Bản án số 235/2024/DS-PT ngày 30/09/2024 của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 235/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 235/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 235/2024/DS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 235/2024/DS-PT ngày 30/09/2024 của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Số hiệu: | 235/2024/DS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 30/09/2024 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Buộc Công ty bảo hiểm bồi thường cho tàu cá bị chìm |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bản án số: 235/2024/DS-PT
Ngày: 30-9-2024
V/v “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm”.
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Bà Đào Thị Huệ
Các Thẩm phán: Ông Trịnh Hoàng Anh
Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh
- Thư ký phiên tòa: Bà Phạm Vũ Vân Thủy – Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Bà Lê Thị Vẹn
– Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Trong các ngày 25-9 và 30-9-2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 123/2024/TLPT-DS
ngày 21-6-2024.
Do Bản án sơ thẩm số 09/2024/DS-ST ngày 08-3-2024 của Tòa án nhân dân
thành phố V, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị kháng cáo, theo Quyết định đưa vụ án ra xét
xử số 187/2024/QĐ-PT ngày 01-7-2024, Quyết định hoãn phiên tòa số
213/2024/QĐ-PT ngày 31-7-2024, Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng số
250/2024/QĐ-TA ngày 22-8-2024, Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 88/2024/QĐ-
PT ngày 23-8-2024, Thông báo về việc mở lại phiên tòa số 154/2024/TB-TA ngày
09-9-2024, Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng số 252/2024/QĐ-TA ngày
24-9-2024, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Trần Văn Đ, sinh năm 1985 và bà Huỳnh Thị B, sinh
năm 1990; Cùng địa chỉ Số B L, phường D, thành phố V, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (có
mặt).
2. Bị đơn: Tổng Công ty cổ phần B2; Địa chỉ Số 26 T, phường N, quận A,
thành phố Hồ Chí Minh,
Người đại diện theo pháp luật: Ông Vũ Anh T – Tổng giám đốc (vắng mặt),
2
Người đại diện hợp pháp: Ông Nguyễn Huy T1 – Phó giám đốc, Ban B3; ông
Nguyễn Nhật H – Chuyên viên pháp lý (có mặt) và ông Hà Phước N – Giám đốc
Công ty B4 (vắng mặt) – là đại diện ủy quyền theo Giấy ủy quyền ngày 22-6-2023.
3. Người Giám định: Công ty TNHH G; Địa chỉ Số 384/10 N, phường G, quận
G, thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp: Ông Nguyễn Minh T2 – Giám đốc (vắng mặt).
4. Người làm chứng: Ông Nguyễn Anh T3, sinh năm 1987; Địa chỉ Khu phố
T, phường T, thị xã H, tỉnh Bình Định (vắng mặt).
5. Người kháng cáo: Ông Nguyễn Nhật H là người đại diện hợp pháp của bị
đơn Tổng Công ty cổ phần B2.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện và lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn ông
Trần Văn Đ và bà Huỳnh Thị B trình bày:
Tàu cá có số đăng ký BV-99333-TS, chủ tàu là ông Trần Văn Đ đã ký hợp
đồng bảo hiểm tàu cá số MHS/02061483 ngày 15-6-2021 với Công ty B4 (sau đây
gọi tắt là Công ty B4), hiệu lực của hợp đồng là 01 năm kể từ ngày 15-6-2021 đến
ngày 15-6-2022, đối tượng bảo hiểm thân tàu gồm vỏ và máy móc; mức phí bảo
hiểm thân tàu là 2.060.000.000 đồng. Ngày 15-6-2021, ông Đ đã được Công ty B4
cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm tàu cá đánh cá số MHS/02061483 số tiền được bảo
hiểm 2.060.000.000 đồng.
Vào ngày 30-12-2021, tàu đang đi khai thác thì bị sự cố dẫn đến bị chìm, các
thuyền viên trên tàu đã được tàu cá khác cứu vớt đưa vào bờ an toàn, đã thuê trục vớt
tàu nhưng không có kết quả.
Trước và sau khi tàu gặp nạn thì các giấy tờ tài liệu liên quan đến tàu cá, thủ
tục quy định của Công ty B4 như: Hồ sơ chứng từ tàu cá, chứng từ liên quan đến phí
tổn cho tàu cá xuất bến, chứng chỉ thuyền viên tàu cá, báo cáo sự cố, cứu hộ, trục
vớt... ông bà đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sự việc cũng đã được
Công ty B4 cũng như Công ty TNHH G (sau đây gọi tắt là Công ty Giám định) do
Công ty B4 chỉ định xác nhận.
