng ý với lời
trình bày của bà H về việc cha mẹ ông có cho vợ chồng 05 lượng vàng, loại
vàng 9999 và không đồng ý về việc mẹ ông đã bán toàn bộ số nữ trang cưới và
03 chỉ vàng 18 kara của bà H để mua 01 lượng vàng loại vàng 9999. Do đó, ông
không đồng ý đối với yêu cầu chia 06 lượng vàng của bà H.
Ông và bà H không có nợ chung.
Theo đơn phản tố ghi ngày 27/10/2023 và trong quá trình giải quyết vụ án
tại cấp sơ thẩm, bị đơn, bà Trừ Thị Ngọc H trình bày:
Bà thống nhất với lời trình bày của ông L về thời gian chung sống; điều
kiện kết hôn, thời gian mâu thuẫn; thời gian ly thân, con chung và nợ chung.
3
Việc ly thân là do bà bị gia đình ông L đuổi khỏi nhà. Nay, tình cảm vợ chồng
không thể hàn gắn, ông L xin ly hôn bà đồng ý.
Bà yêu cầu được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, vì ông L và gia đình cản
trở việc bà thăm nom, chăm sóc con. Ông bà nội của bé còn có những lời lẽ
không tốt về bà, làm cho bé xa cách, né tránh tiếp xúc với bà. Ông L và gia đình
chỉ cho bà gặp con dưới sự giám sát của phía gia đình ông L, không cho chở con
về thăm gia đình bên ngoại, con ốm đau không cho bà được chăm sóc, việc học
hành đều giấu thông tin. Bà không yêu cầu ông L cấp dưỡng nuôi con. Hiện bà
làm việc tại Công ty TNHH V, theo Hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ
tháng 01/2024 đến tháng 12/2024, thời gian làm việc giờ hành chính, tổng thu
nhập hàng tháng khoảng 16.000.000 đồng. Ngoài ra, bà có chỗ ở ổn định, có nhà
riêng được xây dựng trên một phần thửa đất 589, tờ bản đồ số 11, tại xã L,
huyện Đ, tỉnh Long An. Bà có đủ điều kiện về kinh tế, thời gian, trình độ học
thức để có thể nuôi dưỡng con phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Trường hợp Tòa
án chấp nhận cho bà được nuôi dưỡng con chung, bà sẽ tạo điều kiện để ông L
và gia đình ông L thăm nom, đưa đón bé về thăm cha và ông bà nội. Từ khi Tòa
án giải quyết tranh chấp ly hôn đến nay, gia đình ông L vẫn hạn chế quyền thăm
nuôi con của bà.
Về tài sản chung: bà thống nhất với lời trình bày của ông L về việc cha mẹ
ông L có cho một số nữ trang như ông L đã liệt kê, trọng lượng cụ thể bà không
nhớ rõ. Khi cưới, gia đình bà có cho bà 0 chỉ vàng, loại vàng 18 kara. Toàn bộ
số nữ trang này bà cất giữ cho đến khi mẹ ông L là bà Nguyễn Thị Kim S yêu
cầu đưa, (gồm 03 chỉ vàng 18 kara) để bà S bán để mua 01 lượng vàng 9999, bà
chỉ còn đang giữ 01 đôi bông vàng trắng và 01 cặp nhẫn cưới. Đồng thời, tại lễ
cưới bên gia đình ông L, cha mẹ chồng tặng cho bà và ông L 05 lượng vàng
9999, trước sự chứng kiến của tất cả mọi người có mặt tại buổi lễ và có hình ảnh
chứng minh; Ngoài ra, còn được thể hiện tại đoạn ghi âm bà đã cung cấp cho
Tòa án. Như vậy, tổng số vàng bà và ông L được cha mẹ ông L tặng cho khi
cưới là 06 lượng vàng 9999. Khi bị gia đình ông L đuổi ra khỏi nhà, bà không
mang theo bất kì tài sản gì. Sáu lượng vàng 9999 vẫn do gia đình ông L quản lý.
Nay, bà yêu cầu ông L chia cho bà 3 lượng vàng SJC, không yêu cầu chia giá trị
như trước đây.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
Bà Nguyễn Thị Kim S trình bày:
Bà là mẹ ruột của ông L. Khi bà tổ chức cưới hỏi bà H, bà có cho con bà là
ông L nữ trang cưới như ông L trình bày. Ngoài ra, còn có 01 dây chuyền vàng
24 kara trọng lượng 5 chỉ. Sau khi kết thúc lễ cưới, toàn bộ số nữ trang cưới do
bà H quản lý.
Đối với số vàng trong tấm hình do bà H cung cấp là 05 miếng vàng SJC thì
bà đem ra để chụp hình tượng trưng, không phải vàng cưới cho dâu trong ngày
cưới như bà H trình bày, cũng không có việc bà bán số nữ trang gồm: 01 lắc
vàng 24 kara, 01 sợi dây chuyền bạch kim kèm mặt dây được 01 lượng vàng
4
9999 thành tổng số vàng cưới là 06 lượng vàng 9999. Bà xác định giọng nữ 2
trong đoạn ghi âm do bà H cung cấp là của bà và 06 lượng vàng trong đoạn ghi
âm mà bà H nhắc đến bà nghĩ là 06 lượng vàng đó là của ông L có trước đây,
không phải là vàng cưới.
Ông Đặng Tôn L1 trình bày:
Ông là cha ruột của ông L. Tại lễ cưới bên nhà bà H, vợ chồng ông có cho
ông L, bà H trang sức bằng vàng như lời ông L, bà S trình bày. Riêng đối với
vàng thẻ, vợ chồng ông có hứa khi nào vợ chồng ông L ra riêng sẽ cho 05 lượng
vàng. Sở dĩ có tấm hình là các bên đưa vàng lên để chụp hình tượng trưng. Đây
là vàng thật, loại vàng SJC. Sau khi kết thúc buổi lễ, bà S là người đem vàng đi
cất giữ. Cháu K là cháu nội của ông bà. Hiện nay, cháu đang sống cùng ông L và
ông bà. Ông bà nội có hỗ trợ ông L chăm sóc cháu K. Việc chăm sóc cháu K là
do tình yêu thương của ông bà dành cho cháu, không phải vì ông L không có
điều kiện, thời gian chăm sóc con.
Tại Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 120/2024/HNGĐ-ST ngày 17
tháng 5 năm 2024 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã xử
(tóm tắt):
“1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đặng Minh L về việc “Ly hôn,
tranh chấp về nuôi con” đối với bà Trừ Thị Ngọc H.
Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Trừ Thị Ngọc H về việc “tranh
chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” là 06 lượng vàng, loại vàng SJC với
ông Đặng Minh L.
1.1.Về quan hệ hôn nhân: Ông Đặng Minh L được ly hôn đối với bà Trừ
Thị Ngọc H.
1.2. Về con chung: Ông Đặng Minh L được quyền tiếp tục nuôi dưỡng con
chung tên Đặng Minh K, sinh ngày 09/10/2019.
1.3. Về cấp dưỡng nuôi con: Bà Trừ Thị Ngọc H không phải cấp dưỡng
nuôi con do ông Đặng Minh L không yêu cầu.”
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về quyền và nghĩa vụ của bên không
trực tiếp nuôi con, án phí, quyền và thời hạn kháng cáo của các đương sự, việc
thi hành án theo quy định của pháp luật.
Ngày 17/5/2024, bị đơn, bà Trừ Thị Ngọc H kháng cáo một phần bản án sơ
thẩm, yêu cầu được trực tiếp nuôi con và được chia tài sản chung là 3 lượng
vàng SJC.
Tại phiên tòa phúc thẩm,
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày:
Luật sư Phan Ngọc Bảo T1 trình bày: khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân
và gia đình; Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP ngày 16/5/2024 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quy định về các tiêu chí cần xem xét khi
5
đánh giá quyền nuôi con. Bà H làm việc giờ hành chính, lương là 16 triệu
đồng/tháng nên ổn định, có đủ thu nhập và thời gian dành cho con. Ông L xác
định lương của ông 16 triệu đồng/tháng nhưng ông làm việc cho gia đình, không
có chứng cứ chứng minh. Tòa án cấp sơ thẩm không thu thập chứng cứ xác
minh lời trình bày của ông L. Bà H có nhà riêng, trong khi ông L đang sống
cùng gia đình. Về tình cảm, bà H là mẹ nhưng sau khi không còn sống chung
với ông L thì ông L và gia đình đã cản trở và tạo cho trẻ K có suy nghĩ không tốt
về bà H, gia đình ông L không thông tin về tình trạng sức khỏe, học tập của con,
chặn thông tin liên lạc, 04 năm nhưng bà H chỉ được thăm con trong thời gian
ngắn, không được đưa đón con đi chơi, trẻ K có những hành động, cử chỉ xa
lánh mẹ, trong khi bà H luôn muốn được gần gũi con, được thể hiện qua các
đoạn ghi âm đã cung cấp cho Tòa án tại các bút lục số 81, 80, 72, 68. Việc trẻ K
có những suy nghĩ lệch lạc, mặc dù không trực tiếp thể hiện là do bà S hay ông
L có tác động đến, nhưng vấn đề đặt ra là vì sao trẻ lại như thế? Khoản 2 Điều
36 Hiến pháp, khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình bảo vệ quyền lợi của
bà mẹ và trẻ em. Gia đình ông L đã xâm phạm quyền làm mẹ của bà H, do đó,
đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bà H, giao trẻ K cho bà H
trực tiếp nuôi dưỡng.