Ngày 08-6-2022, giám định viên yêu cầu các thuyền viên khai lại nội dung
nguyên nhân dẫn đến sự cố chìm tàu, đến ngày 29-6-2022 có Báo cáo giám định và
đến ngày 22-7-2022 ông bà nhận được đơn từ chối bồi thường của Tổng Công ty Cổ
phần B2 (sau đây gọi tắt là Tổng Công ty B2) với lý do “Nguyên nhân gây nên đắm,
chìm tàu cá BV-99333-TS không thuộc các rủi ro được bảo hiểm theo điều khoản
bảo hiểm thân tàu cá (BAOMINH-CL 001-TCA 1-7-20)”.
3
Sau khi đã ban hành đơn từ chối bảo hiểm vào ngày 22-7-2022, theo yêu cầu
của chủ tàu, vào tháng 11-2022 Công ty G tiếp tục lấy lại lời khai khác, phủ nhận
hoàn toàn lời khai ban đầu và đến tháng 3-2023 có Báo cáo giám định bổ sung.
Sau đó Tổng Công ty B2 đã có Công văn số 1377/2022-BM/HH ngày 22-7-
2022 gửi ông Trần Văn Đ về việc thông báo từ chối bồi thường do nguyên nhân gây
nên sự cố chìm, đắm tàu cá BV-99333-TS không thuộc các rủi ro được bảo hiểm
theo điều khoản bảo hiểm thân tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 1454/2020-
BM/BHHH ngày 01-7-2020.
Nhận thấy Tổng Công ty B2 đưa ra những điều khoản bất lợi mà khi tư vấn
mua bảo hiểm nhân viên không tư vấn rõ cho ông bà nắm được nhằm từ chối việc
bồi thường cho ông bà. Nay ông bà yêu cầu Tòa án buộc Tổng Công ty B2 phải bồi
thường số tiền 2.060.000.000 đồng.
Ngoài ra ông bà không có yêu cầu nào khác.
Bị đơn là Tổng Công ty cổ phần B2 trình bày:
Ngày 15-06-2021, Công ty B4 đã cấp Đơn bảo hiểm số MHS/02061483 cho
ông Trần Văn Đ như nguyên đơn đã trình bày. Điều kiện bảo hiểm là điều kiện A
theo Điều khoản bảo hiểm thân tàu cá (ban hành kèm theo Quyết định số 1454/2020-
BM/BHHH ngày 01-7-2020 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty B2).
Vào khoảng 08 giờ 30 phút đến 09 giờ 30 phút ngày 30-12-2021, tàu BV-
99333-TS đang hoạt động tại khu vực biển có tọa độ 07°42’N; 106°42’E thì gặp sự
cố bị chìm hoàn toàn như nguyên đơn đã nêu.
Tổng Công ty B2 đã chỉ định Công ty TNHH G thực hiện việc giám định để
xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất để làm cơ sở xem xét giải quyết bồi
thường.
Theo đó, Báo cáo giám định số 279127/LCL cấp ngày 29-06-2022 của Công
ty Giám định ghi nhận nguyên gây nên sự cố như sau: “Căn cứ vào các yếu tố như
đã nêu trên, giám định viên cho rằng tàu cá BV-99333-TS bị chìm theo như khai báo
của thuyền viên là do va chạm với cây gỗ lóng trôi lơ lửng trong nước biển làm bể vỏ
tàu cá BV-99333-TS tại khu vực mũi, nước từ bên ngoài đã vào bên trong tàu, thuyền
viên đã cho bơm tát nước ra ngoài nhưng không kịp, làm cho tàu bị chòng chành và
bị sóng lớn đánh chìm vào khoảng 08 giờ 30’ đến 09 giờ 30’ ngày 30-12-2021 tại
khu vực biển có tọa độ 07°42’N; 106°42’E thuộc vùng biển Việt Nam, gây ra tổn thất
như đã nêu trên”.
Tổng Công ty B2 đã có Công văn số 1377/2022-BM/HH ngày 22-7-2022 gửi
ông Trần Văn Đ về việc thông báo từ chối bồi thường do nguyên nhân gây nên sự cố
chìm, đắm tàu cá BV-99333-TS không thuộc các rủi ro được bảo hiểm theo điều
4
khoản bảo hiểm thân tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 1454/2020-BM/BHHH
ngày 01-7-2020.
Không đồng ý với quyết định từ chối bồi thường của Tổng Công ty B2, ngày
17-10-2022, ông Trần Văn Đ đã có đơn đề nghị xem xét lại hồ sơ sự việc.
Tổng Công ty B2 đã đề nghị Công ty G tiến hành giám định, phỏng vấn lại
thuyền viên của tàu cá BV-99333-TS để làm rõ đề nghị của ông Trần Văn Đ. Công
ty G đã ban hành Báo cáo giám định bổ sung số 279127-01-LCL cấp ngày 06-03-
2023, trong đó giám định viên đã phân tích đánh giá và kết luận rằng khai báo lại lần
02 của thuyền trưởng và các thuyền viên cho rằng tàu cá BV-99333-TS bị sóng gió
lớn đánh chìm là không đủ cơ sở.