Luật sư Bùi Thanh H1 trình bày: theo truyền thống Việt Nam việc cho tài
sản tại lễ cưới như một lời chúc phúc. Bà H đã cung cấp chứng cứ chứng minh
là tấm ảnh cưới, việc cho vàng và đưa cho ai không quan trọng, vì số vàng cho
chung trong ngày cưới chính là cho cô dâu, chú rể. Bà S khai mâu thuẫn về số
vàng trong đoạn ghi âm, vì theo nhịp độ ghi âm khi bà H hỏi “06 cây vàng của
con”, thì bà S trả lời ngay là “06 cây vàng của con đưa T2 làm ăn hết rồi...”,
nghĩa là bà S biết rõ số lượng vàng và biết vàng đó là của ai; ông L thừa nhận
tên thường gọi của ông ở nhà là T2. Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm có hỏi
và ông L có trình bày là “ban đầu có 05 lượng vàng, sau đó tôi làm xe cuốc mua
thêm”, nhưng nội dung này lại không được thể hiện trong biên bản phiên tòa sơ
thẩm. Ông L, ông L1 xác định khi nào ra riêng mới cho vàng; ông L1 trình bày
là nói riêng với ông L và bà H thì tại sao ông Cao Minh T3 lại biết về điều kiện
này. Các biên bản lấy lời khai lại cấp sơ thẩm thì ông L, bà S đều không đề cập
đến điều kiện này mà chỉ đến tại phiên tòa sơ thẩm mới đặt ra vấn đề này. Lời
khai của người làm chứng là ông Đồng Văn X, chủ hôn bên nhà gái, là người
không có mối quan hệ họ hàng gì với ông L và bà H đã xác định là gia đình ông
L cho bà H, ông L, do hình xấu nên chỉ giữ lại được 01 tấm ảnh. Từ chuỗi trình
bày thì có căn cứ xác định có việc cho 05 lượng vàng tại lễ cưới, bởi lẽ không ai
đi đòi cái không thuộc về mình.
Luật sư Tạ Minh T trình bày: từ khi bé K được 10 tháng tuổi đến nay bà H
chưa được thực hiện quyền làm mẹ. Bà H bị buộc ra khỏi nhà. Về các đoạn ghi
âm, ghi hình là hoàn toàn trung thực, sở dĩ mãi đến năm 2023 bà H mới thực
hiện ghi âm, ghi hình việc gia đình ông L cản trở bà H thăm nom con là theo
hướng dẫn của Luật sư để thực hiện quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ chứng
minh theo Điều 92 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Trường hợp Tòa án cấp phúc
thẩm không chấp nhận cho bà H được trực tiếp nuôi con, thì đề nghị ghi nhận
6
trong bản án cụ thể về quyền và thời gian thăm nom, đưa đón con của bà H, vì
thực tế ông L đã có hành vi cản trở bà H thăm nom con và bà H đã có đơn gửi
đến Hội liên hiệp phụ nữ và đã cung cấp cho Tòa án cấp phúc thẩm vào ngày
23/12/2024. Thời gian đưa đón con của bà H cụ thể như sau: bà H được quyền
đón con từ 17h ngày thứ Bảy và trả con lúc 17h ngày Chủ nhật, lịch rước con là
cố định và bà H có quyền đón con tại nhà ông L hoặc tại trường mà không cần
phải thông báo trước cho ông L. Trường hợp bà H không đón được con thì sẽ
báo cho ông L. Trong 03 tháng hè, bà H được quyền đón con ½ thời gian và vẫn
được quyền bảo lưu quyền thăm nom, đón con vào thứ Bảy-Chủ nhật. Về sinh
nhật con, năm bé K tuổi chẵn thì ông L tổ chức, còn tuổi lẻ thì bà H được quyền,
gia đình ông L phải giao trẻ. Ngày lễ, Tết Dương lịch nếu dưới 03 ngày nghỉ thì
bà H được quyền đón con 01 ngày, nếu trên 03 ngày thì bà H được quyền đón
con ít nhất 02 ngày. Tết cổ truyền, bà H được quyền đón con từ 08 giờ ngày
mùng Ba Âm lịch và trả con lúc 17h mùng 6 Âm lịch hằng năm. Trường hợp gia
đình bà H có hiếu hỉ thì ông L phải tạo điều kiện hỗ trợ. Khi con đau ốm thì ông
L phải chủ động báo cho bà H biết để chăm sóc. Các điều kiện về thăm nom con
này phải được thực hiện cho đến khi con đủ 18 tuổi. Bà H cam kết việc đưa đón
con không ảnh hưởng đến việc học tập của con, nếu bà H vi phạm thì ông L có
quyền yêu cầu hạn chế quyền thăm con của bà H. Việc ông L không đồng ý cho
bà H đón con vào các khoản thời gian trong các ngày lễ, tết là xâm phạm quyền
bình đẳng của cha mẹ đối với con cái.
Bà H thống nhất với tranh luận do các luật sư trình bày, không bổ sung.
Ông Đặng Minh L trình bày: ông đang quản lý doanh nghiệp của gia đình,
có thời gian linh hoạt để đưa đón, chăm sóc con, bé đang học ở trường mầm
non. Ông và gia đình có đầy đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt. Ông
không thống nhất với bà H về thời gian đón con vào các dịp lễ, tết vì thời gian
đó gia đình hay tổ chức đi du lịch; đối với tháng hè thì trường mầm non Q
không có nghỉ hè. Ông đồng ý việc bà H được đón con vào thứ Bảy, Chủ nhật
như bà H đề nghị. Đối với tài sản chung thì ông và bà H không được cho chung
05 cây vàng SJC mà ba mẹ ông chỉ đưa để chụp ảnh, sau đó mẹ ông giữ vàng,
còn nữ trang cưới thì bà H giữ, ông không có giữ và mẹ của ông cũng không có
lấy lại.
Ông Đặng Tôn L1 trình bày: vợ chồng ông không có cho 05 cây vàng SJC
mà chỉ đưa ra để chụp hình, hứa khi nào vợ chồng L, H ra riêng mới cho, còn nữ
trang cưới đã cho lúc lễ bên nhà gái, không có lấy lại. Gia đình ông hoàn toàn
không cản trở việc bà H thăm nom con.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An phát biểu ý kiến:
Về tố tụng: Tòa án cấp phúc thẩm và các đương sự chấp hành đúng quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Kháng cáo của bà H đủ điều kiện để xem xét
theo trình tự phúc thẩm.
Về nội dung kháng cáo:
7
Con chung của bà H và ông L là bé Đặng Minh K sinh năm 2019 đã được
gia đình ông L chăm sóc khỏe mạnh, phát triển tốt, đang theo học tại trường
mầm non V1. Tòa án cấp sơ thẩm giao con cho ông L tiếp tục nuôi dưỡng là phù
hợp. Do đó, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo này của bà H. Bà H có quyền
thăm nom con, nếu ông L và gia đình cản trở hoặc không chăm sóc con tốt, thì
bà H có quyền khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con bằng vụ án khác.
Về tài sản chung là 06 lượng vàng SJC gồm 01 lượng do bà S bán nữ trang
cưới và 05 lượng vàng cho tại lễ cưới: bà H cung cấp chứng cứ chứng minh là
01 tấm ảnh cưới, được ông L1 xác định vàng trong ảnh chụp là vàng thật, nhưng
lại cho rằng chỉ đưa để chụp ảnh tượng trưng. Mặc dù tấm ảnh không thể hiện
trao tay trực tiếp số vàng, nhưng bà S và mẹ của bà H đã cầm vàng, nghĩa là có
sự kiện pháp lý được ghi nhận lại bằng hình ảnh. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông
L1 thừa nhận có nói cho L, H với điều kiện là khi nào vợ chồng ra riêng, nhưng
cũng không có chứng cứ gì chứng minh là cho vàng có điều kiện. Nội dung ghi
âm cuộc nói chuyện giữa bà H và bà S thì bà S cũng thừa nhận “06 cây vàng
của con Ty nó giữ làm ăn...”. Khi bà H ra khỏi nhà không mang theo tài sản, bà
S thì xác định ông L giữ vàng. Ông L xác định ngoài vàng đang tranh chấp thì
ông và bà H không còn tài sản nào khác. Như vậy, yêu cầu của bà H chia tài sản
chung là 06 lượng vàng SJC là có căn cứ, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận
một phần kháng cáo của bà Trừ Thị Ngọc H. Căn cứ khoản 2 Điều 308 của Bộ
luật Tố tụng dân sự, sửa một phần bản án sơ thẩm về chia tài sản chung.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Kháng cáo của bà Trừ Thị Ngọc H thực hiện đúng theo quy định tại
Điều 271, Điều 272, Điều 273 và Điều 276 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nguyên
đơn ông Đặng Minh L giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Bị đơn, bà Trừ Thị Ngọc
H giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận được với
nhau về việc giải quyết vụ án. Vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
[2] Việc xét xử vắng mặt đương sự: bà Nguyễn Thị Kim S vắng mặt, có
đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Căn cứ Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa
án vẫn xét xử phúc thẩm vụ án.
[3] Về xác định quan hệ pháp luật tranh chấp: Tòa án cấp sơ thẩm xác định
quan hệ tranh chấp cần giải quyết trong vụ án là “Ly hôn, tranh chấp về nuôi
con, chia tài sản chung khi ly hôn” là đúng quy định tại khoản 1 Điều 28, điểm a
khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
[4] Về phạm vi xét xử phúc thẩm: bà Trừ Thị Ngọc H chỉ kháng cáo một
phần bản án sơ thẩm về quyền nuôi con và chia tài sản chung. Căn cứ Điều 293
của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại các nội dung
này của bản án sơ thẩm và có liên quan đến nội dung kháng cáo.