Tổng Công ty B2 tiếp tục có Công văn số 0611/2023-BM/HH ngày 22-3-2023
gửi ông Đ về việc giữ nguyên quan điểm từ chối bồi thường theo nội dung Công văn
số 1377/2022-BM/HH ngày 22-07-2022.
Công ty B4 từ chối đơn yêu cầu bảo hiểm của ông Đ vì nguyên nhân gây ra sự
cố theo Báo cáo giám định số 279127/LCL là “…do va chạm với cây gỗ lóng trôi lơ
lửng trong nước biển làm bể vỏ tàu cá…” thì không thuộc các rủi ro được bảo hiểm
theo Điều 3.1.1.1, Điều kiện bảo hiểm A – Điều khoản bảo hiểm thân tàu cá năm
2020 của Tổng Công ty B2 có quy định Bảo M chỉ bồi thường đối với:
“3.1.1 Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận của đối tượng bảo hiểm trực tiếp
gây ra bởi:
3.1.1.1 Đâm va với phương tiện khác, va chạm vào đá, vào vật thể cố định
dưới nước hoặc trên bờ;”
Còn nguyên nhân gây ra sự cố theo Báo cáo giám định bổ sung số 279127-
01/LCL thì sự cố chìm tàu cá là do bị sóng gió lớn đánh chìm. Tuy nhiên Báo cáo
giám định bổ sung cũng đã kết luận rằng “…khai báo lại lần 2 của thuyền trưởng và
các thuyền viên cho rằng tàu cá BV-99333-TS bị sóng gió lớn đánh chìm là không đủ
cơ sở”.
Mặt khác, giả sử như nguyên nhân gây ra sự cố chìm tàu cá BV-99333-TS là
do bị sóng gió lớn đánh chìm theo khai báo lần 2 của thuyền trưởng và các thuyền
viên thì cũng không thuộc các rủi ro được bảo hiểm theo Điều 3.1.1.7 Điều kiện bảo
hiểm A – Điều khoản bảo hiểm thân tàu cá 2020 của Tổng Công ty B2 có quy định
Bảo M chỉ bồi thường đối với:
“3.1.1 Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận của đối tượng bảo hiểm trực tiếp
gây ra bởi:
3.1.1.7 Bão, sóng thần, mưa đá”.
5
Căn cứ theo thông tin thời tiết trích từ nguồn bản tin do Trung tâm D cung cấp
thì thời tiết tại thời điểm và khu vực tàu cá BV-99333-TS bị sự cố không ghi nhận
xảy ra bão, sóng thần, mưa đá.
Hơn nữa tổn thất nêu trên thuộc điều khoản loại trừ bảo hiểm theo Đơn bảo
hiểm số MHS/02061483 là “Không bồi thường tàu bị đắm, chìm không có đủ bằng
chứng để xác định chính xác nguyên nhân”. Theo đó, Báo cáo giám định bổ sung số
279127-01/LCL đã kết luận rằng “…khai báo lại lần 2 của thuyền trưởng và các
thuyền viên cho rằng tàu cá BV-99333-TS bị sóng gió lớn đánh chìm là không đủ cơ
sở”.
Bởi các lý do nêu trên, việc từ chối bồi thường bảo hiểm của Tổng Công ty B2
về tổn thất đối với tàu cá BV-99333-TS của ông Trần Văn Đ là phù hợp với Đơn bảo
hiểm số MHS/02061483 và quy định của pháp luật.
Người Giám định là Công ty TNHH G trình bày:
Theo yêu cầu giám định của Tổng Công ty B2, Công ty TNHH G đã tiến hành
thực hiện nhiệm vụ giám định, thu thập các thông tin liên quan và đã lập báo cáo gửi
cho N1 bảo hiểm xem xét về vụ việc tổn thất chìm tàu cá BV-99333-TS.
Vào ngày 29-06-2022 Công ty G đã hoàn thành báo cáo giám định gửi đến
Ban Hàng hải – Tổng Công ty B2 xem xét.
Đến ngày 19-10-2022, qua thư điện tử (email) ông Đỗ Đăng B1 – Cán bộ của
Ban Hàng hải – Tổng Công ty B2 đã đề nghị Công ty G có ý kiến về việc Chủ tàu
yêu cầu lấy lại lời khai cũng như việc giám định lại vì theo Đơn đề nghị xem xét của
Chủ tàu cá BV-99333-TS ngày 17-10-2022 của Chủ tàu cá BV-99333-TS thì:
“Thuyền trưởng và thuyền viên lúc vào bờ không bình tĩnh, nghe theo sự xúi giục
nên dẫn tới lời khai không chính xác. Tôi đã làm việc lại với thuyền trưởng và các
thuyền viên thì biết được nguyên nhân chính xác là do sóng gió cấp 8. Mặc dù đã đổ
hết dầu trên tàu xuống xung quanh tàu để êm sóng gió (theo kinh nghiệm dân gian)
nhưng vẫn không cứu được tàu, tàu vẫn bị chìm”.
Sau khi kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, Công ty G nhận thấy ý kiến của Chủ tàu cá
BV-99333-TS cũng có cơ sở vì trong quá trình xử lý hồ sơ trước đó, Công ty G đã có
ý kiến đề cập đến việc lỗi bất cẩn của thuyền viên trong quá trình điều động tàu hành
trình lúc sóng to gió lớn đã đánh chìm tàu ngoài biển.
Do đó giám định viên đồng ý gặp làm việc với các thuyền viên tàu cá BV-
99333-TS để lấy lại lời khai cũng như việc giám định, đánh giá lại sự việc theo yêu
cầu của Chủ tàu và Nhà bảo hiểm. Vào ngày 09-11-2022 và các ngày tiếp theo, giám
định viên đã tiếp tục phỏng vấn thuyền viên của tàu cá BV-99333-TS.
Các lời khai của Chủ tàu cá, thuyền trưởng, thuyền viên được khai đi khai lại
nhiều lần ở các mốc thời gian khác nhau đều được ghi nhận trong biên bản giám
6
định. Lời khai nào phù hợp với Đơn trình báo của ông Trần Văn Đ - Chủ tàu cá BV-
99333-TS có xác nhận của đồn biên phòng B5 ngày 03-01-2022 và các thông tin do
chủ tàu cung cấp cũng như các tài liệu, thông tin mà giám định đã thu thập sẽ là căn
cứ để ban hành kết luận giám định.
Cả hai kết quả giám định đều được sử dụng là căn cứ pháp lý vì các nội dung
trong báo cáo giám định do Công ty G thu thập trong quá trình giám định là căn cứ
để phân tích đánh giá sự việc. Trong đó có: Đơn trình báo của ông Trần Văn Đ - Chủ
tàu cá BV-99333-TS có xác nhận của đồn biên phòng B5 ngày 03-01-2022; QCVN
02-35:2021-BNNPTNT và các tài liệu kèm theo báo cáo.
Người làm chứng là ông Nguyễn Anh T3 trình bày:
Tháng 12-2021 ông bắt đầu làm thuyền trưởng cho tàu cá BV-99333-TS. Vào
khoảng gần 09 giờ sáng ngày 30-12-2021 ông đang ngồi tại vô lăng để điều khiển tàu
(lúc này chỉ có một mình) thì tàu gặp sự cố, cụ thể: Tàu đang hành trình bình thường
có vật gì đó không xác định từ dưới biển đâm vào hầm của mũi tàu (phía bên phải)
sau đó nước tràn từ phần hầm nơi bị vật không xác định đâm và nước từ ngoài tràn
vào phần mũi tàu.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, ông thông báo cho toàn bộ thuyền viên cùng cứu
tàu, tất cả các thuyền viên đã nỗ lực hết sức nhưng ngay lúc này sóng rất to và gió rất
lớn sức người không thể cứu được tàu, nên ông thả neo để cố định tàu và gọi tàu
khác đến cứu hộ các thuyền viên trên tàu.
Lúc tàu đã gần chìm hoàn toàn chỉ còn phần lái nhô lên (cũng gần chìm hẳn)
thì tàu số QNg-92286-TS đến cứu toàn hộ thuyền viên, đến 13 giờ cùng ngày thì toàn
bộ thuyền viên được cứu, ngay khi cứu hết các thuyên viên thì tàu cá BV-99333-TS
chìm sâu dưới biển.
Vào hồi 12 giờ ngày 02-01-2022 thì tàu cứu hộ cập Trạm kiểm soát biên
phòng P (đặt ngoài biển), lúc này Biên phòng xác nhận có sự việc cứu hộ và sau đó
Biên phòng đồng ý cho tàu cứu hộ chạy vào bờ.
Sau khi có lời trình bày cho bên giám định rằng tàu bị va chạm vật ngầm
không xác định làm tàu bị vô nước ở hầm mũi và bị sóng đánh chìm hoàn toàn, ông
đã đi biển với chức danh thuyền trưởng của tàu cá khác. Sau đó ông nhận được thông
báo từ chủ tàu cá BV-99333-TS nói Công ty Giám định có yêu cầu vào khai lại và
ngày 08-6-2022 ông vào Vũng Tàu, đến nhà chủ tàu gặp giám định viên lấy lại lời
khai của ông (ông không nhớ tên nhưng người này không phải giám định viên đã lấy
lời khai lần đầu).