[5] Về việc áp dụng pháp luật về nội dung: theo giấy chứng nhận kết hôn
(bút lục số 54) và sự thống nhất xác định của các đương sự, thì quan hệ hôn
nhân của ông L và bà H được xác lập vào ngày 31/10/2018. Do đó, Luật Hôn
8
nhân và gia đình năm 2014; Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn
thi hành luật có liên quan được áp dụng khi giải quyết vụ án.
[6] Xét kháng cáo của bà Trừ Thị Ngọc H về quyền nuôi con:
[6.1] Ông L, bà H xác định con chung của hai đương sự tên là Đặng Minh
K, sinh ngày 09/10/2019, sống cùng ông L và bà H tại nhà cha mẹ ruột của ông
L. Từ thời điểm bà H về nhà mẹ ruột của bà H sinh sống, cháu K vẫn do ông L
trực tiếp nuôi dưỡng và đang học lớp Chồi tại Trường mầm non V1, địa chỉ tại
thị xã T, huyện T, tỉnh Tây Ninh (bút lục số 89). Xét thấy, trong suốt thời gian
ông L nuôi dưỡng cháu K từ khi cháu được 10 tháng tuổi cho đến nay, thì cháu
phát triển khỏe mạnh. Tại cấp sơ thẩm, bà H cung cấp một số file (tệp tin) ghi
âm cuộc hội thoại giữa bà và cháu K để chứng minh rằng gia đình ông L ngăn
cản việc bà thăm nom cháu K, có những lời lẽ gây chia cắt tình cảm mẹ con bà,
nhưng qua đánh giá chứng cứ do bà H cung cấp, thì nội dung ghi âm không rõ
và cũng không hoàn toàn trùng khớp với văn bản thể hiện nội dung ghi âm do bà
H lược ghi lại. Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét quyền lợi về mọi mặt của con
chung, từ đó giao con chung cho ông L tiếp tục nuôi dưỡng khi ly hôn với bà H,
là đúng quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và
Điều 6 của Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP ngày 16/5/2024 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Do đó, không chấp
nhận kháng cáo của bà H về quyền trực tiếp nuôi con.
[6.2] Đối với ý kiến của Luật sư Tạ Minh T về quyết định trong bản án cụ
thể thời gian thăm nom, đưa đón con của bà H trong trường hợp ông L là người
trực tiếp nuôi dưỡng con, thấy rằng: khoản 3 Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 chỉ quy định về quyền, nghĩa vụ thăm nom con của người không
trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, không quy định về việc ấn định cụ thể thời
gian thăm nom, đưa đón con như Luật sư đề nghị, bởi lẽ, việc thăm nom, đưa
đón cháu K còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không xác định được cụ thể, có thể
xảy ra trong tương lai, ví dụ như thời gian học tập, sinh hoạt của con và nhất là ý
kiến, nguyện vọng của con khi con chung từ đủ 07 tuổi trở lên. Do đó, không
chấp nhận đề nghị này của bà H và Luật sư.
[7] Xét kháng cáo của bà Trừ Thị Ngọc H về chia tài sản chung: chứng cứ
để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện này của bà H gồm 01 tấm ảnh cưới chụp
khi tổ chức hôn lễ bên nhà trai (nhà của ông L1, bà S), thể hiện bà S trình lễ vật
cưới trước họ hàng hai bên là 05 miếng vàng (bút lục 98) và đoạn ghi âm (bằng
điện thoại) có nội dung bà S thừa nhận có giữ 06 cây vàng của bà H. Xét các
chứng cứ do bà H cung cấp, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng:
[8] Đối với chứng cứ là tấm ảnh cưới:
[8.1] Giao dịch tặng cho quà tặng bằng hiện vật thông thường là hành vi
song phương, nghĩa là bên tặng sẽ có hành vi trao quà tặng, còn bên nhận sẽ có
hành vi đón nhận quà và cảm ơn. Theo tập quán của Việt Nam, nếu lễ cưới được
tổ chức ở nhà riêng, thì khi cha mẹ hai bên tặng quà cưới cho cô dâu, chú rể tại
9
hôn lễ sẽ được thực hiện trang trọng trước bàn thờ tổ tiên hoặc bàn họ tộc,
những người trực tiếp chứng kiến phần “lễ” thường là những người có uy tín,
danh dự hoặc bối phận cao trong dòng họ hai bên; và tại phần “lễ” này, thì cha
mẹ sẽ có hành vi trao quà trực tiếp cho cô dâu, chú rể và cô dâu, chú rể sẽ cảm
ơn cha mẹ.