Trước khi lấy lời khai thì giám định viên có nói khu vực tàu gặp sự cố không
có bãi đá ngầm nên phải khai lại, ông cũng đã nói với giám định viên là từ đầu ông
không khai đâm vào đá ngầm mà ông khai vật thể ngầm không xác định, vật thể này
7
đã làm hỏng hầm mũi tàu, nhưng giám định viên vẫn lấy lại lời khai cho nên khi khai
lại lần này, ông vẫn khai lúc xảy ra sự cố va chạm thì không nhìn thấy rõ được vật
ngầm đó là vật gì. Sau đó ông mới khai thêm theo ý của giám định viên rằng căn cứ
vào tiếng va chạm và việc nhìn thấy bóng mờ ở dưới biển thì có thể vật đó là cây gỗ
lớn đang trôi lơ lửng ở trong nước biển đã va chạm vào khu vực mũi bên mạn phải
của tàu. Nhưng thực tế thì với tàu có chiều dài 21m, ông là thuyền trưởng ngồi lái
trong ca bin cách điểm tàu bị đâm vào khoảng 12m, xung quanh ca bin có kính, với
điều kiện thời tiết như vậy thì ông không thể nghe thấy tiếng va chạm, cũng không
thể thấy bóng mờ như lời khai lần thứ 2 được, có chăng chỉ là cảm nhận được độ lắc
và nghiêng của tàu thì biết ngay có sự cố xảy ra mà thôi.
Do ông thấy chủ tàu thiệt hại mất mát nhiều quá, muốn chủ tàu đủ điều kiện
được bồi thường nên khi chủ tàu gọi vào khai lại và cứ nghĩ thay đổi lời khai lần hai
này thì chủ tàu sẽ được bảo hiểm bồi thường, cho nên biết là không phải nhưng ông
vẫn cứ khai theo hướng dẫn của giám định viên. Ông không hề biết lời khai về
nguyên nhân gây ra sự cố là vật trôi lơ lửng thì sẽ không thuộc rủi ro để bảo hiểm bồi
thường và theo ông nghĩ chủ tàu cũng không biết.
Sau đó, ông đang ở Bình Định, chủ tàu lại gọi vào khai lại vì lời khai trước
đây đã bị bảo hiểm từ chối và cũng như lần khai thứ hai, ông muốn giúp chủ tàu nên
đã vào khai lại lần thứ ba.
Khi ông vào đến nhà chủ tàu thì giám định viên đã có mặt cùng chủ tàu và có
thêm thuyền viên tên L, H1, T4, T5 cũng có mặt. Lúc này do đã bàn bạc nội dung lời
khai trước rồi nên ông và các thuyền viên nêu trên cùng thống nhất khai một nội
dung và giám định viên viết biên bản nội dung ông khai: Trong lúc thuyền trưởng
đang điều khiển tàu tại cabin thì đột ngột bị sóng lớn đánh làm cho tàu bị quay ngang
sóng, sóng đánh từ trên phủ xuống bật nắp hầm mũi, nước tràn vào hầm sau đó bị
sóng đánh 3, 4 cái nữa thì tàu chìm.
Do chủ tàu đề nghị ông khai để hợp thức hồ sơ hưởng bảo hiểm theo yêu cầu
của Công ty bảo hiểm nên ông khai như trên, không bị ép buộc để đưa ra lời khai lần
hai, lần ba và ông hoàn toàn không được hưởng lợi gì.
Bản án dân sự sơ thẩm số 09/2024/DS-ST ngày 08-3-2024 của Tòa án
nhân dân thành phố V, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên xử:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Trần Văn Đ và bà Huỳnh
Thị B. Buộc Tổng Công ty cổ phần B2 phải trả cho ông Trần Văn Đ và bà Huỳnh
Thị B số tiền bảo hiểm đối với tàu cá BV-99333-TS là 2.060.000.000đ.
Ngoài ra Bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các
đương sự.
8
Kháng cáo: Ngày 14-3-2024, ông Nguyễn Nhật H là người đại diện ủy quyền
của bị đơn Tổng Công ty cổ phần B2 có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm với
lý do Bản án chưa xem xét đầy đủ các tình tiết, chứng cứ trong vụ án một cách khách
quan, nhận định không phù hợp với quy định của pháp luật. Đề nghị Toà án cấp phúc
thẩm sửa Bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
- Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện;
- Bị đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
- Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát biểu quan
điểm về việc giải quyết vụ án:
Về việc tuân theo pháp luật tố tụng: Thông qua kiểm sát việc giải quyết vụ án
từ khi thụ lý đến nay, Thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm và Thư ký đã thực
hiện đúng quy định. Các đương sự có mặt tại phiên tòa phúc thẩm chấp hành tốt quy
định pháp luật tố tụng.
Về nội dung vụ án: Theo hồ sơ vụ án, lời khai của các thuyền viên về thời
điểm gặp nạn không giống nhau và theo các thuyền viên thì họ khai theo hướng dẫn.
Hiện nay không thể tìm thấy tàu để trục vớt do đó không còn đối tượng để xác định
chính xác nguyên nhân. Công ty G chỉ căn cứ vào thông tin, không phải trực tiếp thu
thập tại nơi xảy ra sự việc để kết luận cho rằng thuyền va vào cây gỗ lóng dẫn dến
việc công ty B6 chi trả bảo hiểm là chưa đúng thực tế khách quan. Bên cạnh đó, theo
dự báo thời tiết tại khu vực xảy ra tai nạn thực tế có sóng to, gió lớn. Nguyên nhân
tàu cá bị tổn thất là do bất khả kháng, không phải do con người gây ra, nguyên đơn
và bị đơn đều thống nhất tàu cá được bảo hiểm đã bị chìm hoàn toàn, không thể tìm
thấy tàu để trục vớt do đó không còn đối tượng để xác định chính xác nguyên nhân.
Tổn thất xảy ra là sự kiện có thật và tai nạn tàu cá thuộc phạm vi được xem xét
bảo hiểm theo quy định tại Điều 3 Điều khoản bảo hiểm thân tàu cá “3. Các rủi ro
được bảo hiểm: 3.1 Điều kiện bảo hiểm A: Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận
của đối tượng bảo hiểm trực tiếp gây ra bởi: 3.1.1.1 va chạm vào đá, vào vật thể cố
định dưới nước hoặc trên bờ”.
Bị đơn đưa ra các lý do để từ chối bảo hiểm cho ông Đ theo căn cứ Điều
khoản loại trừ nguyên nhân không rõ ràng theo Đơn bảo hiểm số MHS/02061483 là
không có cơ sở.
Căn cứ vào quy định trên và giấy chứng nhận bảo hiểm đã cấp cho ông Đ,
Tổng Công ty B2 phải có trách nhiệm chi trả bảo hiểm cho ông Đ toàn bộ giá trị bảo
hiểm được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm là 2.060.000.000 đồng.
9
Do đó, yêu cầu kháng cáo của Công ty B4 là không có cơ sở chấp nhận, đề
nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên Bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên tòa
và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:
[1] Ông Trần Văn Đ là chủ tàu cá có số đăng ký BV-99333-TS, đã ký hợp đồng
bảo hiểm tàu cá số MHS/02061483 ngày 15-6-2021 với Công ty B4 để mua bảo
hiểm thân tàu cho tàu cá BV-99333-TS, hợp đồng có thời hạn đến ngày 15-6-2022,
ông Đ đã đóng đầy đủ tiền phí mua bảo hiểm. Cùng ngày 15-6-2021, Công ty B4 đã
cấp cho ông Đ Giấy chứng nhận bảo hiểm tàu cá đánh cá số MHS/02061483, ghi
nhận mức tiền được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là 2.060.000.000đ.
[2] Ông Đ và Công ty B4 cũng như thuyền trưởng, các thuyền viên của tàu BV-
99333-TS đều thừa nhận vào khoảng 08 giờ 30 phút đến 09 giờ 30 phút ngày 30-12-
2021, tàu cá này gặp sự cố tại khu vực biển có tọa độ 07°42’N; 106°42’E, thuộc
vùng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và bị chìm hoàn toàn, không trục vớt được, phù
hợp với việc tàu cá BV-99333-TS được Đồn biên phòng B5 cho phép xuất bến
nhưng không nhập bến, được Đồn biên phòng B5 xác nhận sự cố ngày 03-01-2022
và chủ tàu đã được cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá do bị chìm.
[3] Về căn cứ mà Tổng Công ty B2 từ chối bồi thường:
[3.1] Tổng Công ty B2 đã chỉ định Công ty G thực hiện việc giám định để xác
định nguyên nhân và mức độ tổn thất, làm cơ sở xem xét giải quyết bồi thường. Báo
cáo giám định số 279127/LCL ngày 29-06-2022 của Công ty G ghi nhận nguyên
nhân gây nên sự cố như sau: “Tàu cá BV-99333-TS bị chìm theo như khai báo của
thuyền viên là do va chạm với cây gỗ lóng trôi lơ lửng trong nước biển làm bể vỏ tàu
cá BV-99333-TS tại khu vực mũi, nước từ bên ngoài đã vào bên trong tàu, thuyền
viên đã cho bơm tát nước ra ngoài nhưng không kịp, làm cho tàu bị chòng chành và
bị sóng lớn đánh chìm vào khoảng 08 giờ 30’ đến 09 giờ 30’ ngày 30-12-2021 tại
khu vực biển có tọa độ 07°42’N; 106°42’E thuộc vùng biển Việt Nam, gây ra tổn thất
như đã nêu trên”.