[8.2] Theo Điều 107 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, thì vàng là
động sản. Khoản 1 Điều 458 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc
tặng cho động sản: “1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm
bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Hồ sơ vụ
án thể hiện, bà H chỉ cung cấp được 01 tấm ảnh cưới duy nhất, nhưng trong ảnh
này thì bà S là mẹ của ông L và bà Lê Thị Ổ là mẹ của bà H lại là hai người cầm
05 miếng vàng. Tại biên bản lấy lời khai ngày 23/4/2024, bà Lê Thị Ổ, ông
Đồng Văn X (là chủ hôn phía nhà gái) có trình bày rằng: “tôi nghĩ là cho vàng
thật và cho luôn” (các bút lục số 114, 115). Từ trình bày này của bà Ổ, ông X,
vấn đề cần đặt ra là, có hay không sự thật như ông L1, bà S trình bày là chỉ hứa
cho khi nào ông L và bà H ra ở riêng, xem như cha mẹ hỗ trợ để hai con có vốn
làm ăn; vì sao bà Ổ, ông X không khẳng định là cho, mà trình bày rằng “tôi nghĩ
là...”. Việc tặng cho quà cưới là 05 miếng vàng là một tài sản có giá trị tương
đối lớn, là điểm nổi bật trong lễ cưới, nhưng bà H lý giải chỉ cung cấp được 01
tấm ảnh cưới duy nhất để chứng minh được tặng cho, là chưa thực sự có tính
thuyết phục, vì trong tấm ảnh này thì bà H và ông L không phải là người trực
tiếp nhận 05 miếng vàng.
[9] Những người làm chứng của cả bên bà H và ông L đều xác định không
biết ai là người quản lý 05 miếng vàng sau lễ cưới. Bà H xác định bà là người
giữ vàng, cất trong tủ để ở phòng riêng của bà và ông L, nhưng trình bày và yêu
cầu của bà về nữ trang cưới được tặng cho và loại vàng của 05 miếng vàng đang
tranh chấp lại không nhất quán. Cụ thể:
[9.1] Ông L và ông L1, bà S thống nhất trình bày, khi tổ chức lễ cưới, ông
L và bà H được ông L1 và bà Sa T4 cho nữ trang cưới gồm 01 đôi bông hột
xoàn 3 ly 6, 01 cặp nhẫn cưới vàng 18 kara mỗi chiếc trọng lượng 01 chỉ, 01 lắc
vàng 24 kara 9999 trọng lượng 02 chỉ 9 phân 9 ly, 01 sợi dây xoắn bạch kim 750
trọng lượng 15g66, 01 mặt dây (M291) BN 750 5g37, 02 vòng vàng 18 kara
trọng lượng 02 chỉ 8 phân 4ly. Số tài sản này do bà H trực tiếp quản lý (các bút
lục số 30, 31, 100, 105).
[9.2] Trong đơn phản tố ghi ngày 27/10/2023 (bút lục số 12), bà H trình
bày: “Trong quá trình chung sống, tôi và ông L có tài sản chung là 06 (sáu)
lượng vàng 9999 (sáu miếng vàng). Đây là quà mừng cưới của ba mẹ chồng cho
vợ chồng chúng tôi. Sau đám cưới, số vàng này được vợ chồng tôi cất trong tủ
đồ hiện số vàng này mẹ chồng tôi đang giữ.” Tại các biên bản hòa giải và đối
chất do Tòa án cấp sơ thẩm lập vào ngày 04/12/2023, ngày 03/01/2024, bà H
xác định khi cưới bà được cha mẹ của ông L tặng cho 01 đôi bông vàng trắng,
01 cặp nhẫn cưới, 01 lắc vàng 24 kara, 01 sợi dây chuyền bạch kim kèm mặt dây
(không rõ trọng lượng) và 05 cây vàng mềm 9999 (các bút lục số 100, 105, 108),
10
nhưng tại phiên tòa ngày 17/5/2024, bà H lại xác định rằng ngoài được tặng cho
05 lượng vàng SJC, thì bà thống nhất với số nữ trang cưới mà ông L và bà S đã
trình bày và có thêm 03 chỉ vàng 18 kara mà gia đình bà H cho khi cưới (bút lục
số 131).
[10] Đánh giá lời trình bày của bà H về loại vàng của 05 miếng vàng mà bà
H cho rằng được tặng cho trong lễ cưới, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy:
[10.1] Tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 1623/QĐ-NHNN năm
2012của Thống đốc Ngân hàng N1 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng
miếng của Ngân hàng N1 quy định về nguyên tắc tổ chức sản xuất vàng miếng
như sau: “4. Ngân hàng N1 tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%, có
đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty S1 (sau đây
gọi là vàng miếng SJC). Khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do
Ngân hàng N1 quyết định trong từng thời kỳ.”
[10.2] Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2012/NĐ-CPcủa Chính phủ về
quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định: “2. Vàng miếng là vàng được dập
thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của
doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng N1 (sau đây được gọi là
Ngân hàng N1) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng N1 tổ chức
sản xuất trong từng thời kỳ.”
[10.3] Như vậy, vàng 9999 do tiệm vàng sản xuất và vàng SJC mặc dù đều
có hàm lượng 99,99%, nhưng không thể mặc nhiên đồng nhất rằng, vàng 9999
còn được gọi là vàng SJC. Bà H cho rằng bà là người cất giữ 05 miếng vàng sau
lễ cưới tại tủ trong phòng riêng của bà và ông L, nhưng lại xác định không nhất
quán về loại vàng là không hợp lý.
[11] Đối với 01 lượng vàng 9999 còn lại mà bà H cho rằng đã đưa một số
nữ trang cưới để bà S bán, đổi mua, Hội đồng xét xử nhận thấy: bà H trình bày,
bà đã đưa cho bà S bán nữ trang cưới, gồm: 01 lắc vàng 24 kara, 01 sợi dây xoắn
bạch kim 750, 01 mặt dây (M291)BN 750 để mua 01 lượng vàng 9999 (bút lục
số 100, 105, 107); nhưng tại phiên tòa ngày 17/5/2024, bà H lại xác định rằng
ngoài bán số nữ trang cưới bên gia đình ông L cho là 01 lắc vàng 24 kara, 01 sợi
dây xoắn bạch kim 750, 01 mặt dây (M291)BN 750, còn có bán thêm 03 chỉ
vàng 18 kara của bên gia đình bà H cho để mua lại 01 lượng vàng 9999. Trong
khi đó, ông L, bà S không thừa nhận có việc bà H đã đưa cho bà S một số nữ
trang cưới để bán nhằm mua lại 01 lượng vàng 9999. Tòa án cấp sơ thẩm chưa
thu thập chứng cứ để xác định thời điểm mà bà H cho rằng đã đưa bà S bán vàng
nữ trang cưới để mua lại 01 lượng vàng 9999 là khi nào, giá bán, giá mua vàng
là bao nhiêu, có phải bù thêm tiền để mua hay bán vàng nữ trang vẫn còn thừa
tiền, mua và bán ở tiệm vàng nào?
[12] Đối với chứng cứ là đoạn ghi âm:
[12.1] Theo nội dung ghi âm do bà H cung cấp thể hiện: đoạn từ phút
01.27-01-33 và được lược ghi thành văn bản (bút lục số 84), khi bà H (giọng nữ
1) hỏi “06 cây vàng của con đâu” thì bà S (giọng nữ 2) đã trả lời “06 cây vàng
11
của con thì thằng T2 nó giữ làm ăn hết rồi, thất bại đâu mất hết rồi”. Hội đồng
xét xử phúc thẩm thấy rằng, đoạn ghi âm không có nội dung xác định 06 cây
vàng mà bà H, bà S đang đề cập là loại vàng gì, nên không có căn cứ vững chắc
để khẳng định rằng đây là 06 lượng vàng SJC mà bà H đang tranh chấp.
[12.2] Tuy nhiên, nếu không có việc gom vàng cưới để đổi thành 01 lượng
vàng 9999 và không có việc tặng cho 05 lượng vàng SJC như ông L trình bày,
thì vì sao bà S lại trả lời bà H rằng“06 cây vàng của con...”. Bà S giải trình
rằng, 06 cây vàng trong đoạn ghi âm không phải là vàng cưới, mà là số vàng ông
L có được trước khi kết hôn với bà H (các bút lục số 107, 109). Trong khi đó, tại
biên bản đối chất ngày 03/01/2024 giữa ông L, bà H và bà S, thì ông L xác định
ông không có giữ 06 cây vàng nào và cũng không biết nội dung đoạn hội thoại
giữa bà H và bà S. Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù có tổ chức đối chất giữa bà S,
ông L và bà H về số vàng 06 cây trong nội dung đoạn ghi âm, nhưng lại chưa
làm rõ hết vấn đề các đương sự trình bày không thống nhất, những người làm
chứng do bà H yêu cầu (người đi lễ cưới bên họ nhà gái) đều xác định không
biết ai là người quản lý 05 lượng vàng sau khi kết thúc buổi lễ; trong khi ông L1
xác định vì là vàng chỉ hứa cho (tặng cho có điều kiện là khi ông L, bà H ra ở
riêng) nên sau khi kết thúc lễ cưới thì bà S là người giữ toàn bộ vàng cưới; còn
bà H cho rằng sau khi cưới bà quản lý toàn bộ tài sản được tặng cho, thì vì sao
bà lại trình bày không nhất quán về loại vàng yêu cầu là vàng 9999 hay SJC; bà
S cho rằng 06 cây vàng là của ông L có trước khi kết hôn thì vì sao bà lại trả lời
bà H rằng“06 cây vàng của con thì thằng T2 nó giữ...”, còn ông L trình bày lại
không giữ 06 cây vàng nào.