[3.2] Do chủ tàu không đồng ý việc Tổng Công ty B2 từ chối bồi thường nên đã
có yêu cầu cho giám định lại. Tổng Công ty B2 đã đề nghị Công ty G tiến hành giám
định, phỏng vấn lại thuyền viên của tàu cá BV-99333-TS. Báo cáo giám định bổ
sung số 279127-01/LCL ngày 06-3-2023 của Công ty G kết luận rằng “…khai báo
lại lần 2 của thuyền trưởng và các thuyền viên cho rằng tàu cá BV-99333-TS bị sóng
gió lớn đánh chìm là không đủ cơ sở”. Do đó, căn cứ theo kết quả giám định lại lần
2, Công ty B4 từ chối bồi thường tổn thất cho chủ tàu với lý do tàu cá bị chìm thuộc
trường hợp “Không bồi thường tàu bị đắm, chìm không có đủ bằng chứng để xác
định chính xác nguyên nhân” đã được ghi nhận tại trang 3 của Đơn bảo hiểm tàu cá.
10
[3.3] Thuyền trưởng có 03 lần khai báo về nguyên nhân sự cố nhưng ông khẳng
định khai báo lần đầu tiên mới là chính xác, còn các lần khai sau là do thấy chủ tàu bị
từ chối bồi thường nên khai theo ý muốn của chủ tàu để chủ tàu được bồi thường.
Như vậy, thuyền trưởng đã khai báo rằng lúc xảy ra sự cố, tàu đang hành trình bình
thường thì hầm mũi tàu phía bên phải bị vật gì đó không xác định từ dưới biển đâm
vào làm nước tràn vào phần mũi tàu và tàu bị sóng đánh chìm hoàn toàn. Lời khai
ban đầu này thực hiện ngay sau khi các thuyền viên vào bờ và trình báo, được Đồn
biên phòng B5 xác nhận nên có cơ sở.
[3.4] Hội đồng xét xử thấy rằng Đơn bảo hiểm của chủ tàu là mua bảo hiểm
thân tàu theo Điều kiện A của bản “Điều kiện bảo hiểm thân tàu cá ban hành theo
Quyết định số 1454/2020-BM/BHHH ngày 01-7-2020 của Tổng Giám đốc Công ty
B4”. Theo đó, trường hợp rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 3.1.1.7 là khi xảy
ra Bão; tại Điều 3.1.1.10 là do sơ suất của thuyền trưởng, thuyền phó, … trong việc
điều khiển tàu … với điều kiện những người này không phải là người được bảo
hiểm.
[3.5] Xét tại thời điểm tàu cá BV-99333-TS bị chìm có Bão hay không thì căn
cứ theo mục 7 Điều 5 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22-4-2021 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro
thiên tai quy định: “Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức mạnh nhất từ cấp 8 trở
lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão
mạnh …”.
[3.5.1] Đối chiếu với tình hình thời tiết trên biển ngày 30-12-2021, do tại vị trí
mà Công ty TNHH G yêu cầu không có trạm đo các yếu tố khí tượng nên Đài Khí
tượng Thủy văn khu vực N dựa vào số liệu quan trắc tại các Trạm khí tượng như sau:
- T6: Nhiều mây, không mưa, gió Đông Bắc cấp 5, giật cấp 7, độ cao sóng 1.25
– 2.25m.
- T7: Nhiều mây, có lúc có mưa, mưa rào, gió Đông Bắc cấp 6-7 giật cấp 8, độ
cao sóng 2.75 – 3.25m.
- Tọa độ 8,5oN – 108,67oE: Nhiều mây, không mưa, gió Đông Bắc cấp 7 giật
cấp 8, độ cao sóng 4.5 – 5.8m.
[3.5.2] Như vậy, việc thuyền trưởng mô tả có vật gì đó đâm vào mũi tàu chỉ là
cảm giác, vì không có cảnh báo nào về việc khu vực xảy ra sự cố có bãi đá hay vật
thể ngầm. Với tình hình thời tiết trên vùng biển tàu bị chìm như trên đã đủ điều kiện
để xác định là có Bão, sóng to làm tàu bị phá nước nên thuyền trưởng không thể điều
khiển tàu vào bờ an toàn, tàu bị chìm là trường hợp rủi ro ngoài ý muốn. Kết luận
giám định trong trường hợp này do không có tàu để giám định viên tìm hiểu, kết luận
nguyên nhân mà chỉ dựa vào lời khai của những người trên tàu, nhưng lời khai không
11
nhất quán nên kết quả giám định không phải là căn cứ bắt buộc để làm cơ sở xác
định việc bồi thường.
[4] Ngoài ra, tại phiên tòa phúc thẩm, ông Đ cho rằng khi ký hợp đồng bảo
hiểm, ông không hiểu rõ về các trường hợp loại trừ bảo hiểm, nếu biết rõ thì đã
không mua bảo hiểm, đại diện của Tổng Công ty B2 cho rằng ông Đ phải hiểu những
gì mình chấp nhận. Hội đồng xét xử thấy rằng về mặt thực tế, nếu bên mua bảo hiểm
được giải thích để hiểu rõ rằng không phải tất cả các rủi ro khách quan đều được bảo
hiểm bồi thường thì có thể người mua sẽ không mua bảo hiểm đúng như quan điểm
của ông Đ. Mặt khác tại điểm a khoản 2 Điều 17 và khoản 1 Điều 19 của Luật Kinh
doanh bảo hiểm năm 2000 quy định doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp
đầy đủ thông tin và giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản
bảo hiểm; tại khoản 2 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định khi
giao kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm
về các trường hợp loại trừ bảo hiểm. Theo hồ sơ hai bên đương sự cung cấp thì tất cả
tài liệu liên quan đến mua bảo hiểm cho tàu cá BV-99333-TS đều do Công ty B4
soạn thảo dạng mẫu in sẵn, chứa đựng rất nhiều nội dung khó ghi nhớ và không có
phần chữ ký xác nhận của bên mua bảo hiểm. Do đó ông Đ cho rằng khi ký hợp đồng
bảo hiểm ông không hiểu rõ về các trường hợp loại trừ bảo hiểm là có cơ sở. Điều 21
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cũng quy định trong trường hợp hợp đồng bảo
hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có
lợi cho bên mua bảo hiểm.
[5] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm cho rằng Tổng Công ty
B2 không bồi thường cho chủ tàu cá BV-99333-TS là không hợp lý. Tòa án cấp sơ
thẩm đã buộc Tổng Công ty B2 phải thanh toán tiền bảo hiểm đối với tàu cá BV-
99333-TS cho ông Đ với số tiền 2.060.000.000đ là phù hợp với Điều 15, Khoản 2
Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Do vậy không có cơ sở chấp nhận
kháng cáo của Tổng Công ty B2.
[6] Những vấn đề khác như án phí, chi phí tố tụng đã được Tòa án cấp sơ thẩm
xử lý đúng quy định pháp luật.
[7] Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định giữ nguyên Bản án sơ thẩm theo nội
dung đã phân tích như trên. Bị đơn là Tổng Công ty cổ phần B2 phải chịu án phí dân
sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên, căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;
QUYẾT ĐỊNH:
Áp dụng các Điều 26, 38, 147, 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các Điều 15,
16, 17, 18, 19, 21, Khoản 2 Điều 46 của Luật Kinh doanh bảo hiểm2000; Điều 26,
27, 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án,
12
Tuyên xử:
Không chấp nhận nội dung kháng cáo của bị đơn là Tổng Công ty cổ phần B2.
Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 09/2024/DS-ST ngày 08-3-2024 của Toà án
nhân dân thành phố V, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là ông Trần Văn Đ và bà
Huỳnh Thị B. Buộc Tổng Công ty cổ phần B2 phải trả cho ông Trần Văn Đ và bà
Huỳnh Thị B số tiền bảo hiểm đối với tàu cá BV-99333-TS là 2.060.000.000đ (Hai
tỷ, không trăm sáu mươi triệu đồng).
2. Án phí dân sự sơ thẩm:
Tổng Công ty cổ phần B2 phải chịu 73.200.000đ (Bảy mươi ba triệu, hai trăm
ngàn đồng).
Ông Trần Văn Đ và bà Huỳnh Thị B không phải chịu, được trả lại tiền tạm ứng
án phí là 36.600.000đ (Ba mươi sáu triệu, sáu trăm ngàn đồng) theo Biên lai thu số
0000553 ngày 23-5-2023 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố V, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
3. Án phí dân sự phúc thẩm: Tổng Công ty cổ phần B2 phải chịu 300.000đ (Ba
trăm ngàn đồng) nhưng được trừ vào tiền tạm ứng án phí là 300.000đ (Ba trăm ngàn
đồng) theo biên lai thu số 0000380 ngày 25-3-2024 của Chi cục Thi hành án dân sự
thành phố V, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng Công ty cổ phần B2 đã nộp xong.
4. Trường hợp Bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật
Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự
có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án
hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi
hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật
Thi hành án dân sự.
5. Bản án này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (30-9-2024).
Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
- VKSND tỉnh BR-VT; THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
- TAND TP V;
- Chi cục THADS TP V;
- Các đương sự;
- Lưu hồ sơ. (Đã ký)
Đào Thị Huệ
Tải về
Bản án số 235/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án số 235/2024/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 18/09/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 08/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 05/08/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 24/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Ban hành: 23/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 01/07/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 21/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 21/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 20/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Ban hành: 06/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 03/06/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 31/05/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 28/05/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 27/04/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 22/04/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Ban hành: 29/03/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 26/03/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 26/03/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 23/02/2024
Cấp xét xử: Phúc thẩm