[13] Ngoài ra, hồ sơ vụ án có thể hiện ông L xác định ngoài số nữ trang
cưới thì ông và bà H không được tặng cho 05 miếng vàng, không có 06 lượng
vàng SJC, ông không yêu cầu chia tài sản cưới. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ ý chí
của ông L là nếu trường hợp Tòa án xác định có căn cứ để chấp nhận yêu cầu
của bà H chia 06 lượng vàng, thì ông L có yêu cầu Tòa án phải xem xét chia
toàn bộ số nữ trang cưới được tặng cho mà ông cho rằng bà H đang quản lý hay
không, nhằm giải quyết triệt để, toàn diện yêu cầu chia tài sản chung khi ly hôn
giữa ông L và bà H.
[14] Từ nhận định tại các mục [8] đến [13], xét thấy việc thu thập chứng cứ
và chứng minh tại cấp sơ thẩm chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa
phúc thẩm không thể khắc phục được, nên cần hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ
sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm về
phần chia tài sản chung khi ly hôn.
[15] Về án phí dân sự sơ thẩm về chia tài sản: do hủy bản án sơ thẩm về
phần chia tài sản, nên số tiền tạm ứng án phí bà H đã nộp và án phí về chia tài
sản chung sẽ được xem xét xử lý khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
[16] Về án phí phúc thẩm: bà H không phải chịu do được chấp nhận một
phần yêu cầu kháng cáo.
12
[17] Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng
cáo, kháng nghị.
[18] Đề nghị của Kiểm sát viên về con chung là có căn cứ, được chấp nhận.
Đối với đề nghị của Kiểm sát viên về phần chia tài sản chung, như đã nhận định,
do chưa đủ căn cứ vững chắc để chấp nhận hay bác yêu cầu của bà H, nên không
chấp nhận đề nghị này của Kiểm sát viên.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 308, khoản 1 Điều 310, Điều 147, Điều
148 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 27 và Điều 29 của Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy
định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa
án.
2. Không chấp nhận kháng cáo của bà Trừ Thị Ngọc H về quyền nuôi con.
Giữ nguyên bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 120/2024/HNGĐ-ST ngày 17
tháng 5 năm 2024 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An về phần
nuôi con chung của ông Đặng Minh L và bà Trừ Thị Ngọc H sau khi ly hôn.
3. Chấp nhận kháng cáo của bà Trừ Thị Ngọc H về chia tài sản chung. Hủy
một phần bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 120/2024/HNGĐ-ST ngày 17
tháng 5 năm 2024 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An về phần
chia tài sản chung của ông Đặng Minh L và bà Trừ Thị Ngọc H và chuyển hồ sơ
vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An giải quyết lại vụ án
theo thủ tục sơ thẩm về phần chia tài sản chung.
4. Các phần quyết định của bản án sơ thẩm về quan hệ hôn nhân, án phí ly
hôn không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp
luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
5. Về án phí dân sự sơ thẩm về chia tài sản: số tiền 4.125.000 đồng tạm ứng
án phí bà H đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0006431
ngày 27/10/2023 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đức Hòa và án phí về
chia tài sản chung sẽ được xem xét xử lý khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại
vụ án.
6. Về án phí dân sự phúc thẩm: bà Trừ Thị Ngọc H không phải chịu và
được hoàn trả số tiền 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng) tạm ứng án phí phúc
thẩm đã nộp theo biên lai thu tạm ứng án phí số 0004577 ngày 17/5/2024 của
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
7. Về hướng dẫn thi hành án: trường hợp bản án, quyết định được thi hành
theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành
án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi
hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại
13
các Điều 6, 7 và 9 của Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực
hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự.
8. Về hiệu lực của bản án: Bản án phúc thẩm này có hiệu lực pháp luật kể
từ ngày tuyên án./.
Nơi nhận:
- TANDCC;
- VKSND tỉnh Long An;
- TAND huyện Đức Hòa;
- Chi cục THADS huyện Đức Hòa;
- Các đương sự;
- Lưu hồ sơ vụ án; án văn/.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Phan Ngọc Hoàng Đình Thục
Tải về
Bản án số 38/2024/HNGĐ-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án số 38/2024/HNGĐ-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 30/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 27/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 27/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 26/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 25/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 25/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 25/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 24/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 23/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 23/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 23/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 23/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 19/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 18/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 17/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 17/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 17/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 14/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Bản án số 175/2024/HNGĐ-PT ngày 12/12/2024 của TAND TP. Hà Nội về vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình
Ban hành: 12/12/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm